Ngày 25/11/2020 thứ tư

 

Ngày 25/11/2020 thứ tư, độ ẩm 62%, 21-27 độ C trời nắng,Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia), 4:40 tôi dậy đi thể dục qua Lê Lợi sang Ngô Quyền, vào SVĐ & dạo quanh thành cổ khoảng 50’ rồi về cho con Sói đi dạo phố 15’, 7h mang cho cơm cho Mylu bên Lê Lai gọi ông Ngân sang lấy củi, lá, sáng nay ra 74 Lê Lợi nhận quà rồi xuống VNPT chơi 515$ TÔI Ở NHÀ VỚI CHỊ VY DO BỆNH THỦY ĐẬU tuy đã đỡ nhưng lại ngứa nhiều phải xoa, bà nội tìm lá tắm theo mạng thì lá Kinh giới, chẻ tươi, lá tre. 9h mẹ Quỳnh về chơi với Vy đến 10h chơ xem camera em Kiên trường Hoa Phượng, 10:15 thím Hạnh gọi vào chặt chuối chín cây, nhờ bác Tuấn chồng bác Lợi lùn giúp để chặt thắp hương rằm tháng 10...Chiều kiếu ông Mỹ không ra chơi được vì bận bân cháu nhỏ ốm...                            

 

CÔ và BÀ

Hà Vy đến lớp tặng cô hoa

Nhân ngày nhà giáo nước Việt ta

Về nhà cháu tặng hoa bà nội

Bà nội dạy Hà Vy ở nhà...

                       Ngày 19/11/2020

CÁCH TÍNH THỜI GIAN

Chiều nay ông đón con sớm thế

Có buổi lại trách đón muộn rồi

Thực ra thời gian thì không đổi

Chỉ tại bạn Ngọc về trước thôi...

                         Ngày 23/11/2020

Tọa đàm trực tuyến nâng cao văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Đánh giá tác giả:
 13:42 thứ tư ngày 25/11/2020
 

(HNMO) - Chiều 25-11, Báo Hànộimới phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Đan Phượng triển khai nhiều phong trào ứng xử văn hóa trong cuộc sống hằng ngày

Ông Nguyễn Đăng Xiển (quận Long Biên) hỏi: "Hà Nội đã ban hành kế hoạch để nâng cao chất lượng xây dựng các mô hình “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa”. Các mô hình trên chính là yếu tố cốt lõi để hình thành nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Vậy cần phải làm gì để từng mô hình nêu trên phát huy được nội lực tại từng gia đình vốn là “tế bào” của xã hội, từng thôn, xóm, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị?"

 Bà Bùi Thị Mai Phương, Phó Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đan  Phượng: Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động để tạo chuyển biến mạnh mẽ, huy động nhân dân tham gia xây dựng, sáng tạo các giá trị văn hóa và hưởng thụ giá trị văn hóa. Người dân cũng đã có ý thức tham gia bảo vệ phát huy các thiết chế và giá trị văn hóa đã có. 

Huyện tuyên truyền làm rõ ý nghĩa giá trị truyền thống, làm cho người dân thấy rõ dù quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng giá trị văn hóa truyền thống vẫn mãi cần thiết với cộng đồng

Đan Phượng cũng chú trọng thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị và tại nơi công cộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ: trọng dân, gần dân, học dân và có trách nhiệm với dân.

Huyện cũng đã triển khai nhiều phong trào ứng xử văn hóa trong cuộc sống hằng ngày nói lời hay làm việc tốt. Các hoạt động, cuộc thi nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làng xóm sáng - xanh -sạch - đẹp được cán bộ, hội viên, đoàn viên các hội và đoàn thể cùng nhân dân tích cực tham gia...

Công tác bảo đảm trật tự, văn minh đô thị có chuyển biến tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững, tạo cảnh quan mới  tích cực hơn. Hiện toàn huyện có 127/129 nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố, còn 2 nhà văn hóa chưa bố trí được quỹ đất; tuy nhiên đã bố trí dịa điểm sinh hoạt và nhiều di tích được trung tu, tôn tạo.

Mỗi cán bộ, công chức là người đi tiên phong trong thực hiện quy tắc ứng xử

Ông Nguyễn Duy Nam (quận Hoàng Mai) hỏi: Quận Nam Từ Liêm là một trong 10 tập thể, cá nhân được thành phố khen thưởng tại hội nghị quán triệt kỷ cương hành chính và phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”. Vậy việc thực hiện 2 quy tắc ứng xử đã có tác động như thế nào tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại công sở, nơi cư trú và nơi công cộng để từ đó xây dựng, hình thành chuẩn mực văn hóa trong lời nói, thái độ, hành vi, góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa của Thủ đô?

Bà Đinh Cẩm Nhung, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

Bà Đinh Cẩm Nhung, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm:

Việc ban hành 2 quy tắc ứng xử đã nêu ra được tất cả những chuẩn mực cơ bản để mỗi người trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày có định hướng, làm theo, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Mỗi cán bộ, công chức là người đi tiên phong trong việc thực hiện 2 quy tắc ứng xử, từ đó tạo sự lan toả đến từng người dân. 

Quận Nam Từ Liêm đã thực hiện nhiều mô hình, trong đó có mô hình bộ phận tiếp nhận kết quả thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp. Mô hình này đã được nhân rộng ở nhiều phường trên địa bàn quận. 

Trong quá trình triển khai mô hình này, quận Nam Từ Liêm tập trung thực hiện hai nội dung là giao tiếp ứng xử và giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, coi đây là giải pháp quan trọng. Để thực hiện hiệu quả hai nội dung này, quận Nam Từ Liêm đã xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính rõ người, rõ việc trong nội bộ, thực hiện giao tiếp ứng xử văn minh. Hồ sơ, thủ tục hành chính của người dân nào bị chậm trễ thì cán bộ công chức đó phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo. Quận Nam Từ Liêm cũng xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua hằng tháng đối với cán bộ công chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

Với nội dung giao tiếp ứng xử văn minh, quận Nam Từ Liêm đã xây dựng 10 nguyên tắc ứng xử trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính và quán triệt "ba không" gồm: Không để chậm trễ hồ sơ, không gây sách nhiễu phiền hà, không để người dân đi lại nhiều lần. 

Kết quả triển khai thời gian qua cho thấy, việc thực hiện 2 quy tắc ứng xử đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính. Người dân đến làm thủ tục ứng xử văn minh hơn; công tác tiếp đón, thực hiện các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh gọn. Đáng chú ý là khi các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, chính xác thì ngày càng có nhiều tổ chức, doanh nghiệp tìm đến đầu tư. Để phát huy những kết quả này, thời gian tới quận Nam Từ Liêm sẽ tiếp tục thực hiện tốt 2 quy tắc ứng xử và sẽ cố gắng có nhiều cách làm hay hơn, mới hơn.

Thực hiện văn hóa ứng xử tại lễ hội chùa Hương đã đi vào nền nếp

Bạn đọc Hoàng Ngọc Yến ở 28 Đoàn Thị Điểm, quận Đống Đa hỏi: "Hà Nội hiện có 1.206 lễ hội truyền thống trên tổng số hơn 8.000 lễ hội của cả nước. Làm sao để thực hiện công tác quản lý các lễ hội hiệu quả từng là một vấn đề nan giải trong nhiều năm đối với Hà Nội. Đề nghị cho biết những nét mới khi những nội dung của Chương trình 04/CTr-TU của Thành ủy nhiệm kỳ 2016-2020 được thẩm thấu vào đời sống tại cơ sở?"

Ông Hoàng Mạnh Tấn, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mỹ Đức.

Ông Hoàng Mạnh Tấn, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mỹ Đức: Những năm qua, thực hiện phong trào toàn dân thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh, đời sống văn hoá của nhân dân huyện Mỹ Đức đã có nhiều thay đổi. Mỹ Đức có lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng kéo dài trên 3 tháng. Trước đây, vào mùa lễ hội xảy ra nhiều vấn đề phức tạp như: chèo kéo khách, bói toán, bán thịt tươi sống… Nhưng những năm gần đây, dươi sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự hưởng ứng của nhân dân khi thực hiện Chương trình 04 của Thành uỷ, những hiện tượng này cơ bản đã được loại bỏ, kiểm soát.

Theo ông Hoàng Mạnh Tấn, thành công này có được là nhờ vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Từ khi có Quy tắc ứng xử nơi công cộng (từ tháng 3-2017), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với huyện tổ chức buổi toạ đàm về thực hiện Quy tắc ứng xử với sự tham gia của đại diện 22 xã, thị trấn trên địa bàn, sau đó nhân rộng việc tổ chức toạ đàm ra các thôn, mỗi thôn tổ chức một chuyên đề cụ thể phù hợp với địa phương mình. 

“Chuẩn bị đến lễ hội chùa Hương, huyện lại thực hiện các lớp tập huấn; in hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền cho người dân và tại điểm di tích, tín ngưỡng. Với tinh thần “mưa dầm thấm lâu”, hoạt động lễ hội dần đi vào nền nếp”, ông Hoàng Mạnh Tấn nói.

Khơi gợi lại nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người dân phố cổ 

Độc giả Lê Thị Hoàng Lan, quận Hoàn Kiếm hỏi: Với quận Hoàn Kiếm - “vùng lõi” của văn hóa Hà Nội, nơi các hoạt động thương mại, du lịch diễn ra sôi động thì việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được triển khai như thế nào? Đặc biệt, những nét đẹp, thanh lịch của Người Tràng An được kế thừa và phát huy ra sao để hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa?

Ông Đinh Sỹ Đạt, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Hoàn Kiếm.

Ông Đinh Sỹ Đạt, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Hoàn Kiếm: Cùng với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, bộ mặt đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ngày càng khang trang, dân số tăng nhưng nhiều nơi vẫn còn chật chội, ô nhiễm; hạ tầng được cải tạo nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Cơ cấu dân cư phố cổ có nhiều thay đổi, nhiều khách du lịch, nhiều người từ nơi khác tập trung về gây áp lực cho quận Hoàn Kiếm, tác động trực tiếp tới cảnh quan, môi trường, lối sống, nét ứng xử của người dân… Một bộ phận người dân ứng xử văn hóa kém như chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, chèo kéo khách, nảy sinh các tệ nạn xã hội…

Thực tế, chúng tôi đã xây dựng đề án nhằm phát huy truyền thống, văn hóa ứng xử của người dân phố cổ với 5 tiêu chí, trong đó tập trung vào 2 tiêu chí chính là giao tiếp văn hóa và giữ gìn vệ sinh môi trường. Từ 2009 đến nay, việc thực hiện đề án gắn với thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử đã nhận được sự ủng hộ của người dân, tạo phong trào sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia và ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. 

Quận Hoàn Kiếm cũng duy trì tốt hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình 04. Hằng tuần, Ban Chỉ đạo tiến hành kiểm tra trên địa bàn 18 phường, nhắc nhở các vấn đề còn tồn tại cả về văn hóa và vệ sinh môi trường, thông tin tới lãnh đạo quận để khắc phục ngay các vấn đề còn tồn tại. Năm 2020, quận Hoàn Kiếm cũng làm tốt về việc xóa bỏ bếp than tổ ong. 18/18 phường đã vận động người dân chuyển đổi sang các loại bếp thân thiện với môi trường.

Chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề án đã đi vào đời sống của người dân. Điều này có thể nhận thấy rõ trong đợt dịch Covid-19, khi Chính phủ yêu cầu người dân thực hiện cách ly xã hội, dừng toàn bộ kinh doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, người dân đã chấp hành rất tốt. Người dân cũng thể hiện tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau với nhiều nghĩa cử tốt đẹp.

Cán bộ tổ dân phố phải có ý thức trách nhiệm cao

Bạn đọc Nguyễn Hữu Việt (vietnguyen57@gmail.com) hỏi: “Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được thể hiện từ những hành động, việc làm tuy nhỏ nhưng vô cùng thiết thực, gắn bó chặt chẽ với đời sống người dân như đổ rác đúng nơi quy định, trồng cây xanh, vệ sinh ngõ phố… Những việc người dân thuộc tổ dân cư số 1, phường Thanh Xuân Nam hằng ngày kiên trì thực hiện để xây dựng và gìn giữ môi trường văn hóa ở cơ sở là gì thưa bà?”

Bà Nguyễn Lệ Hằng (Tổ trưởng tổ dân cư số 1, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân).

Bà Nguyễn Lệ Hằng (Tổ trưởng tổ dân cư số 1, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân): Phường Thanh Xuân Nam hiện có 10 tổ dân phố, 7 khu dân cư. Tổ dân phố số 1 nằm sát phường Hạ Đình, chứa trọn chợ tạm phường Thanh Xuân Nam. Khu chợ tạm này gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường trên khu phố và phiền phức đến đời sống người dân. Cách đây vài năm, có những lối đi gần chợ luôn ngập rác, mất vệ sinh đến mức không ai dám đến.

Tổ dân phố đã bàn cách tháo gỡ, phân công các nhân sự trong ban điều hành, gồm các "ngách trưởng", "ngõ trưởng", "cầu thang trưởng"…. thay nhau trực không cho người đi chợ vứt rác bừa bãi, xóa hẳn “ngách đen”. Rác thải đã được chuyển về đúng vị trí. Tại những điểm có rác thải khác, tổ dân phố đã dán thông báo, lắp đặt các camera, phát hiện nhiều người đi đường vứt rác. Nhiều năm qua, tổ dân phố đã trở thành tổ dân phố văn hóa tiêu biểu của phường. 

Ngoài bảo đảm vệ sinh môi trường, tổ dân phố tiến hành trang trí, treo đèn hoa trên nhiều tuyến phố vào những dịp lễ tết. Phường hỗ trợ trang bị cho các bản tin công cộng. Các thông báo của phường, khu dân cư… được đưa lên hệ thống Zalo để người dân nhanh chóng tiếp nhận thông tin, phê phán việc làm không đúng.

Kinh nghiệm rút ra là bản thân những người đứng đầu khu dân cư, tổ dân phố phải có ý thức trách nhiệm cao; nhận thức được về vệ sinh môi trường, tích cực tuyên truyền cho bà con hiểu về ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng, cho bản thân. 

Tỷ lệ gia đình văn hóa luôn đạt từ 96% đến 98%

Bà Nguyễn Thị Hiền, quận Ba Đình hỏi: Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong việc xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và thực hiện quy tắc ứng xử, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trên thực tế, ở từng khu dân cư, tổ dân phố, người dân đã thực sự tự giác, có ý thức trong hành vi, lời nói, cách ứng xử… của mình chưa? Bà con địa phương đã đồng hành với cán bộ cơ sở như thế nào trong xây dựng nếp sống văn hóa? 

Ông Trần Quang Huy, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn An Vọng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ.

Ông Trần Quang Huy, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn An Vọng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ: 

Nếu như Chương trình 02 của Thành ủy mang về cho nông thôn Hà Nội một bộ mặt mới thì Chương trình 04 làm thay đổi diện mạo văn hoá ở cơ sở, tô điểm, làm đẹp thêm hình ảnh người nông dân Hà Nội trong bức tranh nông thôn mới.

Hai bộ quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội cụ thể hoá một phần Chương trình 04. Người dân thôn An Vọng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ đón nhận quy tắc với tinh thần phấn khởi. Các bộ quy tắc đã có tác động rõ nét đến đời sống văn hoá của cơ sở. Người dân sáng tác ca khúc, tiểu phẩm… để tuyên truyền các nội dung của các quy tắc trong cộng đồng dân cư. 

Từ việc tuyên truyền tốt, diện mạo văn hoá cơ sở thay đổi trên mọi lĩnh vực, kể cả văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại, hoà quyện và tạo nên chất keo kết dính tình người. Năm năm gần đây, ở thôn An Vọng, tỷ lệ đạt gia đình văn hoá luôn đạt từ 96% đến 98%.

Văn hoá cũng là động lực để phát triển kinh tế. Đời sống người dân ngày càng có nhiều chuyển biến. Mặc dù đây đó có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, tuy nhiên về cơ bản văn hoá Việt Nam vẫn được bảo tồn.

Ở thôn An Vọng, cuộc sống người dân hết sức yên bình, đó là nhờ có văn hoá. Mỗi người dân đều xác định bản thân là chủ thể của việc xây dựng văn hoá, từ đó có nhiều đóng góp thiết thực để xây dựng quê hương, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần phát triển văn hoá truyền thống, để mỗi một miền quê là một miền quê đáng sống như nội dung của Chương trình 04.

Tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền tổng kết những việc đã làm được và còn tồn tại trong quá trình thực hiện Chương trình 04/Ctr-TU nhiệm kỳ 2015-2020. Bà Bùi Thị Thu Hiền đánh giá, chất lượng thực hiện đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh ngày càng đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đời sống của nhân dân. Cụ thể, hoạt động khoa học kỹ thuật đạt được kết quả đáng khích lệ; công tác y tế khắc phục được tình trạng quá tải; các chỉ tiêu đều đạt được so với kế hoạch đề ra, có chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền phát biểu tại buổi tọa đàm.

Liên quan đến vấn đề đời sống văn hoá cơ sở, bà Bùi Thị Thu Hiền cho biết, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, người Hà Nội thanh lịch văn minh là nội dung then chốt trong chương trình phát triển văn hoá của Thủ đô; cũng là nội dung cốt lõi trong Chương trình 04 giai đoạn 2011-2015, 2016-2020.

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở góp phần quan trọng để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Nếp sống văn hóa được hình thành, ý thức trách nhiệm và sự tự giác của người dân trong các phong trào, hoạt động tại khu dân cư được nâng cao, là điều kiện để xây dựng nông thôn mới đạt kết quả bền vững. Xuyên suốt nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với các nội dung, phong trào cụ thể được triển khai rộng khắp từ gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa đến hệ thống chính trị các cấp. Vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội. Đây cũng được coi là nội dung quan trọng đặt thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu của tiến trình đổi mới Thủ đô, đất nước và chỉ đạo triển khai bằng nhiều giải pháp thiết thực, bám sát thực tiễn đời sống.

Định hướng có tính bao trùm nhất phải kể đến Chương trình số 04 với nhiệm vụ được coi là khâu đột phá. Trong đó thành phố đã ban hành hai Bộ Quy tắc ứng xử: Quy tắc ứng xử trong cơ quan của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố. Những quy tắc này đã làm thay đổi căn bản nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của không chỉ công chức, viên chức mà cả với người dân Thủ đô và du khách khi đến Hà Nội. Việc thực hiện quy tắc ứng xử đã góp phần khơi dậy ý thức, trách nhiệm, niềm tự hào của người Hà Nội, qua đó đề cao, vun đắp nếp sống văn minh. 

Sau 3 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ thành phố; quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn; thôn, làng, tổ dân phố; đến từng gia đình, được tổ chức bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đông đảo quần chúng nhân dân Thủ đô trên các lĩnh vực.

Bên cạnh đó, bà Bùi Thị Thu Hiền cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Chương trình 04 đó là: Một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ thực hiện phong trào cơ sở cũng như việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; việc kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên liên tục; việc giáo dục tầng lớp thanh thiếu niên chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức…

Từ những phân tích trên, bà Bùi Thị Thu Hiền đề nghị buổi tọa đàm tập trung thảo luận 4 vấn đề:

Thứ nhất, tác động của việc thực hiện quy tắc ứng xử trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Thứ hai, những giải pháp để thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Thứ ba, xây dựng và nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hoá ở cơ sở; trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng các mô hình mới để nâng cao chất lượng đời sống văn hoá cơ sở.

Thứ tư, giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở.

Phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm trực tuyến “Nâng cao hiệu quả hoạt động đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long cho biết, nâng cao hiệu quả đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nội dung quan trọng của một trong tám chương trình công tác của Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020, với mục đích phấn đấu xây dựng Hà Nội trở thành thành phố tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa.

Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long phát biểu đề dẫn tại tọa đàm.

Năm năm qua có thể thấy, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thực hiện nội dung này. Cụ thể, các hoạt động tuyên truyền, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đã được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức như: Tổ chức hội thi, hội diễn nhằm nâng cao nhận thức, vai trò và thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân. Các tiêu chí chấp hành pháp luật, sống nghĩa tình, nhân ái, vì mọi người, nói lời hay, làm việc tốt... đã được đề cao, tuyên truyền rộng rãi và có sức lan tỏa cao. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Người tốt, việc tốt”… được thực hiện đều khắp trên địa bàn thành phố. Những việc này đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào của người Hà Nội, qua đó đề cao, vun đắp nếp sống văn minh.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang cũng có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ các gia đình tổ chức hỏa táng cho người thân khi mất toàn thành phố đạt 60,85%. Việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới hỏi đã có những thay đổi rõ rệt. Về cơ bản, các đám cưới được tổ chức theo tiêu chí trang trọng, lành mạnh và tiết kiệm. Một số quận, huyện, thị xã thực hiện tốt việc cưới văn minh gồm: Quận Ba Đình đạt tỷ lệ 99,3%; quận Long Biên đạt tỷ lệ 98%; huyện Mỹ Đức đạt tỷ lệ 95%... Công tác quản lý và tổ chức lễ hội cũng có những chuyển biến rõ nét. Các hoạt động “buôn thần, bán thánh”; các hình thức cờ bạc, bói toán tại các lễ hội lớn như: Chùa Hương, Hai Bà Trưng… giảm nhiều. 

Đến nay, thành phố cũng đã phát hành hơn 40.000 sổ tay quy tắc ứng xử. Các quy tắc ứng xử đã từng bước đi vào cuộc sống, có những tác động tích cực, được dư luận đồng tình, hưởng ứng, tự giác thực hiện.

Tuy đạt được những thành tựu trên, song do tốc độ đô thị hóa và dân số cơ học của Thủ đô tăng nhanh nên nếp sống văn hóa, văn minh đô thị chuyển biến còn chậm, văn hóa ứng xử và sinh hoạt nơi công cộng vẫn còn không ít hạn chế cần khắc phục. Kế thừa 8 chương trình công tác lớn nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xây dựng 10 chương trình công tác để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết, trong đó có Chương trình 06 với nội dung “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025”.

Hôm nay, Báo Hànộimới phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Nâng cao hiệu quả hoạt động đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” với sự tham dự của đại diện các xã, phường, thị trấn, tổ dân phố... đến từ 30 quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố. 

“Với những chia sẻ tâm huyết từ các đại biểu, chúng tôi mong rằng, cuộc tọa đàm sẽ mang đến cho bạn đọc Báo Hànộimới nói riêng, bạn đọc cả nước nói chung nhiều thông tin hữu ích, những cách làm sáng tạo, những mô hình hay trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Bên cạnh đó, chương trình tọa đàm nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế, cũng như đưa ra những giải pháp hữu hiệu để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội trong thời gian tới nhằm mục đích xây dựng một Hà Nội văn minh, hiện đại, xứng đáng với vị trí Thủ đô của cả nước, bộ mặt quốc gia và danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo””, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.

Chủ trì tọa đàm có các đồng chí: Bùi Thị Thu Hiền, Thành ủy viên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Nguyễn Hoàng Long, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Hànộimới. Cùng dự có đồng chí Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và các đồng chí trong Ban Biên tập Báo Hànộimới, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Đặc biệt, tham gia tọa đàm có đại biểu đến từ 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô Hà Nội.

Quang cảnh tọa đàm.

Các đại biểu dự tọa đàm.

Tọa đàm nhằm nhìn lại kết quả thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 26-4-2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020”, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở và cuộc vận động xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm