Chúc đại hội BQL thành công

Hôm nay ngày 8/5/2010 Quang mời ra ăn sáng & cung cấp thông tin ĐH chi bộ chính thức sáng nay tại thị đội Sơn Tây, gọi cho Hoa không rút ĐH; TRỞ LẠI ĐẢNG VIÊN THƯỜNG như thời kỳ những năn 1980 thấy mà vui; theo chương trình mai ăn sáng bên 51 NTH để chào mừng ĐH
Bầm ăn bánh tẻ Phú Nhi ngồi chơi cùng MIC; hôm nay tổng vệ sinh khăn gối, màn cho bầm; Chắc trưa nay lại một ngày nắng to...
Số 34/QĐ/UB ngày 22 tháng 01 năm 1988 thành lập Công ty kinh doanh quản lý chợ Sơn Tây-của UBND thị xã Sơn Tây (chưa phát sinh hiệu lực).& Số 1240/QĐ-TC ngày 22 tháng 03 năm 1988 Thành lập Ban quản lý chợ Nghệ thuộc UBND thị xã Sơn Tây củ UBND thành phố Hà Nội (còn hiệu lực). Cầm lái chứ không cầm chèo
Thứ 5, 25/12/1952
09/11/1952(AL)- ngày:Ất tỵ, tháng:Nhâm tý, năm:Nhâm thìn
Là ngày: Nguyên Vũ Hắc Đạo Trực: Chấp
Nạp âm: Phú Đăng Hỏa hành: Hoả Thuộc mùa: Hạ
Nhị thập bát tú: Sao: Đẩu Thuộc: Mộc Con vật: Giải
Đánh giá chung: (1) - Tốt Xem thêm: Bảng tốt xấu theo từng việc
ập nhật 03:58 ngày 08-05-2010

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự Lễ kỷ niệm 65 năm Chiến thắng phát-xít tại Mát-xcơ-va và thăm CH Can-mư-ki-a (thuộc LB Nga)
TTXVN - Nhận lời mời của Tổng thống LB Nga Ð.Mét-vê-đép và Tổng thống CH Can-mư-ki-a (thuộc LB Nga) K.I-li-um Gin-nốp, ngày 8-5, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rời Hà Nội đi dự Lễ kỷ niệm 65 năm Chiến thắng phát-xít tại Mát-xcơ-va và thăm CH Can-mư-ki-a (thuộc LB Nga) từ ngày 8 đến 12-5.

Tham gia Ðoàn đại biểu Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 65 năm Chiến thắng phát-xít và đi thăm CH Can-mư-ki-a (thuộc LB Nga) có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn Chiền; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Ðại sứ Việt Nam tại LB Nga Bùi Ðình Dĩnh; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường.

Sau các hoạt động tại Mát-xcơ-va và CH Can-mư-ki-a (thuộc LB Nga), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đi thăm chính thức CH Bê-la-rút, LB Thụy Sĩ và thăm cấp Nhà nước CH Phần Lan từ ngày 13 đến 22-5 theo lời mời của Tổng thống CH Bê-la-rút A-lếch-xan-đơ Lu-ca-sen-cô, Tổng thống LB Thụy Sĩ Ðo-rít Loi-hát và Tổng thống CH Phần Lan Ta-ria Ha-lô-nen.

Xây dựng các vùng biển hòa bình, ổn định, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HÐH đất nước (*) (8-5)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan (8-5)
Mặt trận sản xuất nông nghiệp (*) (8-5)
Quân chủng Hải quân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Sao Vàng lần thứ hai (8-5)
Quảng Ngãi yêu cầu Trung Quốc trao trả vô điều kiện tàu và 11 ngư dân (8-5)
Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay (8-5)
Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa Ban Tuyên giáo T.Ư và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (8-5)
Ngày 12-5, khai mạc Ðại hội Ðại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất (8-5)
Thành lập Ban Tổ chức Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII (8-5
Chiến thắng Điện Biên:
Sự thể hiện tài tình đường lối và nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng ta

- Sau ngày Hồ Chủ tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến chống Pháp. Với đường lối

Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri. Ảnh tư liệu.
chiến tranh và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân của TƯ Đảng và Hồ Chủ tịch, bằng sức mạnh và khí phách quật cường của dân tộc, ta càng đánh càng thắng, người thêm đông, quân thêm mạnh. Thế trận cuộc chiến cho thấy nước Pháp đứng trước nguy cơ bại trận là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, sau hàng loạt các chiến thắng của quân đội và nhân dân ta trong các chiến dịch: Biên giới thu đông 1950, chiến thắng Sông Lô, Chân Mộng Trạm Thản(1952), chiến thắng Tu Vũ, Hòa Bình (1953) thực dân Pháp ngày càng lâm vào thế bị bao vây cô lập nhiều mặt cả về quân sự cũng như kinh tế chính trị. Song ảo tưởng rút lui trong danh dự đã khiến người Pháp tiêp tục dấn sâu hơn nữa vào vũng lầy chiến tranh Đông Dương. Pháp đã cử tướng Nava – Tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương và chuẩn y kế hoạch của Nava giải quyết vấn đề Đông Dương chỉ gọn trong 18 tháng. Pháp hy vọng co cụm tại cánh đồng Điện Biên rộng lớn để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh, pháo đài bất khả xâm phạm.

Nắm rõ âm mưu của địch, Bộ Chính trị đã quyết định mở cuộc tấn công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 bẻ gãy kế hoạch Nava. Ngày 6-12-1953 Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch đã họp thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ mở chiến dịch Điện Biên trận đánh quyết thắng mang tính chiến lược giữa ta và quân đội viễn chinh Pháp. Sau thời gian chuẩn bị các điều kiện cho chiến dịch, đúng 17 giờ ngày 13-3-1954 ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Trước đó, với vị trí chiến lược quan trọng và là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến, thực hiện nhiệm vụ của Bộ Chính trị giao, Tỉnh uỷ đã tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền và lực lượng vũ trang chủ động đối phó với các tình huống sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Ngày 19-8-1953 Ban Thường Vụ Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết số 348-NQ/PT thành lập “Hội đồng cung cấp mặt Trận” của tỉnh nhằm huy động tối đa nhân tài, vật lực của tỉnh cho tiền tuyến, đảm bảo thông suốt giao thông các tuyến đường ra mặt trận.

Để góp phần đảm bảo cho chiến dịch Điện Biên thắng lợi, Liên khu ủy Việt Bắc chỉ thị cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa chiến đấu vừa “bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ cung cấp về lương thực, dân công, phương tiện cho chiến dịch theo nhiệm vụ và kế hoạch của Hội đồng cung cấp khu đã giao”. Chấp hành nghiêm chỉ chị của trên, Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức tốt lực lượng chiến đấu ở địa phương vừa huy động mức cao nhất sức người, sức của cho chiến dịch lịch sử này. Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến - tất cả để chiến thắng”, từ đầu năm 1954, Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã động viên 1.434 thanh niên lên đường nhập ngũ bổ sung cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, vượt mức liên khu giao 200 người. Từ trung tuần tháng 2 năm 1954, hàng chục ngàn dân công Phú Thọ cùng với dân công các tỉnh hậu phương đã rầm rập hướng ra tiền tuyến.

Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn do thời tiết khắc nghiệt và do địch đánh phá ác liệt, nhưng từng đoàn xe thồ, xe trâu và từng đoàn thuyền lớn, nhỏ của nhân dân Phú Thọ vẫn vượt lên phía trước, hướng tới chiến trường. Hàng chục ngàn anh chị em dân công, thanh niên Phú Thọ không quản ngại hy sinh, gian khổ, ngày đêm băng rừng, trèo đèo, lội suối mở đường, vận chuyển lương thực, đạn dược ra mặt trận tiếp tế cho bộ đội giết giặc. Để phục vụ tốt chiến dịch lịch sử này, Tỉnh ủy Phú Thọ đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các nhiệm vụ của Trung ương giao. Tỉnh đã phân công, giao nhiệm vụ cho 17 đồng chí là huyện ủy viên, 20 đồng chí cán bộ cơ quan quân sự và 70 cán bộ xã trực tiếp tổ chức, động viên, chỉ huy lực lượng dân công.

Để tăng nhanh khả năng vận chuyển từ hậu phương ra mặt trận, tỉnh Phú Thọ đã huy động 69.335 người trực tiếp phục vụ chiến dịch, trong đó có 19.333 người là dân công hỏa tuyến (vượt mức 343 người). Tổng số dân công vận chuyển gạo và tham gia các nhiệm vụ phục vụ chiến dịch là 261.500 người (trong đó số dân công trực tiếp phục vụ toàn chiến dịch là: 113.337 người). Trong đợt phục vụ chiến dịch này đã xuất hiện những tấm gương cảm động. Cụ Trần Văn Thiện, 64 tuổi ở xã Võ Lao (Thanh Ba), mặc dù tuổi cao nhưng vẫn nhiệt tình cùng con gái, con dâu đi phục vụ chiến dịch. Cụ nói “nhờ ơn Đảng, Chính phủ, Bác Hồ, tôi nay có ruộng cày, có áo mặc, cơm ăn thì phải cho tôi đi phục vụ bộ đội…”. Trong suốt thời gian chiến dịch, tỉnh Phú Thọ đã huy động 1.087 chiếc xe đạp thồ, 3.137 thuyền vận tải lương thực, vũ khí trên các dòng sông và 80 xe trâu, xe tham gia phục vụ tiền tuyến. Trong số anh, chị, em đi dân công phục vụ chiến dịch, có nhiều người đã anh dũng hy sinh. Mặc dù lương thực, thực phẩm trong nhân dân còn thiếu thốn, khó khăn, nhưng với tinh thần tất cả cho chiến thắng, nhân dân Phú Thọ đã đóng góp 4.318 tấn gạo, bằng một phần ba tổng số gạo của cả chiến dịch, 4.149 con trâu, bò và 334,141 tấn thịt lợn, 141 tấn đỗ, lạc, vừng, 31.100 ki-lô-gam đường. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, tỉnh đã cử đoàn đại biểu mang các tặng phẩm như quần, áo ấm, chăn bông trị giá 5 triệu đồng lên mặt trận để tặng chiến sĩ. Phụ nữ Phú Thọ đã gửi 208.515 bức thư động viên anh, chị em dân công ngày đêm Phú Thọ chiến dịch. Nhân dân trong tỉnh còn giúp đỡ các gia đình có người ra mặt trận 13.800 ngày công cày cấy trên đồng ruộng để bảo đảm cho mùa vụ thắng lợi.

Chiều ngày 7-5-1954, một chiều hè lịch sử, cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội ta phấp phới tung bay trên nóc hầm chỉ huy sở của địch. Sau 55 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa rầm cơm vắt, ta đã dành toàn thắng trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Tướng Đờ Cát chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã kéo cờ trắng xin đầu hàng.

Trong 9 năm kháng chiến quân và dân Phú Thọ đã tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn tên địch. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp hàng trăm tấn lương thực thực phẩm, huy động trên một triệu lượt dân công với trên 22 triệu ngày công phục vụ chiến dịch. Gần 12 ngàn thanh niên gia nhập quân đội, 2927 chiến sỹ đã anh dũng hy sinh; gần 9 ngàn người đã cống hiến máu xương trở thành thương binh, bệnh binh.

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng đã buộc thực dân Pháp phải kí kết hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến trường kì 9 năm chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã hoàn toàn thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên lập nên một thiên sử vàng tô thắm thêm truyền thống yêu nước của dân tộc ta, khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình của Đảng và Hồ Chủ tịch.

Thăng Long

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy