Ngày 11 tháng 01 năm 2018 thứ năm
Ngày 11 tháng 01 năm 2018 thứ
năm, thị xã Sơn Tây có nhiệt độ từ 12-14 sáng trời rét khô CHIỀU ĐÃ CÓ NẮNG
NHẠT, thay giặt trang phục, 7h máy 878 LẦN ĐẦU
bị hết pin đột xuất không nghe được cuộc gọi uống trà của ông Ngọc, 7:45
vẫn qua nhà Hải sắt uống trà, vào nhà Hải Minh nạp pin, vệ sinh sân nhà, ngõ,
đống rác nhà Minh Nghĩa đã được CTMTĐT dọn tối hôm qua sau 5 ngày bẩn ngõ; 14h
Hạnh gửi 3 cốc chè cho bố mẹ cùng bà Tường, phần tôi chuyển cho ông Bích.
Tiền lương phải gắn với hiệu quả công việc
XÃ HỘI | 07:32 Thứ Năm ngày 11/01/2018
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp Tiền lương của lao động tại DNNN tăng bình quân 16,2%/năm
(HNM) - Dù đã nhiều lần cải cách tiền lương, nhưng mức lương của cán bộ, công chức, viên chức hiện còn thấp, cách tính lương còn bất cập. Thực trạng này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách đề ra các giải pháp, trong đó chú trọng cải cách tiền lương gắn với hiệu quả công việc.
Việt Nam đã 4 lần thực hiện cải cách tiền lương (năm 1960, 1985, 1993, 2004) và nhiều lần điều chỉnh mức lương cơ sở. Tính riêng từ tháng 12-1993 đến nay, mức lương cơ sở đã điều chỉnh 14 lần, từ 120 nghìn đồng lên 1,3 triệu đồng/tháng (từ 1-7-2018 mức lương cơ sở tiếp tục tăng thêm 90 nghìn đồng/tháng). Điều đó cho thấy Đảng, Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, chính sách tiền lương vẫn còn bất cập; lương còn thấp, chưa khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy tài năng, cống hiến, tận tâm, tận lực với công việc. Bên cạnh đó, đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách quá lớn và ngày càng tăng, tạo sức ép lớn và khó khăn cho việc cải cách cơ cấu ngân sách nhà nước...
Dẫn chứng về việc tăng lương quá chênh lệch giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực công thời gian qua, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, 10 năm qua, mức tăng lương tối thiểu bình quân khu vực doanh nghiệp là 13,25%, trong khi khu vực công chỉ tăng trên dưới 1%.
Phân tích nguyên nhân mức lương còn thấp, ông Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) cho rằng, do bộ máy hành chính còn quá lớn, số lượng công chức, viên chức quá đông. Điều cần hướng đến là, lương cán bộ công chức, viên chức phải đủ sống và tiến tới có dư. “Trước tiên cần có những chính sách tinh giản, cải cách bộ máy hành chính, trả lương xứng đáng cho những người làm việc, cống hiến thực sự” - ông Đinh Duy Hòa đề xuất.
Một hạn chế nữa là quy định về chính sách tiền lương còn có điểm chưa phù hợp. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, về nguyên tắc, lương tối thiểu bảo đảm doanh nghiệp không trả cho người lao động dưới mức lương này. Tuy nhiên, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14-5-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương lại quy định khoảng cách chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ít nhất 5%. Điều này đồng nghĩa với việc, tăng lương tối thiểu là cả hệ thống lương đều được tăng.
Hiến kế về việc cải cách tiền lương, bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội đề xuất, cần hướng tới cách tính lương tối thiểu theo giờ. Dưới góc độ một chuyên gia, ông Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam cho rằng: “Muốn cải cách chính sách tiền lương cần trả lương theo hiệu quả công việc để bảo đảm công bằng và khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả”.
Cải cách chính sách tiền lương cũng được chọn là một trong ba nội dung đột phá của Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Như vậy, chỉ còn 3 năm nữa để thực hiện nội dung đột phá này. Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, đây chính là thời điểm chín muồi để cải cách chính sách tiền lương.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ban Chỉ đạo trung ương về Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó, việc trả lương cần được tính toán trên cơ sở trả đúng cho người lao động theo vị trí việc làm gắn với hiệu quả công việc.
Việt Nam đã 4 lần thực hiện cải cách tiền lương (năm 1960, 1985, 1993, 2004) và nhiều lần điều chỉnh mức lương cơ sở. Tính riêng từ tháng 12-1993 đến nay, mức lương cơ sở đã điều chỉnh 14 lần, từ 120 nghìn đồng lên 1,3 triệu đồng/tháng (từ 1-7-2018 mức lương cơ sở tiếp tục tăng thêm 90 nghìn đồng/tháng). Điều đó cho thấy Đảng, Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, chính sách tiền lương vẫn còn bất cập; lương còn thấp, chưa khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy tài năng, cống hiến, tận tâm, tận lực với công việc. Bên cạnh đó, đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách quá lớn và ngày càng tăng, tạo sức ép lớn và khó khăn cho việc cải cách cơ cấu ngân sách nhà nước...
Dẫn chứng về việc tăng lương quá chênh lệch giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực công thời gian qua, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, 10 năm qua, mức tăng lương tối thiểu bình quân khu vực doanh nghiệp là 13,25%, trong khi khu vực công chỉ tăng trên dưới 1%.
Phân tích nguyên nhân mức lương còn thấp, ông Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) cho rằng, do bộ máy hành chính còn quá lớn, số lượng công chức, viên chức quá đông. Điều cần hướng đến là, lương cán bộ công chức, viên chức phải đủ sống và tiến tới có dư. “Trước tiên cần có những chính sách tinh giản, cải cách bộ máy hành chính, trả lương xứng đáng cho những người làm việc, cống hiến thực sự” - ông Đinh Duy Hòa đề xuất.
Một hạn chế nữa là quy định về chính sách tiền lương còn có điểm chưa phù hợp. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, về nguyên tắc, lương tối thiểu bảo đảm doanh nghiệp không trả cho người lao động dưới mức lương này. Tuy nhiên, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14-5-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương lại quy định khoảng cách chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ít nhất 5%. Điều này đồng nghĩa với việc, tăng lương tối thiểu là cả hệ thống lương đều được tăng.
Hiến kế về việc cải cách tiền lương, bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội đề xuất, cần hướng tới cách tính lương tối thiểu theo giờ. Dưới góc độ một chuyên gia, ông Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam cho rằng: “Muốn cải cách chính sách tiền lương cần trả lương theo hiệu quả công việc để bảo đảm công bằng và khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả”.
Cải cách chính sách tiền lương cũng được chọn là một trong ba nội dung đột phá của Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Như vậy, chỉ còn 3 năm nữa để thực hiện nội dung đột phá này. Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, đây chính là thời điểm chín muồi để cải cách chính sách tiền lương.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ban Chỉ đạo trung ương về Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó, việc trả lương cần được tính toán trên cơ sở trả đúng cho người lao động theo vị trí việc làm gắn với hiệu quả công việc.
Nhận xét
Đăng nhận xét