CHỢ NGHỆ MỚI ngày 29/9/10
CHỢ NGHỆ XỨ ĐOÀI
Chủ nhật, 12/09/2010 - 10:26 AM
Phùng Hoàng Anh
Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của nước ta thời trung đại là Thăng Long. Nói đến văn hoá Thăng Long là nói đến Kẻ Chợ. Từ thế kỉ XI, kinh thành Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước.Vượt xa về tầm cỡ so với các thành thị khác nên Kẻ Chợ trở thành danh từ riêng để gọi Thăng Long.Đô thành Thăng Long - Hà Nội tồn tại như một phiên chợ khổng lồ trong thời trung đại, chính vì thế mà mạng lưới chợ là yếu tố cốt lõi không thể thiếu được trong kết cấu kinh tế thị thành.
Vùng đất Sơn Tây là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, có quan hệ gắn bó về mọi mặt như phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá...cùng với sự phát triển của Thăng Long trong suốt chiều dài lịch sử. Sơn Tây xưa thuộc Giao Chỉ quận, Tân Hưng quận, Tân Xương châu, bộ Chu Diên thời Hùng Vương; đạo Đà Giang dưới triều Đinh, Lê, Lý; Quốc Oai Thừa Tuyên đạo năm Quang Thuận thứ 7(1456); Sơn Tây thừa tuyên năm Quang Thuận thứ 10; Xứ Sơn Tây năm Hồng Đức thứ 21(1490); trấn Sơn Tây niên hiệu Hồng Thuận(1509-1561), lỵ sở đóng ở địa phận làng La Phẩm thuộc huyện Tiên Phong (nay thuộc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì). Vào năm Cảnh Hưng (1740-1786) đời Lê, lỵ sở trấn Sơn Tây được chuyển về gần bờ sông Hồng thuộc địa phận làng Mông Phụ xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, có thành đắp bằng đất. Đến năm 1882, đời Nguyễn Minh Mệnh, trấn Sơn Tây chuyển dời lỵ sở về địa phận hai làng Thuần Nghệ và Mai Trai thuộc huyện Minh Nghĩa (huyện Tùng Thiện, năm Tự Đức thứ 7), tức trung tâm thị xã Sơn Tây ngày nay. Cũng trong năm 1822 xây thành Sơn Tây bằng đá ong. Năm 1831, trấn Sơn Tây được đổi gọi là tỉnh Sơn Tây, lại xây Văn Miếu tỉnh trên đồi thông đẹp bên bờ sông Tích thuộc địa phận làng Mông Phụ,nay chỉ còn dấu tích.
Nằm giữa trung tâm thị xã Sơn Tây có một toà thành cổ được xây bằng đá ong năm 1822, có hào sâu kè đá ong năm 1848 chạy xung quanh. Thành Sơn Tây là khu đô thị, hành chính, quân sự thời Nguyễn.Sơn Tây nằm ở vị trí đẹp, lại có đường giao thông thuỷ, bộ thuận tiện, vì thế đã nhanh chóng thu hút được những người buôn bán, nhưng thợ thủ công và dân chúng ở nhiều nơi xa gần trong vùng về tụ cư lập nghiệp ở lỵ sở Sơn Tây.Cùng với sự có mặt ngày càng nhiều của hệ thống nhân viên công chức trong chính quyền là một mạng lưới dịch vụ phục vụ đời sống của khối dân cư. Tỉnh lỵ Sơn Tây đã hình thành được một hệ thống đường phố dân cư và các công sở ở quanh mặt thành Sơn Tây, nơi đây thực sư trở thành một trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá phồn vinh của tỉnh Sơn Tây.
Ngày 31/12/1924, tỉnh Sơn Tây được xác định là một thị xã. Từ đó đến trước năm 1947(năm thực hiện tiêu thổ kháng chiến), tỉnh lỵ Sơn Tây là một thị xã đẹp có qui mô đô thị vào loại lớn ở Bắc Kỳ đương thời. Đất thị xã hồi ấy nằm trên các làng lân cận chủ yếu là đất thuộc hai làng Thuần Nghệ và Mai Trai, rồi là đất các làng Nghĩa Phủ, Phù Sa, Phú Nhi. Thị xã không có các làng ngoại thị. Nhà cửa đa số là một tầng, một số ít hơn là hai tầng. Cũng năm 1924, ngân quĩ Bắc kỳ trợ cấp mớicó tiền làm các việc công chính như mở mang bệnh viện ,xây dựng chợ Tỉnh.Chợ Nghệ cũng từ đó mà ra đời gắn với tên làng Thuần Nghệ- tên nôm là chợ Nghệ mà người dân quanh vùng vẫn quen gọi với cái tên rất đỗi quen thuộc, thân thương. Các sinh hoạt văn hoá làng xã đều có yếu tố đóng góp của chợ. Chợ cũng vì thế mà đi vào trong thơ, văn tự nhiên và đẹp đẽ như một phần của đời sống tinh thần. Như ta thấy ước nguyện của đôi trai gái trong câu ca sau:
Ước gì mình lấy được ta
Để cùng buôn bán chợ xa chợ gần.
Phố Cửa Tả chạy về phía Nam bắt đầu từ chợ Nghệ sát với cửa phía Tả vào thành qua hào thành. Chợ Nghệ kéo dài theo hướng Nam đến hai phía: bên trái là đình Cửa Tiền, bên phải là ngõ Liên Minh chạy theo mốc giới là rãnh nước ngầm từ làng Thuần Nghệ uốn lượn theo đình Cửa Tả, xuyên qua đường giao thông vào ngõ Liên Minh nối với phố Hoàng Diệu. Từ xa xưa rãnh nước này chưa bị bồi lấp thành rãnh thì đó là nơi tụ thuỷ nước biếc cây xanh chim bay rợp trời, nối tiếp với làng Thuần Nghệ và rừng cấm. Chứng tỏ vùng đất này vào thời hiện đại dù đã khai phá nhưng còn nhiều nét hoang sơ. Bởi đây nổi tiếng là vùng địa linh, nhân kiệt. Như tác phẩm Bà tâm huyền kính lục nói về câu chuyện: “Vị quan Kinh lược chợ Nghệ”(Kinh lược Nghệ Thị) đã ghi lại:
Có một ông họ Nguyễn người làng Bình Dương tỉnh Gia Định (Nam Bộ) vào đời Tự Đức được làm Suất Đội ở Hà Nội, lấy vợ mới sinh được một người con gái thì phải chuyển lên làm việc ở tỉnh Sơn Tây (trên đất thị xã Sơn Tây ngày nay). Ông Suất đội mang theo một người em ruột tuổi 16, 17 đang cần học tập, bèn đón một thầy đồ về kèm cặp tại nhà. Ông Suất đội sau đó lại phải đổi lên thượng du. Một đêm ông nằm mộng thấy một ông già chống gậy trúc tới bảo rằng: “Người có lòng trung quân ái quốc, chỉ tiếc không được trường thọ. Ta rất thương xót ngươi nên ban phúc cho ngươi mượn một quí tử tài hoa của dòng máu khác để làm rạng danh cho ngươi mai sau ở chính nơi linh địa mà về sau là Chợ”. Ông tỉnh dậy, kể lại giấc mộng cho vợ nghe rồi nói thêm: Hiện giờ ta chưa có con trai, chỉ có đứa em nhỏ đó, không biết quý tử thần cho mượn là nó hay là ai khác. Dù sao vẫn phải khuyên bảo nó kính cẩn với thầy học tập, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Đó là ước muốn của tôi vậy. Sau đó, ông Suất đội đi ba năm không trở về. Bà ở lại vò võ một thân với con gái nhỏ, đứa em nhỏ và ông Đồ. Ông đồ đang sức cường tráng,lại xa nhà nên muốn thông dâm với vợ ông Suất đội. Bà không chịu, ông Đồ bèn cưỡng hiếp khiến bà mang thai. Được bảy, tám tháng sau, ông Đồ bỗng mắc bệnh chết. Bà vợ ông Suất đội thuê người làm ma chôn cất ông ở khoảng đất trống xứ chợ Nghệ bên ngoài hào thành. Hai, ba tháng sau lại nhận được tin cáo phó, ông Suất đội cũng vì lam sơn chướng khí chết ở trại quân Cao Bằng. Đến kỳ, bà vợ sinh được một người con trai khôi ngô tuấn tú, theo họ ông Suất đội, đặt tên là Nguyễn Chính. Nguyễn Chính cần cù học tập 20 năm, mẹ chết đã mãn tang, chị gái đi lấy chồng nên một thân một mình tự mang bằng sắc của ông Suất đội về Kinh, mà được ghép vào trường Thừa Thiên thi trúng giải Nguyên. Năm Tự Đức thứ 15(1862) thi Hội ,Nguyễn Chính lại trúng Tiến sĩ. Năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 35(1882) ông phụng mang cờ tiết,giữ chức Khâm sai Bắc Kỳ Chánh sứ, uy quyền phú quí tột bậc, chỉ buồn môt nỗi không rõ nguồn gốc cha mình. Tới Thăng Long thì ông gặp người chị gái rách rưới, lam lũ tìm vào viên môn yết kiến. Ông ngầm dẫn vào trướng tặng rất nhiều tiền bạc. Chị em hàn huyên Người chị nói: “Từ khi quan lớn vinh hiển, các thầy địa lí ở Xứ Đoài đều nói đó là nhờ mộ ông Đồ chôn ở chợ Nghệ mà phát về đường văn. Ông ra vẻ bực dọc nói: “Làm được là do sức người sao lại có chuyện lạ ấy?”. Người chị thử em, xin cải táng ngôi mộ ấy. Ông Nguyễn Chính chợt thấy trong lòng rất cảm động bèn không những không cải táng mà còn lo bảo vệ. Từ đấy trở đi, chợ Nghệ nổi tiếng là nơi cát địa phát văn”. Không những là người Việt Nam mà cả người Trung Hoa hiểu phong thuỷ như Tướng Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc khi đóng quân ở thành Sơn Tây qua đây đều trầm trồ khen ngợi thế đất “Nghệ Thị văn quan tiến đạt”. Song từ đó đến nay, thị xã Sơn Tây ngày càng đô thị hoá thì dấu vết phong thuỷ càng bị mờ, nơi tụ thuỷ cạn dần. Phải chăng vậy mà đại quan quyền nghiêng thiên hạ ở phố Cửa Tả vắng bóng. Song tạo hoá bù trừ mất mặt ấy lại được mặt phố xá sầm uất, buôn bán phát triển, đình Cửa Tả là nơi hội hè tế lễ, nơi hội họp đông vui của cả phố, một thời gian là lớp học tư. Có những thầy học rất có uy tín được nhân dân và học trò rất yêu mến như cụ giáo Bình và thầy Dương Công Thuận, thầy giáo - nhà thơ Thế Mạc...Đó là giai thoại về sự hình thành Chợ Nghệ.
Chợ Nghệ có ba khu. Lấy trục chính xuất phát từ bờ hào trước cửa thành xuyên về hướng Nam cắt thành ba khu: Chợ trên, chợ giữa và chợ dưới.To lớn và bề thế chiếm gần hết mặt Thành Cửa Tả.Chợ trên nay là khu đất cơ quan Bưu điện, bên cạnh có ba quán ngói và vài chục lều gianh bán đủ các thực phẩm như thịt,cá, rau,củ, quả...là nhưng sản vật của các vùng xung quanh. Ngoài các loại thực phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày,chợ còn bán các loại hàng như tơ lụa, vải vóc, len, dạ theo tấm, nhiều thứ đắt tiền. Có điều đáng chú ý, ở Sơn tây nhân dân mua hàng tấm tốt thường đợi phiên chợ chứ không đến các cửa hàng to trong phố. Các đồ dùng khác có đồ đồng như mâm đồng, nồi đồng, chậu đồng...Các hàng gốm, sứ, chiếu, nón, hay các cửa hiệu tạp hoá, các hàng ăn, các loại bánh trái, gạo nước...phục vụ ăn uống và được phân chia thành từng dãy riêng biệt. Bên phải đường có một khu gọi là Chợ dưới. Bến ô tô được hình thành ngay bên lề đường (nay là cửa hàng Bách Hoá tổng hợp đã bị cháy, hiện đang xây dựng chợ mới theo qui hoạch) rất thuận tiện cho việc phục vụ hành khách đi lại và chuyên chở hàng hoá. Chủ bến ô tô thời bấy giờ là ông Cả Kính- Một người khá giàu, có đầu óc kinh doanh phát triển kinh tế tư nhân. Về phía tả chợ Nghệ, có ngôi chợ không có nhà chợ, là nơi buôn bán trâu, bò và các loại con giống như: lợn, gà,vịt, ngan, ngỗng,chó,mèo ...những con giống mà gia đình nào cũng có nuôi trong nhà mình. Người dân Xứ Đoài có câu ca:
Chợ Nghệ thì bán trâu bò
Thái đoạn cũng lắm,chúc bâu cũng nhiều.
Sơn Đông chợ họp về chiều,
Chỉ lắm hàng sắn với nhiều hàng đao.
Chợ Phùng hàng xén xiết bao,
Chợ Gạch chỉ lắm thuốc lào nhang đen.
Chợ Nghệ nổi tiếng là nơi buôn bán,chuyển nhượng trâu bò từ miền ngược về miền xuôi phục vụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp và thứ yếu làm thực phẩm. Tuy là chợ nhưng Phủ Thủ hiến Bắc việt thời bấy giờ đã qui định việc mua bán trâu bò tại chợ phải có văn tự. Người viết văn tự phải là người có trình độ học vấn,được phép của chính quyền địa phương và cũng là người có chữ kí chứng kiến ngoài chữ kí hoặc điểm chỉ của người bán và người mua sau khi hai bên đã thoả thuận về giá cả. Trong chợ trâu bò xưa có ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng, người buôn bán thường vào đấy cầu tài cầu lộc. Có người ở tận Thanh, Nghệ mất của cũng vào đây cầu cúng.
Bên ngoài chợ Trâu bò là các xạp hàng “La gim” bán các mặt hàng khô như măng, miến, mộc nhĩ , nấm hương, đỗ, hải sản...
Chợ Nghệ họp theo phiên vào các ngày mồng 3, mồng 8; 13;18;23;28 âm lịch bán đủ các mặt hàng rất lịch sự,đông vui đúng như ca dao thị xã Sơn Tây có câu: Chợ Nghệ một tháng 6 phiên
Khách đến như nước hàng tiền như mưa
Ra về mà vẫn dây dưa
Nhớ người mời khách say sưa duyên thầm.
Người dân phố Cửa Tả hội về đây làm ăn sinh sống từ nhiều địa phương khác nhau như Canh, Diễn, Mỗ, Hiệp... và họ mang theo làng nghề truyền thống đến như: tôn, thiếc, gò, hàn, buôn bán sơn ta, cánh kiến phục vụ làm câu đối, hoành phi quanh thị xã. Thời thuộc Pháp và trong thời kì kháng chiến chống Pháp, một số Hoa Kiều đã đến cư trú ở phố Cửa Tả nhờ nghề thuốc bắc là chủ yếu mà sau một thời gian họ đã mua nhà cửa, xây dựng cửa hàng,cửa hiệu khang trang. Người khách ở đầu phố Hiệu Phúc Sinh Đường, bà con vẫn gọi là Ông Lang gầy hay Ông Khách gầy. Ngoài ra sánh với người Trung Hoa,cũng có một số thầy thuốc Việt như ông Vọng Hạc mở tiệm thuốc Tây Sơn Vọng Hạc cũng là những người đức độ, chữa bệnh có uy tín, được nhân dân kímh trọng. Ngoài ra còn một số gia đình đến cư trứ thời gian này, họ làm nghề khăn xếp, mũ cát và sản xuất bánh dẻo, bánh nướng phục vụ Tết Trung Thu, các loại mứt phục vụ Tết Nguyên Đán và nhiều loại bánh kẹo khác.
Một số khác làm nghề giò chả, buôn bán đồ đồng, nhôm, nghề ảnh, sửa chữa mua bán xe đạp, máy khâu, tông đơ, dao, kéo...làm phong phú, đa dạng thêm ngành nghề cho phố Cửa Tả.
Cụ Đinh Trác là người đầu tiên ở thị xã Sơn Tây thời cận đại đóng, bán và cho thuê các loại xe bò, xe tay để chở hàng, chở khách, bắt đầu từ chốt Nghệ(cuối phố Cửa Tả).
Đối diện với hiệu Phúc Sinh Đường là hiệu sách khá to Lộc Nguyên. Chủ hiệu là ông Đinh Công Thọ, người có học vấn khá cao, cơ ngơi là một dãy nhà dài đầu phố được trưng bày các đầu sách, truyện, báo chí rất phonh phú và quí giá.
Phố Cửa Tả còn có hiệu ảnh Vinh Quang của ông Nguyễn Nhưng, nay là Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Nhưng được giới nghệ sĩ cả nước biết đến.
Công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, thị xã Sơn Tây được giải phóng, hoà bình lập lại. Nằm trong sự mở mang, kiến thiết phát triển của thị xã, bộ mặt Chợ Nghệ đã được trang điểm đẹp đẽ,khang trang hơn bởi Cửa Hàng Bách hoá Tổng hợp. Các quầy,các dãy được qui hoạch lại tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ mua người bán.
Do mật độ dân số ngày một tăng lên, do nhu cầu cuộc sống đòi hỏi cao hơn nên phố Cửa Tả càng phát triển. Phố Cửa Tả nay đã kéo dài theo hướng Nam tới Vườn hoa chéo và được tách ra thành phố Thuần Nghệ, rồi tiếp tục kéo dài nữa đến Chốt Nghệ và lại được tách ra thành phố Đông Hưng như tên cũ. Hiện nay, ba phố trên hợp lại với tên mới là phố Phùng Khắc Khoan.
Những năm đầu của thế kỉ 21, chợ Nghệ-Sơn Tây đã bị cháy sau một trận hoả hoạn. Nay trên nền đất cũ của Chợ Nghệ đang đươc xây dưng lại theo qui mô hiện đại với tổng diện tích là 11,680 mét vuông với 3 khu là: Khu vực chợ chính, khu vực chợ thực phẩm, chợ rau quả.
Chợ Nghệ với qui mô 4 tầng trong đó tầng 1 hầm là nơi để xe, tầng 2, 3 là nơi kinh doanh của các hộ, tầng 4 là nơi phục vụ dịch vụ vui chơi, giải trí cho nhân dân.
Nét cổ kính của Chợ Nghệ đã mờ dần theo thời gian,thay vào đó là một kiến trúc hiện đại đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Hy vọng Chợ Sơn Tây sớm hoàn thiện đưa
Phùng Hoàng Anh (tổ 40 , phường Xuân Khanh ,Thị xã Sơn Tây, HN)
*Bài viết do nhà giáo Phùng Hoàng Anh gửi riêng cho Nguyễn Xuân Diện-Blog. Xin cảm ơn tác giả!
Xem đầy đủ bài viết tại: Nguyễn Xuân Diện
CHỢ NGHỆ MỚI
Hôm qua về thăm chợ Nghệ ta
Ba tầng một hầm dưới tòa nhà
Dáng vẻ bề ngoài oai nhất thị
Bên trong nhà cửa...chẳng ra nhà
Đồng dạng kiot của chợ ta
Cùng bốn mét vuông một cửa ra
Có hàng có lối nhưng tủn mủn
Chỉ giúp nhìn gần khó nhìn xa
Muốn lên tầng hai của chợ nhà
Ba mươi hai bậc sẽ giúp ta
Quầy chợ hai tầng thì như một
Khác là tâm lý ngại đi xa...
tg Vũ Tản Hồng
* Viết hồi 8:00 ngày 17/9/10 tại 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng
Chợ Nghệ - Sơn Tây Cần hoàn thành đúng tiến độ Trang chủ › Tin tức - Sự kiện › Đầu tư Ngày đăng: 24/07/2009
Sau khi chợ Nghệ (thuộc thành phố Sơn Tây) bị cháy vào cuối năm 2005, tỉnh Hà Tây (cũ) đã quyết định xây dựng lại chợ Nghệ với quy mô 3 tầng nổi, 1 tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng là 34.957m2, tổng mức đầu tư là 169,887 tỷ đồng; Dự kiến sẽ hoàn thành vào quý I-2009. Ông Nguyễn Đức Minh-Trưởng ban đầu tưxây dựng TX Sơn Tây, chủ đầu tư dự án cho biết: Mặc dù là một trong những công trình hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội nhưng đến nay, chợ Nghệ mới chỉ xây dựng xong phần thô gồm 3 tầng nổi và 1 tầng hầm, hiện đang lắp đặt 16 vì kèo dài 32m, gia công hệ thống dầm vì kèo khu vực giếng trời với diện tích 1000m2…Khối lượng thực hiện công trình mới chỉ đạt 65%, giá trị thi công đạt khoảng 110 tỷ đồng. Dự kiến chợ Nghệ sẽ hoàn thành vào 30-6-2009, chậm hơnkế hoạch 3 tháng.
Bà Nguyễn Thị Như Mai-Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Chợ Nghệ đi vào hoạt động sẽ đảm bảo địa điểm kinh doanh cho 1200 hộ (gồm 800 hộ cũ và 400 hộ sẽ vào kinh doanh), nhưng việc tổ chức, sắp xếp kinh doanh các ngành hàng chưa có kế hoạch cụ thể. Để ổn định tình hình kinh doanh khi sắp xếp bà con vào hoạt động tại chợ mới thì phương án hỗ trợ các HKD bị thiệt hại trong vụ cháy chợ là rất cần thiết nhưng đến nay những phương án hỗ trợ chưa thực sự được quan tâm thấu đáo. Bà Mai đề nghị: UBND TX Sơn Tây cần chỉ đạo các phòng ban chức năng, ban quản lý chợ Nghệ cần sớm xem xét các phương án bố trí sắp xếp các HKD, phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ ban quản lý sang doanh nghiệp tổ chức kinh doanh khai thác chợ Nghệ.
Trao tặng thành phố Hà Nội mô hình Lán Nà Lừa nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội | ||
TQĐT - Ngày 27 - 9, tại Bảo tàng Tân Trào (Sơn Dương), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ chuyển mô hình Lán Nà Lừa tặng Thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. | ||
Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Sáng Vang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII của tỉnh; Nguyễn Hữu Hoan, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đỗ Văn Chiến, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Thị Bích Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham gia buổi lễ có lực lượng quân đội, công an huyện; đoàn viên thanh niên, học sinh và nhân dân xã Tân Trào. Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám giành chính quyền trong cả nước. Tại căn lán này, Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập”. Mô hình Lán Nà Lừa có chiều dài 2,7 mét, rộng 1,875 mét, cao từ mặt sàn tới nóc 1,71 mét; cầu thang có 3 bậc, dài 0,6 mét, rộng 0,4 mét. Mô hình Lán được đặt trên bệ gỗ có chiều dài 3,8 mét, rộng 2,2 mét, cao 0,2 mét. Toàn bộ mô hình lán được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá cọ và đá tự nhiên.
Ngày 28 - 9, tại Hà Nội, đồng chí Vũ Thị Bích Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao mô hình Lán Nà Lừa tặng thành phố Hà Nội. Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã tiếp nhận món quà ý nghĩa mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tuyên Quang tặng. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, sau khi giới thiệu mô hình Lán Nà Lừa với nhân dân Thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, mô hình Lán Nà Lừa sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội. Tin, ảnh: Việt Hòa |
Nhận xét
Đăng nhận xét