Chào sinh nhật Thao 8/5/2010-ĐH -BQL
Hôm nay ngày 8/5/2010 Quang mời ra ăn sáng & cung cấp thông tin ĐH chi bộ chính thức sáng nay tại thị đội Sơn Tây, gọi cho Hoa không rút ĐH; TRỞ LẠI ĐẢNG VIÊN THƯỜNG như thời kỳ những năn 1980 thấy mà vui; theo chương trình mai ăn sáng bên 51 NTH để chào mừng ĐH
Bầm ăn bánh tẻ Phú Nhi ngồi chơi cùng MIC; hôm nay tổng vệ sinh khăn gối, màn cho bầm; Chắc trưa nay lại một ngày nắng to...
Ngày 7/5/2010 CB đại hội trù bị 14:00 chiều 7/5/10 & 8:00 AM ngày 8/5/10 chính thức tại hội trường BCH quân sự TX; Mua KÉT VIỆT ĐỨC của Thao – Thái ĐTH 1.450$, 7:30 Đào Sơn đổ mái tầng 1 nhà CẦU TRÌ.56 NĂM ĐIỆN BIÊN PHỦ 7/5/1954-7/52010.
Thứ Sáu, 07/05/2010, 07:35
Cầm lái chứ không cầm chèo
(ANTĐ) - Nước ta đang nỗ lực theo đuổi nền kinh tế thị trường để hội nhập kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường quyết định giá cả, không thể sử dụng mệnh lệnh hành chính để bắt giá cả lên hoặc xuống theo ý muốn chủ quan.
Từ khi nước ta tuyên bố đi theo nền kinh tế thị trường, đã có không ít bằng chứng cho thấy, nếu cố sức đi ngược dòng chảy thị trường thì đều phải trả giá. Gần đây, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã phải thừa nhận tại một hội nghị về vấn đề quản lý giá thuốc rằng: “Không thể sử dụng biện pháp hành chính để buộc giá thuốc đứng yên, không thay đổi…”. Luật Dược có quy định phải xây dựng giá tối đa cho các mặt hàng thuốc, thế nhưng thị trường có tới 22.000 mặt hàng thuốc và giá thuốc thì luôn “nóng lạnh” thất thường, bởi thế cho dù Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã tốn kém tới 300 triệu đồng để “xây dựng giá tối đa ba mặt hàng thuốc”, mà kết quả gần như là số không.
Có thể nhận thấy thực tế hiển nhiên là, dường như sự can thiệp của Nhà nước nhiều hơn khi kinh tế gặp khó khăn, nhất là trong và sau khủng hoảng thế giới. Đồng thời Nhà nước cũng kêu gọi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không tăng giá sản phẩm để chia sẻ khó khăn với Nhà nước và người dân. Tuy nhiên thực tế đã chỉ ra rằng, khi can thiệp bằng biện pháp hành chính thì các quan hệ thị trường sẽ biến dạng, xuất hiện thị trường ngầm, tình trạng hai ba giá và nhiễu loạn thông tin. Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất khiến các ngân hàng “lách luật” bằng cách thu thêm các loại phí ngầm, đẩy lãi suất thực lên cao.
Cuối cùng Ngân hàng Nhà nước lại buộc phải “thả” lãi suất cho thị trường điều chỉnh. Tương tự, chỉ sau khi điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt thì giá USD giữa ngân hàng và chợ đen mới ngang bằng nhau và tỷ giá đã hết nóng lạnh thất thường. Việc kêu gọi đạo đức, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhà nước cũng không mang lại hiệu quả bao nhiêu. Ngược lại, có khi còn bị viện cớ “do phải làm nhiệm vụ xã hội” nên bị lỗ. Không hiếm các đợt tăng giá lại do chính các doanh nghiệp nhà nước “đầu têu”. Rõ ràng, việc áp dụng các biện pháp mệnh lệnh hành chính không thể phù hợp với kinh tế thị trường, thậm chí mất nhiều hơn được.
Can thiệp sâu vào giá xăng dầu là một ví dụ về việc không tôn trọng thị trường. Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu trao quyền định đoạt giá xăng dầu cho doanh nghiệp, cho thị trường. Một tiến sĩ kinh tế bình luận: “Tự do hóa giá xăng dầu là một bước tiến quan trọng của nước ta trong phát triển nền kinh tế thị trường”. Vậy mà, sau khi các doanh nghiệp tăng giá khá dày trong thời gian ngắn, cơ quan chức năng lập tức yêu cầu doanh nghiệp “chưa tăng giá bán lẻ mặt hàng này”. Nếu cứ gặp khó khăn là “đi giật lùi” thì làm sao có thể đi tới đích được? Giải thích về bước đi giật lùi này, một vị Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng “kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước”.
Một số chuyên gia kinh tế có uy tín đã phân tích một cách sâu sắc rằng, không phải là sự can thiệp của Nhà nước nhiều hay ít mà là phải có hiệu quả hơn và phải phù hợp với năng lực của Nhà nước. Theo đó, vấn đề hết sức quan trọng là Nhà nước phải đảm nhiệm tốt nhiệm vụ tạo ra hành lang pháp lý, hệ thống pháp luật lành mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh.
Điều quan trọng hơn nữa là không để doanh nghiệp chiếm thị phần lớn lợi dụng địa vị “thống trị” của mình để ngăn cản sự cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp. Vai trò của Nhà nước chính là cầm lái chứ không phải cầm chèo trên dòng chảy kinh tế thị trường.
Đan ThanhThứ Bảy, 08/05/2010, 07:58 (GMT+7)
Không theo biển báo sẽ phạt nặng
TT - Ngày áp dụng các quy định “phạt nhiều”, “phạt nặng” những lỗi vi phạm của người tham gia giao thông theo nghị định 34 đang đến gần (20-5). Tuy nhiên, nhiều người đi đường tại TP.HCM vẫn chưa thay đổi thói quen vi phạm quy định về giao thông.
>> Vi phạm giao thông: Phạt trong nội thành cao gấp nhiều lần ngoại thành
>> Hà Nội: đường ngoại thành đông xe, xử phạt như nội thành
>> Phân chia nội, ngoại thành để phạt vi phạm giao thông
Chiều 7-5, khi xử phạt một xe đầu kéo vượt biển báo không cho phép rẽ trái vào đường Bạch Đằng, anh Trương Bao Tám - đội cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh (Phòng CSGT đường bộ Công an TP.HCM) - cho biết: “Hiện nay mức xử phạt lỗi này là 80.000-100.000 đồng. Nhưng từ ngày 20-5, nếu áp dụng theo quy định thí điểm phạt vi phạm trong khu vực nội thành thì mức phạt lỗi này sẽ là 300.000-400.000 đồng”. Nói chung, quy định mới sẽ xử phạt nặng đối với những hành vi không tuân theo biển hiệu, biển báo giao thông trên đường.
Thanh tra giao thông có quyền dừng xe
Ông Lê Hồng Việt, phó chánh thanh tra Sở GTVT TP.HCM, cho biết điểm mới của nghị định 34 là thanh tra giao thông được quyền dừng các phương tiện đang lưu thông nếu có hành vi vi phạm để kiểm tra và xử phạt. Trước đây, thanh tra giao thông chỉ được quyền xử phạt đối với giao thông tĩnh, tức khi phương tiện giao thông dừng đỗ và việc dừng phương tiện đang lưu thông phải có sự phối hợp với CSGT. Cũng theo nghị định 34, thanh tra giao thông có quyền xử phạt 201 nhóm hành vi vi phạm, nhiều hơn 46 nhóm hành vi so với quy định trước đây.
Hiện nay ở TP.HCM, tình trạng phổ biến nhất là người lái xe gắn máy đi vào đường cấm, đường ngược chiều. Chỉ trong vòng 15 phút chiều 7-5, tại giao lộ Ung Văn Khiêm - Xô Viết Nghệ Tĩnh - quốc lộ 13 - Nguyễn Xí có hàng chục người chạy xe gắn máy đi ngược chiều vào đường một chiều Nguyễn Xí. Với thói quen vi phạm các lỗi thuộc loại này (đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều vào đường một chiều...) hiện tại chỉ phạt 100.000-200.000 đồng, nhưng từ ngày 20-5 sẽ phạt nặng hơn, từ 300.000-500.000 đồng.
Theo nghị định mới, người đi bộ với các thói quen vi phạm quy định đi đường như qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn, sắp tới cũng sẽ bị xử phạt nghiêm với mức phạt cao nhất 120.000 đồng (mức phạt hiện hành cao nhất là 80.000 đồng). Thế nhưng hiện nay người đi bộ tại các tuyến đường có dải phân cách, thậm chí các đường có cầu vượt bộ hành đang vi phạm rất nhiều các lỗi vừa nêu.
Trên đường Trường Chinh (Q.Tân Bình), mặc dù có biển báo cấm xe gắn máy nhưng quan sát chỉ trong thời gian ngắn có tới hàng chục xe máy vẫn lao với tốc độ chóng mặt trên những làn đường dành cho các loại ôtô, mặc dù phần đường dành cho xe gắn máy ở bên trong khá rộng rãi. Càng gần giờ cao điểm, trên nhiều tuyến đường càng có nhiều người lái xe gắn máy dàn hàng ngang nối đuôi nhau thoải mái đi vào làn đường “mình thích đi”, khiến không phân biệt nổi đâu là làn đường dành cho ôtô, đâu là dành cho xe máy.
Trên đường Phan Thúc Duyện (Q.Tân Bình), CSGT ra hiệu lệnh dừng hai xe tải nhỏ lưu thông lấn sang làn đường dành cho xe gắn máy, vừa lập biên bản xử phạt vừa nhắc nhở hai lái xe về mức phạt sẽ tăng nhiều lần từ ngày 20-5. Cả hai tài xế đang bị xử phạt lắc đầu, trả lời không biết về mức phạt sắp tới sẽ tăng cao hơn.
Thượng úy Nguyễn Công Thành - đội CSGT Tân Sơn Nhất - cho biết đa số người dân biết mức phạt mới sẽ tăng nhưng vẫn còn mang tâm lý “chưa phạt chưa sợ”.
NGỌC HẬU - TRUNG CƯỜNG
Nguồn: Sở GTVT TP.HCM cung cấp
Phạm vi nội thành TP.HCM sẽ xử phạt tăng nặng
Ngày 7-5, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có tờ trình UBND TP về việc xác định phạm vi thí điểm xử phạt giao thông tăng nặng trong khu vực nội thành TP.HCM theo nghị định 34. Theo đó, Sở Giao thông vận tải đã thống nhất ý kiến với Công an TP.HCM đề nghị áp dụng thí điểm phạm vi xử phạt giao thông như sau:
- Trên đường vành đai và toàn bộ các tuyến đường bên trong vành đai trừ các tuyến đường (hoặc đoạn đường) thuộc địa bàn huyện hoặc ngoài địa bàn TP.
- Vành đai được xác định là quốc lộ 1A (bắt đầu từ nút giao thông Thủ Đức) - Nguyễn Văn Linh - đường dẫn vào cầu Phú Mỹ - cầu Phú Mỹ - vành đai đông - Nguyễn Thị Định - xa lộ Hà Nội - nút giao thông Thủ Đức. Biển báo ghi dòng chữ: “Phạm vi áp dụng xử phạt thí điểm theo nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ” sẽ được lắp đặt tại 86 giao lộ trên vành đai này.
Sở Giao thông vận tải kiến nghị Thường trực UBND TP cân nhắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các sở, ban ngành, quận, huyện trước khi chính thức ban hành quyết định chọn phương án này.
N.ẨN
top
TwitThis
Thứ bảy, 8/5/2010, 7:45 (GMT+7)
55% nạn nhân TNTT không được xử trí trước khi đến BV
Tại hội thảo "Tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc trước viện tại VN" vừa được Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và Counterpart international VN tổ chức tại Hà Nội ngày 6/5, TS. Trần Thị Ngọc Lan, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết, rất ít nạn nhân tai nạn thương tích (TNTT) được đưa đến BV đã được sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật. Có khoảng 55,36% nạn nhân TNTT chưa được xử trí trước khi đến BV và chỉ có khoảng 5- 10% nạn nhân được sơ cứu tại chỗ, trong đó một nửa sơ cứu sai kỹ thuật và vận chuyển bằng phương tiện không an toàn như xe máy, xe lôi... thậm chí cả xe tải.
HH
XÃ HỘI
Thứ sáu, 7/5/2010, 17:03 GMT+7
Facebook Twitter Google Bookmarks 1280 Bookmarks E-mail Bản In
Một giờ chặn bắt người vi phạm của cảnh sát hóa trang
7h20 sáng trên phố Ngô Quyền (Hà Nội), xe máy chở hai thanh niên mặc áo phông, quần kaki phóng vọt lên, chặn đầu chiếc Wave RS có người không đội mũ bảo hiểm. Ít giây sau, 2 cảnh sát mặc cảnh phục xuất hiện.
> Giao chỉ tiêu xử phạt cho từng đội cảnh sát giao thông
6h30 sáng 6/5, sau vài phút giao ca chớp nhoáng tại trụ sở đội cảnh sát giao thông số 1, anh Kiên, Hùng, Quân và Ninh được lệnh thành lập tổ tuần tra lưu động vừa mặc cảnh phục, vừa cải trang để xử lý người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.
Đang mặc trên mình bộ cảnh phục ngành, ít phút sau khi nhận được lệnh, thiếu úy Vũ Văn Ninh và trung sĩ Nguyễn Trung Kiên đã diện áo phông, quần kaki, chân đi dép lê dắt xe máy cá nhân ra cổng. Theo sau là xe của cảnh sát giao thông mặc cảnh phục.
2 chiến sỹ cảnh sát giao thông cải trang dùng xe máy đi lại trên đường bắt những người phạm không đội mũ bảo hiểm. Ảnh: Xuân Tùng
2 chiến sĩ cảnh sát giao thông cải trang dùng xe máy đi lại trên đường bắt những người phạm không đội mũ bảo hiểm. Ảnh: Xuân Tùng
Tổ tuần tra dạo quanh các tuyến phố: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo... Nếu phát hiện học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường, không đội mũ bảo hiểm hay đèo ba, hoặc người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tổ tuần tra sẽ chặn lại để cảnh sát mặc cảnh phục đi phía sau xử phạt.
7h20 khi đang chạy trên phố Ngô Quyền, anh Ninh và Kiên phát hiện xe Wave RS chở hai thanh niên không đội mũ bảo hiểm liền tăng ga phóng lên chặn đầu xe vi phạm. Người điều khiển xe vi phạm là Nghĩa, sinh viên ĐH Điện lực tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng khi thấy cảnh sát cải trang rút thẻ ủy quyền và ngay sau đó cảnh sát mặc cảnh phục đến xử lý thì Nghĩa và bạn đều ký vào biên bản vi phạm.
7h40, tại ngã tư Bà Triệu - Hai Bà Trưng, một người đàn ông tên Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) không đội mũ bảo hiểm đang chờ đèn đỏ thì bất ngờ bị 2 cảnh sát mặc thường phục chặn lại. Ít phút sau anh Hùng bị cảnh sát giao thông chốt gần đó lập biên bản xử phạt.
Theo ghi nhận của VnExpress.net, chỉ trong hơn một tiếng buổi sáng, lực lượng cảnh sát công khai kết hợp với cải trang của Đội cảnh sát giao thông số 1 đã xử phạt hàng chục trường hợp người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
Cảnh sát công khai lập biên bản người vi phạm. Ảnh: Xuân Tùng
Cảnh sát công khai kết hợp với cảnh sát hóa trang lập biên bản người vi phạm. Ảnh: Xuân Tùng.
Trung tá Bùi Đức Thắng, Đội phó Đội cảnh sát giao thông số 1 cho biết, kế hoạch cảnh sát cải trang kết hợp với công khai xử lý người vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã được đội triển khai gần 10 ngày nay.
Mấy ngày đầu, mỗi ngày đội phạt 70-80 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, tạm giữ 20-30 xe máy vi phạm. Gần đây, do lực lượng cảnh sát giao thông toàn thành phố làm quyết liệt nên tình trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy giảm đáng kể.
"Việc cải trang đã có tác dụng rất tốt. Nhiều người sau khi bị cảnh sát cải trang kết hợp với công khai xử phạt đã nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành tốt hơn", trung tá Thắng nói.
Theo ông Thắng, việc cải trang cũng giúp cảnh sát bắt giữ người vi phạm dễ dàng hơn. Nếu cảnh sát mặc cảnh phục, người không đội mũ bảo hiểm thường tăng ga bỏ chạy dễ gây nguy hiểm cho người khác. Còn khi cảnh sát hóa trang, người vi phạm không để ý.
Trước lo ngại việc cải trang có thể kẻ xấu lợi dụng, trung tá Thắng khẳng định: "Cảnh sát cải trang thực thi nhiệm vụ luôn có sự kết hợp của lực lượng công khai. Hơn nữa, họ đều đeo băng đỏ và phải xuất trình thẻ ủy quyền cho người vi phạm nên kẻ xấu không thể lợi dụng".
Cuối tháng 4, trước tình trạng người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm gia tăng trên các tuyến đường của Hà Nội, Phòng Cảnh sát giao thông đã lên kế hoạch, mỗi đội cảnh sát giao thông thành lập một tổ 20 người, chia làm 4 nhóm với 2 cảnh sát hóa trang tuần tra lưu động.
Các tổ tuần tra tập trung xử lý nghiêm người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc có đội, nhưng không cài quai ở các quận nội thành, những tuyến đường lớn và quanh khu vực có cổng trường học.
Dịp này, mỗi đội cũng được giao chỉ tiêu trong một ngày phải xử phạt 35-70 trường hợp, tạm giữ 6-20 xe vi phạm.
Xuân Tùng
Ý kiến bạn đọc (11)
Tôi không phản đối nhưng tôi nghĩ là hơi thừa
Tôi thấy hiện nay có nhiều người tham gia giao thông vẫn có tâm lý coi thường luật giao thông. Một số người vẫn thích không đội mũ bảo hiểm để đi ngang nhiên trên phố nhằm thể hiện mình có "đẳng cấp", "số má", "tay chơi"... Một số thì không thích đội vì có tâm lý không sợ cảnh sát, vừa đi vừa để ý, thấy cảnh cảnh sát thì tránh...
Tôi nghĩ rằng: CSGT không cần phải mặc thường phục, cứ mặc quân phục và bắt những người đi trên đường vi phạm luật thì một ngày cũng bắt được cả trăm người. Mặc thường phục chỉ có thêm chút hiệu quả ở tính bất ngờ thôi.
Điều quan trọng là: CSGT cần phải làm triệt để, kiên quyết và có đủ phương tiện, thẩm quyền để khống chế và răn đe các trường hợp chống đối, như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Tránh các trường hợp như hiện nay là có người thì bị bắt, người thì không. Khi về gặp nhau nói chuyện thì lại nói vui "do mày đi kém, chạy không nhanh nên mới bị CSGT bắt".
Đề nghị các anh CSGT hãy làm thật triệt để.
( tmt )
Có cần thiết chặn đầu xe?
"Chặn đầu chiếc Wave RS có người không đội mũ bảo hiểm" có nhất thiết phải chặn đầu xe người vi phạm không? Hành động này có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Thêm vấn đề nữa là làm sao người dân biết đâu là CSGT cải trang, đâu là tội phạm? Tốt nhất là nên chạy theo sau người vi phạm và đợi CSGT mặc cảnh phục yêu cầu người vi phạm dừng xe.
( Nguyễn Tuấn Khải )
Chút ý kiến
Làm như vậy rất tốt, nhưng vấn đề không phải đi tuần tra rồi bắt phạt, mà là vấn đề nhận thức của người dân cần phải được nâng cao. Nếu làm như vậy cho hết các tỉnh thành thì không có đủ CSGT.
Có thể đưa việc tuyên truyền và quản lý đội nón bảo hiểm xuống các cấp như: cơ quan, xí nghiệp, công ty, công trình, các trường đại học, dạy nghề... chắc có thể có hiệu quả hơn.
( Người nhà quê )
Rắc rối vậy sao
Cảnh sát cải trang cũng phải đi tuần giống cảnh sát mặc sắc phục nhưng khi phát hiện được người phạm luật lại không xử lý được, phải chờ một đội cảnh sát có sắc phục đến để xử lí vi phạm. Sao mà rắc rối như vậy.
Nếu người tham gia giao thông thấy có người lạ chặn xe mình lại bất ngờ nên chống lại thì sao? Sao không mặc sắc phục luôn vừa răn đe được người phạm luật vừa có thể xử lí ngay?.
( Bảo Anh )
Cải trang để lọc những 'hạt sạn'
Đúng vậy, còn rất nhiều trường hợp cần biện pháp cải trang. Trong ngành CSGT vẫn còn nhiều "hạt sạn"nên có những cảnh sát mặc thường phục để sàng lọc những cảnh sát khác nhận hối lộ!
( dtrang )
Trang phục cần lịch sự hơn
Có cần thiết khi cải trang phải ăn mặc áo phông, quần kaki, chân đi dép lê... Theo tôi cảnh sát có cải trang thì cũng nên lịch sự một chút!
( Thanh Tú )
Dao 2 lưỡi
Cải trang như vậy vô tình làm cho bọn tội phạm giả danh cảnh sát mà phạm tội thì sao?
( nguyễn thẳng thắng )
Hoan nghênh
Sáng kiến của CSGT Hà Nội thật đáng hoan nghênh, hy vọng CSGT TPHCM cũng nhân rộng mô hình này.
( nguyen quoc hung )
Thừa quá
Thực sự nếu phải cần một cặp cảnh sát mặc cảnh phục lẽo đẽo đi sau cặp cảnh sát mặc thường phục thì quả là thừa. Tội gì cặp cảnh sát mặc sắc phục không xử lý luôn đi.
( Nguyễn Bùi Anh Tuấn )
Tôi ủng hộ
Tôi hoàn toàn ủng hộ với cách tổ chức này của cơ quan CSGT. Hy vọng sau một thời gian thực hiện "bài" này, nhiều người sẽ có ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn.
Tuy nhiên, nhân tiện đây tôi xin đề cập ý kiến: nên có một đội thanh tra mặc thường phục "giả vờ" vi phạm luật giao thông vào buổi tối, thời điểm có các cảnh sát cơ động làm việc trên các tuyến đường để phát hiện những hành vi nhận hối lộ.
Tôi thấy tình trạng này khá nhiều, ngoài những tấm gương trong truy quét tội phạm và không nhận hối lộ, vẫn còn những hạt sạn cần được thanh lọc.
( Nguyẽn Vova )
1, 2
Ý kiến của bạn
Thay hình khác
Off Telex VNI VIQR
Các tin khác
[Trở về]
* Bà lão chết trên cánh đồng giữa nắng nóng 39 độ (07/05)
* Ngư dân Việt Nam lại bị Trung Quốc bắt giữ (07/05)
* 4 ngày Hà Nội phạt 720 xe khách vi phạm (07/05)
* Xe trộn bêtông lao vào nhà dân (07/05)
* Cứu hộ người chết đuối, 5 chiến sĩ hy sinh (07/05)
* Xe cảnh sát bị đốt cháy trên quốc lộ 1A (07/05)
* Khách nước ngoài mệt mỏi khi hồ Gươm thành công trường (07/05)
* Cô gái bỏ quên nửa tỷ đồng trên xe khách (07/05)
* Điều tra vụ xả nước thải làm cá chết hàng loạt (07/05)
* Nổ lớn ở nhà kho trong Công ty mía đường 2 (06/05)
* Ba đốt hầm Thủ Thiêm được nối thông nhau (06/05)
* Chủ xe ba bánh dừng hoạt động được hỗ trợ 5 triệu đồng (06/05)
* Hà Nội siết chặt việc sử dụng điều hòa ở công sở (06/05)
* Hà Nội tập trung người lang thang trước đại lễ 1000 năm (06/05)
* Ngụy trang hệ thống cống để xả nước thải ra sông (06/05)
Nhận xét
Đăng nhận xét