Ngày 14 tháng 01 năm 2018 Chúa Nhật
Ngày 14 tháng 01 năm 2018 Chúa
Nhật, thị xã Sơn Tây có nhiệt độ từ 14-18 sáng trời rét, tôi mặc ấm hơn đi thể
dục muộn về uống kháng sinh chống ho, hôm nay hội không uống trà nhà Hải sắt,
Hải Hạnh lên ông bà ngoại chơi & mua gà giúp bà lý có cỗ…Bác Thao đi thu
ngân thường kỳ. Bên bà Nghĩa mua 1 xe đất để trồng cây đón tết…
Nhìn sách giáo khoa hiện hành, mơ cho con em được học chương trình cũ
(GDVN) - Chúng tôi có tuổi thơ thực sự khi học chương trình 1979, nhưng con em chúng tôi lại không có được hạnh phúc ấy. Học 2 buổi/ngày vẫn thiếu, học ngày không đủ...
6 tác phẩm bắt buộc của môn Ngữ văn mới chỉ làm rõ được 1 trong 5 phẩm chấtNhững yêu cầu mới đối với môn Ngữ văn liệu có thành hiện thực?“Tích hợp, đồng sàng dị mộng”
LTS: Thầy giáo Nguyễn Cao gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết mới, so sánh chương trình sách giáo khoa hiện hành với chương trình, sách giáo khoa 1979.
Là người trực tiếp đứng lớp và có con đang học tiểu học, thầy Cao nhận thấy các em học sinh bây giờ đã bị “chương trình sách giáo khoa lấy mất tuổi thơ”.
Tòa soạn xin mời quý bạn đọc theo dõi.
Mấy chục năm qua, ngành giáo dục của nước ta cứ loay hoay đi tìm lời giải cho sự đổi mới để phát triển, nhưng đến thời điểm hiện nay thì vẫn chưa thoát được cái vòng luẩn quẩn.
Cứ nhìn vào chương trình sách giáo khoa hiện hành (năm 2000) so với sách giáo khoa cũ (năm 1979) ở cấp Tiểu học, chúng tôi chỉ thấy chương trình nặng nề hơn, sách giáo khoa “nhồi” kiến thức nhiều hơn và học thêm nhiều hơn.
Hình minh họa bài thơ Hòn đá của Bác Hồ trong sách Tiếng Việt lớp 3, nguồn: PLO. |
Điều mà các bậc phụ huynh nhận thấy là học sinh không còn thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi hay có thể làm quen với những công việc nhà.
Suốt ngày các em chỉ vùi đầu vào học chính, học thêm. Nhiều em ngày học hai buổi ở trường, tan trường là đến nhà thầy cô hoặc trung tâm dạy thêm.
Giáo dục con người nếu không chú trọng uốn nắn các em ngay từ cấp tiểu học mà chỉ tập trung nhồi nhét kiến thức, lớn lên các em lấy đâu ra các kĩ năng thích ứng với môi trường xung quanh, làm sao biết lao động và tự lập, tự học ở các bậc cao hơn để có một điểm tựa vững chắc vững bước vào đời?
Vì thế, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây non lên tốt. Dạy trẻ nhỏ được tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt.
Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức. Bậc tiểu học cần giáo dục các cháu yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công.
Cách dạy phải vui vẻ, nhẹ nhàng, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe cho các cháu”.
Ngày nay, nếu chỉ nhìn vào những tỉ lệ học sinh khá giỏi ở tiểu học (trước năm 2014 khi chưa bỏ chấm điểm) và hiện nay là hoàn thành xuất sắc nội dung các môn học theo cách đánh giá mới, thì cha mẹ học sinh và thầy cô mừng lắm.
Nhưng thực tế “thành tích” giáo dục càng cao thì xã hội càng lo. Bởi từ khi ngành giáo dục ban hành Thông tư 30, sau sửa đổi thành Thông tư 22, chất lượng giáo dục thật sự đang ở mức đáng lo ngại.
Học sinh lên đến cấp 2 có kết quả hoàn toàn trái ngược với kết quả đánh giá của cấp tiểu học. Vậy nguyên nhân vì đâu?
Chương trình sách giáo khoa tiểu học hiện hành đang biến các em thành siêu nhân
Theo dõi nội dung môn học và quá trình chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều chúng tôi nhận thấy là chương trình sách giáo khoa phổ thông nói chung và sách giáo khoa tiểu học nói riêng như một ngôi nhà chắp vá.
Một vài tâm tư gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ |
Bởi sách giáo khoa viết và ban hành xong rồi thì Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo giảm chỗ này, bớt chỗ kia, rồi tích hợp môn này, môn khác.
Mỗi thời kì một kiểu chỉ đạo khác nhau thành ra nó rời rạc, lủng củng. Chính vì vậy mà không chỉ thầy cô khổ sở mà học sinh cũng quay tít mù như những chiếc đèn cù.
Nội dung sách giáo khoa tiểu học hiện nay quá nặng nề với lứa tuổi của các em.
Nếu như học sinh không học thêm hoặc phải căng mình học ở nhà thì không thể nào tiếp thu hết nội dung và làm hết bài tập trong sách giáo khoa, trong vở bài tập (in sẵn) mà giáo viên yêu cầu.
Mỗi tiết học chỉ có 35 phút nhưng nội dung bài học thì nhiều, người viết sách giáo khoa đòi hỏi quá cao về việc lĩnh hội tri thức của học trò tiểu học.
Phải chăng, những nhà biên soạn sách giáo khoa đang quá kì vọng, tưởng tượng lứa tuổi học sinh tiểu học là những cỗ máy thông minh và cái gì cũng biết?
Khi học ở trường sư phạm cho dù là hệ 12+2, cao đẳng hay sau này là đại học, thì phần lớn các trường chỉ đào tạo một số môn chính nhất định.
Vậy nhưng, khi ra trường thì giáo viên tiểu học phảỉ dạy gần hết tất cả các môn từ môn chính đến môn phụ.
Vì thế, phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp cũng chỉ có thể tập trung được 2 môn chính là Toán và Tiếng Việt, còn các môn được xem là phụ thì cũng đối phó, lướt qua.
Và dĩ nhiên, nhiều môn học cũng sẽ không thể nào “đọng lại” cái gì trong đầu của các em học sinh sau khi thi, đánh giá.
Một giáo viên tiểu học lâu năm tâm sự với chúng tôi rằng, với khoảng thời gian ít ỏi ở trên lớp thì giáo viên tiểu học chủ yếu chỉ dạy 2 môn chính là Toán và Tiếng Việt.
Các môn còn lại chỉ lướt qua, thậm chí là thỉnh thoảng mới dạy. Chỉ khi nào có thao giảng hay ban giám hiệu dự giờ thì mới dạy trọn vẹn bài học một cách thấu đáo.
Thế nhưng, nhìn vào sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4, lớp 5, chúng tôi nhận thấy những nhà biên soạn sách đang muốn học sinh trở thành những nhà thông sử.
Các đơn vị kiến thức lịch sử của lớp 4 và 5 tương đương với chương trình lịch sử Việt Nam ở cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở.
Tranh minh họa bài thơ "Cái trống trường em" của tác giả Thanh Hào. Ảnh: PLO. |
Chỉ riêng 1 phân môn Lịch sử ở lớp 4 mà bắt học sinh học qua 26 thế kỉ với 30 bài học và hướng học sinh tới các nội dung lớn:
Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng năm 700 trước Công nguyên đến năm 179 trước Công nguyên); Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938);
Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009); Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226); Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400);
Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỷ XV); Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII ; Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến măm 1858)…
Trong chiều dài 26 thế kỉ ấy được các nhà biên soạn sách giáo khoa đề cập đến hầu hết các lĩnh vực, những thành tựu của các triều đại. Từ văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao…
Chúng tôi không thể hiểu nổi, quý thầy biên soạn chương trình - sách giáo khoa hiện hành, trong đó nhiều người tiếp tục tham gia biên soạn chương trình mới, nhồi nhét tri thức thông sử 26 thế kỷ vào bộ óc non nớt của những đứa trẻ 9 -10 tuổi để làm gì? Làm sao chúng nhớ được?
Nhưng mục tiêu của mỗi bài học đều được các “chuyên gia” ghi rõ ràng cụ thể…Kết quả điểm số trước đây hay nhận xét hiện nay, đều đẹp cả.
Nếu không phải là những con số dối trá, thì trẻ em lớp 4 của chúng ta là những siêu nhân.
Nhưng căn nguyên của bệnh dối trá từ đâu, nếu không bắt đầu từ những người viết sách ép cả thầy và trò phải dạy và học những thứ không tưởng?
Đây chỉ là những nội dung của 1 phân môn có 1 tiết học / tuần.
Tích hợp môn Lịch sử, cuộc “cưỡng hôn kì lạ” |
Mỗi tuần có 25 tiết học với vô vàn những kiến thức hàn lâm, cao siêu như vậy thử hỏi người viết sách có bám vào thực tế học sinh hay không?
Ngay cả giáo sư Phạm Hồng Tung- Tổng chủ biên chương trình sách giáo khoa Lịch sử mới cũng đã từng cảm thán:
"Chương trình hiện nay yêu cầu học sinh tiểu học phải ghi nhớ tri thức khá phức tạp, phải thuộc nhiều tên đất, tên người một cách máy móc như nhớ tên những người được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1952).
Con tôi đi học về hỏi, tôi là giáo sư cũng chẳng nhớ hết thì làm sao các cháu 9-10 tuổi nhớ được. Cách dạy này khiến học sinh sợ hãi và ngay từ đầu đã bóp chết sự hứng thú với môn Lịch sử".
Nội dung môn phân môn Địa lí ở lớp 5 học cả chương trình địa lí của các châu lục và đi vào chi tiết một số nước lớn với rất nhiều số liệu.
Môn tiếng Việt lớp 4- 5 hiện hành cũng tương đương với kiến thức tiếng Việt ở lớp 6- 7 của sách giáo khoa 1979.
Các em cũng bắt đầu học và làm bài tập về các đơn vị từ loại, ngữ pháp như học sinh lớp 6-7. Đó là từ đơn, từ phức (từ ghép, láy) từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, đại từ, danh từ, tính từ, đại từ, trạng ngữ….
Và có những bài tập tiếng Việt lớp 4, lớp 5 ngày nay còn khó hơn ở lớp 6-7 ngày trước chúng tôi được học.
Đối với nội dung môn Toán lớp 5 hiện hành phần lớn được lấy từ chương trình toán học lớp 6 của chương trình sách giáo khoa 1979 nên rất nặng nề.
Phải nói thật là nhiều phụ huynh dù đã học đại học thì khi con mình bước vào lớp 3 trở đi là nhiều bài tập tiếng Việt, Toán cũng “tắc tịt”, khó có thể hướng dẫn kèm cặp con em mình một cách thấu đáo.
Ngay cả chương trình lớp 1 hiện hành cũng cho thấy người viết sách đang quá kì vọng vào những đứa trẻ vừa rời trường mẫu giáo để tiếp cận với những chữ cái, con số đầu tiên.
Thế mà mới lớp 1 người ta đã bắt các em học 8 môn học (Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên & Xã hội, m nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Thể dục) và 2 hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Tranh minh họa bài "Làm việc thật là vui" của nhà văn Tô Hoài. Ảnh: PLO. |
Đó là chưa kể những môn học “mẹ ôm con” như môn tiếng Việt có tới 4 phân môn.
Vậy nên, phần lớn phụ huynh học sinh ở các thành phố hoặc gia đình có điều kiện đã cho con học thêm từ khi học…mẫu giáo.
Không học thêm trước khi vào lớp 1 thì làm sao có thể tiếp cận với những yêu cầu và khối lượng đồ sộ của kiến thức lớp 1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm dạy thêm ở cấp tiểu học là đúng, nhưng không đủ và không giải quyết được vấn đề. Vì cái gốc nằm ở chương trình sách giáo khoa quá nặng, do chính Bộ tạo ra.
Cái sai từ gốc không sửa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang sửa kiểu cắt ngọn để “vỗ yên dư luận” về dạy thêm học thêm bằng cách ra công văn chỉ đạo không được cho học sinh học thêm trước lớp 1.
Tuy nhiên, trước thực tế sách giáo khoa và chương trình vẫn nặng nề như vậy, hầu hết phụ huynh phải tự “cứu” con mình trước nếu không thì làm sao theo kịp chương trình mà các nhà biên soạn đã soạn sẵn!
Nhìn lại sách giáo khoa năm 1979
Một số chuyên gia biên soạn chương trình sách giáo khoa 2000 đều đánh giá là chương trình này ưu việt hơn hẳn sách giáo khoa năm 1979 bởi đã quy tụ hơn 500 nhà khoa học tham gia viết sách, đã thực nghiệm qua 4 năm học.
Thế nhưng, chương trình sách giáo khoa tiểu học 1979 nhẹ nhàng và dễ tiếp cận hơn chương trình hiện hành rất nhiều.
“Tích hợp” Lịch sử và Địa lí, nhóm biên soạn mới nghĩ được 4 chủ đề? |
Có lẽ, những nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa nghĩ rằng học sinh tiểu học đã đủ lớn để lĩnh hội một khối lượng kiến thức đồ sộ mà các nhà khoa học đã và đang trang bị cho cấp học này.
Chương trình sách giáo khoa tiểu học năm 1979 chỉ có các môn Toán, Tiếng Việt, Kể chuyện, Đạo đức, Thể dục và Khoa học thường thức.
Hơn nữa, sách giáo khoa tiểu học lúc bấy giờ nhẹ nhàng về kiến thức hơn, ít môn học hơn nên học cái gì là có thể nắm được cái đó.
Và cũng có thể là lúc bấy giờ giáo viên không phải “tích hợp”, không phải tuân thủ theo chỉ tiêu, được phép cho học sinh ở lại lớp nếu các em thực sự gặp khó khăn không thể tiếp thu kiến thức.
Chúng tôi thủa đi học tiểu học hay trung học cơ sở, trung học phổ thông không phải chạy đua theo các cuộc thi và không phải học nhiều thứ giống bây giờ. Thầy cô dạy cái gì thì học sinh hiểu và nắm chắc cái đó.
Học trò của sách giáo khoa 1979 chỉ học 1 buổi ở trường, còn 1 buổi phải giúp bố mẹ việc nhà, thậm chí là việc đồng áng, vui chơi cùng chúng bạn nhiều hơn.
Chúng tôi có tuổi thơ thực sự khi học chương trình 1979, nhưng con em chúng tôi lại không có được hạnh phúc ấy. Học 2 buổi / ngày vẫn thiếu, học ngày không đủ tranh thủ “cày” đêm.
Thủa chúng tôi cấp 1 (tiểu học) hầu hết đã biết bơi lội, biết nấu cơm, quét nhà, biết chăn trâu bò giúp cha mẹ và thậm chí là bắt đầu ra đồng làm việc đồng áng.
Cách ứng xử giữa bạn bè, tình thầy trò hay quan hệ trong gia đình cũng thấy lễ phép, nhân ái, bao dung hơn.
Ngay cả như một số người không có điều kiện được học cao mà chỉ học qua cấp tiểu học cũng đã biết trình bày một văn bản hành chính, biết tính toán, đo đạc được ruộng đồng.
Điều này, bây giờ học sinh trung học phổ thông mới làm được. Thậm chí nhiều em chưa làm được.
Đó là chưa kể đến việc tình trạng bạo lực học đường ngày trước ít hẳn hơn bây giờ, con người cũng không vô cảm trước những bất bình, tai ương mà mình thấy.
Nguyễn Cao
Nhận xét
Đăng nhận xét