Ngày 30/8/2023 thứ tư

 

Ngày 30/8/2023 thứ tư,thị xã có độ ẩm 66%, nhiệt độ 33-23 độ C trời râm mát, Vào 5:00 tôi dậy thể dục như mọi ngàyqua hai quán cháo lòng rồi bách bộ qua Phú Hà-Đinh Tiên Hoàng-Phùng Hưng-Phó Đức Chính, sau đó qua phố Lê Lợi rẽ ngõ 3 về nhà tắm gội & ăn sáng mua từ Phú Hà, sau đó sang nhà Hải sắt uống trà cùng ông Ngọc, Hình, Long. Sáng nay bà chủ sang chợ Phú Hà mua phở cuốn cho chị Vy để 7:30 chị được mẹ Quỳnh đưa đến trường Trần Phú TỰU TRƯỜNG NIÊN KHÓA 2023-2024, được biết trường đóng cổng chính số 118 phố Ngô Quyền để chia đôi sân trường PHÁ NHÀ CŨ ĐỂ  XÂY PHÒNG HỌC MỚI, mọi người đi cổng sau ngõ CẨM AN đến trường. Tôi ra UBND phường Lê Lợi dự hội nghị góp ý cho chức danh Chủ tich & Bí thư đảng ủy phường năm 2023, có phó ban DÂN VẬN THỊ ỦY Đỗ Tiến Quang nguyên CT UBND phường NQ dự đến 10:15 tan họp, chị Vy được mẹ đưa về sau ông nội 20 phút. Chiều nay mẹ Quyunhf đi làm lúc 14h, bố Thao đi sau 1 giờ cùng bà nội. Vy đợi bạn cùng ngõ đến chơi trong phòng khách, nên tạm xem tivi & A13. 18h hai chị Su Vy cùng nhau đi xe đạp dạo phố, tôi tra dầu mấy cây quát điện chạy cho êm rồi đi đón bạn Kiên.

Nhà trong ngõ bỗng ra mặt tiền, chủ nhà phải đóng phí?

Hoài Thu
00:00/02:33

(Dân trí) - Với những khu đất trong ngõ bỗng trở thành nhà mặt đường lớn sau khi Nhà nước đầu tư mở đường, ĐBQH đề nghị thu phí chủ sử dụng, dùng tiền đó tăng chi hỗ trợ cho những người có đất bị thu hồi.

Sáng 30/8, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4 cho ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi.

Thu phí cơ sở hạ tầng là đề xuất được đại biểu Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) đưa ra khi góp ý vào dự thảo luật này. Ông lý giải đây là một loại phí thu đối với chủ sử dụng đất do đất đã tăng giá trị nhờ Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng.

Với chính sách này, vị đại biểu cho rằng chủ sử dụng đất phải trả phí cho cơ sở hạ tầng công cộng mà họ được hưởng lợi trực tiếp. Bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng thường do Nhà nước thực hiện và không phải là kết quả đầu tư của tư nhân. 

Nhà trong ngõ bỗng ra mặt tiền, chủ nhà phải đóng phí? - 1

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (Ảnh: Phạm Thắng).

Dẫn câu chuyện từ thực tế, ông Hoàn cho biết có nhiều dự án nhà ở được hưởng lợi từ việc Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, người mua nhà thường gián tiếp phải trả giá nhà tăng theo những tiện ích công cộng đó. Tuy nhiên, người được hưởng lợi lại không phải Nhà nước mà là các chủ đầu tư dự án.

Vì thế, đại biểu đề nghị cần có quy định cụ thể để xác định khu vực chủ sử dụng đất được hưởng lợi từ các công trình công cộng, và họ phải trả phí cho việc này.

Theo ông, những khu vực này tương đối dễ xác định, ví dụ khu đất trong ngõ trở thành nhà mặt đường lớn sau khi Nhà nước đầu tư mở đường giao thông...

Số phí phải nộp, theo tính toán của đại biểu Lê Thanh Hoàn, có thể tính toán dựa trên tỷ lệ chi phí đầu tư hạ tầng, mức tăng giá trị đất thực tế hoặc dựa vào chính bảng giá đất do chính quyền địa phương ban hành, trên cơ sở so sánh với vị trí cũ.

Khoản phí này có thể thanh toán một lần hoặc phải nộp trong một khoảng thời gian nhất định, để có thể được chuyển nhượng hoặc cấp phép xây dựng các tòa nhà.

"Số tiền thu được có thể dùng để tăng chi hỗ trợ cho những người có đất bị thu hồi và để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mới", theo góp ý của đại biểu tỉnh Thanh Hóa.

Nhà trong ngõ bỗng ra mặt tiền, chủ nhà phải đóng phí? - 2

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (Ảnh: Phạm Thắng).

Đề cập đến vấn đề chênh lệch địa tô, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) ủng hộ việc Nhà nước được điều tiết giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra để đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

Song theo ông Lâm, chính sách này mới được "thể chế một phần" thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án. "Với những dự án không qua đấu giá, đấu thầu, chênh lệch địa tô giải quyết thế nào, cần có cơ chế rõ ràng để hoàn thiện", theo lời vị đại biểu.

Ông dẫn chứng thực tế, có người sử dụng đất được hưởng lợi từ chính sách quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, thay đổi hạng đất, giá trị đất, ví dụ một con đường sau khi mở rộng, một bộ phận di dời được bồi thường. Nhưng với người ở lại, đất từ hạng sau sẽ chuyển sang hạng trước, tức là "vị trí thay đổi, giá trị thay đổi". Tuy nhiên, hiện nay, dự thảo chưa có cơ chế, chính sách cụ thể hóa việc này.

Vì vậy, ông Lâm đề xuất nếu quy hoạch làm thay đổi giá trị đất, cần ghi lại vào giấy tờ sử dụng đất. Nếu người đó tiếp tục sử dụng ổn định sẽ chưa thu chênh lệch địa tô. Nhưng nếu mang đi giao dịch, chuyển nhượng, địa tô chênh lệch ấy được thể hiện ra giá trị bằng tiền, phải được điều tiết bằng ngân sách.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm