Ngày 11/8/2023 thứ sáu,
Ngày 10/8/2023 thứ năm, độ ẩm 83%, nhiệt độ 31-26 độ C, sáng nay trời mát Vào 4:45 tôi dậy thể dục như mọi ngày, qua hai quán cháo
lòng rồi bách bộ qua Phú Hà-Đinh Tiên Hoàng-Phùng Hưng-Phó Đức Chính,sau đó qua phố Lê Lợi rẽ ngõ 3 về nhà tắm gội & ăn sang, sáng nay thôi dung chè tươi để chuyển sang
trà GIẢO CỔ LAM nấu nước pha trà. Bà chủ dậy nấu xôi đỗ cả nhà ăn sang.
Gần 8h tôi dung xe điện ra UBND phường
Viên Sơn dự tiếp xúc cử tri HĐND thị xã:Được biết cấp 3 Xuân Khanh sẽ chuyển về
Viên Sơn, cấp 3 Sơn Tây giành làm trường chuyên cho các huyện gần kề. Ba khu
nội thị Sơn Tây cũ khu 1: Lê Lợi, khu 2 Ngô Quyền, khu 3 Quang Trung QH dự kiến
sẽ điều chỉnh địa giới vì dân số ít, diện tích nhỏ…Sáng nay bà đưa chị Vy
ra nhà em Đậu chơi đến 17h mẹ & em Kiên đón Vy về chơi cùng với Su &
Bảo Vy. Tranh thủ buổi trưa tôi ra phố nạp tiền điện sinh hoạt 880.000k &
mua keo 502 cùng kim bơm bóng cho các bạn nhỏ, sau đó qua nhà ông Mỹ chơi.
Chiều 15h mẹ Quỳnh đi làm về, tôi sang nhà Hải sắt cùng ông Ngọc xem You Tube
đến 17:30 về chơi với các cháu…
Ngày 11/8/2023 thứ sáu, độ ẩm 83%, nhiệt độ 31-26 độ C, sáng nay trời mát Vào 4:45 tôi dậy thể dục như mọi ngày, qua hai quán cháo
lòng rồi bách bộ qua Phú Hà-Đinh Tiên Hoàng-Phùng Hưng-Phó Đức Chính,sau đó qua phố Lê Lợi rẽ ngõ 3 về nhà tắm gội & ăn sáng, sau đó sang nhà Hải sắt uống trà cùng các
ông Hình, Long, Ngọc & bà Mùi, chúng tôi xem You Tube tin tức. Tôi về trước để bố Thao đưa Kiên đi học
cuối tuần, chị Vy cùng đi & được bố cho vào ông bà ngoại để chiều nay Vy đi
cùng đoàn trẻ em Z175 tổng kết hè, cháu mang ba lô trang phục cùng sách học
tiếng Anh cho ngày mai. Sau đó mở ti vi xem trận bong đá nữ giữa Hà Lan - Tây
Ban Nha, 14h có trận Nhật Bản-Thụy Điển…Hơn 10h bà chủ về nấu ăn bữa trưa…Chiều nay 13h trời mưa rào liên tiếp đến cuối giờ, 15:30 bà chủ ra quầy vé, 16:35
bố Thao đi đón em Kiên trong mưa...
NÓI THẲNG: Rừng ở Sóc Sơn – câu trả lời tê tái!
(NLĐO) - Sau 4 năm nhận kết luận rõ ràng, mạnh mẽ, dứt khoát từ thanh tra thì thực trạng quản lý rừng ở Sóc Sơn là một sự phản hồi gây bức xúc, đau đớn.
Cụm homestay xây dựng trên đất rừng tại khu vực hồ Ban Tiện vừa xảy ra sạt trượt "vùi lấp" nhiều ôtô. Ảnh: HỮU HƯNG
Câu chuyện về rừng ở huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) bị "xẻ thịt" vẫn hầm hập tính thời sự, sau nhiều năm. Ít nhất, từ năm 2019, trước tình trạng "xẻ thịt rừng" vô tội vạ tại huyện này, Thanh tra TP Hà Nội ban hành 2 kết luận thanh tra về đất rừng, nêu rõ hàng ngàn trường hợp vi phạm.
Theo đó, UBND huyện Sóc Sơn không kiên quyết chỉ đạo khắc phục vi phạm theo các kết luận của thanh tra và ý kiến chỉ đạo các cấp trước đó. UBND các xã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm dẫn đến nhiều vi phạm về đất đai cũng như vi phạm trật tự xây dựng.
Kết quả thanh tra cũng thể hiện việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác khi thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều. Chỉ riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm.
Thanh tra TP Hà Nội kiến nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm tập thể và cá nhân liên quan. Cùng với đó, đề nghị tổ chức cưỡng chế ngay các công trình vi phạm trật tự xây dựng năm 2017-2018 trên địa bàn 2 xã Minh Trí, Minh Phú và khu vực ven các hồ, trả lại nguyên trạng ban đầu.
Những nội dung trên là thông điệp rõ ràng, nghiêm khắc và dứt khoát trong lập lại trật tự luật pháp tại khu vực này. Không riêng Hà Nội, người dân cả nước hy vọng, chờ đợi tín hiệu tích cực từ việc xử lý, khắc phục sai phạm.
Khu vực hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) trong khi còn những trường hợp vi phạm chưa được xử lý lại phát sinh nhiều trường hợp vi phạm khác
Thế nhưng, cho đến gần nửa thập kỷ sau, tháng 8-2023, ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, trên địa bàn huyện Sóc Sơn (chủ yếu ở những khu vực đất rừng, đặc biệt là ven các hồ) mọc thêm rất nhiều công trình, hạng mục mới.
Như vậy, đất rừng ở đây tiếp tục bị "xẻ thịt". Lãnh đạo huyện này, ông Phạm Quang Ngọc, cho biết chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, huyện đã kiểm tra 478 trường hợp, phát hiện 187 trường hợp vi phạm phải lập hồ sơ xử lý. Huyện đã xử lý dứt điểm 124/187 trường hợp. Ngoài ra, xử lý được 149 trường hợp vi phạm tồn đọng từ năm 2022 trở về trước và vi phạm theo các quyết định, kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật.
Nghĩa là kiến nghị "trả lại nguyên trạng ban đầu" không những bay theo gió mà cơn gió ấy còn mang cả sự thất vọng về cách tiếp nhận, thực thi trách nhiệm của một số người.
Cách "hành xử công vụ như… đùa" trên vừa làm tổn hại đất rừng, vừa gây tổn hại tới ý thức chấp hành quy định, ý thức thượng tôn luật pháp của một bộ phận lẽ ra phải nổi trội trong chấp hành.
Hãy xem một phần trong xử lý: UBND huyện Sóc Sơn đã xem xét kỷ luật đối với 80 trường hợp. Trong đó, không kỷ luật (vì sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật) là 19 trường hợp; không kỷ luật vì hết thời hiệu 22 trường hợp; khiển trách 29 trường hợp; cảnh cáo 6 trường hợp; cách chức 2 trường hợp và buộc thôi việc 2 cán bộ công chức, lao động hợp đồng…
So với sự đằng đẵng về thời gian, số liệu hãi hùng về quy mô, mức độ vi phạm, sự ngang nhiên tiếp tục mọc của các công trình mới thì 39/80 trường hợp kia như một động tác "gãi" hời hợt trên trên phần cơ thể có dấu hiệu phải dùng tới dao mổ.
Sau 4 năm nhận kết luận rõ ràng, mạnh mẽ, dứt khoát tựa như "sấm sét" từ Thanh tra TP Hà Nội thì thực trạng quản lý rừng ở Sóc Sơn hiện nay là một sự phản hồi không mong đợi.
Phải nghiêm khắc xử lý các tồn tại dẫn tới câu trả lời tê tái ấy.
Đừng nói rồi để đấy, đánh trống bỏ dùi nữa, thưa các vị!
Nhận xét
Đăng nhận xét