Ngày 10/11/2020 thứ ba
Ngày
10/11/2020 thứ ba, độ
ẩm 46%, 27-17 độ C ngày nắng như mùa hè QUỐC
HỘI 14 CHẤT VẤN CHÍNH PHỦ, thủ tướng tại phiên họp cuối nhiệm kỳ...,Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia), 4:40 tôi đi thể dục quanh bờ hào
thành cổ & SVĐ thị xã như mọi ngày khi trời không mưa, 6h về cho con Sói đi
dạo quanh khu đô thị Phú Hà, 7h mang cơm cho Mylu bên Lê Lai rẽ vào ông Long
uống trà vì Hải sắt đi làm, 8:30 vào 48 ĐTH nộp tiền điện 285/15PĐC.Vết thấm cổ
trần phòng WC tầng hai vẫn còn giọt nước liển tục tuy ít dần từ thứ 7 ngày
17/11/20 đến sáng nay.BÃO SỐ 12 ĐANG tàn phá ở Bình Định-Ninh Thuận. 14:09 nhận điện của bà chủ, yêu cầu vào ngay
xem nhà anh Tám giáp hậu nhà Hải Hạnh bị chập điện máy giặt gây náo loạn phố, CA
phường & PCCC xuống hiện trường, may phát hiện kịp thời nên tổn thất không đáng
kể. Nhân dịp này tôi chặt mấy cây chuối đổ sang nhà bác Lợi lùn để làm phân+ đổi
cây kính mắt+ thay đất mới cho cây Hồng hoa mầu phớt. Hỏi anh Trọng thì được
biết anh Toàn thuê thợ khác vì việc ít & chuyên chở dụng cụ xa...
Bão số 13 gần giống bão số 9, có thể gây thiệt hại nặng nề cho miền Trung
Dự báo, sáng 12/11, bão số 13 (bão Vamco) sẽ vào Biển Đông với cường độ mạnh, cấp 12. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý, nếu ta chủ quan, bão số 13 sẽ gây thiệt hại nặng nề cho miền Trung.
Sáng nay (10/11), Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 12 và cơn bão số 13 sắp vào Biển Đông. Cuộc họp do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì.
Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết: Lúc 8h cùng ngày, bão số 12 đã vào sát đất liền các tỉnh Bình Định đến Ninh Thuận. Sáng nay, khu vực Khánh Hòa đã có gió mạnh và mưa to, đây là thời điểm trên đất liền các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa có gió mạnh.
Theo ông Khiêm, chiều cùng ngày, bão số 12 đi sâu vào đất liền và tương tác với các địa hình nên đề phòng có gió giật mạnh, tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và người.
Về tình hình mưa do bão số 12, theo ông Khiêm, trong vòng 12 giờ qua do bão còn ở ngoài khơi nên các tỉnh ven biển miền Trung đã có mưa từ 150-200mm, vùng núi là 50-70mm.
"Trong ngày hôm nay và ngày mai (11/11), khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến phía Bắc Khánh Hòa vẫn có thể mưa từ 150-300mm. Đặc biệt khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Nam có nơi sẽ mưa đến 400mm. Sáng nay, vùng núi các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa sẽ có mưa lớn hơn 12 giờ qua", ông Khiêm cho biết.
Ông Khiêm lưu ý, với lượng mưa như vậy nên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa khả năng sẽ xuất hiện đợt lũ mới, có nơi trên báo động 3. Ngoài ra, khu vực miền Trung trong 12 giờ qua đã có mưa lớn, ngày hôm nay vẫn có thể tiếp tục mưa rất to tới 150-300mm nên có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất.
"Ngoài các thông tin dự báo chung, chúng tôi còn đưa ra các bản tin dự báo cho từng khu vực theo bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt trượt của Bộ Tài nguyên và Môi trường", ông Khiêm nói.
Về nhận định cơn bão số 13 sắp vào Biển Đông, ông Khiêm cho biết: Từ ngày 6/11, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã đưa ra nhận định sớm về cơn bão này và gửi cho Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT. Ngoài ra, đơn vị này cũng yêu cầu các đài khí tượng khu vực miền Trung có thông tin sớm về cơn bão số 13 gửi cho chính quyền địa phương để chủ động ứng phó.
"Bão số 13 đặc biệt hơn bão số 12. Cơn bão này có vị trí xuất phát điểm gần giống với bão số 9. Bão số 13 có nhiều yếu tố làm cho cường độ mạnh lên như bề mặt nước biển có nhiệt độ cao. Hiện nay bão 13 đang ở cấp 8-9, trước khi vào Philippines bão có thể đạt cường độ cấp 13. Khác với bão số 10, khi vào Philippines bão số 13 bị tiêu hao năng lượng rất ít. Dự báo, sáng 12/11, bão 13 sẽ vào Biển Đông với cường độ cấp 12", ông Khiêm cho biết.
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, khi vào Biển Đông bão số 13 di chuyển khá nhanh, cường độ ít suy giảm. Do đó, các địa phương cần đặc biệt lưu ý tới an toàn cho hoạt động tàu thuyền của khu vực này.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, tính đến 6h ngày 10/11, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho gần 60.000 phương tiện (tàu, thuyền) với gần 290.000 người (hiện tất cả tàu thuyền đã vào nơi tránh trú hoặc thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão).
Tính đến 16h ngày 9/11, đã thông báo, kiểm đếm 926 tàu vận tải tại các vùng nước, cảng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, trong đó có 196 tàu biển và 730 phương tiện thủy nội địa.
Về công việc tiếp theo, quản lý chặt chẽ tàu thuyền tại nơi neo đậu, không để người ở lại trên các phương tiện, chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản khi bão số 12 đổ bộ; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; Theo dõi chặt diễn biến của bão số 13 (Vamco), thông tin kịp thời đến thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, hơn 1 tháng nhiều tỉnh miền Trung hứng chịu nhiều đợt thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Trong đợt thiên tai vừa qua, nhất là cơn bão số 9, các lực lượng từ Trung ương đến địa phương, nhất là công an và bộ đội đã vào cuộc tích cực ứng phó nên đã giảm thiểu thiệt hại.
Đối với công việc phòng chống thiên tai, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phương châm "bốn tại chỗ" rất quan trọng và phát huy hiệu quả. Ông lấy ví dụ, khu vực sạt lở ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My - Quảng Nam vừa qua lực lượng tại chỗ đã làm rất tốt công tác cứu hộ, cứu nạn nên đã cứu được nhiều người.
Phó Thủ tướng lưu ý, bão số 12 đang vào đất liền các tỉnh miền Trung, trọng tâm là khu vực Nam Trung Bộ - đây là khu vực cũng vừa hứng chịu nhiều đợt thiên tai nên tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại rất lớn. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương lên phương án thật cụ thể để ứng phó với bão số 12, nhất là hoàn lưu mưa sau bão.
Đối với tuyến biển, Phó Thủ tướng lưu ý, các cơ quan liên quan cần phối hợp với các địa phương rà soát để đảm bảo an toàn cho các đối tượng, bao gồm: tàu, thuyền hoạt động trên biển cần di chuyển khỏi vùng nguy hiểm của bão, vào nơi tránh trú an toàn; khu vực nuôi trồng thủy hải sản, kiên quyết không để người dân nào ở lại chòi canh khi bão vào; khu vực các đảo phải đảm an toàn cho người và tài sản, kể cả khách du lịch.
Với tuyến trên bờ, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải rà soát, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm; đề phòng lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nhà cửa và tính mạng người dân.
Dự báo, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 sẽ gây mưa lớn cho nhiều tỉnh miền Trung, do đó, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng cần phối hợp với các địa phương rà soát để đảm bảo an toàn cho các hồ thủy lợi và thủy điện.
"Cơn bão số 13 dự báo sẽ vào Biển Đông vào sáng 12/11 và khoảng ngày 15/11 sẽ đe dọa nhiều tỉnh ở khu vực miền Trung. Theo đánh giá cơn bão 13 có sức gió rất lớn, có thể giật cấp 15 nếu như không suy giảm. Nếu bão 13 vào khu vực miền Trung có thể sẽ gây thiệt hại nặng nề nếu chúng ta chủ quan. Do đó, tôi đề nghị các địa phương cần gấp rút ứng phó với bão 12, mưa sau bão số 12 nhưng cũng cần sớm lên phương án ứng phó với cơn bão số 13", Phó Thủ tướng lưu ý.
Nguyễn Dương
Nhận xét
Đăng nhận xét