Thức ăn đường phố bị 'siết', người dân thờ ơ 21.01.2013 | 14:19
Thứ
hai ngày 21/1/2013, tức ngày mười tháng chạp năm Nhâm Thìn còn 19
ngày nữa đến xuân Quý Tỵ, nhiệt
độ 170C trời nắng đẹp, lại nấu cơm cho mấy mẹ con CAPI ăn dặm, mọi
việc trở lại bình thường, Ngày TẬN THẾ đã qua 1 tháng. Thảo phương án PCCC tại
chợ Chính cho tổ chuyên nghiệp...Thứ
hai là thời điểm thích hợp để Ma Kết giãi bày những cảm xúc của mình một cách
cởi mở, chân thành nhất. Hãy giữ ngôn từ của mình sao cho ngắn gọn, ngọt ngào
vào khoảng thời gian giữa tuần, bởi đây cũng là thời điểm mà bạn phải cạnh
tranh với nhiều đối thủ khác, trong cùng một thời điểm. Thứ năm và thứ sáu, sự
bận rộn khiến bạn dường như không thể ngơi nghỉ một chút nào. Nhưng cuối tuần
thì khác, hãy dành thời gian nhiều hơn cho các nhu cầu cá nhân nhé.
1.
Nuông con như giết con, dạy con nghiêm sẽ thành
con hiếu. Ngạn ngữ Tàu
2.
Biết tình yêu thì dễ. Biết nó bắt đầu từ lúc nào
thì khó." Long Felow
Chó mỏi mòn đợi chủ đã chết ở nhà thờ
Sau khi chủ nhân qua đời, chú chó Tommy ở Ý vẫn kiên trì ngồi đợi chủ ở nhà thờ và câu chuyện này đã khiến không ít người cảm động.
Chú chó Tommy ở nhà thờ
Khi tiếng chuông nhà thờ rung lên trong tang lễ của bà Maria Margherita Lochi vào tháng 11 vừa qua, chú chó Tommy đã chạy vào bên trong nhà thờ, đến bên cạnh quan tài bà Lochi trong giây phút cuối cùng nó được ở bên cạnh chủ.
Khi còn sống, bà Lochi đã mang Tommy về nhà nuôi sau khi phát hiện nó bị bỏ rơi ở một cánh đồng gần nhà tại Brindisi, miền nam nước Ý. Từ khi được bà Lochi nuôi dưỡng, Tommy đã trở thành một người bạn đồng hành trung thành nhất của bà Lochi.
Cha xứ Donato Panna nói: "Tommy luôn xuất hiện ở đây mỗi khi nhà thờ có lễ, nó rất ngoan ngoãn và biết nghe lời. Tommy cũng không bao giờ làm ồn, thậm chí tôi chưa bao giờ nghe thấy một tiếng sủa của nó từ khi nó xuất hiện ở đây.
Nó thường đến nhà thờ để trông ngóng bà Lochi dù bà ấy đã chết. Tôi đã để cho Tommy ngồi bên trong bởi vì nó rất ngoan, mọi người cũng không ai phàn nàn gì về sự xuất hiện của Tommy tại nhà thờ".
Tommy là một giống chó Đức được bà Lochi nuôi từ nhỏ. Kể từ khi bà Lochi qua đời, những người dân trong làng đã thay nhau chăm sóc nó.
"Tommy đã được người dân trong làng nuôi dưỡng, và giờ đây nói đã trở thành bạn của tất cả mọi người. Mọi người thay nhau chăm lo, cơm nước cho Tommy. Nó vẫn thường đến nhà thờ kể sau đám tang của bà Lochi. Tommy đến và chỉ ngồi một cách lặng yên ở đó, có lẽ nó đang trông ngóng bà Lochi trở về", cha Panna cho biết thêm.
Theo Dân Trí
21/01/2013 - 06:30
Nâng chất tranh tụng trong xét xử
Để đảm bảo chất lượng tranh tụng tại phiên tòa thì cần phải có sự bình đẳng giữa bên buộc tội và gỡ tội, HĐXX chỉ là trọng tài…
Đó là những đề xuất của nhiều thẩm phán trong hội nghị triển khai công tác năm 2013 của ngành tòa án TP Đà Nẵng.
Nhiều thẩm phán ở Đà Nẵng cho biết hiện nay chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa hình sự tại địa phương này thường khá tẻ nhạt, nhất là trong các phiên tòa không có luật sư tham gia. Những vụ khác có luật sư tham gia thì cũng tranh luận qua loa theo kiểu thống nhất về tội danh, khung hình phạt, quan điểm của VKS và chỉ nêu tình tiết giảm nhẹ.
Chất lượng tranh tụng chưa cao
Theo Thẩm phán Lê Thị Ngọc Hà (Chánh Tòa Hình sự TAND TP Đà Nẵng), trong các phiên tòa, phần tranh luận thường chỉ xoay quanh quan điểm định tội và rất ít có trường hợp tìm ra được những sơ hở của quá trình tố tụng, ít khi đưa ra được những bằng chứng phản bác xác đáng. Cũng có đôi lúc trong phần tranh luận giữa kiểm sát viên và luật sư xảy ra mâu thuẫn, căng thẳng nhưng mâu thuẫn này lại không xuất phát từ chứng cứ, quan điểm khác nhau mà lại xuất phát từ thái độ ứng xử, ngôn ngữ của các bên khi tranh luận.
Một trong những lý do khiến chất lượng tranh tụng không cao là cả chất lượng luật sư lẫn chất lượng kiểm sát viên đều chưa cao. Nhiều luật sư khi tranh luận không đưa ra được những lý lẽ có sức thuyết phục, những chứng cứ có giá trị mà chỉ chốt lại ở cuối giai đoạn tranh luận là đề nghị tòa xem xét những tình tiết giảm nhẹ thuộc về nhân thân, thái độ khai báo của bị cáo mà những điều này thì tự thân tòa cũng nhìn thấy… Về phía VKS, có trường hợp luật sư tranh luận phản đối cáo trạng, phản bác các quan điểm của VKS nhưng kiểm sát viên lại không dùng các chứng cứ để bảo vệ quan điểm mà chỉ tranh luận suông là “giữ nguyên quan điểm ban đầu”. Với các trường hợp này, Thẩm phán Hà cho rằng chủ tọa phiên tòa cần đề nghị kiểm sát viên tranh luận lại chứ không thể chấp nhận việc bảo lưu quan điểm đơn giản như vậy.
Luật sư đang tranh luận với VKS tại một phiên tòa. Ảnh minh họa: HTD
Bình đẳng giữa bên buộc tội và gỡ tội
Đó cũng là tiêu chí được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác năm 2013 ngành tòa án TP Đà Nẵng. Thẩm phán Hà nhấn mạnh: Tranh luận trong tố tụng hình sự là tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội dựa trên các chứng cứ đã được đưa ra trước phiên tòa do các bên thu thập theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đó tòa ra phán quyết. Vì vậy cần hạn chế việc tòa tham gia xét hỏi. Chỉ khi nào có vấn đề chưa được làm rõ thì tòa mới tham gia hỏi hoặc nhắc nhở kiểm sát viên hỏi để làm rõ tình tiết đó.
Theo nhiều thẩm phán khác, Điều 19 BLTTHS quy định các bên tham gia tố tụng có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định hay hướng dẫn nào xác định trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của luật sư, khi nào thì chứng cứ luật sư thu thập được công nhận… Mặt khác, BLTTHS lại quy định quyền thu thập chứng cứ, đồ vật chỉ dành cho cơ quan tố tụng. Quy định như vậy chưa đảm bảo được sự bình đẳng giữa hai bên buộc tội - gỡ tội về khâu thu thập, cung cấp chứng cứ, chưa trang bị được cho luật sư, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự phương tiện để họ bảo vệ quyền lợi tranh tụng.
Thay đổi vị trí ngồi
Cách sắp xếp vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng trong phiên tòa cũng được các thẩm phán đề cập. Nhiều ý kiến cho rằng vị trí ngồi thể hiện trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. Để đảm bảo chất lượng và đúng mô hình xét xử tranh tụng thì phải đổi mới vị trí ngồi thay thế cho vị trí như hiện nay.
Thẩm phán Nguyễn Thành (Phó Chánh án TAND TP Đà Nẵng) cho rằng với vai trò là người tài phán quyết định thì tòa phải được sắp xếp ngồi riêng biệt nơi cao nhất, thư ký ngồi dưới phía trước tòa, còn kiểm sát viên và luật sư ngồi ngang bằng, đối diện nhau. Thẩm phán Lê Thị Ngọc Hà cũng đồng quan điểm. Theo bà, việc thay đổi từ chỗ ngồi đến việc khuyến khích tranh tụng, tòa không hỏi chính… sẽ đảm bảo được tính chất tài phán của tòa và sự bình đẳng trong tranh tụng giữa các bên buộc tội - gỡ tội.
Tòa hạn chế xét hỏi
Thời gian gần đây, hầu hết các tòa ở TP Đà Nẵng đã bắt đầu áp dụng cách xét xử mới. Tại phiên tòa, chủ tọa và các thẩm phán, hội thẩm đều hạn chế xét hỏi. Toàn bộ phần xét hỏi thuộc về kiểm sát viên và luật sư (nếu có). Tòa chỉ nghe và điều khiển phiên xử. Khi thấy vấn đề nào, chi tiết nào còn chưa rõ hoặc chưa được nhắc tới thì chủ tọa phiên tòa mới nhắc nhở kiểm sát viên xét hỏi để làm rõ hơn.
Loại bỏ quan niệm “án tại hồ sơ ”
"Án tại hồ sơ" là quan niệm truyền thống đã hằn trong nhận thức của nhiều người tiến hành tố tụng khiến quan điểm đánh giá vụ án phụ thuộc vào hồ sơ mà không chú trọng đến diễn biến, phát sinh tại tòa. Có nhiều trường hợp người bào chữa trình bày luận cứ bào chữa nhưng trong bản án lại không nêu luận cứ đó hoặc có nêu nhưng không xác định là có đồng ý với luận cứ đó hay không. Thậm chí có trường hợp nêu đồng ý hoặc không đồng ý nhưng lại không phân tích lý do tại sao. Việc này khiến cho bản án trở nên mơ hồ, khi lên phúc thẩm khó hình dung quan điểm của cấp sơ thẩm. Do đó, các tòa cần phải lấy kết quả tranh tụng làm cơ sở để ra phán quyết.
Một thẩm phán TAND TP Đà Nẵng
Xét hỏi là nhiệm vụ của VKS
Chứng minh tội phạm thuộc về nghĩa vụ của VKS nên việc xét hỏi tại phiên tòa cần phải để VKS thực hiện. VKS có nghĩa vụ phải bảo vệ cáo trạng mà mình đã truy tố bị cáo và thực hiện việc chứng minh tội phạm đó. Chỉ khi nào thấy có vấn đề vướng mắc mà VKS chưa làm rõ thì tòa mới tham gia xét hỏi hoặc yêu cầu VKS xét hỏi ngay tại tòa để làm rõ. Có như vậy mới đảm bảo đúng bản chất quyền công tố của viện.
Kiểm sát viên TRẦN HỒNG SƠN,VKSND quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
|
DƯƠNG HẰNG
21/01/2013 - 00:55
Thiếu quy định trong ủy quyền THA
Trong thực tế, có nhiều người phải hoặc được thi hành án (THA) vì các lý do khách quan không thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ về THA nên ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện.
Tuy nhiên, có không ít trường hợp đương sự không thể ủy quyền được vì pháp luật chưa quy định cụ thể nên dẫn đến tình trạng áp dụng thiếu thống nhất giữa các cơ quan THA. Chẳng hạn, TAND một quận ở TP.HCM vừa qua đã tuyên trả lại tiền, tài sản cho bị cáo A. Tuy nhiên, bị cáo đang phải chấp hành án tại trại giam nên không thể tự mình đến nhận lại tiền, tài sản được, cũng không thể ra ngoài thực hiện việc ủy quyền. Nếu không mời được những người có chức năng vào tận trại giam thực hiện công chứng thì đương sự chỉ có thể lập giấy ủy quyền và xin xác nhận của trại giam về việc ủy quyền của mình để nhận lại tài sản. Trong trường hợp này, một số cơ quan THA dân sự không chấp nhận văn bản ủy quyền trên của đương sự. Tuy nhiên, cũng không ít cơ quan đồng ý trả lại một số tài sản, giấy tờ để tránh việc THA tồn đọng kéo dài.
Một chấp hành viên Cục THA dân sự TP.HCM giải thích, sở dĩ có sự áp dụng thiếu thống nhất như trên là do pháp luật không quy định cho trại giam được quyền xác nhận chữ ký của người đang bị giam giữ. Việc chấp nhận giấy ủy quyền mà đương sự đang bị giam giữ do trại giam xác nhận là sự linh động của chấp hành viên nhằm giải quyết đối với tài sản có giá trị nhỏ hoặc giấy tờ tùy thân...
Ngoài trường hợp nói trên thì việc lập giấy ủy quyền THA có xác nhận của UBND cấp xã hay phải lập hợp đồng ủy quyền có công chứng cũng có hai luồng quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng người phải THA chỉ cần lập giấy ủy quyền được UBND cấp xã xác nhận thì cơ quan THA phải chấp nhận. Tuy nhiên, cũng có quan điểm khác lại cho rằng UBND cấp xã không có thẩm quyền xác nhận giấy ủy quyền THA. Do vậy, giấy ủy quyền được UBND cấp xã xác nhận không đủ căn cứ pháp lý để phát sinh hiệu lực mà phải là hợp đồng ủy quyền có công chứng... Do có những quan điểm như trên nên dẫn đến việc mỗi nơi lại áp dụng một kiểu.
TIẾN HIỂU
Thức ăn đường phố bị 'siết', người dân thờ ơ
Việc mất vệ sinh ATTP của gánh hàng rong đã khiến cho các cơ quan chức năng tốn nhiều công sức quản lý, khắc phục. Để góp phần đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, Bộ Y tế đưa ra quy định mới bằng Thông tư 30/2012 cấp giấy chứng nhận cho hàng rong, thức ăn hè phố. Tuy nhiên, thông tư chưa được áp dụng đã gây ra nhiều tranh cãi cho người dân.
Thức ăn đường phố "mọc" khắp nơi
Trên một số tuyến đường tại TP.HCM, hầu hết hàng rong đều không đạt chuẩn như Thông tư 30 của bộ Y tế đề ra. Tuy nhiên, tại các tuyến đường như: Cộng Hòa (quận Tân Bình), Cách Mạng Tháng Tám, bệnh viện Nhi đồng 1 (đường Lý Thái Tổ, phường 10, quận 10), trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện 115, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1), hệ thống công viên việc buôn bán vẫn tấp nập và đông đúc. Những sạp hàng này, bày bán đồ ăn thức uống lộ thiên với ruồi, muỗi, bụi bẩn, còn người bán hàng không sử dụng găng tay ni-lon quy định khi bán hàng nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Tại một điểm bán bánh ướt trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình), chủ chiếc xe bánh ướt chỉ mất 20 giây để làm cho khách một hộp bánh ướt với đầy đủ giò, chả, nem, rau. Những hộp bánh ướt này đã được làm sẵn không biết từ bao giờ, đến khi có khách, chị chủ chỉ cần nhanh tay nhón ngay những miếng giò chả, bịch nước mắm là xong. Thậm chí, có những gánh hàng, người bán bày đồ ăn, thức uống không hề được che chắn bằng tủ kính mặc lòng đường, vỉa hè bụi bẩn cuốn mù mịt. Thế nhưng, người dân vẫn ung dung sử dụng những món đồ ăn rẻ tiền này mà không hề để ý đến những hệ luỵ đằng sau đó. Tại cổng bệnh viện Chợ Rẫy (quận 10, TP.HCM), anh L.V.Q (quê ở Long An) cho hay: "Nếu những gánh hàng rong bị dẹp bỏ sẽ khiến cho những người nhà bệnh nhân như chúng tôi lại càng trở nên khốn khó. Dù biết đây là những món ăn không đảm bảo vệ sinh nhưng chúng tôi vẫn phải ăn nhằm tiết kiệm chi tiêu".
Phố bán bánh tét trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.Tân Bình
Khu vực tập trung nhiều hàng thức ăn đường phố bán rong phải kể đến các cổng trường học. Thức ăn ở đây bán với giá rẻ nên thu hút được lượng người mua rất lớn chủ yếu là sinh viên, học sinh. Cho dù đã được cảnh báo về tác hại thức ăn đường phố nhưng vì thiếu thời gian, tiền bạc, nhiều học sinh vẫn coi đây là những món ăn lý tưởng. Trước cổng trường THCS Lê Văn Sỹ (Q.Tân Bình, TP.HCM), em N.T.V.A hồn nhiên nói: "Những món ăn vặt ở đây đã trở thành món quà không thể thiếu của chúng em mỗi ngày. Những lúc đói, em thấy những món ăn này ngon không kém thức ăn đắt tiền trong siêu thị".
Không chỉ thế, việc có mặt của các gánh hàng rong còn là một vấn nạn giao thông, lấn chiếm lòng lề đường, hè phố gây cản trở, ách tắc giao thông khiến lực lượng bảo vệ trật tự đô thị phải thường xuyên đi dọn đường. Để nhanh chóng thoát khỏi sự rượt đuổi của lực lượng chức năng, chủ những gánh hàng rong này không ngần ngại bỏ bớt những vật dụng trong khi thiết kế xe bán hàng như tủ kính che chắn khói bụi, bàn ghế. Nhiều quán hủ tiếu ven đường chỉ có một thùng nước để rửa hàng trăm cái tô dùng đi dùng lại. Điều này lại càng khiến cho nguy cơ ngộ độc vì thức ăn đường phố ngày càng tăng lên.
Điều đáng nói là, sau nhiều quy định nhằm dẹp bỏ gánh hàng rong của cơ quan chức năng, điểm bán hàng rong vẫn tăng lên vùn vụt. Theo con số thống kê của một số cơ quan chức năng tại TP.HCM cho biết: Tại phường 10 (quận Tân Bình) có gần 400 điểm bán hàng rong, phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) có 400 điểm, các quận khác có số điểm cao hơn gấp nhiều lần. Theo các nhà chức trách ở các quận huyện này cho biết, hiện con số đó chỉ là tương đối vì hàng ngày vẫn phát sinh nhiều điểm bán mới.
Nhiều kịch bản có thể xảy ra
Việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của gánh hàng rong khiến nhiều người phải mất mạng và khốn khổ vì ngộ độc thực phẩm. Hàng ngày, tại các bệnh viện con số ngộ độc vì thức ăn đường phố ngày càng tăng. Trước tình hình báo động này, bộ Y ế đã ban hành Thông tư 30/2012 ngày 5/12/2012 (có hiệu lực từ ngày 20/1/2013) quy định điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá nhân kinh doanh thức ăn đường phố. Ngoài những quy định cũ, điểm mới của Thông tư là người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định. Đồng thời, người bán hàng phải được khám sức khoẻ và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe.
Trước quy định mới của bộ Y tế, hầu hết chủ gánh hàng rong trên địa bàn TP.HCM đều tỏ ra ngạc nhiên. Không chỉ vậy, mọi người còn hững hờ với những quy định này. Nhiều người cho rằng quy định chỉ mang tính chung chung, bắt chẹt người dân và khó có khả năng thực hiện triệt để. Đồng thời, không ít người ái ngại về những kịch bản xảy ra thể hiện sự hạn chế và các chiêu lách luật xung quanh quy định này.
Bà N.T.B. (45 tuổi) bán hàng nước trên đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), cho biết: "Tôi bán hàng từ nhỏ đến lớn ở đây chẳng khi nào lại phải học cách làm sao để đồ ăn sạch sẽ cả. Từ nhỏ tôi đã không được đi học, một chữ cắn đôi không biết, giờ bảo tôi phải học theo thông tư gì gì đó thì khó như lên trời". Bà L.N.A bán hủ tiếu bức xúc: "Tôi không hiểu các nhà chức trách đưa ra quy định này có cải thiện được gì cho tình hình khốn khó của gánh hàng rong hiện nay. Chúng tôi rất bức xúc vì mình chẳng hề ăn cắp nhưng khi lực lượng trật tự đô thị mỗi ngày đi dẹp hàng rong đều cư xử với chúng tôi còn hơn những tên… tội phạm".
Lo ngại về những hạn chế trong Thông tư 30/2012 của bộ Y tế, anh N.V.D (quê Long An) bán bánh tét trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.Tân Bình cho biết: "Chúng tôi bán hàng ở đây ngày nào chẳng bị rượt đuổi, bắt bớ. Theo quy định, nếu chúng được đi học, cấp chứng chỉ để hành nghề mà không bị truy đuổi nữa thì chúng tôi sẵn sàng bỏ thời gian để đi học. Thậm chí, nếu có phải đóng thuế chúng tôi cũng sẵn sàng. Tuy nhiên, tôi chỉ sợ rằng vấn đề quản lý và áp dụng thông tư nói trên không những không đem lại thuận lợi mà khiến cho chúng tôi càng khó khăn hơn. Bởi vì tình hình quản lý như hiện nay thì dù có được đi học chúng tôi vẫn bị rượt đuổi như thường".
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế lại cho rằng: Thông tư 30 khó lập lại trật tự của thức ăn đường phố. Điểm quy định mới mang tính hình thức, sẽ dẫn đến chuyện người bán hàng tìm cách đối phó. Ngay cả bằng đại học hay bằng lái xe, mà người ta vẫn có thể làm giả thì giấy chứng nhận như quy định này chẳng mấy khó khăn để có được. Còn về việc bắt người bán hàng rong phải trang bị dụng cụ đúng tiêu chuẩn vệ sinh sẽ khó thực hiện được. Bởi lẽ, người bán hàng rong thu nhập ba cọc ba đồng thì làm sao đủ kinh phí trang bị đầy đủ theo quy định. Trước tình hình trên, bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Chánh (huyện Hóc Môn, TP.HCM), cho biết xã đang quản lý khoảng 200 điểm kinh doanh thức ăn đường phố. Trước khi Thông tư 30 ra đời, xã cũng có kiểm tra nhưng hầu như chưa thể xử lý triệt để bởi người kinh doanh thức ăn đường phố đa phần nghèo.
Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM, thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh đặc thù ở TP.HCM, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động. Nhu cầu sử dụng thức ăn đường phố tương đối cao vì tiện lợi, hợp túi tiền người bình dân, công nhân nhập cư. Vì vậy, từ nay về sau TP.HCM sẽ quản lý chặt loại hình kinh doanh này để vừa đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, vừa phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. |
Thơ Trịnh- Hoàng Minh
Nhận xét
Đăng nhận xét