Ngày 13 tháng 11 năm 2024 Thứ ba
Ngày 13 tháng 11 năm 2024 Thứ ba tuần thứ
46/52, thời tiết 32-21 độ, độ ẩm 71% trời Sơn Tây khô ráo & se lạnh. Sáng
nay 4:40 tôi đi thể dục qua ngách 25 ngõ Rau & khu biệt thự Phú Thịnh trên
đường Phú Hà, như mọi ngày qua các phố thuộc phường Ngô Quyền để đến vườn hoa
Vạn Xuân tập các môn phối hợp NGÓN CÁI TRÁI LẠI SƯNG GUT tiếp tục uống trà TÍA
TÔ, gần 6h về ăn sáng mua ngoài chợ Phú Hà. Mẹ Quỳnh đi làm ca 6h sáng, sau khi
ăn sáng xong tôi sang nhà bác Hải sắt uống trà cùng các ông Ngọc, Hình, Việt
rồi về xem ti vi của nhà. Trước đó hai chị em Vy đã đi học, chị Vy đi xe MINI
xanh, em Kiên cùng bố đến tiểu học Lê Lợi sau ít phút. Tôi tiếp tục học cách sử
dụng điện thoại A13 qua YouTube trên PC. Sáng nay bác Thao đi chữa sâu răng rồi
đi làm luôn. CUỘC CHIẾN TRÊN ATT Zalo “CON CHÁU ÔNG TƯ” ĐÃ TẠM DỪNG vào chiều
hôm qua hy vọng cảm thông & chia sẻ, PHIÊN HỌP HÔM NAY Quốc hội chốt chưa
tăng lương hưu, lương công chức năm 2025. Chiều nay 16:40 tôi đi đón bạn Kiên còn
chị Vy tự về.
Điện
thoại, nối người lại với nhau
Thông
tin nhanh, rõ, đứng hàng đầu
Mặt
trái, nó cũng gây ưu sầu
Khi
người chủ, chưa làm chủ nó…
Ngày
13/11/2024 VTH
Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu, lương công chức năm 2025
Năm 2025 chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, song việc này sẽ được cân nhắc nếu tình hình kinh tế xã hội năm sau thuận lợi.
Sáng 13/11, với gần 90% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước 2025.
Theo đó, Quốc hội quyết nghị số thu ngân sách năm sau hơn 1,96 triệu tỷ đồng, tổng chi gần 2,55 triệu tỷ. Trong đó, mức bội chi khoảng 3,8% GDP, tương đương 471.500 tỷ đồng. Năm sau, ngân sách được phép vay 835.965 tỷ đồng.
Năm 2025 chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người có công. Tuy nhiên, trường hợp kinh tế xã hội năm sau thuận lợi, Chính phủ sẽ cân đối nguồn và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trước đó, từ 1/7, khoảng 3,3 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng 15%. Theo đó, với người hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng một tháng thì tăng 300.000 đồng. Người có mức hưởng mỗi tháng từ 3,2 đến dưới 3,5 triệu điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng. Trợ cấp ưu đãi người có công lên gần 2,79 triệu đồng một tháng; trợ giúp xã hội là 500.000 đồng một tháng.
Ngân sách được chi 110.620 tỷ đồng nguồn tích luỹ cho cải cách tiền lương đến hết năm 2024, trong đó ngân sách trung ương là 60.000 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương. Số này nếu còn dư được chuyển sang năm sau, để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng một tháng.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần thực hiện tiếp các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Địa phương được tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách để cải cách tiền lương, theo Nghị quyết 34/2021 của Quốc hội.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng được phép dùng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư dự án kế nối vùng, quốc gia, công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn. Tuy nhiên, họ phải cam kết đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương tới 2030, không xin ngân sách trung ương hỗ trợ.
Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất xử lý bất hợp lý trong chế độ với giáo viên, y tế. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần tiếp tục tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy và tiết kiệm, chống lãng phí. Việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập cũng cần đẩy nhanh, nhằm giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Về điều chuyển nguồn tăng thu ngân sách 2022, Quốc hội đồng ý cho phép chuyển nguồn hơn 103.636 tỷ đồng còn lại chưa phân bổ để bố trí cho các dự án được Quốc hội cho phép dùng nguồn dự phòng chung và dự án giao cho các cơ quan, bộ ngành trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Hơn 8.535 tỷ đồng chưa phân bổ, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định khi đủ thủ tục đầu tư.
Tương tự, khoảng 23.120 tỷ đồng nguồn tăng thu ngân sách trung ương 2023 được điều chuyển cho các dự án Quốc hội cho phép và bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện tại kế hoạch đầu tư công vốn trung ương 2025. Số còn lại chưa phân bổ 13.320 tỷ đồng, Quốc hội giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ khi đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
Anh Minh
Đường 10 làn xe nối Tây Hồ với Sơn Tây đang xây dựng
Tuyến đường Tây Thăng Long dài 33km khi hoàn thành đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, phát triển khu vực phía Tây Hà Nội.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường Tây Thăng Long là trục giao thông chính kết nối khu vực Tây hồ Tây và phía Bắc cầu Thăng Long với Khu đô thị Sơn Tây.
Dự án có điểm đầu giao với đường Võ Chí Công (đường Vành đai 2); điểm cuối giao với Quốc lộ 32 thị xã Sơn Tây. Tổng chiều dài tuyến 33,18km (Tây Hồ: 300m; Bắc Từ Liêm: 8,56km; Đan Phượng: 10km; Phúc Thọ: 13,40km; Sơn Tây: 920m).
Đến nay, có 6,04km đã được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch; 9,04km đang có dự án nghiên cứu để đầu tư xây dựng; 18,1km chưa có dự án nghiên cứu đầu tư.
Hiện đã có 4 đoạn tuyến đã được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch (6,04km): 1 đoạn tuyến trên địa bàn quận Tây Hồ dài 300m; 2 đoạn tuyến trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm dài 4,82km; 1 đoạn trên địa bàn thị xã Sơn Tây dài 920m.
2 đoạn tuyến đang đầu tư và triển khai các thủ tục đầu tư (9,04km): 1 đoạn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, có chiều dài 3,24km (đoạn từ Văn Tiến Dũng đến Phạm Văn Đồng); 1 đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng, có chiều dài 5,8km (đoạn từ Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài).
3 đoạn tuyến chưa có dự án đầu tư (18,1km): 1 đoạn trên địa bàn Bắc Từ Liêm có chiều dài 500m (hầm chui khác mức với đường Phạm Văn Đồng); 1 đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng chiều dài 4,2km (đoạn từ đường kênh Đan Hoài đến đê La Thạch); trên địa bàn huyện Phúc Thọ có chiều dài 13,4km.
Theo UBND TP Hà Nội, các đoạn tuyến trên đường Tây Thăng Long khi hoàn thành sẽ tạo thành trục huyết mạch và thông suốt nối từ khu vực Tây hồ Tây đến thị xã Sơn Tây, kết nối giao thông liên khu vực.
Các đoạn tuyến này còn kết nối với các trục đường quy hoạch của thành phố nhằm giảm tải cho Quốc lộ 32, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Hà Nội dự kiến thu hồi đất hơn 300 hộ dân mở đường rộng 60m
5 năm chờ đường 10 làn xe, vốn gần 1.500 tỉ đồng ở Hà Nội
Thêm tin vui về dự án đường nối Tây Hồ với thị xã Sơn Tây
Nhận xét
Đăng nhận xét