ông Phùng Minh lên Yên Kỳ vào thăm cụ PHÙNG THỊ TIẾN 01/12/2012



      

Thứ sáu ngày 01/12/12 tức 18/10/NT sáng trời ấm hơn, VTH còn 24 ngày đến U60; Bầm ngồi chơi cùng ba chú Capi, hôm nay người ăn bánh rợm Phú Nhi. Tròn 15 năm VN ITENET, sự kiện củ khoai tây 90g rơi từ nóc nhà 15 PĐC xuống màn cụ Tư Tiến còn nguyên vẹn do chú cả Tý nào đó tha về tổ, Thao về công ty ở Hoàn Kiếm; Toàn gọi 16:00 sau khi ăn trưa 50' tại Hoa Sữa.
          1/ Một con mèo con trong thế giới động vật cũng giống như nụ hồng trong một khu vườn.
A kitten is in the animal world what a rosebud is in the garden.

Robert Southey



Kỷ niệm 15 năm Internet Việt Nam

Thứ Bảy 14:29 01/12/2012
(HNMO) – Sáng nay (1/12/2012) tại Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm Internet Việt Nam với thông điệp của cộng đồng hiệp hội: “Hướng tới tương lai”.
 
Từ năm 2003 đến nay, số người sử dụng Internet đã tăng gấp 10 lần vào khoảng 31,1 triệu người dùng (9/2012). Ảnh: Ict News

Cách đây đúng 15 năm, vào ngày 1/12/1997 Internet chính thức được cung cấp dịch vụ tại VN. Chỉ sau 10 năm phát triển, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội. Sau 15 năm phát triển, Internet đã chuyển mạnh từ hình thức quay số sang băng rộng và liên tục đạt tốc độ tăng trưởng ở mức bùng nổ.

Từ năm 1997 – 2003, VN mới chỉ có khoảng 1,8 triệu người sử dụng Internet (khoảng 4% dân số lúc bấy giờ). Tuy nhiên với thời kỳ băng rộng hữu tuyến, đánh dấu bằng sự ra đời của dịch vụ ADSL (5/2003), số lượng người sử dụng Internet đã có sự gia tăng đột biến.

Từ năm 2003 đến nay, với 19 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), tỷ lệ và số lượng người dung Internet đã tăng gấp 10 lần, từ gần 3,1 triệu người Internet (2003) lên hơn 31,1 triệu người dùng vào tháng 9/2012. Bên cạnh đó, sự ra đời của dịch vụ 3G (10/2009) đã đánh dấu thời kỳ phát triển của Internet băng rộng vô tuyến, số lượng người dung sau 3 năm (tính đến tháng 7/2012) đã lên tới 16 triệu người sử dụng (18% dân số VN).

Theo đánh giá của tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), mới chỉ tính đến năm 2011, VN đã đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ % người dung Internet theo dân số. So với các nước khác, VN là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới (với tỷ lệ tăng 12,035% trong giai đoạn 2000 – 2010).

Hiện nay Internet băng rộng đã cung cấp dịch vụ trên khắp cả nước, khi tỷ lệ xã có Internet tại thành thị đạt 99,85%, tại nông thôn đạt 84,46%. Trong khi đó, tỷ lệ số hộ gia đình có kết nối Internet đạt 8,2% trên tổng số 12,6% số hộ gia đình có máy trên cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ người sử dụng Internet giữa thành thị và nông thôn vẫn có sự chênh lệch rất lớn, thành thị là 19,%, trong khi nông thôn là 5,5%.

Sau 15 năm, Internet đã tác động khá toàn diện đến mọi mặt đời sống XH và tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển KT-XH ở VN. Ngay cả các hoạt động của bộ máy công quyền cũng ngày càng sử dụng Internet như 1 công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu quả quản lý. Nhiều lĩnh vực KT-XH sẽ không thể vận hành nếu thiếu Internet. Trong xu hướng hội nhập, Internet là cầu nối quan trọng nới VN với thế giới, là chìa khóa cho việc tiếp cận thông tin và phát triển công nghệ./.

      

Hà Nội sương mù dày đặc: Có nguy hiểm?

(VTC News) – Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, sương mù là hiện tưng khí tượng nguy hiểm đối với hoạt động giao thông vận tải.
Nguy hiểm nhất là làm giảm tầm nhìn
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1km.


Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, còn mây thấp không tiếp xúc với bề mặt đất mà cách mặt đất một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Chính vì thế người ta xếp sương mù vào họ mây thấp.

Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù được chia ra các loại khác nhau như: Sương mù bức xạ, sương mù gió, sương mù hơi, sương mù ngưng đọng (hay sương mù mưa), sương mù núi, sương mù thung lũng, sương mù băng. Ngoài ra còn loại sương mù khô là hiện tượng khí quyển bị vẩn đục nhẹ do sự tồn tại của các hạt bụi, khói gây nên.
Đây là hiện tưng khí tượng nguy hiểm, đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không. Hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không nhỏ.

Hà Nội sương mù dày đặc: Có nguy hiểm?
Nên mặc thêm quần áo ấm để tránh nhiễm lạnh khi bị các hạt nước bám vào, đặc biệt là những người bị các bệnh về đường hô hấp

Trao đổi với báo chí, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương giải thích, không có gì bất thường khi vào các tháng 10, 11 và 12 lúc nửa đêm hoặc sáng sớm có sương mù xuất hiện. Ở nước ta phổ biến có 2 loại sương mù là sương mù bức xạ và sương mù bình lưu.

Sương mù bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió. Nó xuất hiện vào nửa đêm và rạng sáng, đây là sương mù nhẹ và thường không tồn tại được lâu khi mặt trời xuất hiện. Loại sương mù này thường có vào các tháng 10 - 12.

So với sương mù vào các tháng 10 - 12, sương mù bình lưu (là kiểu sương mù được hình thành khi không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh) xảy ra vào các tháng 3 - 4 nguy hiểm hơn. Sương mù bình lưu xuất hiện khá đậm đặc và có khi xuất hiện cả ngày lẫn đêm. Loại sương mù này làm giảm tầm nhìn ảnh hưởng lớn tới hoạt động giao thông.

Hà Nội sương mù dày đặc: Có nguy hiểm?
Sương mù dày đặc ở Hà Nội trong sáng nay (1/12) 

 

Hà Nội sương mù dày đặc: Có nguy hiểm?Sự nguy hiểm lớn nhất của sương mù là làm giảm tầm nhìn. Ngoài ra, đối với một số người bị bệnh về đường hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng. Hà Nội sương mù dày đặc: Có nguy hiểm?

Ông Lê Thanh Hải
 
“Đôi khi các chuyến bay cũng buộc phải hủy chuyến vì sương mù quá nhiều. Tàu thuyền trên sông vào các ngày sương mù đậm đặc có thể va chạm với nhau do tầm nhìn bị hạn chế", ông Lê Thanh Hải phân tích.
Ông Lê Thanh Hải cũng nói thêm, bản chất của sương mù là không độc bởi sương mù chỉ là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.

Sự nguy hiểm lớn nhất của sương mù là làm giảm tầm nhìn. Ngoài ra, đối với một số người bị bệnh về đường hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bị dính các “hạt nước nhỏ”.

Còn theo một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, đối với các loại cây trồng thì hiện tượng bất thường này gây hại không nhỏ, vì độ ẩm trong không khí tăng sẽ phát sinh nấm, sâu hại phát triển nhanh và dễ dàng lây lan ra diện rộng. Đặc biệt, với một số cây trồng không ưa độ ẩm cao, như: cây có múi, tiêu, sầu riêng, cao su, lúa, bắp… rất dễ mắc bệnh.

Hà Nội sương mù dày đặc: Có nguy hiểm?
Tòa nhà Keang Nam nhìn cách mấy trăm mét chỉ thấy mờ ảo 
Cần làm gì?

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất vào những ngày có sương mù để tránh hít phải các chất độc bay lơ lửng trong không khí, người dân nên tránh ra đường vào lúc sáng sớm, thời điểm sương mù xuất hiện nhiều. Nếu phải ra đường thì tốt nhất là nên đeo khẩu trang để tránh bụi, khói, các chất độc có trong không khí nhưng không thoát được do bị sương mù cản lại.

 

Hà Nội sương mù dày đặc: Có nguy hiểm?Nên mặc thêm quần áo ấm để tránh nhiễm lạnh khi bị các hạt nước bám vào đặc biệt là những người bị các bệnh về đường hô hấp. Hà Nội sương mù dày đặc: Có nguy hiểm?

Lời khuyên của chuyên gia
 
Ngoài ra, nên mặc thêm quần áo ấm để tránh nhiễm lạnh khi bị các hạt nước bám vào đặc biệt là những người bị các bệnh về đường hô hấp. Nếu tiếp xúc với sương mù thì sau đó nên nhỏ mũi, mắt, súc miệng bằng nước muối nhạt.


Các chuyên gia cảnh báo, vào những ngày có sương mù, các phương tiện giao thông nhất là các phương tiện giao thông đường thủy cần phải giảm tốc độ do sương mù hạn chế tầm nhìn.

Các loại xe cộ phải đi chậm hơn và phải sử dụng nhiều ánh sáng hơn. Ánh sáng vàng là thích hợp trong điều kiện sương mù.


Đối với việc đóng kín nhà cửa để hạn chế sương mù thì không quá cần thiết vì khi sương mù "xâm nhập" vào nhà sẽ bị các đồ dùng trong gia đình (quạt, điều hòa...) cản lại và đẩy ra.


Với cây trồng cạn, nông dân cần thoát nước tốt  cho vườn cây, khi mưa xuống sẽ hạn chế được nấm bệnh lây lan và tăng nhanh. Đồng thời, bón phân đầy đủ để tạo sức đề kháng cho cây, chú ý bón thêm lân, kali và phân chuồng ủ hoại.

Ngoài ra, nông dân thường xuyên thăm vườn, nếu phát hiện cây bị bệnh nặng thì tiến hành phun thuốc đặc trị và phun vào thời điểm không có mưa thuốc mới phát huy hiệu quả.

Minh Quân (tổng hợp)

      

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy