Ngày 08 tháng 11 năm 2024 thứ sáu
Ngày 08 tháng 11 năm 2024 thứ sáu tuần thứ
45/52, thời tiết 18-29 độ, độ ẩm 67% trời Sơn Tây khô ráo & se lạnh. Sáng
nay 4:40 tôi đi thể dục qua ngách 25 ngõ Rau & khu biệt thự Phú Thịnh trên
đường Phú Hà, như mọi ngày qua các phố thuộc phường Ngô Quyền để đến vườn hoa
Vạn Xuân tập các môn phối hợp. gần 6h về ăn sáng mua ngoài phố Lê Lợi, sau đó
tôi sang nhà bác Hải sắt uống trà cùng ông Ngọc & Việt sau đó về xem
YouTube của nhà. Gần 7h sáng nay chị Vy đi học cùng bố & em Kiên vì chiều
hôm qua cháu bị ngã đau mông đến sáng nay. Hơn 8h mẹ Quỳnh đi làm, sau đó nửa
giờ bố Thao cũng đến cơ quan, bà nội Kiên thì đi trước đó khi chúng tôi đang
uống trà bên nhà 03/40/3 Lê Lợi, ĐÃ TÌM HIỂU
KHÁI NIỆM “KIM CHỈ NAM & SỢI CHỈ ĐỎ” nó chỉ là khái niệm trìu tượng
chỉ đường lối cần phải đi…Chiều nay 14:15 đến 185 Lê Lợi nghe ông Đào Hiến
Chương giới thiệu 2 luật mới là THỦ ĐÔ & ĐÁT ĐAI mới có hiệu lực ngày
01/01/2025, ngồi cùng ông Ngọc địa chính Sơn Tây cũ & ông Thông nguyên bí
thư chi bộ Lạc Sơn, vào 16h về trước đi đón bạn Kiên gặp ông Kha giao lưu, đón
Kiên về qua bà nội, vòng ra 129 Lê Lợi mua 30 ngàn tiền kẹo cho 2 chị em Vy,
khoảng 10 phút sau Vy về cùng 2 bạn & lấy 2 xe đạp của Vy cùng các bạn dạo
quanh phố phường, Vy nhờ ông Long-Hải hạ yên thấp & ông Long mời tôi vào
xem cửa nhôm kính mới lắp 8m2 mới lắp & hôm nay quyét vôi tường
ngoài hiên màu bàng sáng đẹp, tôi có lời chúc mừng, lát sau mẹ Quỳnh gọi về cho
Kiên khi bạn đang xem tivi & ăn kẹo…Lát nữa bà chủ về nấu cơm tối &
tắm rửa cho hai chị em, tôi đã bật bình nước nóng chờ sẵn…
Thêm tin vui về dự án đường nối Tây Hồ với thị xã Sơn Tây
Hà Nội đang tập trung giải phóng mặt bằng thi công hoàn thành đoạn 2 và sắp đầu tư xây dựng đoạn 4 đường trục Tây Thăng Long dài 33km, nối Tây Hồ với Sơn Tây.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường Tây Thăng Long là trục giao thông chính kết nối khu vực Tây hồ Tây và phía Bắc cầu Thăng Long với Khu đô thị Sơn Tây.
Đây là tuyến đường có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.
Theo quy hoạch, tuyến đường Tây Thăng Long có tổng chiều dài hơn 33km, được chia thành 5 đoạn tuyến, điểm đầu ở Tây Hồ và kết thúc tại thị xã Sơn Tây.
Ghi nhận của Lao Động cho thấy, đoạn 1 tuyến đường Tây Thăng Long từ đường Võ Chí Công đến Phạm Văn Đồng với chiều dài khoảng 2km đã hoàn thành đầu tư xây dựng.
Đoạn 2 từ đường Phạm Văn Đồng đến Văn Tiến Dũng đang trong quá trình triển khai thi công. Đoạn tuyến có chiều dài hơn 3km, mặt cắt ngang 60m với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng.
Công trình khởi công từ năm 2019, dự kiến hoàn thành năm 2024 nhưng đến nay mới hoàn thành khoảng 50% khối lượng công việc.
Nguyên nhân chậm trễ là do gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, liên quan đến khoảng 420 hộ dân. Hiện quận Bắc Từ Liêm đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Với đoạn 3 dài 3km từ đường Văn Tiến Dũng đến nút giao đường Vành đai 3,5 đã được thi công hoàn thiện, đáp ứng 10 làn xe.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 2021 - 2025, đoạn 4 tuyến đường Tây Thăng Long (từ nút giao Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài, huyện Đan Phượng) với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỉ đồng sẽ được đầu tư xây dựng.
Theo quy hoạch, đoạn tuyến có chiều dài khoảng 5,8km, quy mô mặt cắt ngang rộng 40-60,5m (loại đường trục chính đô thị) là trục đường huyết mạch và quan trọng phía Nam sông Hồng nhằm kết nối đường Tây Thăng Long với đường Vành đai 3,5 và đường Vành đai 4.
Đoạn tuyến khi hoàn thành giúp kết nối thuận lợi giữa huyện Đan Phượng với trung tâm thành phố, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, phát triển khu vực phía Tây Thủ đô.
Đoạn tuyến còn lại của trục Tây Thăng Long từ đường kênh Đan Hoài (Đan Phượng) đến thị xã Sơn Tây dài khoảng 20km chưa được đầu tư xây dựng.
Theo UBND TP Hà Nội, các đoạn tuyến trên đường trục Tây Thăng Long khi hoàn thành sẽ tạo thành trục huyết mạch và thông suốt nối từ khu vực Tây hồ Tây đến thị xã Sơn Tây, kết nối giao thông liên khu vực.
Ngoài ra còn kết nối với các trục đường quy hoạch của thành phố nhằm giảm tải cho Quốc lộ 32, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Nhận xét
Đăng nhận xét