Ngày 28/8/2023 thứ hai
Ngày 28/8/2023 thứ hai,thị
xã có độ ẩm 81%, nhiệt
độ 35-20 độ C trời râm mát, Vào 5:00 trời vẫn mưa nên tôi nghỉ thể dục, tôi sang nhà Hải sắt uống trà rồi về
sớm, do bố Thao bận làm máy tính, mẹ Quỳnh dọn nhà & giặt trang phục, tôi
& Kiên đến lớp tầng 3 Họa Mi bằng xe đạp điện, lúc này trời tạnh, chị Vy ở
nhà xem A13. Hơn 9h hai mẹ con Vy đi chợ
sắm dép cho Kiên & cho chị Vy dép có quai hậu & giầy mới chuẩn bị cho
khai giảng niên khóa 2023-2024 của Họa Mi & Trần Phú. Vào 14h mẹ Quỳnh đi
làm ca 2, bố Thao cùng bà nội cũng đi làm vì chiều nay trời râm mát. Tôi sử
dụng A13 để sử dụng trang Time & bộ đếm ngược thời gian khá hữu ích...Lửa
chợ Nghệ 6462 (hoặc quy đổi 212
tháng, hoặc 17 năm 69 ngày đã qua). Chiều nay 16:30 đi đón em Kiên, nếu được
thì tập đi xe không có bàn đạp để lấy thăng bằng như vidio đã tìm được sáng
nay. Tuy vậy Kiên chưa muốn tập mà chỉ thích xem tivi. Vào 19h chúng tôi ăn
tối xong, chị Vy yêu cầu ra rạp 2/9 xem biểu diễn nghệ thuật & xem bộ phim
NHÌN RA BIỂN CẢ nói về cụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước đến 22h, mẹ Quỳnh
về nghỉ sau đó 30 phút.
Đại biểu Quốc hội tính toán kinh phí cho lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở là 'rất cao'5
Sáng 28-8, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Có đại biểu tính toán là ngân sách phải chi 540 tỉ đồng mỗi tháng cho 300.000 người của lực lượng này.
Kinh phí và cơ sở do Nhà nước đảm bảo
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho hay nhiều ý kiến đề nghị báo cáo đánh giá kỹ hơn về tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở.
Đồng thời, cần số liệu cụ thể chứng minh "không làm tăng biên chế", "không làm tăng ngân sách" so với thực tiễn hiện nay...
Về các ý kiến này, ông Tới nói trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, Chính phủ đã bổ sung thông tin, số liệu có liên quan về thực trạng tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động với lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được sử dụng hiện nay.
Về nguồn kinh phí, dự thảo quy định theo hướng kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng này ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm cùng các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác.
Một số ý kiến đề nghị quy định chế độ, chính sách cho lực lượng này theo nhiệm vụ được giao và chỉ hỗ trợ khi được huy động thực hiện nhiệm vụ, chứ không hỗ trợ thường xuyên hằng tháng.
Ông Tới cho hay dự thảo luật quy định mức hỗ trợ hằng tháng cho lực lượng này ở cơ sở là kế thừa quy định về chế độ hỗ trợ đối với đối tượng đội trưởng, đội phó đội dân phòng, bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đã có từ lâu đang được các địa phương thực hiện.
Nếu bỏ quy định hỗ trợ hằng tháng mà chỉ hỗ trợ khi được huy động sẽ không thu hút được người dân tham gia lực lượng này, không bảo đảm tính khả thi của luật.
Cũng theo ông Tới, đây là lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia dưới sự quản lý và do chính quyền cơ sở bảo đảm kinh phí chi trả chế độ, chính sách.
Nếu quy định "cứng" trong luật về khung mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng và khung mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế sẽ không phù hợp với thực tế, nhất là ở các địa phương còn khó khăn về kinh tế, xã hội.
Ngoài ra có thể là áp lực về ngân sách đối với các địa phương chưa tự chủ được ngân sách.
Do đó, thường trực ủy ban đề nghị cho quy định theo hướng mở để chính quyền địa phương quyết định để phù hợp với điều kiện thực tế và bảo đảm tính khả thi của luật.
Cần quy định chế độ bồi dưỡng để không có "so bì"
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ băn khoăn về chế độ chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. “Tôi tính toán, chế độ cho lực lượng này rất cao”, ông nói.
Dự thảo luật không quy định cụ thể mức bồi dưỡng là bao nhiêu, nhưng ông Hòa nghĩ thấp nhất cũng phải bằng mức lương cơ sở, nghĩa là khoảng 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Ông tính toán với 100.000 tổ, trung bình mỗi tổ 3 người, cả nước có 300.000 người. Với mức bồi dưỡng 1,8 triệu đồng/tháng thì phải chi 540 tỉ đồng mỗi tháng, chia đều cả nước, mỗi tỉnh, thành là 8,4 tỉ đồng.
Cạnh đó, còn hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ông Hòa thấy là khoản chi “khá lớn”.
Ngoài ra, người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở còn được bồi dưỡng - “phần mềm”, khi được cử đi huấn luyện, đi làm nhiệm vụ từ 22h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
“Có chế độ, còn bồi dưỡng, đề nghị cân nhắc để tránh khi luật ban hành rồi khó thực hiện ở địa phương”, ông Hòa nêu ý kiến.
Ông nói thêm dân quân tự vệ cũng hoạt động giống với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Nhưng lực lượng dân quân tự vệ không có chế độ bồi dưỡng.
Vì vậy ông Hòa đề nghị cân nhắc lại nội dung này, cần quy định chế độ bồi dưỡng sao cho không có sự “so bì” ở địa phương.
Trước đó, theo giải trình của Chính phủ vào hồi tháng 5-2023, tổng mức chi trung bình dự kiến của 1 tỉnh, thành chi trả chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sau khi được kiện toàn thống nhất khoảng 2,4 tỉ đồng/tháng, trung bình khoảng 28,8 tỉ đồng/năm.
Như vậy quy định như dự thảo so với tổng mức chi thực tế hiện nay của các địa phương đang thực hiện "bảo đảm cân đối".
Nhận xét
Đăng nhận xét