27/09/2010 - 12:25 AM CÓ NÊN XỬ THEO ÁN LỆ? - BÀI 1 Án lệ
27/09/2010 - 01:08 AM
KỲ HỌP THỨ 35 CỦA UBTVQHNghe và cho ý kiến về công tác phòng chống tham nhũng
(PL)- Hôm nay (27-9), phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ diễn ra, dự kiến kéo dài đến ngày 5-10.
Kỳ này các thành viên UBTVQH sẽ thảo luận về các báo cáo của Chính phủ trong công tác thi hành án; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác phòng chống tham nhũng năm 2010; công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đồng thời, các thành viên sẽ nghe và cho ý kiến về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2010; báo cáo công tác năm 2010 của TAND Tối cao, VKSND Tối cao...
Ngoài ra, UBTVQH cũng sẽ nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; định hướng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015... UBTVQH sẽ thảo luận, cho ý kiến về chương trình giám sát năm 2011; các dự án luật như Luật Hợp tác xã, Luật Thuế môi trường, Luật Thanh tra sửa đổi, Luật Tố tụng hành chính, Luật Lưu trữ...
T.VĂN
Hôm nay ngày 27/9/10 thứ hai đầu tuần, còn 13 ngày nữa là đến 10/10/10 kỷ niệm 1000 năm vua LÝ CÔNG UẨN dời thủ đô về THĂNG LONG-HÀ NỘI, BẦM SINH hoạt như mọi ngày, bây giờ ngồi chơi cùng MIC.
Sáng nay 9:20 mình lại chuyển CPU lên cho Bác sỹ Dân 08 NQ xem giúp và trở về làm ở máy HN.
Sau trận mưa lớn 16:30 PM ngày 25/9/10 hôm qua và hôm nay trời nắng đẹp, mình tiếp tục việc tổng vệ sinh nhà, sân đón ngày mới và chờ bạn ĐÌNH CHỈ tới trước đại lễ…
27/09/2010 - 12:25 AM
CÓ NÊN XỬ THEO ÁN LỆ? - BÀI 1Án lệ, những điều chưa biết
Trong dự án Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, mới đây TAND Tối cao đã đề xuất cho phép được xét xử theo án lệ nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa tán thành.
Để hiểu thế nào là án lệ và tác động của nó, Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu loạt bài với phân tích của nhiều chuyên gia pháp lý.
Theo nhiều chuyên gia luật học, án lệ là đường lối áp dụng luật pháp của các tòa án về một vấn đề pháp lý đã trở thành tiền lệ để các thẩm phán theo đó xét xử trong những trường hợp tương tự về sau.
Án lệ là gì?
Nói nôm na, xử theo án lệ là việc tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự.
Ở nước ngoài, khái niệm án lệ còn được gọi là tiền lệ pháp. Theo đó, những bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để tòa đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp ở nước ngoài còn là quá trình làm luật của tòa trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới khi xét xử.
Án lệ ở Việt Nam
Ở chế độ cũ trước năm 1975, Bộ Tư pháp đã xuất bản án lệ theo định kỳ ba tháng. Ấn phẩm đăng tải những trích dẫn về quan điểm hay định hướng xét xử trong các bản án của Tối cao pháp viện, Tòa hành chính, Tòa thượng thẩm... Những bản án này là căn cứ pháp lý để xét xử cho những tranh chấp tương tự về sau.
Sau giải phóng, giữa năm 2005, TAND Tối cao đã công bố toàn bộ các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao từ năm 2000 đến 2004. 103 quyết định về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động được tập hợp đầy đủ trong một tập hơn 400 trang.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa công nhận án lệ trong hoạt động xét xử. Ảnh minh họa: HTD
Lúc đó, tại cuộc họp giới thiệu về việc xuất bản này, lãnh đạo VKSND Tối cao nhìn nhận đây là nguồn tài liệu quan trọng để các thẩm phán tham khảo khi giải quyết các vụ án tương tự. Cạnh đó, việc người dân được tiếp cận với các quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao giúp họ có được thông tin để vận dụng, giải quyết những vấn đề của mình.
Lãnh đạo TAND Tối cao cũng cho rằng trong bối cảnh nước ta không áp dụng án lệ trong xét xử thì các thẩm phán hoàn toàn có thể tham khảo cách giải quyết của các bản án đã được xuất bản này trong những vụ án mà mình thụ lý, giải quyết.
Các dạng án lệ
Pháp luật Việt Nam hiện hành không công nhận việc xét xử theo án lệ. Tuy nhiên, nhiều người nhận xét án lệ vẫn đang tồn tại ngầm dưới một số hình thức.
Đầu tiên, phổ biến nhất là những văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử hằng năm của TAND Tối cao để tạm gỡ các vướng mắc trong công tác xét xử của cấp dưới. Văn bản này có thể là thông tư liên tịch của TAND Tối cao với các bộ, ngành liên quan, hay nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao…
Thứ hai là việc chọn lọc xuất bản một số quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao phục vụ cho xét xử, nghiên cứu khoa học và cho đông đảo người dân biết, vận dụng hay tham khảo. Đối với loại này thì phải chọn lọc các bản án có tính chất hướng dẫn, nhất là về đường lối xét xử.
Thứ ba là việc các cơ quan tố tụng trung ương tổng hợp các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm vào chung một quyển để xuất bản định kỳ hoặc hằng năm. Thứ tư là các cuốn sách, các bài phân tích, bình luận về sự việc, chứng cứ, yếu tố pháp lý trong các bản án.
Trước đây, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về án lệ, Phó Chánh án TAND Tối cao Đặng Quang Phương từng cho biết một số nước sử dụng các bản án của tòa cấp trên như hướng dẫn, tức cứ trường hợp tương tự thì giải quyết tương tự. Còn ở ta, các bản án phải được tổng hợp, đúc kết hằng ngày, nếu có khúc mắc thì đưa ra văn bản hướng dẫn rồi nâng lên thành luật.
Nhiều chuyên gia cho rằng các văn bản hướng dẫn xét xử này chính là một dạng án lệ mà các tòa địa phương luôn vận dụng trong công tác xét xử của mình, nhất là trong lĩnh vực dân sự.
Công khai bản án Tháng 4-2010, TAND Tối cao đã cho ra mắt cổng thông tin điện tử (http://www.toaan.gov.vn) để công bố các quyết định giám đốc thẩm nhằm mục đích công khai bản án theo tinh thần cải cách tư pháp. Hiện tại, trang web đã đăng tải 247 quyết định giám đốc thẩm, chủ yếu từ năm 2003 đến 2006 và cập nhật một số quyết định mới của các năm 2009, 2010. Ngoài ra, một trang web khác (http://e-lawreview.com) cũng được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hồi tháng 5-2008. Trang web chứa đựng những bản án được sắp xếp theo loại tranh chấp cùng bài tranh luận của luật sư… Người đọc cũng có thể phát biểu ý kiến trong mục ý kiến công dân và viết bài gửi cho website để xây dựng nền pháp quyền Việt Nam. Án lệ ở nước ngoài Ở nhiều nước trên thế giới, việc công bố bản án được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet. Đối với các nước theo hệ thống luật chung Anh-Mỹ (Common Law), những bản án điển hình được tuyển chọn, đăng tải trong các báo cáo tổng hợp án lệ (Law Report) và trở thành án luật (Case Law) là một nguồn pháp luật. - Ở Mỹ, khi xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật, các tòa án cần phải diễn giải luật bằng các bản án trước đó của tòa cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc theo quyết định trước hay đơn giản gọi là án lệ, tiền lệ pháp. Nếu phải đối mặt với các án lệ bất lợi, bị đơn sẽ tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa vụ việc của mình với những vụ việc trước đó. Sau đó tòa án cấp cao hơn sẽ tìm cách giải quyết mâu thuẫn này để bổ sung cho án lệ hoàn chỉnh hơn. - Ở Pháp, gặp trường hợp pháp luật quy định không rõ ràng, không đầy đủ, thẩm phán vẫn phải tuyên án nếu không muốn bị kiện vì phủ nhận công lý. Lúc này, thẩm phán sẽ dựa vào án lệ để đưa ra phán quyết. - Ở Thụy Sĩ, trong trường hợp không có luật thành văn hoặc luật tục tương tự thì thẩm phán có quyền quyết định tuân theo những nguyên tắc mà họ đặt ra. Một khi đã hành động như nhà lập pháp, thẩm phán phải chứng minh bằng những nguyên tắc luật pháp... |
VI TRẦN - THANH TÙNG
Thứ Hai, 27/09/2010, 06:30 (GMT+7)
Kỳ tích đê sông Hồng - Kỳ 2: Những trận vỡ đê lịch sử
TT - Từ cuối thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 19, thống kê chưa đầy đủ cũng đã có 188 năm chính sử chép có thủy tai, kèm theo thảm họa lớn: vỡ đê. Đến thời Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên ghi nhận 82 năm đầu của triều Nguyễn đã có 52 năm lụt lội, vỡ đê.
Trong trận lũ năm 1971, ngành giao thông đã điều hẳn một đoàn tàu chở đầy đá hộc để ém trên cầu Long Biên vì sợ trôi cầu - Ảnh tư liệu TTXVN |
Kỳ 1: Dời đô và đắp đê
Vỡ đê trong sử sách
Theo các chuyên gia về đê điều thì sử sách đã ghi lại hàng trăm vụ vỡ đê lớn nhỏ. Bắt đầu từ triều Lý (trở đi), quốc sử mới có những ghi chép liên tục về chuyện vỡ đê, nhưng cũng chỉ ghi lại những năm lụt lớn.
Đầu tiên, triều Lý Nhân Tông năm thứ 7, Mậu Ngọ, 1078, nước lụt tràn ngập trong thành. Cũng triều Lý Nhân Tông năm thứ 50, Tân Sửu 1121, mùa hạ tháng 5, nước to tràn vào đến ngoài cửa Đại Hưng. Hẳn đã vỡ thì nước mới tràn như vậy, dù đê Cơ Xá được đắp để bảo vệ kinh thành từ năm 1108.
Triều Trần, lụt lội hoành hành không kém. Năm Bính Thân 1236, triều Trần Thái Tông năm thứ 12, tháng 6, vỡ đê, nước ngập cung Lệ Thiên. Hai năm sau, năm Mậu Tuất 1238, mùa thu tháng 7, nước to, đê vỡ, ngập cung Thưởng Xuân. Đến năm Quý Mão 1243, nước lụt còn phá vỡ cả thành Đại La.
Năm 1945, khi Cách mạng Tháng Tám đang diễn ra thì lũ trên các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình lên rất cao. Khi lũ sông Hồng chưa lên đến đỉnh, chính quyền cách mạng đã cho mở đập Đáy (Đan Phượng-Hà Tây, nay là Hà Nội) để tiêu bớt lũ cho sông Hồng. Bảy cửa đập Đáy (mở) được hạ thấp từ từ trong bảy giờ liền, đỉnh cửa đã từ 12,5m xuống 11,5m. Dự định mở hết cỡ đưa mặt cửa đập nằm ngang ở 7m như thiết kế. Nhưng hạ xuống đến 10,5m thì tất cả các cửa không xuống được nữa mà có biểu hiện dập dềnh như đã gặp trong lần mở năm 1940. Sáng 19-8 cửa số 1 phía Sơn Tây thình lình sập hẳn mặc dù đã dùng mọi biện pháp ép khí vào, cửa cũng không lên được tạo thành một thác nước khủng khiếp xoáy vào khoang số 1. Kết quả là khoang số 1 bị phá hủy hoàn toàn, phải lấp bỏ vĩnh viễn. Đập Đáy vỡ, kéo theo 52 đoạn đê thuộc sông Hồng, sông Thái Bình và các con sông khác (trừ đoạn thuộc Hà Nội) bị vỡ. Tổng diện tích bị ngập lụt lên tới 321ha. Cách mạng Tháng Tám diễn ra đúng vào những ngày lũ lịch sử và việc hàn đê chống lụt trở thành công việc đầu tiên của nhà nước cách mạng. Tấm bằng khen đầu tiên được trao cho việc này. Bác Hồ khi đó đi xuống tận Hưng Yên, Thái Bình để đôn đốc. Chính Hồ Chủ tịch là người ủng hộ sáng kiến đổi mới cho việc hộ đê bằng việc kêu gọi tư nhân “đầu tư” và chấp nhận “đấu thầu” trong các công trình củng cố đê điều... |
Đến triều Lê, mặc dù đê điều đã được củng cố và có tổ chức hộ đê hẳn hoi, nhưng lụt lội vẫn là nỗi kinh hoàng. Năm 1445, triều Lê Nhân Tông, nước sông lên to, ngập vào trong thành sâu đến 3 thước, lúa mạ tổn hại đến 1/3 cả nước. Năm Đinh Hợi 1467, Lê Thánh Tông năm thứ 7, nước biển dâng cao, gió bão rất lớn, đê điều bị vỡ, thóc lúa bị ngập, nhiều người chết đói. Năm Tân Hợi 1491, tháng 8 mùa thu mưa rất to suốt ngày đêm không ngớt. Nước lũ lên dữ dội. Điện Kính Thiên nước ngập sâu 2 thước 2 tấc.
Năm Canh Ngọ 1630, triều Lê Thần Tông, mùa thu tháng 8 nước sông Nhị tràn vào, nước chảy trên đường phố Cửa Nam như thác, phố phường nhiều người chết đuối. Liên tiếp các năm Tân Mùi 1521, Nhâm Thân 1632, cung điện nhà vua đều bị ngập lụt.
Đến thời Gia Long, năm 1802, Bắc thành nước lớn, đê vỡ. Năm 1809, Bắc thành bão lụt tràn ngập. Năm Giáp Thìn 1844, nước sông Nhị lên đến hơn 10 thước, đồng ruộng Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Quảng Yên đều bị ngập.
Trong các triều vua Nguyễn thì triều Tự Đức có nhiều lũ lụt nhất, đồng bằng Bắc bộ vỡ đê liên miên vì đê điều ít được tu sửa. Đê Văn Giang (Hưng Yên giáp Hà Nội) vỡ 18 năm liền, từ 1863-1886 dân cư phiêu bạt, xóm làng trở thành đầm lầy.
Thời Pháp, cứ ba năm thì có một năm đê vỡ. Các trận lụt năm 1893, năm 1915 làm bốn tỉnh hữu ngạn sông Hồng ngập chìm trên ba tháng trời, tác động mạnh đến dư luận nước Pháp, buộc thực dân Pháp phải thực hiện một số kế hoạch củng cố đê điều.
Gần nữa, trận lũ năm 1969 và 1971 được các chuyên gia ghi vào “lịch sử” bởi vỡ đê hàng loạt, gần 100.000 dân đồng bằng sông Hồng đã chết vì trận lũ này...
Vỡ đê trong trận lũ lịch sử 1971
Cuốn sổ tay khá dày, cũ kỹ, sờn hết gáy của kỹ sư Nguyễn Gia Quang, nguyên cục phó Cục Đê điều (Bộ Thủy lợi), ghi lại chính xác đến từng giờ, từng phút về cơn lũ kinh hoàng và thảm họa vỡ đê năm 1971.
Vừa lật giở những trang giấy cũ nát tìm số liệu, ông Quang vừa kể: năm đó, từ nửa cuối tháng 8 mưa to, đều trên diện rộng khiến lũ sông Đà, sông Thao, sông Lô (ba nhánh chính của sông Hồng) đều lên. Gần chục ngày trời ngày nào cũng mưa, mưa lúc mau lúc thưa không ngớt, mây đen phủ kín cả bầu trời.
Dòng sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội nước chảy cuồn cuộn, những xoáy nước to bằng cái nong quay tít, xoáy hun hút xuống tận đáy, không một bóng con tàu, chiếc thuyền nào dám lai vãng. Vùng ngoài đê chìm trong biển nước, nhà cửa ở chỗ cao chỉ nhú lên cái nóc, các lùm cây thoi thóp trong nước lũ...
2 giờ đêm 21-8, lưu lượng nước sông Đà tại Hòa Bình đạt 16.100m3/giây, tại sông Thao (ở Yên Bái) là 10.500m3/giây, sông Lô (tại Phù Ninh, Phú Thọ) là 13.900m3/ giây. Sau khi hợp lưu, lưu lượng sông Hồng tại Sơn Tây là 34.250m3/giây làm cho nước các triền sông lên cao.
Ông Quang kể tiếp, Hà Nội lúc đó nước lên xấp xỉ mặt cầu Long Biên và ngành giao thông đã phải điều cả một đoàn tàu chở đá lên nằm yên trấn giữ mặt cầu, với hi vọng giảm thiểu tác động của nước xiết có thể cuốn phăng cả cây cầu huyết mạch này.
Sau khi lũ làm ngập vỡ hết các đê bối (đê nằm ngoài đê), lần lượt vỡ đê Lâm Thao, đê Lai Vu (Hải Dương), đê Nhất Trai (Thái Bình), đê Khê Thượng (Ba Vì-Hà Tây cũ). Riêng đê Cống Thôn thuộc Hà Nội vỡ lúc 20g30 tối 22-8. Đê phao Tấn Tả (Thái Bình) được phá để phân lũ lúc 9 giờ sáng 23-8. 11 giờ cùng ngày thì đê Thượng Vũ sông Kim Môn vỡ, đến 27-8 vỡ cả cống Chuốc do nước Khê Thượng dồn về...
“Mặc dù dùng cả xe tăng chặn lũ ở cống Khê Thượng nhưng lũ cuốn phăng cả xe tăng xuống phía hạ lưu hàng trăm mét” - ông Quang nhớ lại.
Theo ông Quang, mực nước đo được tại Hà Nội sau khi đã vỡ đê là 14,13m - theo nhiều chuyên gia là tương đương với mặt đồng hồ ở ga Hàng Cỏ.
Việc hàn khẩu các chỗ vỡ được thực hiện ngay nhưng do mưa to tiếp tục kéo dài, lũ lớn nên công việc kéo dài, chỉ kết thúc sau khi lũ rút, mặc dù đã sử dụng đến 10.000m3 đá hộc, 1,4 triệu bao tải đay, 34.000 rọ thép và đặc biệt đã phải đánh đắm 19 sà lan (riêng cho đê Nhất Trai).
THU HÀ - ĐỨC BÌNH
______________________
Ngoài lũ lụt, cũng có nhiều đe dọa khác trên đê sông Hồng. Có một vị thủ tướng đã “dẹp loạn” chân đê Yên Phụ để “gia cố” lại kỷ cương phép nước.
Kỳ tới: Vụ án đê Yên Phụ
Nhận xét
Đăng nhận xét