CHÀO MÙNG MỘT TẾT NĂM BÍNH THÂN 2016, ngày 08/2/2016 THỨ HAI

Ngày 08/2/2016 Giao thừa trời đẹp, pháo hoa bắn tầm cao tại THÀNH CỔ an toàn, 7:30' sáng sớm nhà HẢI HẠNH MINH vào lễ tết nhà nội & đến nhà thờ HƯNG HÓA làm lễ đầu năm, 13h chiều tôi lướt nhanh qua nhà NGÕ VƯỜN HOA, anh em họ hàng, mấy nhà hàng phố để thăm hỏi, chúc tết & cám ơn sự giúp đỡ hai năm qua. 19h vào nhà 05 Hậu Tĩnh cậu mợ Chiến Anh ăn tối cùng bà Tường.

MÙNG MỘT TẾT THỦ ĐÔ TRỜI ĐẸP
08/02/2016 17:04 GMT+7
TTO - Mùng một Tết, Hà Nội thức dậy muộn hơn mọi ngày. Nắng lên rực rỡ nhưng đường phố vẫn vắng teo. Thường sáng người dân đi lễ chùa, đền. Nhưng từ sáng, nhiều người lao động cũng đã bắt đầu ngày mưu sinh của năm mới. 
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Người dân đi lễ chùa Quán Sứ - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Sáng sớm các Chùa như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh đều đông người đi lễ có lẽ do trời nắng đẹp.
Các quán ăn, quán cà phê lác đác vẫn mở dù giá cả hơi đắt…
Vẫn rất nhiều những người lao động phải đi làm từ hôm nay, có cả những gia đình còn ăn Tết vạ vật ngoài vỉa hè…với họ ngày Tết trở nên là hạnh phúc quá đơn sơ. 
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Bà cháu đi lễ - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Trẩy xuân trên cầu Thê Húc - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Cụ bà bán bóng bay cho cháu nhỏ - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Đi lễ ở chùa Trấn Quốc - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Hàng ăn vẫn mở ở phố Hàng Gỗ - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Hội đạp xe đạp gặp nhau đầu năm - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Đạp xe thể dục trên đường phố - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Phố vắng đầu ngày mùng một - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Quán ăn đầu phố Mai Hắc Đế - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Mẹ con trên cầu Thê Húc - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Xin chữ trong đền Ngọc Sơn - Ảnh Phạm Tô Chiêm
Mùng một Tết thủ đô trời đẹp 
Có gia đình ăn Tết ở vỉa hè - Ảnh Phạm Tô Chiêm
PHẠM TÔ CHIÊM

Hoa tết và thú chơi hoa đào tao nhã của người Hà Nội

BNEWS.VNNgười Hà Nội ngày thường vốn đã có thói quen chơi hoa. Những người con đất Hà Thành vốn mang nét đẹp thanh lịch, tao nhã, nên cách chơi hoa Tết của họ cũng thật ý nghĩa và thanh tao.

Người Hà Nội ngày thường vốn đã có thói quen chơi hoa.Ảnh: TTXVN

Nói về thú chơi hoa thì dường như không ở đâu có thể sánh được với xứ kinh kỳ Hà Nội. Bình dị là một bình hồng, một bình cúc, hay một bình lay ơn đặt trong phòng thơm ngát. Sang hơn chút là bình hoa lan, bình hoa hoa ly.
Mùa nào thức ấy, những mùa hoa cứ nối tiếp nhau và vì vậy, người chơi hoa sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán với hình ảnh một loài hoa nào cả.

Tập quán chơi hoa đào ngày Tết của người Hà Nội

Và mỗi dịp Tết đến xuân về, người Hà Nội thường chọn chơi hoa Đào để trưng ngày Tết. Thú chơi hoa Đào từ lâu đời đã trở thành tập quán không thể thay đổi của người Hà Nội. Đối với họ, hoa đào là biểu tượng của một Tết sum vầy, no ấm, bình an.
Và dù là bích đào đỏ thắm, đào phai phớt hồng hay đào bạch trắng ngần thì loài hoa này luôn có chỗ đứng nhất định trong tâm niệm của người Hà Nội – hoa đào nuôi dưỡng ấm khí dương xuân. Nhìn thấy đào là nhìn thấy mùa xuân trỗi dậy.

Mỗi dịp Tết dến, người Hà Nội thường có thói quen cắm cành đào trong nhà. Ảnh: TTXVN

Cũng không phải vô cớ mà người Hà Nội lại chuộng đào trong những dịp Tết như vậy. Và không đâu bỗng dưng những ngày sát Tết, người ta lại phải đổ xô nhau lên cái vườn đào, chen chúc nhau ở khắp các phố phường, đường chợ chỉ để chọn được một cây đào, hoặc một cành đào vừa ý.
Bởi vẻ đẹp của loài đào toát lên vẻ đẹp thanh tao có nét gì đó tương đồng với người Hà Nội. Gốc thì đào gân guốc, những cành nhánh thì gầy guộc, ấy vậy mà trên đó ươm lên bao chiếc lá xanh biếc man mác, nụ hồng bám vào cành như những chiếc cúc tròn hồng ngọc đầy quý phái.

Thú chơi hoa tết đa dạng của người Hà Nội

Mỗi dịp Tết về, người Hà Nội chơi đủ loại hoa xuân, mỗi loài hoa lại mang một ngôn ngữ riêng, đa thanh sắc. Nhưng trên hết, đào được xem như hoa hậu, một loài hoa đặc trưng cho ngày Tết của người miền Bắc nói chung.
Dù không phổ biến như trong Nam nhưng người Hà Nội vẫn có cách chơi mai Tết theo cách của mình, đó là mai trắng, biểu tượng cho cốt cách tinh khiết. Người sành chơi hoa thường phối mai trắng với cúc đại đóa vàng như cùng cộng hưởng, tô điểm màu sắc lẫn nhau. Còn người ưa sự thanh nhã thì chơi lan, loài hoa được người xưa xếp vào hàng “vương giả hương”.

Đa dạng các loại hoa Tết tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Để tránh thế đơn điệu, người ta thường xếp các giò lan cao thấp giao nhau, xen nhau và treo dưới mái hiên nhà. Ngày xuân, bắc ghế ra trước thềm nhà vừa nhâm nhi bánh mứt vừa uống trà, ngắm hoa lan là cái thú tao nhã không gì sánh bằng.
Mỗi độ xuân sang, lại có người mong tìm được hai củ thủy tiên như ý mang về đặt trên bàn thờ gia tiên. Ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên và bàn tiếp khách, có những bình hoa thủy tiên thơm ngát hương, đó là cách chào xuân của nhiều gia đình Hà Nội.
Để rồi vào khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người chơi hoa ngồi chăm chú bên bình thủy tiên, đợi đến thời khắc hoa nở. Người ta cho rằng, nếu hoa thủy tiên nở đúng lúc giao thừa, gia đình sẽ gặp nhiều may mắn trong suốt cả năm.
Không chỉ chơi hoa Tết, người Hà Nội còn chơi quất, giống như người Sài Gòn (trong Nam gọi là tắc). Chậu quất đẹp để chưng trong nhà ngày Tết phải là những cây có quả vàng tròn xoe, chín mọng mọc thành chùm, sum suê, tán lá xanh tốt. Quất càng sai quả càng đẹp – biểu tượng cho sự giàu có, đông vui, viên mãn. Vì là trái, nên không những dùng để trang trí mà quất còn được dùng để làm mứt Tết.
Về kiểu cách, với một gia đình Hà Nội điển hình thời xưa, người ta không cắm hoa vào các lọ độc bình to trong nhà mà chỉ dùng để trang trí. Muốn thưởng lãm hoa một cách trọn vẹn, người ta đưa cả chậu hoa vào nhà, đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bàn tiếp khách; hết Tết lại đưa về chỗ cũ, ở ngoài hàng hiên hay sân trước nhà. Người Hà Nội cho rằng chơi hoa như vậy mới đúng lối, mới thân thiện với thiên nhiên.
Lại có những gia đình thích phối nhiều loại hoa với nhau để tất cả cùng tỏa sắc trong gian phòng khách, như điểm nhấn của ngôi nhà mùa xuân. Thường họ chọn một cành đào ưng ý, nụ còn đang nhú, đem về cho vào chậu, thêm một đôi cây quất đặt trên đôn sứ trước cửa ra vào hợp cùng với chục bông hoa lay ơn trắng cắm trong lọ pha lê trong suốt đặt trên bàn, cũng phủ khăn trắng muốt… Hương sắc của tiết xuân cứ thế mà ùa vào nhà, vào lòng người.
Người Hà Nội còn có thú đi xem chợ hoa xuân. Những ngày giáp Tết, người người đổ ra các phố Hàng Lược, Hàng Đậu, vườn hoa cạnh tháp nước, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Da, lên lối Nhật Tân ở phía tây bắc hồ Tây hay Nghi Tàm, Tứ Liên xem quất, cây cảnh, cây thế.
Nam thanh nữ tú tay trong tình tứ sánh bước, nhìn ngắm một "rừng hoa" muôn màu trải dài khắp các con phố… Hình ảnh làm sống lại không khí Tết xưa, Tết nay với quang cảnh dập dìu người và người lướt qua những “gánh hàng hoa” xuân.
KT (Sưu tầm)
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm