Chuyển đến nội dung chính

Ngày 14/11/2020 thứ bảy

 

Ngày 14/11/2020 thứ bảy, độ ẩm 54%, 28-16 độ C, BÃO SỐ 13 HƯỚNG VÀO MIỀN TRUNG ,Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia), 4:40 tôi đi thể dục quanh bờ hào thành cổ & SVĐ thị xã như mọi ngày khi trời không mưa, 6h về cho con Sói đi dạo quanh khu đô thị Phú Hà, 7h mang cơm cho Mylu bên Lê Lai rẽ vào ông Hải sắt uống trà. 8h cùng chị Vy ra vườn cây Phú Hà tắm nắng, lượn ra Tây Đô xem hội chợ mỗi làng một sản phẩm,qua Vimmat+ mua quà chia các bạn trong ngõ cùng hưởng, 14h bố Thao cho vào Z175 chơi, tôi cùng ông Ngọc ra UBND phường họp kỷ niệm ngày MTTQ-VN tổ Ninh Tĩnh được thưởng 300k của 3 hộ tiêu biểu + 100k nhóm trưởng, phí HN là 10k đến 16:50 bế mạc hội nghị, về cho con Sói đi dạo Phú Hà & viết bài. Bác Lân gọi lên đặt 30 cái bánh tẻ Phú Nhi, có lẽ có bà Cộng+Phương cùng lên chăng...     

Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn

TPO - Vào 13 giờ chiều nay, bão số 13 chỉ còn cách Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế 210km với cường độ rất mạnh. Để ứng phó bão, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi rà soát, chuẩn bị sơ tán hơn 460.000 người dân.

Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, bão số 13 tăng hai cấp khi vào gần bờ; sau đó, bão đi vào vùng biển lạnh, tương tác với không khí lạnh nên "khả năng bắt đầu suy giảm về cường độ trong 3-6h tới".

Dự báo, khi bão tiến gần hơn vào đất liền, các đảo như Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, các tàu thuyền ở ven bờ, trong các khu neo đậu, các lồng bè nuôi trồng thủy hải sản từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, có thể chịu ảnh hưởng gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 14.

Trên đất liền, từ trưa nay, nam Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.

Dự báo, 19h ngày 14/11, tâm bão số 13 sẽ vào vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.

Sáng 14/11, UBND tỉnh TT-Huế phát đi thông báo khẩn cập nhật thông tin về cơn bão số 13. Theo thông báo, bão số 13 di chuyển nhanh hơn dự báo, do đó, công tác di dời dân phải hoàn tất trong sáng nay.

Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 1  
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 2Lực lượng chức năng tại TT-Huế đến từng nhà dân tuyên truyền, vận động, nhắc người dân sớm di chuyển đến nơi an toàn phòng tránh bão số 13.

Theo yêu cầu ứng phó bão, trong sáng 14/11, tỉnh TT-Huế phải hoàn thành di dời tập trung và tại chỗ 19.671 hộ dân, với 65.890 nhân khẩu đến nơi tránh trú an toàn.

Tại xã ven biển Phú Thuận (huyện Phú Vang), trong sáng 14/11, bên cạnh khẩn trương di dân đến nơi an toàn, lực lượng chức năng địa phương còn tập trung xử lý các điểm bờ biển bị sóng lớn xâm thực sâu vào đất liền.

Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 3Công an xã Phú Thuận ra quân tham gia xử lý bờ biển bị sạt lở do sóng lớn ở khu vực xung yếu gần các vùng dân cư ngay trước khi bão 1 đổ bộ.

Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 4

Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 5

Theo Chủ tịch UBND xã Đặng Tiến Tùy, đến 9h30 sáng, tại địa bàn Phú Thuận đã có 153 hộ, với 609 nhân khẩu sinh sống ở vùng nguy hiểm, được di dời đến nơi an toàn.

Còn tại các phường An Cựu, An Đông (TP Huế), lực lượng chức năng đã di dời hơn 220 hộ dân, với hơn 900 nhân khẩu ở khu vực có nhà cửa không bảo đảm an toàn, nhà cửa vùng thấp trũng, hộ gia đình già cả neo đơn… đến các vị trí có nhà cao tầng an toàn và Trung tâm Giáo dục Thể chất Đại học Huế. Các địa phương đã sẵn sàng lương thực, nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân trong thời gian trú tránh mưa bão.

Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 6  
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 7Người dân được tuyên truyền, hướng dẫn di chuyển đến khu vực có nhà cửa cao ráo, an toàn, nhà cao tầng để tránh bão, lũ.

Cũng trong sáng 14/11, tại thị xã Hương Thủy đã có 1.839 hộ/6.463 khẩu ở các khu vực thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở đã được di dời đến nơi an toàn. Số hộ di dời lần này tập trung chủ yếu ở các xã, phường thấp trũng, nhà cửa thiếu an toàn, nguy cơ sạt lở cao, như Dương Hòa, Thủy Thanh, Thủy Tân, Thủy Phương, Thủy Châu…

Theo ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, hiện các lực lượng vừa tham gia giúp dân gia cố, giằng chống nhà cửa, di dân, vừa ưu tiên di chuyển người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai sắp đến ngày sinh nở đến nơi an toàn, cao ráo, các bệnh viện, trạm y tế. (Ngọc Văn) 

Đảo Lý Sơn gió giật cấp 10, Quảng Ngãi chủ động sơ tán người dân vùng sạt lở
Sáng 14/11 trao đổi với PV, ông Đặng Tấn Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết, vào lúc 9 giờ sáng nay gió trên đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 8 cấp 9 biển động dữ dội, sóng biển cáo 4-5m và mưa rất to. Huyện đã huy động lực lượng tiến hành sơ tán khoảng 280 hộ với gần 1.000 nhân khẩu đến tránh trú nơi kiên cố an toàn trước khi bão đổ bộ. Học sinh toàn huyện được nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 8Huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hiện đã có gió mạnh cấp 8 cấp 9 giật cấp 10 biển động dữ dội, sóng biển cáo 4-5m, mưa rất to. Ảnh: Văn Mịnh.
Huyện cũng đã liên tục tuyên truyền đến người dân về diễn biến của bão, tuyệt đối không cho tàu, thuyền ra khơi, neo đậu phải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng. Hiện tại, có 10 tàu khách, 11 tàu vận chuyển hành khách, 48 bè nuôi thủy sản, 600 tàu cá lớn nhỏ đã được neo đậu nơi an toàn.
     Chính quyền huyện đảo Lý Sơn đã đi tận ngõ, gõ tận nhà vận động đưa các hộ dân có nhà ở không kiên cố đến nơi trú bão. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 

Trước đó, vào chiều 13/11 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành công điện hỏa tốc yêu cầu các lực lượng chức năng nghiêm cấm tàu thuyền ra biển hoạt động, kể cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại, khi vùng biển Quảng Ngãi có gió cấp 6 trở lên.

Tất cả các địa phương tiến hành rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra, di chuyển tới khu vực không nguy hiểm hoặc quay về bờ neo đậu. Tổ chức neo đậu lồng bè an toàn, đưa tàu nhỏ lên bờ để giảm thiệt hại nơi neo đậu; tuyệt đối không để người ở lại trên thuyền, lồng bè khi sóng to, gió lớn.

Chủ tịch các huyện, thị xã, thành phố của Quảng Ngãi khuyến cáo người dân hạn chế ra đường khi bão ảnh hưởng; dùng các phương tiện truyền thông truyền tin dự báo, cảnh báo bão cho người dân biết phòng tránh. Các xã, thị trấn chuẩn bị tốt phương án di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn, đảm bảo đủ lương thực, nhu yếu phẩm, nhất là những vùng có nguy cơ cao chia cắt, cô lập.

Rà soát, triển khai phương án ứng phó với lũ lớn, sạt lở, huy động lực lượng di dời dân vùng trũng thấp, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn, đặc biệt là các huyện Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, vùng trũng tại các huyện Tư Nghĩa, Bình  Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ.
    Núi lở kéo theo đất đá, bùn nhão chảy tràn xuống sát khu vực dân cư ở thôn Cưa, xã Trà Hiệp, huyện vùng cao Trà Bồng, Quảng Ngãi.  Ảnh: Nguyễn Ngọc
Ông Lữ Đình Tích, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi cho biết, để đảm bảo an toàn, chính quyền địa phương đã cho hơn 200 học sinh của Trường Tiểu học & THCS Ba Giang nghỉ học hơn 1 tuần qua, khi nào thời tiết tốt sẽ cho học sinh đi học trở lại. Xã Ba Giang là nơi có nhiều điểm sạt lở, nhà dân, trụ sở làm việc của xã cũng đã phải di dời.  (Nguyễn Ngọc).
Đà Nẵng: Người dân hối hả chằng chống nhà cửa trước khi bão số 13 đổ bộ
Sáng 14/11, người dân Đà Nẵng hối hả chằng chống nhà cửa trước khi bão số 13 đổ bộ. Nhiều khách sạn ở khu vực đường biển Võ Nguyên Giáp, đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt... đồng loạt đóng cửa, chằng cửa lớn, một vào khách sạn còn thuê container chắc trước cửa lớn để tránh thiệt hại khi bão số 13 đổ bộ. 
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 11Các khách sạn, cửa hàng trên đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà) đã hoàn thành xong việc chằng chống các cửa lớn từ sáng sớm. Các tấm kính cũng được dán băng keo chằng chịt để hạn chế bị gió tạt vỡ hoặc mảnh kính vương vãi làm người đi đường bị thương. Ảnh: Giang Thanh
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 12Nhiều nhân viên các nhà hàng ven biển vẫn đang hối hả dùng thanh sắt, thanh gỗ để chằng các cửa lớn nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão. Ảnh: Giang Thanh
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 13Dù đến 12h trưa ngày 14/11, Đà Nẵng mới ban hành lệnh "giới nghiêm", cấm người dân ra đường nhưng từ sáng nay, nhiều cửa hàng đã đóng cửa. Nhiều cửa hàng thời trang trên tuyến phố Lê Duẩn cũng đồng loạt đóng cửa, các cửa lớn được dùng thang, thanh gỗ chằng lại. Ảnh: Giang Thanh
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 14Một số khách sạn còn thuê cả container để che chắn khu vực cửa lớn để hạn chế tối đa thiệt hãi do bão số 13 gây ra. Ảnh: Giang Thanh
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 15Các quán nhậu ở khu vực đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà) được chằng chống hết sức cẩn thận. Các nhà hàng, quán nhậu này hầu hết để dựng bằng khung sắt, kính và tôn nên rất dễ bị gió lớn quật.Ảnh: Giang Thanh
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 16Các cửa hàng, quầy bar.... dọc khu vực bãi biển Mỹ Khê, T20... (quận Sơn Trà) cũng đồng loạt đóng cửa và dùng dây thép neo chằng lại để tránh gió lớn. Ảnh: Giang Thanh
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 17Người dân cũng hối hả dán cửa kính, chằng chống cửa nẻo. Nhiều gia đình vẫn còn để nguyên bao cát chắn mái tôn từ đợt bão số 9 nên chỉ cần gia cố thêm. Ảnh: Giang Thanh
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 18Các cửa hàng treo biển đóng cửa trước 10h30 ngày 14/11 theo lệnh giới nghiêm của UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: Giang Thanh
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 19Trong sáng nay, rất đông người dân cũng hối hả đi mua các nhu yếu phẩm, thực phẩm và đồ dùng cần thiết. Ghi nhận tại chợ Đống Đa (quận Hải Châu), người dân chen chúc đi chợ. Ảnh: Giang Thanh
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 20Các hàng rau quả tươi cũng tấp nập khách mua. Ảnh: Giang Thanh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 13

Thủ tướng Chính phủ có Công điện 1601/CĐ-TTg ngày 14/11/2020 chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 13. Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Công điện nêu rõ: Bão số 13 hiện nay mạnh hơn so với dự báo trước đây, hồi 7 giờ sáng nay (ngày 14/11/2020) sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17.

Đây là cơn bão rất mạnh, dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển và đất liền các tỉnh khu vực Bắc và Trung Trung Bộ từ hôm nay (ngày 14/11) đến ngày 15/11/2020.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương liên quan dừng các cuộc họp không thật sự cần thiết, tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1597/CĐ-TTg ngày 12/11/2020, tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ sau:

1. Đối với khu vực trên biển:

- Tiếp tục rà soát, yêu cầu tất cả tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi tránh trú an toàn; đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản và các hoạt động khác trên biển. Tổ chức, hướng dẫn neo đậu an toàn cho tàu thuyền; chủ động đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại tại nơi tránh trú. Kiểm soát chặt chẽ việc cấm biển.

- Rà soát, sơ tán người ra khỏi các khu vực nguy hiểm trên biển, ven biển, kiên quyết không để người ở lại trên chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, trên tàu thuyền tại nơi neo đậu khi bão đổ bộ vào. Trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

2. Đối với trên đất liền và các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ:

- Tổ chức chằng chống, gia cố nhà cửa, kho tàng, trụ sở, trường học, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cột tháp cao,... hạn chế thiệt hại do bão.

- Khẩn trương sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm (trong các nhà không an toàn, khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở, lũ quét,...) đến nơi an toàn.

- Triển khai phương án bảo vệ công trình đê điều, hồ đập, công trình hạ tầng quan trọng; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố. Tổ chức vận hành an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, không để xảy ra sự cố gây thiệt hại tính mạng, tài sản của nhân dân.

- Triển khai các biện pháp hạn chế người, phương tiện hoạt động trên đường trong thời gian bão đổ bộ; tổ chức kiểm soát, điều tiết, hạn chế phương tiện đi vào vùng dự kiến bão ảnh hưởng.

3. Các Bộ, ngành, địa phương liên quan tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thường trực để sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin để người dân, chính quyền cơ sở biết, chủ động phòng, chống, giảm thiệt hại do bão, lũ.

5. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng của bão bố trí lực lượng hỗ trợ sơ tán người dân, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

6. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chật chẽ diễn biến của bão; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai các biện pháp cụ thể ứng phó với bão; tổ chức các đoàn công tác trực tiếp đến các địa phương trọng điểm dự kiến bão đổ bộ để chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó với bão; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Biên phòng Quảng Trị giúp dân chống bão số 13

Theo đó, tính đến 5 giờ 30 ngày 14/11, tổng số tàu thuyền được kêu gọi, sắp xếp neo đậu an toàn tại bến của tỉnh Quảng Trị là 2.310 tàu thuyền với 7.144 thuyền viên. Số tàu thuyền vào neo đậu tránh trú bảo an toàn tại các tỉnh khác gồm 2 tàu với 19 thuyền viên. Đồng thời, 36 tàu thuyền cùng 251 thuyền viên của các tỉnh khác cũng được sắp xếp, neo đậu an toàn tại địa bàn các Đồn Biên phòng Triệu Vân, Cửa Tùng, Cảng Cửa Việt và Cồn Cỏ...

Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 21Bộ đội Biên phòng Quảng Trị giúp ngư dân neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú bão an toàn.

Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai 67 tổ với 413 cán bộ chiến sỹ trên tuyến biên giới đất liền và tuyến biển đảo phối hợp với chính quyền địa phương xuống các địa bàn xung yếu giúp dân chằng chống nhà cửa cho 869 hộ, di dời 46 hộ/235 nhân khẩu đến nơi an toàn.

 
Video: Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đi tuyên truyền phòng chống bão số 13 
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 22Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng Quảng Trị giúp người dân gia cố nhà cửa trước khi bão về
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 23Vận động, di dời người dân đến nơi an toàn
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 24Gia cố doanh trại
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 25Mọi công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản trong bão số 13 được Bộ đội Biên phòng Quảng Trị thực hiện khẩn trương, nghiêm túc
Tặng áo phao, loa cầm tay và máy xịt bùn hỗ trợ các cơ sở ứng phó với cơn bão số 13 

Ngày 14/11, Đoàn công tác của Tỉnh đoàn Quảng Trị do anh Trần Văn Đông, Ủy viên BCH T.Ư  Đoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn dẫn đầu đã trao tặng áo phao, loa cầm tay và máy xịt rửa bùn cho 9 huyện, thị, thành đoàn trong tỉnh để trang bị cho cơ sở ứng phó với cơn bão số 13.
Trong chương trình, Đoàn đã trao tặng 1.100 áo phao, 16 loa cầm tay, 4 máy xịt rửa bùn...Tổng giá trị hoạt động gần 150 triệu đồng.
Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 26  
Sáng cùng ngày, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Trị, Huyện Đoàn Triệu Phong đã đến thăm hỏi, động viên và trao 02 suất quà, mỗi suất trị giá 03 triệu đồng cho gia đình đồng chí Bùi Đức Thọ, công nhân thiệt mạng trong vụ sạt lở Rào Trăng 3. 
Đây là những tấm lòng của Thành Đoàn Hà Nội, Thành Đoàn Cần Thơ, Tỉnh Đoàn Tây Ninh cùng các đơn vị hỗ trợ nhân dân Quảng Trị trong đợt tình nguyện vừa qua. (H Thành - Lập Xuân)
Thanh Hoá: Hơn 6000 tàu thuyền đã về nơi tránh trú
Theo tổng hợp, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7.211 phương tiện tàu thuyền với 26.616 lao động thường xuyên khai thác trên biển. Đến sáng 14 /11, đã có hơn 6.000 phương tiện đã vào các vị trí tránh trú an toàn.

Bão số 13 áp sát đất liền, Thanh Hoá còn 1000 tàu thuyền chưa vào nơi an toàn - ảnh 27Tàu thuyển vào khu vực an toàn để tránh trú bão
Số còn lại, phần lớn đang khai thác gần bờ ở vùng biển trong tỉnh, đã được kêu gọi vào nơi tránh trú. Ngoài ra, hơn 300 phương tiện với hơn 1.000 lao động hoạt động trên khu vực Vịnh Bắc bộ đã và đang trên đường vào bờ. Riêng 6 phương tiện đang hoạt động ở các vùng biển phía Nam, trong đó tại vùng biển Kiên Giang có 4 phương tiện, 39 lao động và vùng biển Vũng Tàu 2 phương tiện, 11 lao động cũng đã đươc kêu gọi và đang trên đường vào nơi tránh trú của các tỉnh bạn.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu thực hiện việc cấm biển kể từ 19h ngày 13/11/2020 đến khi bão tan. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống bão số 13 như, sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm; có phương án bảo vệ đê điều, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng... (Hoàng Lam)                                                                

                

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm