Ngày 24/5/2023 thứ tư

 

Ngày 24/5/2023 thứ tư, độ ẩm 79%, nhiệt độ 32-26 độ C TRỜI NÓNG, OI BỨC  ĐÃ CÓ MƯA RÀO VÀO 0h46 sau đó mưa nhỏ đến 6h chưa đủ giải nhiệt mấy hôm nóng vừa qua, trời lại có nắng từ sáng sớm. Do có mưa nên chúng tôi nghỉ thể dục, thay vào đó là đọc sách chờ mở cửa để Quỳnh đi làm ca sáng 6h, bà gọi Vy lúc 6:15 để cháu ăn sáng rồi đến trường với ông BUỔI HỌC CUỐI NĂM LỚP 2B lúc 6:45 có mang theo sách vở không dùng đến của lớp 2 tặng các bạn có khó khăn, vào dịp hè tại trường Trung Hưng cũng có bể bơi giá 1 triệu cho 1 học sinh học bơi. Kiên dậy cùng bà ăn sáng, sau đó hơn 8h bố cho đi học. Tôi ăn sáng rồi tắm, giặt sau đó sang nhà Hải sắt uống trà cùng các ông Hình, Long, Ngọc, Việt, được biết việc đổi đất của đình Hậu Ninh vẫn đang thực hiện, giá công chuyển cột điện là 18 triệu trước sân nhà 13/3/Lê Lợi. Công ty MT&ĐT phối hợp với chi nhánh điện Sơn Tây cắt giảm 50% sản lượng điện của hệ thống đèn chiếu sáng công cộng để tiết kiệm điện trong mùa hè. Chiều nay nắng khá to, bên nhà 09/40/LL xe hút bể phốt làm việc đầu giờ chiều, bác Thao đi lắp mạng & Camera, tôi thu quần áo xuống nhà, bà chủ chờ đỡ nắng khoảng ngoài 15h mới ra quầy XSm chiều nay mẹ Quỳnh đón hai chị em, chị Vy sáng mai 7:30 trường Trần Phú bế giảng năm học 2022-2023. 20h TRỜI CÓ MƯA RÀO, Hà Vy thông báo với ông rằng mẹ đã đồng ý để Vy đi đăng kí lớp học bơi ở bể bơi 49 Nguyễn Thái Học.

 Ngắm cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam sau 9 năm vận hành khai thác

LÊ KHÁNH

Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng (nối liền thị xã Sơn Tây, Hà Nội - huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) có tổng mức đầu tư trên 137 triệu USD. Cầu có chiều dài hơn 5,4 km được thiết kế cho 4 làn xe chạy với tốc độ cho phép 80 km/h, khánh thành vào tháng 6/2014.

Video: Ngắm cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam sau 9 năm vận hành khai thác.

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long. Dự án có tổng mức đầu tư 137 triệu USD, được đầu tư từ nguồn vay ODA của Hàn Quốc 100 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 37 triệu USD. 
Dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long. Dự án có tổng mức đầu tư 137 triệu USD, được đầu tư từ nguồn vay ODA của Hàn Quốc 100 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 37 triệu USD. 
Cầu Vĩnh Thịnh được khánh thành vào tháng 6/2014.
Cầu Vĩnh Thịnh được khánh thành vào tháng 6/2014.
Thời điểm năm 2014, cầu Vĩnh Thịnh được đưa vào sử dụng để kết nối 2 trục hướng tâm (Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2), các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh để tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm Thủ đô với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang.
Thời điểm năm 2014, cầu Vĩnh Thịnh được đưa vào sử dụng để kết nối 2 trục hướng tâm (Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2), các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh để tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm Thủ đô với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang.
Đồng thời góp phần giảm áp lực giao thông cho các trục đường hướng tâm như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32 khi lưu thông qua trung tâm thành phố Hà Nội để đi các tỉnh phía Nam và ngược lại.   
Đồng thời góp phần giảm áp lực giao thông cho các trục đường hướng tâm như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32 khi lưu thông qua trung tâm thành phố Hà Nội để đi các tỉnh phía Nam và ngược lại.   
Đây là cây cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với chiều dài 5,4 km.
Đây là cây cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với chiều dài 5,4 km.
Cầu Vĩnh Thịnh được thiết kế với chiều rộng mặt cầu 16,5 m, 4 làn xe.
Cầu Vĩnh Thịnh được thiết kế với chiều rộng mặt cầu 16,5 m, 4 làn xe.
Mỗi làn xe rộng 3,5 m, tốc độ tối đa 80 km/h.
Mỗi làn xe rộng 3,5 m, tốc độ tối đa 80 km/h.
Điểm đầu dự án tại nút giao QL32 với tuyến tránh Sơn Tây.
Điểm đầu dự án tại nút giao QL32 với tuyến tránh Sơn Tây.
Ngay sau khi dự án hoàn thành, người dân không còn phải sử dụng phà để qua sông.
Ngay sau khi dự án hoàn thành, người dân không còn phải sử dụng phà để qua sông.
Cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng... của Hà Nội, Vĩnh Phúc và rộng hơn là của các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng... của Hà Nội, Vĩnh Phúc và rộng hơn là của các tỉnh vùng Tây Bắc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy