LÊN TIÊN PHONG ngày 05/2/2016
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Ngày 05/2/2016 trời sáng rét 10 -14 độ,
trưa trời hửng nắng; bác Mỹ gọi ra xem cành đào bích do con rể chồng Linh từ
SÀI GÒN ra MUA. 18h lên ông Tuyên uống rượu cùng ông Thắng Phú Thịnh là bố
chồng chị Duyên-Kha, mẹ con Hải Minh ở lại trên Tiên Phong mai mới về...
Cuộc di cư lớn nhất thế giới về quê ăn Tết
05/02/2016 - 13:26
Tết Nguyên Đán cận kề cũng là thời điểm người người quay trở về bên gia đình đoàn tụ, sum vầy dù làm ăn xa hay công việc ngập đầu cũng phải gác lại. Tuy nhiên, được quay trở về nhà là cả một hành trình gian nan, nhất là ở nước đông dân cư nhất thế giới. Đó là được gọi là một cuộc di cư lớn nhất thế giới dịp Tết ở Trung Quốc.
Dòng người đã và đang chật vật quay trở lại về nhà khi năm hết Tết đến. Hàng triệu người trong số 1,3 tỷ dân của Trung Quốc hiện đang làm việc tại các thành phố hay thị trấn lớn. Họ rời bỏ làng quê đến lao động trong các nhà máy, nhiều người chỉ trở về nhà một lần trong năm. Chào mừng Tết Nguyên Đán cũng là thời điểm người dân được hưởng “Tuần lễ vàng”, khoảng thời gian hiếm hoi để họ đoàn tụ với gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc các phương tiện giao thông chịu áp lực rất lớn.
Nhà ga Hồng Kiều, Thượng Hải không một chỗ trống khi hàng trăm người xếp hàng mua vé.
Hành khách đang mòn mỏi chờ đợi để được lên một chuyến tàu tại nhà ga ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang.
Người người chen lấn cùng đồ đạc lỉnh khỉnh để lên tàu ở nhà ga xe lửa Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Khu vực giao thông công cộng này đã chịu áp lực khá lớn khi có tới 10.000 người ở đây trong những ngày qua. “Chúng tôi giống như nhiều chiếc bánh bao đựng trong một cái bát”, một hành khách mô tả. Tất nhiên, việc chờ đợi lâu là điều khó tránh khỏi.
Hành khách mua vé tại Sân bay Quốc tế ở Bắc Kinh
Hành khách xếp hàng dài để lấy vé tại một nhà ga ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, phía Đông của Trung Quốc.
Những đứa trẻ không tránh khỏi mệt mỏi khi theo chân cha mẹ về quê ăn Tết.
Em bé tranh thủ ăn mì trong lúc chờ đợi lên tàu về nhà.
Thay vì phải chờ đợi mệt mỏi để đi oto hay tàu, nhiều người chọn xe máy là phương tiện di chuyển. Đoàn người lũ lượt kéo về quê tại Triệu Khánh, Quảng Đông. Ước tính khối lượng hành khách tham gia giao thông công cộng đạt 2,91 tỷ lượt người, tăng 3,6% so với năm ngoái. Trong đó có khoảng 2,48 tỷ lượt người đi đường bộ, 332 triệu lượt người đi xe lửa, 54,55 triệu lượt người chọn máy bay và 42,8 triệu lượt người đi bằng đường thủy.
Món quà của người cha cho những đứa con ở nhà sau một thời gian dài vất vả đi làm ăn xa.
Dòng người đông nghịt chờ đợi để vào ga Quảng Châu ở Quảng Đông, nơi có hơn 500.000 hành khách bị mắc kẹt vì thời tiết xấu.
“Rừng người” chen lấn tại hội trường một nhà ga ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang sau khi đoàn tàu bị trì hoãn do tuyết rơi nặng.
Cảnh chen lấn, xô xát khó tránh khỏi
Bất chấp giá rét, tuyết rơi, nhiều người vẫn mong mỏi được quay trở về ngôi nhà thân yêu của mình.
Một hành khách ngủ trên hành lý của mình trong chuyến tàu từ Thượng Hải tới Thạch Gia Trang.
Hành trình quay về nhà khá vất vả, thậm chí còn phải nằm ngủ ngoài đường trong lúc đợi xe.
Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ tới khoảnh khắc được quay về bên cạnh những người yêu thương, lòng lại ấm áp lạ thường, bất chấp những khó khăn, gồng gánh hành lý trong niềm háo hức về nhà.
Hương Nguyên
Theo ibtimes
Nguồn gốc và ý nghĩa của tục lì xì ngày Tết
Xưa nay, chúng ta vẫn quen với việc lì xì mỗi dịp Tết về. Vậy, ý nghĩa của tục lì xì này bắt nguồn từ đâu?
Tết vui, Tết sum vầy, Tết là phải có bánh chưng, bát Tét. Nhưng Tết cũng không thể thiếu chuyện mừng tuổi cho nhau, chúc nhau may mắn, sức khỏe, giàu có, sung túc. Từ trẻ con, người già, thậm chí là những người trung tuổi đều được nhận phong bao lì xì thể hiện sự may mắn.
Người Việt bao đời nay vẫn giữ nguyên phong tục truyền thống ấy và nhất nhất không thể nào quên mỗi dịp đi chơi, gặp gỡ người khác khi xuân về.
Sự tích kể rằng, phong tục lì xì ngày Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng.
Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.
Cứ giao thừa hoặc mùng 1 là cả nhà sum vầy. Con cháu mừng tuổi
ông bà trước rồi tới lượt ông bà lì xì lại con cháu để may mắn
cả năm. (ảnh minh họa)
ông bà trước rồi tới lượt ông bà lì xì lại con cháu để may mắn
cả năm. (ảnh minh họa)
Hai vợ chồng vui mừng đem chuyện kể lại cho mọi người nghe. Thấy việc lấy tiền bọc trong bao đỏ xua đuổi được yêu quái, giúp cho trẻ em mạnh khỏe an lành nên cứ Tết đến người ta lại bỏ tiền vào những phong bì đỏ cho trẻ em, còn gọi là tiền lì xì và nó dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi hay còn gọi là lì xì ngày Tết.
Cũng từ đây, phong tục này du nhập vào Việt Nam và trở thành một phong tục truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến. Chỉ cần là Tết, trẻ con, người già sẽ luôn là những người nhận được tiền lì xì đầu tiên. Phong bao lì xì thường là màu đỏ, là màu của may mắn, kèm theo tiền lì xì ở bên trong và những lời chúc. Tất cả đều thề hiện sự may mắn, mang lộc tới nhà và sức khỏe dồi dào. Với trẻ con thì ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn. Với người già thì khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi. May mắn đầu năm để cả năm được vui vẻ, khỏe mạnh, hạnh phúc. Người ta có thể lì xì cho nhau từ ngay lúc giao thừa cho tới tận ngày mùng 9-10, thậm chí kéo dài hơn nữa.
Người Việt mình theo phong tục, cứ giao thừa hoặc mùng 1 là cả nhà sum vầy. Con cháu mừng tuổi ông bà trước rồi tới lượt ông bà lì xì lại con cháu để may mắn cả năm. Những người tới chơi cũng được nhận lì xì từ chủ nhà hoặc ngược lại. Số tiền bên trong ít nhiều không quan trọng, quan trọng là lấy hên, là mang ý nghĩa may mắn.
Cho tới nay, chuyện lì xì ngày Tết vẫn là một phong tục không thể thiếu được trong mỗi gia đình. Nhìn cảnh ông bà, bố mẹ, con cháu lì xì cho nhau, vui vẻ, ấm cúng mới đúng mới thuần phong mỹ tục của gia đình và Tết Việt.
Nguồn: Khampha.vn
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét