26/01/2013 Hiệp định Paris - đỉnh cao thắng lợi, mốc son ngoại giao



Thứ bảy ngày 26/1/2013, tức ngày rằm tháng chạp năm Nhâm Thìn còn 14 ngày nữa đến xuân Quý Tỵ,  nhiệt độ 160C trời rét & mưa phùn. Đoạn cống thoát nước 15 PĐC đã cơ bản xong tấm đan dày 10cmx50x50cm ghép lại hai bên trát vữa bê tông...

1.                       " Em, chỉ mình em mới tạo cho anh cảm giác đang sống… Những người đàn ông khác bảo đã gặp được thiên thần nhưng anh đã thấy em và thế là đủ - George Moore"
2.                       "Sự hạnh phúc cho chúng ta sinh lực cái mà là căn bản cho sức khoẻ." HenriFrédéric Amiel
3.                         
Xuân mãn nhân gian, bách hoa thổ diễm
Phúc lâm tiểu viện, tứ quý thường an
(Xuân khắp nhân gian, trăm hoa đua sắc
Phúc đến nhà nhỏ, bốn mùa bình an) VTH-ST

Thứ Sáu, 25/01/2013 - 18:35

Vụ nguyên Tổng GĐ Agribank bị bắt tạm giam: Còn những ai chịu trách nhiệm?

Cho đến thời điểm Bộ trưởng Bộ Công an công bố việc đã khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng GĐ Agribank Phạm Thanh Tân về hành vi “thiếu trách nhiệm..." thì hậu quả của vụ án đã quá nặng nề.
 >> Vì sao nguyên Tổng Giám đốc Agribank bị bắt?
 >> Bắt nguyên Tổng Giám đốc Agribank

Nhà máy Luxfashion - dự án gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng.
Nhà máy Luxfashion - dự án gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng.
Hàng nghìn tỉ đồng của Agribank đã bốc hơi cùng dự án có cái tên khá sang trọng - Nhà máy Luxfashion.
Thất thoát hàng nghìn tỉ đồng

Vụ việc bắt đầu lộ ra từ chuyện dự án Nhà máy Luxfashion, tọa lạc tại lô 1C, CCN Gián Khẩu, xã Gia Xuân, Gia Viễn, Ninh Bình đóng cửa, không hoạt động sản xuất từ giữa tháng 8.2012. Được biết, dự án này được thực hiện bởi Cty liên doanh Lifepro Việt Nam (Lifepro Vietnam), thành lập theo chứng nhận đầu tư số 092032000004 do Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình cấp ngày 28.1.2011 với vốn điều lệ 50 triệu USD. Cổ đông của Lifepro Vietnam gồm Cty Hồng Kông Golden Principal Investment góp 63% tương đương 31,5 triệu USD; ông Ahmed El Fedhi, quốc tịch Canada góp 30% tương đương 15 triệu USD; Cty Lifepro Vietnam 5% tương đương 2,5 triệu USD; Cty đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế (Interserco) 2% tương đương 1 triệu USD. Vậy nhưng liên doanh này đã “vẽ” ra dự án với tổng vốn đầu tư lên tới trên 300 triệu USD. Trong đó vốn xây dựng nhà máy Luxfashion gần 193.190.655USD, vốn lưu động là 112,4 triệu USD. Người đại diện theo pháp luật là ông Yang Yong - chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (SN 1980; quốc tịch Trung Quốc).

Sau khi dự án hoàn thành giai đoạn 1, ngày 30.3.2012 Lifepro Vietnam đã tổ chức khá ồn ào việc xuất khẩu sang thị trường Châu Âu lô hàng đầu tiên. Đến tháng 6.2012 dự án được Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho giải ngân phần vốn cố định bằng VND và ngoại tệ tương đương 3.000 tỉ đồng. Ngay sau đó, từ tháng 8.2012 Nhà máy Luxfashion dừng hoạt động, còn giám đốc Cty và hàng loạt chuyên gia nước ngoài bỏ về nước mang theo món nợ 3.000 tỉ đồng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội không hồi âm.

Trước tình huống này, Agribank chi nhánh Nam Hà Nội chỉ còn biết gửi văn bản số 941/NHN-TD đề nghị Lifepro Vietnam không tiến hành các thủ tục chuyển nhượng cổ phần, cổ đông hay mọi sự thay đổi khác khi chưa có ý kiến của ngân hàng do toàn bộ tài sản của dự án đã được thế chấp, vay vốn tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội. Nhưng số tài sản gồm 11 dãy nhà xưởng cùng vài dây chuyền sản xuất chẳng đáng là bao so với số tiền mà Agribank đã rót cho dự án Nhà máy Luxfashion.

Còn ai phải chịu trách nhiệm?

Vụ việc nêu trên đã bị Cơ quan điều tra Bộ CA khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phạm Thị Bích Lượng - nguyên GĐ Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, về hành vi “vi phạm các quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng”. Tuy nhiên, cá nhân bà Lượng cũng như ông Tân không phải duy nhất có thể gây vụ thất thoát hàng nghìn tỉ đồng của Agribank.

Được biết, “hạn mức” được phép quyết định cho vay của chức danh GĐ Agribank chi nhánh Nam Hà Nội chỉ ở mức 20 tỉ đồng. Còn để dẫn đến việc cho một dự án vay tới 3.000 tỉ đồng, theo phân quyền cho vay của ngân hàng này thì chắc chắn việc cho dự án này vay tiền này phải được cả một hội đồng thẩm định của ban lãnh đạo cao cấp của Agribank xem xét, quyết định. Do đó, việc Cơ quan Điều tra bắt tạm giam ông Phạm Thanh Tân chưa phải đã là kết thúc. Chắc chắn sẽ còn nhiều lãnh đạo của Agribank lúc đó đã tham gia thẩm định cho vay vốn trong dự án này nhưng không thẩm định đúng thực tế dự án, dẫn đến việc mất hàng nghìn tỉ đồng.

Được biết, ngoài vụ “thụt két” 3.000 tỉ đồng nêu trên, trong khoảng thời gian giữ cương vị Tổng GĐ, ông Tân đã đưa Agribank trở thành ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước (tính đến hết ngày 30.6). Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỉ lệ nợ xấu của Agribank chiếm 6,14%. Riêng trong năm 2012, có quá nhiều cán bộ của Agribank bị khởi tố, bắt tạm giam. Điển hình như vụ Nguyễn Tuấn Anh - nguyên Phó GĐ chi nhánh Cty vàng Agribank Hà Đông - đã bị cơ quan CSĐT, CATP.Hà Nội bắt khẩn cấp ngày 9.5.2012 về hành vi “lạm dụng chức vụ, quyền hạn...”.

Một vụ “cộm cán” khác bị Cơ quan CSĐT Bộ CA ra quyết định khởi tố bị can (ngày 18.5.2012) bắt tạm giam ông Đỗ Đức Hưng (nguyên GĐ chi nhánh Hồng Hà, thuộc Ngân hàng Agribank) về hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ do ông Hưng đã ký 8 bảo lãnh thanh toán không có hồ sơ, không hạch toán, không thu phí bảo lãnh cho một số Cty, với tổng số tiền hơn 345 tỉ đồng. Liên quan đến vụ việc này, hai cán bộ khác của Agribank Hồng Hà là Đỗ Thị Minh Hiền - Trưởng phòng tín dụng, và Trương Đăng Dần - Phó phòng tín dụng - cũng bị khởi tố, bắt giam. Cơ quan CSĐT Bộ CA cũng đã bắt tạm giam Hồ Đăng Trung - nguyên GĐ Agribank chi nhánh 6 và Hồ Văn Long - Trưởng phòng tín dụng Agribank chi nhánh 6, về hành vi “cố ý làm trái...”. Ngày 26.11. 2012, Cơ quan CSĐT Bộ CA đã bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh - nguyên GĐ chi nhánh Agribank Bến Thành (TPHCM).

Trước hàng loạt sai phạm của cấp dưới, với tư cách là Tổng GĐ Agribank (lúc đó) ông Tân phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hệ thống, quản lý cán bộ của Agribank.
Theo Công Thắng
Lao Động
Nghèo nhưng sử dụng nhân lực rất sang
Theo nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Thành Tài, nhiều người được đào tạo chuyên môn sâu nhưng không làm nghiên cứu khoa học mà đi làm quản lý, kiến thức rơi rụng dần, quá lãng phí.
UBND TP.HCM tặng bằng khen cho 34 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính năm 2012, trong đó có Sở Tư pháp TP, Công an TP, UBND quận 1, quận 2..
UBND TP.HCM tặng bằng khen cho 34 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính năm 2012, trong đó có Sở Tư pháp TP, Công an TP, UBND quận 1, quận 2... Ảnh: BM
 
Đó là những nhận xét của ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM, tại hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC) 2012 và triển khai nhiệm vụ 2013 của TP.HCM, tổ chức ngày 25-1.
Đừng làm Sở Nội vụ khó xử!
Giám đốc Sở Nội vụ TP Đặng Công Luận nhìn nhận CCHC chưa đạt hiệu quả như mong muốn một phần do trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CB-CC-VC) chưa đồng đều, hay thay đổi nên không nắm hết công việc, phải thường xuyên đào tạo, đào tạo lại. Báo cáo cũng cho thấy hiện TP có 12.266 CBCC cấp phường - xã nhưng chỉ có 5.836 người đạt chuẩn quy định (47,57%).
Ông Luận cũng than phiền các đơn vị xin biên chế nhiều nhưng chất lượng chưa đảm bảo, phải cắt cử đi bồi dưỡng, đào tạo thêm nên bộ máy cứ đẻ ra.
“Các sở - ngành nên tự cân đối, đừng để Sở Nội vụ khó xử, xin thêm biên chế mà không duyệt thì khi xảy ra chuyện gì lại đổ là tại Sở Nội vụ. Trong khi ở các nước bộ máy họ rất tinh gọn, họ quản lý nguyên cả nhà ga xe điện mà thấy có vài người. Còn riêng hầm Thủ Thiêm ta có một đoạn mà tốn gần cả trăm biên chế” - ông Luận dẫn chứng và đề nghị trong năm 2013, Thanh tra TP cần triển khai cho thanh tra các quận, huyện chủ động tiến hành thanh tra thực thi công vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa phương mình, không chờ đến các đoàn thanh tra, kiểm tra quy mô của TP.
Cái vòng luẩn quẩn
Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Thành Tài cũng nêu thực trạng các nơi than không đủ người làm việc và yêu cầu tăng biên chế nhưng thực tế vẫn chưa sử dụng hết biên chế khoán vì còn chừa lại một khoản định biên để lấy kinh phí chia cho anh em, tăng thu nhập. Đó là chưa kể số công chức được cử đi học, bồi dưỡng…
“Đào tạo mức nào và cần thiết đến đâu? Tôi thấy chúng ta nghèo nhưng sử dụng nhân lực rất sang. Điển hình trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tôi nghe cán bộ có trình độ sau ĐH (thạc sĩ, tiến sĩ) làm công tác quản lý đến 70% cũng băn khoăn. Họ đã được đào tạo chuyên môn sâu nhưng không làm nghiên cứu khoa học mà đi làm quản lý thì vài năm kiến thức rơi rụng, quá lãng phí” - ông Tài nói.
Liên quan đến chuyện CBCC đi học, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Hoài Trung cho biết ngoài 5.293 CB-CC-VC đi học bồi dưỡng các lớp do TP tổ chức, các đơn vị còn cử hoặc duyệt cho cán bộ, nhân viên đi học các chương trình đào tạo khác: cao học ngành, trung cấp nghiệp vụ, cử nhân - trung cấp chính trị...
Tuy có quy định chặt chẽ rằng việc đơn vị cử người đi học phải bố trí, sắp xếp nhân sự, không được ảnh hưởng đến công vụ, hoạt động của đơn vị nhưng phải nhìn nhận thực tế là việc CBCC đi học trong giờ hành chính “có ảnh hưởng đến công việc”. Cho đến nay, cũng chưa có đầu mối thống kê tổng số CB-CC-VC do các đơn vị cử đi học và đánh giá kết quả cụ thể, mức độ ảnh hưởng công việc. Ông Trung chỉ ra cái vòng khó cứ luẩn quẩn: CB-CC-VC không đủ chuẩn, phải đào tạo, bồi dưỡng; đưa đi đào tạo thì thiếu người làm công vụ lại xin tăng biên chế, biên chế nhiều thì khó tăng lương; lương thấp thì khó thu hút CB-CC-VC giỏi làm việc.
Cười hoài mà việc không chạy thì cũng vô nghĩa
Chúng ta phê phán thái độ của công chức đối với dân vô cảm rồi đặt camera quan sát. Nhưng đó chỉ là vấn đề cảm xúc thôi. Vấn đề chính là phải giải quyết công việc hiệu quả cho dân nhờ. Dân vẫn còn than phiền nhiều về giải quyết các thủ tục hành chính. Dĩ nhiên, có camera thì công chức tiếp dân sẽ cười tươi với dân nhưng cười hoài mà nhu cầu của dân không giải quyết được thì cũng vô nghĩa.
Ông NGUYỄN THÀNH TÀI, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM
Theo Bình Minh
Pháp Luật TPHCM
PTT Nguyễn Xuân Phúc
30% số công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về
“Tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
 
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức vào chiều 25.1, tại trụ sở Chính phủ.
Xây dựng chế độ công chức thực làm việc
Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2012 nhằm xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Mục tiêu cụ thể của đề án là đến năm 2015 có 70% các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ trung ương đến cấp huyện xây dựng và được phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch; sửa đổi, bổ sung và xây dựng được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức; nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch công chức.
100% các cơ quan ở trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức; thực hiện thí điểm đổi mới việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở xuống; đổi mới công tác đánh giá công chức theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và gắn với kết quả công vụ; xây dựng và thực hiện cơ chế đào thải, giải quyết cho thôi việc và miễn nhiệm công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật; quy định và thực hiện chính sách thu hút, tiến cử, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ; đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chế độ công chức của chúng ta hiện nay vẫn nặng tính bao cấp, nên chưa phát huy được trí tuệ của cán bộ.
“Chúng ta hiện đang có 2,8 triệu công chức, nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không? Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung, mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí công chức. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào” – Phó Thủ tướng phát biểu.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào vẫn bất cập, vì thế Ban chỉ đạo cần tìm ra những biện pháp để tìm cán bộ tốt, cán bộ giỏi bổ nhiệm vào những vị trí công chức nhà nước.
Có nên thay cơ chế biên chế bằng việc khoán kinh phí?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình - Trưởng ban Chỉ đạo - cho rằng cải cách chế độ công vụ, công chức là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là việc làm tất yếu nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn. Vì vậy, việc cải cách phải được theo hướng năng động, hiệu quả, coi trọng thực tài. Phát biểu tại hội nghị, đại diện một số bộ đều cho rằng, chế độ công chức hiện nay của chúng ta bất hợp lý, ví dụ như có những chuyên viên mới được tuyển dụng từ lớp sinh viên mới ra trường làm việc hết sức hiệu quả, bằng nhiều lần các chuyên viên chính, nhưng chế độ của họ lại rất thấp, trong khi đó những chuyên viên chính chả làm được bao nhiêu nhưng lại vẫn hưởng chế độ cao, đã thế lại giữ khư khư cái chức làm cho lớp trẻ không phát triển được. Hơn thế nữa, chế độ công chức của chúng ta quá thấp, không khuyến khích được cán bộ giải quyết công việc kịp thời.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn cho rằng, nên bỏ cơ chế biên chế mà thay bằng cơ chế khoán kinh phí, bởi biên chế nhiều chưa chắc đã làm việc tốt và nếu làm việc tốt thì được trả lương nhiều, như thế sẽ phát huy được tính sáng tạo của người lao động và rất tiết kiệm được kinh phí.
Tuy nhiên, các bộ như Tài chính, KHCN, Thông tin - Truyền thông lại cho rằng không nên khoán kinh phí như ý kiến của Bộ Tư pháp, vì sẽ xảy ra tình trạng vì tiết kiệm mà không đi công tác, không báo cáo cấp trên, không thực hiện công vụ và sẽ xảy ra tình trạng lộn xộn, thiếu nhất quán trong mức lương công chức nhà nước. Vì thế, không nước nào trên thế giới thực hiện mà nên thực hiện cải cách hành chính, giảm biên chế công chức thì mới tăng lương được.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nếu chúng ta không đổi mới chế độ công vụ, công chức thì sẽ thất bại trước nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đây là sự việc phức tạp, vì vậy việc đổi mới phải chặt chẽ nhưng không vì thế mà không dám làm, mà phải quyết tâm làm. Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành cần phát huy trí tuệ để công cuộc cải cách chế độ công vụ, công chức thành công.
Về công việc trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương áp dụng ngay việc thi công chức qua phương pháp trực tuyến, công khai, minh bạch; triển khai xác định vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức; đẩy mạnh việc tuyên truyền chế độ công vụ, công chức. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong đề án.
Theo Chí Tùng
Lao Động

07:11 | 26/01/2013
Hiệp định Paris - đỉnh cao thắng lợi, mốc son ngoại giao
TP - Lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1), sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân Việt Nam và nền ngoại giao Việt Nam, được tổ chức ngày 25-1, tại Hà Nội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gắn Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trao tặng Đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam tham gia Hội nghị Paris, lên Cờ truyền thống của ngành Ngoại giao Việt Nam.
            Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gắn Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trao tặng Đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam tham gia Hội nghị Paris, lên Cờ truyền thống của ngành Ngoại giao Việt Nam.   Ảnh: TTXVN .
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, các vị khách quốc tế, các thành viên phái đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, các cán bộ, chiến sỹ đã tham gia phục vụ Hội nghị Paris đã đến dự.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Thắng lợi này mang đậm dấu ấn và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh; có sự đóng góp từ những nỗ lực hết mình của các cán bộ, chiến sỹ trên mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ, cứu nước mà trực tiếp là cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris, cuộc đấu trí thể hiện bản lĩnh kiên cường, thông minh, sáng tạo của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam với một nền ngoại giao nhà nghề, sừng sỏ.
Chủ tịch nước cũng khẳng định Hội nghị Paris và Hiệp định Paris để lại nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa lớn trong tình hình hiện nay.
Chủ tịch nước nhấn mạnh các bài học của Hội nghị Paris là hành trang quý giá để đất nước vững bước tiến vào giai đoạn hội nhập quốc tế, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, củng cố, nâng cao thế và lực của đất nước.
Chủ tịch nước nêu rõ, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn tin tưởng và kỳ vọng rằng, phát huy tinh thần Hội nghị Paris, công tác đối ngoại nhất định sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa; ghi tiếp các mốc son mới trong sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho hai đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vì những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Helene Luc, Thượng nghị sĩ danh dự Thượng viện Pháp, Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp-Việt, kể lại những tình cảm và sự giúp đỡ quí báu của những người cánh tả và nhân dân Pháp nói chung đối với hai đoàn đàm phán của ta tại Paris.
Bà cho biết, trong tháng 5 tới, Thị trưởng thành phố nơi đoàn ta ở trước đây sẽ cùng với Đại sứ Việt Nam tại Pháp khai trương một công viên Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Nguyễn Đại Phượng

Dàn xe "khủng" của CSGT Hà Nội

Thứ 7, 26/01/2013 08:31

Xahoi - CSGT Hà Nội được trang bị dàn xe mới phục vụ công tác Tuần tra dẫn đoàn. 15 chiếc xe đầu tiên đã lăn bánh trên đường cùng các chiến sỹ làm nhiệm vụ.

Đội tuần tra dẫn đoàn là đơn vị đầu tiên của PC 67 Hà Nội được trang bị 15 chiếc xe Honda CBX 250 Twister
Đội tuần tra dẫn đoàn là đơn vị đầu tiên của PC 67 Hà Nội được trang bị 15 chiếc xe Honda CBX 250 Twister
Chiếc xe mới được Phòng CSGT Hà Nội  (PC67) trang bị cho đội Tuần tra dẫn đoàn là Honda CBX 250 Twister có khung xe thiết kế chịu lực cao kiểu Semi Double cradle.
Chiếc xe được trang bị thêm đèn quay, còi ưu tiên và 2 hộc để đồ 2 bên được sơn màu trắng.
Đèn trước Halogen 35/35W
Đồng hồ
Công tắc điều khiển bên tay phải
CBX 250 Twister sử dụng bình xăng con, phun nhiên liệu trực tiếp
 
Động cơ DOHC, xy lanh đơn, 4 thì, 4 xu páp, làm mát bằng không khí và dầu máy, hộp số : 6 số với dung tích xi lanh: 249 cm3
Honda CBX 250 Twister có kích thước lốp trước: 100/80-17 loại không ruột
Honda CBX 250 Twister được sơn mầu trắng, khi đưa vào sử dụng được lắp thêm đèn, còi ưu tiên và 2 thùng đựng đồ 2 bên sườn xe
Theo: VNN


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy