CSGT “cháy” thẻ xanh-ngày 31/1/13 thứ năm

Thứ năm ngày 31/1/2013, chỉ còn 09 ngày nữa đến xuân Quý Tỵ, 22:30 tối 30/1/13 PM anh Thành nhà bà Tư - Nhõm mất. sáng Trời mưa rào nhẹ, chiều nắng bờ hào gần HOA SỮA đã có Đào-Quất cảnh bán tết, thợ đã đào rãnh đến nhà Toàn - Huê, công trình sắp hoàn thành; Trở lại thời kỳ khóa cổng & mang theo khi thể dục. Vào cụ khâm để lấy bản sao tờ biên lai thuế đất 1992 cho ông Chung...Những giấc mơ của bạn chỉ có khả năng thành hiện thực khi bạn đặt niềm tin vào chúng, tin tưởng vào mình và có những hành động cụ thể. Không ai khác mà chính bạn phải chủ động làm việc đó vì chúng là giấc mơ của bạn mà. Tự tin lên, rồi bạn sẽ đặt chân tới nơi mong muốn.

1.                       Giấc mơ là đá thử vàng với bản tính của chúng ta. Henry Davi Thoreau
2.                       " Kẻ nào tấm thân được nhàn nhă thì ý chí thường yếu ớt - Gia Ngữ
3.                       "Hãy đặt mình vào địa vị người khác có nghĩa là chúng ta không thể coi trọng bản thân chúng ta là ai." Reader's Digest  

Quỹ Nhà nước trăm tỷ: Bí ẩn chi tiêu

Tại Hội thảo về định hướng và quan điểm xây dựng Luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào DN do Bộ Tài chính tổ chức ngày 30-1, PGS. TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đề cập nhiều quỹ nhà nước được đầu tư hàng trăm tỷ mỗi năm nhưng không biết chi tiêu thế nào.
Quản lý việc chia lãi
Theo ông Đặng Văn Thanh, điểm đáng chú ý hiện nay là chúng ta có Luật Ngân sách Nhà nước nhưng ngân sách ngày càng nhỏ đi trong tổng số quỹ tài chính của Nhà nước, song lại chưa có luật điều chỉnh. Bên cạnh ngân sách Nhà nước có tới 40 quỹ ngoài ngân sách. Có những quỹ tới hàng chục nghìn, thậm chí cả trăm nghìn tỷ nhưng chi tiêu ra sao, hình thành thế nào thì không ai biết.
“Tôi làm đại biểu Quốc hội 5 năm, kiến nghị mấy lần nhưng chưa một quỹ nào báo cáo công khai trước Quốc hội về tiền chi tiêu thế nào. Quanh đi quẩn lại là kết quả xóa đói giảm nghèo… Hôm trước, ngồi ở Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nghe một loạt quỹ của Bộ Y tế thấy nhiều vấn đề lắm. Có những quỹ được đầu tư hàng chục năm nay như Quỹ Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam nhưng tiền tiêu thế nào, sàng lọc, bồi bổ con người thế nào, chống bệnh hiểm nghèo thế nào không rõ”- Ông Thanh nói.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cũng theo ông Thanh, có tình trạng hiện nay là Quốc hội có những khoản đứng về mặt tài chính quốc gia, tài chính Nhà nước, Quốc hội cũng chưa được biết. Việc quản lý hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước ở các DN hiện nay cũng cần xem xét lại.

Có những DN có vốn đầu tư của Nhà nước tới hàng trăm tỉ đồng nhưng lợi nhuận lại không cao, chỉ vài tỷ bạc. Trong khi có những DN chỉ có vài phần trăm vốn của Nhà nước nhưng có tới hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận.

Điều này do từ trước đến nay ta chưa bàn đến việc quản lý lãi của các DN có vốn đầu tư của Nhà nước như thế nào, chia cổ phần cổ tức ra sao khi có vốn Nhà nước.

“Nên xây dựng Luật tài chính của những DN có vốn Nhà nước, liên quan quyền hạn, chế tài, trách nhiệm của Nhà nước ở các đơn vị này là cần thiết. Cần một cơ chế tài chính riêng đặc thù cho những DN sử dụng vốn Nhà nước. Tôi làm kế toán nên rất sốt ruột khi bỏ tiền ra mà không biết hiệu quả ra sao. Người ta chi trăm triệu nhưng khai ngàn tỷ mà không sao, không ai biết”- Ông Thanh nói.

Theo kiến nghị của các chuyên gia, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, trong khi chúng ta đang đặt vấn đề sở hữu toàn dân mà đại diện cho nhân dân chính là Quốc hội. Do đó, Quốc hội phải là chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu là Chính phủ.

PGS.TS Đặng Văn Thanh.
PGS.TS Đặng Văn Thanh.

Nhiều lỗ hổng gây thất thoát vốn Nhà nước

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, có nhiều tồn tại liên quan đến quản lý và sử dụng vốn nhà nước cũng như có những lỗ hổng trong tư duy chính sách.

Theo ông Doanh, sự tự chủ của DNNN hiện nay là rộng rãi. Sự can thiệp của các bộ còn khá nhiều nhưng việc giám sát trong quản lý vốn Nhà nước vẫn còn lỗ hổng.

Đặc biệt, vai trò giám sát của Quốc hội không được luật hoá nên chỉ có vai trò giám sát chung, đi kiểm tra sau đó có khuyến nghị, những đơn vị được khuyến nghị không thực hiện cũng chẳng sao. Còn Luật Đầu tư có quy định nhưng không phân định rõ việc sử dụng vốn đầu tư và tài sản Nhà nước.

Ngoài ra, theo ông Doanh, một lỗ hổng lớn khác là chưa có Luật về Cổ phần hóa DNNN cũng như chưa có Luật về Đầu tư công dù Bộ KH&ĐT nhiều lần đưa ra thảo luận, trình nhiều ban ngành.

“Trong khi đó chúng ta đã cổ phần hóa hơn 3.000 DNNN. Đầu tư công cũng thực hiện từ khi xây dựng đất nước nhưng đến nay vẫn chưa có luật quản lý các lĩnh vực này. Ở đây vai trò của Quốc hội chưa phát huy được hiệu quả, chưa tương xứng như yêu cầu”- Ông Doanh phân tích.

Một khoảng trống được các chuyên gia chỉ rõ trong việc quản lý vốn Nhà nước đó là DNNN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng dù sử dụng lao động lớn, tài nguyên nhiều, sử dụng tới trên 60% tín dụng nhưng chưa thực hiện được vai trò chủ đạo của DN nòng cốt, gây ra thất thoát vốn lớn của Nhà nước. Những vụ việc gây thất thoát lên tới hàng nghìn tỷ đồng xảy ra ở Vinashin, Vinalines và mới đây là ở Agribank đã cho thấy điều này.

Theo các chuyên gia, hiện các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lập ra rất nhiều công ty con, công ty cháu nhưng cơ chế góp vốn không rõ ràng, không xác định được vốn nào là vốn Nhà nước. Điều này được giải thích do chúng ta quá ham đầu tư.

Có tình trạng số công trình đầu tư công hiện nay khoảng 40.000, đầu tư rất nhiều nhưng sau khi hoàn thành thì lại không hoàn toàn trở thành doanh nghiệp Nhà nước. Cùng với đó, sự can thiệp của các bộ ngành nhà nước vào DNNN vẫn còn nặng nề nên muốn cải cách DNNN thì phải cải cách bản thân bộ máy của Nhà nước.

Phạm Tuyên

CSGT “cháy” thẻ xanh

Theo quy định mới, CSGT phải có “thẻ xanh” mới được tuần tra và xử phạt xe vi phạm nhưng nhiều nơi cho biết thẻ này về không kịp, trong khi người vi phạm thì phải xử lý.

 CSGT có thẻ xử phạt vi phạm giao thông - Ảnh: Đ.N.Thạch
CSGT có thẻ xử phạt vi phạm giao thông - Ảnh: Đ.N.Thạch

Trao đổi với Thanh Niên, đại tá Nguyễn Kim Hải, Phó trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ - Cục CSGT đường bộ - đường sắt (C67), Bộ Công an khẳng định Thông tư 45/2012/TT Bộ Công an, có hiệu lực từ ngày 1.1.2013 quy định chỉ có CSGT đeo “thẻ xanh” mới có quyền tuần tra kiểm soát, ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, sau thời điểm thông tư có hiệu lực vẫn còn tình trạng CSGT chưa có thẻ vẫn tham gia việc tuần tra kiểm soát, nhiều nơi giải thích do “thẻ xanh” được cấp phát từ C67 về không đủ, trong khi người vi phạm giao thông thì phải xử lý.

Giải thích về tình trạng này, đại tá Hải nói: “Vì phải làm rất khẩn trương, trong 1 tháng chúng tôi phải làm 1 vạn thẻ, mà lực lượng mỏng nên làm không xuể được. Mặt khác, trong quy trình cấp, một số anh em vẫn chưa hiểu hết quy định, hồ sơ cán bộ ở một số địa phương gửi lên chưa đúng theo điều lệnh. Hiện chúng tôi đang rà soát để cấp lại”. Theo ông Hải, đối với lực lượng CSGT các địa phương, nếu còn thiếu thẻ thì vẫn tiếp tục thực hiện việc tuần tra kiểm soát như bình thường nhưng theo nguyên tắc: “Chỉ có CSGT có đeo thẻ xanh mới được quyền cầm gậy ra hiệu lệnh dừng phương tiện, việc này là do tổ trưởng tổ tuần tra kiểm soát phân công, rất mong người dân thông cảm và chúng tôi sẽ khắc phục, hoàn thiện trong thời gian sớm nhất ”. Trả lời về việc tại một số địa phương như Hà Nội, vào buổi tối vẫn có lực lượng cảnh sát cơ động đi tuần tra dừng phương tiện dù không đeo “thẻ xanh”, ông Hải khẳng định chỉ có lực lượng CSGT mới được cấp thẻ, còn lực lượng cảnh sát khác có những chức năng nhiệm vụ riêng.

Trong khi đó tại TP.HCM, đến hôm qua hàng trăm CSGT thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) và công an quận, huyện vẫn chưa có biển hiệu, giấy chứng nhận CSGT tuần tra, kiểm soát trên đường bộ - theo Thông tư 45 của Bộ Công an (thẻ xanh - PV). “Theo quan điểm của Phòng, hiện các chiến sĩ CSGT chưa có giấy chứng nhận, biển hiệu thì được bố trí đi cùng với người đã có; trong đó người chưa có giấy chứng nhận sẽ đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ như: lập biên bản, điều tiết giao thông, phát hiện phương tiện vi phạm… cho đồng nghiệp trong quá trình tuần tra, kiểm soát. Phòng sẽ chủ động điều tiết lực lượng để đảm bảo khi CSGT xuống đường phải có thẻ tuần tra kiểm soát mới dừng xe vi phạm”, một lãnh đạo của Phòng PC67 cho biết. 

Thái Sơn - Đàm Huy

Lạc vào vùng đất núi lửa tuyệt đẹp

Kamchatka được coi là vùng đất huyền bí trong mắt dân du lịch cũng như các nhà khoa học.

Nằm ở điểm cực Đông của nước Nga, có một bán đảo còn giữ được vẻ hoang sơ hầu như nguyên vẹn. Đó là Kamchatka, nơi được mệnh danh là “vùng đất của núi lửa và vòi phun nước nóng”. 
Trước năm 1990, bán đảo rộng lớn ở vùng nước nóng gần biển Okhotsk này hoàn toàn không mở cửa đón du khách nước ngoài. Thậm chí, ngay cả người dân Nga cũng phải xin những giấy phép đặc biệt mới có thể bước chân vào khu vực hoang dã, đầy bất trắc này. 
Ngày nay, Kamchatka đã mở cửa rộng rãi hơn cho du khách, thỏa mãn giấc mơ của dân du lịch mạo hiểm và cả những nhà khoa học trên toàn thế giới tới đây để nghiên cứu hệ sinh thái phong phú. 
Mặc dù đã đón khách du lịch nhưng những điều kiện vật chất dành cho ngành du lịch tại Kamchatka vô cùng thiếu thốn. Điều này khiến việc khám phá vùng đất không dễ dàng nhưng cũng đồng nghĩa với việc nơi đây hầu như còn nguyên sơ, chưa bị bàn tay con người phá hủy. 
Kamchatka được tạo hóa phú cho một cảnh quan thiên nhiên mê hoặc và sự đa dạng sinh thái không đâu sánh bằng. Nơi đây có những thung lũng hoa nở tươi đẹp, những con sông chảy xiết nơi loài gấu nâu Kamchatka thường bắt cá hồi. Đặc biệt, với vô vàn ngọn núi lửa cao thấp, còn hoạt động và đã tắt lửa, Kamchatka được phong tặng là di sản thế giới của UNESCO.
Đỉnh núi lửa nổi tiếng nhất tại đây là Tolbachik, với đường lên lòng chảo cheo leo nhưng bù lại, du khách được ngắm nhìn toàn cảnh khu vực với vô vàn đỉnh núi lửa nhấp nhô. 
Bạn cũng có thể lựa chọn những tour du lịch bằng máy bay trực thăng, thăm thung lũng suối nước nóng, nơi có những ngôi nhà gỗ xinh xắn nằm bên hồ Kurrilskoye, nơi ngọn núi lửa Khodutka soi bóng. 
Bên cạnh đó, lộ trình tham quan đường bờ biển bên vịnh Avachinsky hay khu mỏ vàng bỏ hoang cũng khiến du khách vừa tò mò, vừa thích thú. 
Lựa chọn một tour đi thuyền, câu cá dọc theo sông Avacha cũng là một ý tưởng không tồi, để lại cho du khách nhiều kỷ niệm khó quên về vùng đất hoang dã ở cực Đông xứ sở bạch dương này. 

Bi hài thưởng Tết là 70 chiếc quần đùi

Nhận bịch…quần đùi từ tay nhóm trưởng với thông báo “đây là quà thưởng Tết cuối năm”, chị Trần Thị Hải - nhân viên một công ty may ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thở dài thườn thượt. Niềm hy vọng về một cái Tết “xôm” hơn mọi năm đã bị tắt ngóm.
 >> Những kiểu thưởng Tết “độc” chỉ có ở Việt Nam

Quà Tết “nhà trồng được”

Cũng theo chị Hải, nếu như năm trước, mỗi công nhân được thưởng một tháng lương thì năm nay do hàng bán không chạy nên công ty thưởng luôn…hàng ế cho nhân viên. Do vậy, mỗi người được nhận khoảng 70 chiếc…quần đùi, quần soóc nên chị Hải phải mang ra chợ nhờ bán.

“Trời lạnh nên nếu được tặng quần áo rét thì còn dùng được chứ quần đùi thì…Tôi đã tặng họ hàng, bạn bè mỗi người vài cái nhưng vẫn không hết nên tiếc của phải mang đi bán. Thôi thì được đồng nào hay đồng ấy” - chị Hải than thở.
 
Bi hài thưởng Tết là 70 chiếc quần đùi

Giống như công ty của chị Hải, do làm ăn khó khăn nên năm nay, thay vì thưởng Tết cho nhân viên bằng tiền, nhiều đơn vị quyết định thưởng bằng các sản phẩm “nhà trồng được” vừa để giải phóng hàng tồn kho, vừa đỡ được một khoản chi bằng tiền mặt. Không chỉ tặng đồ may mặc như quần áo, khăn tất, một số công ty còn tặng đường, miến, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm, nước ngọt, giỏ quà Tết, sữa, bánh kẹo…cho nhân viên.

Anh Nguyễn Văn Hùng – công nhân khu công nghiệp Sài Đồng, quận Long Biên cho biết, Tết này, công ty anh tặng mỗi công nhân 5 phiếu mua hàng tại siêu thị, mỗi phiếu trị giá 100.000 đồng.

Tuy vậy, anh Hùng không dùng phiếu này đi mua hàng vì nghĩ trong siêu thị hàng hóa sẽ đắt hơn nên đành nhượng lại cho một người bạn với giá 480.000 đồng. “Có lẽ họ tặng phiếu mua hàng của siêu thị để còn được hưởng % từ siêu thị đó” - anh Hùng chia sẻ.

Bên cạnh những mặt hàng thiết yếu, một số đơn vị còn thưởng Tết cho nhân viên bằng vé xem phim, vé tàu xe, tăng ngày nghỉ. Thậm chí có công ty còn thưởng Tết cho nhân viên bằng…gạch xây dựng.

Theo một số công nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, để giữ chân công nhân, một doanh nghiệp đã nghĩ ra một cách thưởng Tết rất lạ. Trong tháng lương cuối cùng của năm, mỗi công nhân sẽ bị giữ lại 200.000 đồng. Công ty sẽ  đưa công nhân về quê ăn Tết và đón lên làm việc bằng xe của công ty. Số tiền của mỗi cá nhân sẽ được hoàn lại khi họ đi làm đúng hẹn.

Chị Lê Thị Nhàn - một công nhân quê ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho biết: “Những người không về bằng xe của công ty thì không những không được thanh toán tiền tàu xe mà số tiền 200.000 đồng của họ cũng bị mất. Công ty thưởng Tết theo kiểu này chẳng khác nào làm khó công nhân. Một số người có ý định sau Tết sẽ chuyển chỗ làm khác nhưng vì tiếc tiền nên đành phải ở lại. Đúng là nhận thưởng Tết mà chẳng thấy vui chút nào”.

Do việc thưởng Tết bằng hiện vật là khá phổ biến nên trên nhiều trang web, tình trạng rao bán quà Tết cũng trở nên nhộn nhịp.  “Mình có chồng làm tại công ty dệt kim, đợt tết này được thưởng 700 đôi tất nam. Tất dày, rất ấm lại bền. Bạn nào có nhu cầu hãy gọi điện cho mình. Mình sẽ nhượng lại theo giá bán buôn”.

Hoặc: “Mình được thưởng 15 thùng sữa, 2 tháng nữa hết hạn. Ai có nhu cầu mua mình sẽ bán với giá rất “mềm”, thấp hơn nhiều so với tại siêu thị, khoảng 450.000 đồng/thùng. Tiếp tục giảm giá với những người mua từ 2 thùng trở lên. Mua nhanh kẻo hết”.

Thưởng cho... xong chuyện

Nói về chuyện thưởng Tết, ông Lê Đức Tuấn – nguyên cán bộ của Bộ Lao động, Thương Bình và Xã hội cho rằng, thưởng Tết bằng hiện vật hay tiền mặt thì cũng là thưởng, quan trọng là giá trị phần thưởng và thái độ của người đứng đầu cơ quan đó đối với nhân viên như thế nào. Đại đa số các đơn vị đều cho rằng, mức thưởng tối đa tương đương với một tháng lương cơ bản cho nhân viên là mức có thể chấp nhận được.

Việc thưởng Tết thường dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Việc thưởng Tết cho nhân viên do các đơn vị chủ động, họ có quyền không thưởng hoặc có quyền thưởng bằng chính sản phẩm mà họ làm ra.

Tuy nhiên, thưởng Tết cho người lao động là cần thiết bởi nó không những có tác dụng rất lớn trong việc động viên người lao động, tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững giữa 2 bên mà còn góp phần làm tăng năng suất lao động. Đáng buồn là hiện nay, một số doanh nghiệp đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc thưởng Tết nên đã có quan điểm thưởng cho… xong chuyện. Đó là nguyên nhân chính khiến người lao động bỏ việc sau Tết. 

Cũng theo ông Tuấn, có thể nói lương thưởng là yếu tố quan trọng nhất mà người lao động quan tâm khi quyết định vào làm việc tại một đơn vị nào đó. Và với họ, tiền thưởng Tết là một khoản thu nhập không nhỏ để chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầy đủ sung túc, là một khoản để tích lũy, để dành. Vì vậy, tiền thưởng là một trong những công cụ quan trọng trong việc sử dụng nhân sự mà các doanh nghiệp phải coi trọng.

Vào thời điểm cuối năm, doanh nghiệp nên nhìn nhận lại những đóng góp của người lao động trong năm qua để san sẻ lợi nhuận với họ một cách công khai, minh bạch. Có như vậy, người lao động mới có thể gắn bó lâu dài  với doanh nghiệp và các đơn vị này sẽ tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ cho việc môi giới và tuyển dụng lao động sau Tết.

Theo Huệ Linh
ANTĐ



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm