Ngày 15 tháng 01 năm 2018 thứ hai

Ngày 15 tháng 01 năm 2018 thứ hai, thị xã Sơn Tây có nhiệt độ từ 14-21, hôm nay ngày 29 tháng 11 là ngày giỗ của cụ Phùng Triện còn gọi là cụ Xã Con làng Tân phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy HN ( bố đẻ của cụ Phùng Thị Tiến), mai táng tại nghĩa trang thôn Yên Kỳ xã Phú Sơn, Ba Vì, số mộ 91 D25. 14h chỉnh lại hàng rào giáp ranh nhà Châu-Minh để tránh hai con khuyển sủa nhau. Con GIÔN đã mang bầu nổi bụng…



Chuyện loa phường:

Người Hà Nội sắp thoát cảnh “ô nhiễm âm thanh” nhờ loa phường kiểu mới

 Những chiếc loa phường ồn ào, lạc hậu sẽ dần được Hà Nội tiến hành loại bỏ. Thay vào đó, sẽ là những “chiếc loa phường” thế hệ mới được sản xuất bởi MobiFone.
Có một sự thật: Người Hà Nội không thích loa phường
Những chiếc loa phường vốn gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân. Với giá thành rẻ, dễ lắp đặt, thi công, loa phường từng là một công cụ hữu hiệu trong việc lan truyền tin tức.
Theo ông Lưu Đức Hậu (phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội), người phụ trách công tác phát thanh phường suốt 20 năm, loa phường ngày xưa là một phần không thể thiếu trong đời sống người Hà Nội.
Gắn bó nhiều năm với công việc này, ông Hậu có không ít những kỷ niệm với chiếc loa phường. “Có người dân bảo với ông, nhờ tiếng loa của ông mà họ không cần đồng hồ báo thức, không bao giờ dậy muộn giờ. Loa được phát ra mỗi ngày từ 5h30' cho đến 7h sáng.”, ông Hậu chia sẻ.
chuyen loa phuong
Ông Lưu Đức Hậu chia sẻ những kỷ niệm đẹp về hệ thống loa phường.
Trong hồi ức của người Hà Nội, loa phường còn là biểu tượng đẹp của những năm bao cấp và của một thời kỳ chống Mỹ. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển của xã hội, người dân ngày càng có nhiều sự lựa chọn khác nhau để tiếp cận với thông tin. Do vậy, loa phường được nhiều người xem như đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.  
Theo kết quả khảo sát gần đây của Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Hà Nội, trong hơn 3.000 người được hỏi, có tới 89,67% ý kiến cho rằng không cần thiết duy trì loa phường. Số người cho rằng loa phường thực sự cần thiết chỉ chiếm 3,68%. Ngoài ra, 6,65% số người được hỏi cho rằng loa phường có cần thiết, nhưng dứt khoát phải đổi mới.  
Sở dĩ người dân có thái độ tiêu cực với loa phường bởi không ít các bất cập nảy sinh trong quá trình hoạt động. Nội dung thông báo chưa thực sự hữu ích, vị trí đặt loa, khung giờ phát sóng không hợp lý làm ảnh hưởng không ít tới sinh hoạt của các hộ gia đình.
Góp ý với chính quyền thành phố, ông Phạm Hiếu Dân, một người dân sống lâu năm ở Thủ đô cho rằng: “Tôi đề nghị bỏ loa phường vì nó không hiệu quả. Loa phường công suất lớn, lại phát thanh vào những lúc không phù hợp. Thực tế mỗi người dân có thời gian biểu là riêng rẽ, không ai giống ai, vậy nên cũng không thể có giờ phát thanh chung cho tất cả”.
“Loa phường cộng với tiếng ồn giao thông làm môi trường thêm ô nhiễm. Loa phát công suất lớn vi phạm quy định về tiếng ồn cho phép, cũng tức là vi phạm pháp luật”, ông Dân bức xúc chia sẻ.
Cũng có cùng ý kiến tương tự, độc giả Nguyễn Minh Dũng cho rằng chính quyền nên mạnh dạn bỏ loa phường để người dân sau này còn nghĩ đến loa phường như một kỷ niệm, như tem phiếu, như đăng ký xe đạp. Số tiền tiết kiệm được từ công tác này nên được dùng chi trả cho các công tác xã hội.
he thong loa phuong cu
Nhiều ý kiến cho rằng nên sớm loại bỏ loa phường để biến nó trở thành một kỷ niệm đẹp trong ký ức của người dân thành phố. Ảnh: Bình Minh
Vì sao bỏ loa phường rất dễ mà mãi không thể làm?
Trước những ý kiến đóng góp của người dân, tại Hội nghị tổ chức hồi đầu năm 2017 của Sở TT&TT Hà Nội, Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát lại hiệu quả hoạt động của loa phường.
Theo chủ tịch Chung: "Việc duy trì hệ thống truyền thanh cơ sở rất tốn kém, một phường nói thế thôi nhưng một năm mấy trăm triệu. Trong khi, chất lượng thông tin phát hành rất thấp.” Chính vì vậy, người đứng đầu Hà Nội đưa ra kiến nghị, nơi nào loa phường không còn hiệu quả thì chính quyền địa phương cần mạnh dạn đề xuất xóa bỏ.
Dù đã có sự đồng ý về mặt chủ trương, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, hệ thống loa phường vẫn đang tiếp tục được duy trì. Sở dĩ có điều này bởi Hà Nội đang thiếu hụt giải pháp thay thế.
Loa phường là công cụ hiệu quả nhất để tuyên truyền, thông báo về các hoạt động trong một cộng đồng dân cư. Đây là vai trò mà báo chí, mạng xã hội dù đã rất phát triển nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn. Chính vì vậy, hệ thống này vẫn đang ngày đêm cần mẫn hoạt động dù có nhiều ý kiến phản đối.
he thong loa phuong kieu moi
Hệ thống “loa phường kiểu mới” đã bắt đầu triển khai thử nghiệm tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt
Hà Nội vận hành thử nghiệm “loa phường kiểu mới”
Từ đầu năm nay, Hà Nội đã đặt hàng với hai đối tác Viettel và MobiFone để cung cấp giải pháp truyền thông nhằm thay thế hệ thống loa phường. Sau một thời gian nghiên cứu, MobiFone đã bắt đầu đưa hệ thống này vào vận hành thử nghiệm tại 100 hộ dân thuộc 2 phường Thành Công và Yên Hòa (Hà Nội).
Giải pháp thay thế loa phường sẽ sử dụng một thiết bị thu phát mGateway. Thiết bị này đóng vai trò cung cấp thông tin như một chiếc loa phường. Trong tương lai, loa phường sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, bộ mGateway được lắp tới từng hộ gia đình.
Loa phường,MobiFone,Thông tin truyền thông,Thông tin cơ sở
Ông Hà Viễn Dương, người phụ trách phát triển hệ thống “loa phường kiểu mới” của MobiFone đang giới thiệu về thiết bị mGateway. Trong tương lai, thiết bị này sẽ được lắp đặt tại mỗi hộ gia đình. Ảnh: Trọng Đạt
Các thiết bị này được kết nối với một mạng lưới thông tin chung. Người quản lý điều khiển việc phát thanh qua website được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây. Thông tin sau quá trình biên tập, kiểm duyệt sẽ được đưa lên đây, trước khi người quản lý kích hoạt việc truyền tin trên khắp địa bàn thành phố.
Theo ông Hà Viễn Dương, Trưởng phòng Phát triển phần mềm của Trung tâm CNTT MobiFone: “Hà Nội đã phát thử nghiệm 26 bản tin tại phường Thành Công và 38 bản tin tại phường Yên Hòa. Tin được đặt lịch phát liên tục tại 2 khung giờ 7h sáng và 18h tối”.
Loa phường,MobiFone,Thông tin truyền thông,Thông tin cơ sở
Hệ thống này được tổ chức theo mô hình phân nhánh. Người quản lý sẽ có quyền phát và kiểm soát thông tin từ các thiết bị mGateway theo khu vực phụ trách của mình. Ảnh: Trọng Đạt
“So với những chiếc loa phường truyền thống, người dân có thể chủ động lựa chọn mức âm lượng cho thiết bị mGateway. Sẽ không còn cảnh một số hộ dân suốt ngày phải cau mày khó chịu vì chiếc loa công suất lớn chềnh ềnh trước cửa. Ngoài giải quyết ô nhiễm tiếng ồn, âm thanh phát ra cũng không bị rè như loa truyền thống”, ông Dương chia sẻ.
Loa phường,MobiFone,Thông tin truyền thông,Thông tin cơ sở
Mô hình hoạt động của hệ thống loa phường kiểu mới.
Loa phường,MobiFone,Thông tin truyền thông,Thông tin cơ sở
Ứng dụng di động giúp người dân có thể điều khiển chiếc loa gắn với nhà mình. Đây cũng là nơi tích hợp các tính năng khác như chi trả hóa đơn tiền điện, nước, Internet hay truy cập vào các dịch vụ công trực tuyến của chính quyền thành phố. Ảnh: Trọng Đạt
Loa phường,MobiFone,Thông tin truyền thông,Thông tin cơ sở
Bộ cảm biến chuyển động được MobiFone nghiên cứu. Bộ cảm biến này có thể kết nối với thiết bị mGateway. Khi phát hiện chuyển động, nó sẽ nhanh chóng gửi tín hiệu thông báo tới ứng dụng di động của chủ nhà. Ảnh: Trọng Đạt
Người dân có thể kiểm soát thiết bị gắn tại nhà mình bằng ứng dụng trên smartphone. Trong tương lai, hệ thống này sẽ cung cấp thêm dịch vụ giám sát an ninh, chống đột nhập theo yêu cầu của từng hộ dân thông qua việc tích hợp thêm các bộ cảm biến. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể chi trả hóa đơn tiền điện, nước, Internet thông qua ứng dụng di động.
Với chính quyền, giải pháp này đem lại lợi ích kinh tế lớn nhờ mô hình quản lý tập trung, không phải duy trì bộ máy vận hành cồng kềnh, tốn kém. Ứng dụng trên di động cũng sẽ là kênh tương tác hai chiều của người dân và chính quyền thành phố. Đây là sự thay đổi quan trọng so với phương pháp đưa tin chỉ một chiều trước đây.
Sau khi nghiệm thu vào tháng 1/2018, hệ thống truyền thông cơ sở kiểu mới sẽ trải qua quá trình hiệu chỉnh trước khi đưa vào lắp đặt đại trà. Chi phí cho việc thi công, vận hành và mua sắm thiết bị được chi trả bằng hình thức xã hội hóa. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển đô thị thông minh của chính quyền thành phố Hà Nội.
Trọng Đạt
Loa phường chống trộm thông minh ‘3 trong 1’ ở Hà Nội

Loa phường chống trộm thông minh ‘3 trong 1’ ở Hà Nội

Thiết bị vừa có chức năng phát thanh, vừa có cảnh báo chống trộm và có thể sử dụng các dịch vụ thông qua điện thoại thông minh.
Hà Nội dừng phát loa phường ở 4 quận nội thành

Hà Nội dừng phát loa phường ở 4 quận nội thành

Loa phường tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng chỉ phát khi có thông báo khẩn cấp hoặc theo yêu cầu của TƯ và TP.
Hà Nội chưa bỏ loa phường

Hà Nội chưa bỏ loa phường

Trước mắt, Hà Nội sẽ giữ nguyên hệ thống loa truyền thanh tại các huyện, thị xã, nhưng giảm tối đa tại các phường
Hệ thống lấy ý kiến loa phường Hà Nội hoạt động trở lại

Hệ thống lấy ý kiến loa phường Hà Nội hoạt động trở lại

Hệ thống lấy ý kiến người dân để quyết định "số phận" loa phường tại Hà Nội hoạt động trở lại sau ba ngày tạm dừng vì lý do kỹ thuật.
Website lấy ý kiến về loa phường Hà Nội bị 'nhồi' bình chọn ảo

Website lấy ý kiến về loa phường Hà Nội bị 'nhồi' bình chọn ảo

Từ chiều ngày 6/2, hệ thống thăm dò ý kiến người dân về loa phường tại trên website của Sở TT&TT Hà Nội đã bị nhồi một lượng lớn bình chọn ảo nhằm can thiệp vào kết quả lấy ý kiến nhân dân.

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

    Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

    Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm