Ngày 20 tháng 11 năm 2024 thứ tư
Ngày 20 tháng 11 năm 2024 thứ tư, tuần thứ 47/52 Thời tiết 19-27
độ, độ ẩm 49% trời Sơn Tây SÁNG DỊU MÁT & NẮNG. Vào 4:40 tôi đi thể dục qua
ngách 25 ngõ Rau & khu biệt thự Phú Thịnh đường Phú Hà qua Phùng Hưng ra
vườn hoa Vạn Xuân tập các môn phối hợp, gần 6h về ăn sáng do bà chủ tự đạo
diễn. Mẹ Quỳnh đi làm ca 8h sáng. Sau khi ăn sáng xong tôi sang nhà Hải sắt
uông trà với ông Ngọc vì hôm nay THỢ XÂY DỰNG NHÀ HẢI HẠNH NGHỈ chờ khô giằng đầu
tường giáp mái CÓ THỂ MAI SẼ THI CÔNG TIẾP, sau đó đưa chị Vy đi học hôm nay chỉ
mít tinh chào mừng ngày NGVN 70 năm, có mặc đồng phục cam không mang ba lô đến
hơn 9h đã về, sau khi tôi sang nhà chú Hải gửi lại chiếc mũ bảo hiểm để chú đội
đi làm. Chiều nay bố Thao cùng bà nội đi làm muộn, chị Vy cùng ông lướt mạng
xã hội, việc đón em Kiên 5 tiết vào 16:40.
KIÊN LÊ LỢI
Lớp một của Kiên, hai chín bạn
Mười lăm bạn nữ, dáng xinh tươi
Kiên xếp vào loại, còn chậm lớn
Trong đám con trai, sáu tuổi rồi
Buổi đầu dùng bút chì với tẩy
Chẳng hiểu sao, Kiên mất khá nhiều
Phản ảnh cô Mai, cùng các bạn
Mỗi khi tan học, các buổi chiều…
Ngày 20/11/2024 VTH
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: 'Chúng tôi chủ trương không cấm dạy thêm'
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu rõ chủ trương không cấm dạy thêm nhưng cấm hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm nguyên tắc chuyên môn.
Xem video: Bộ trưởng GD-ĐT phát biểu
Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo. Phát biểu làm rõ một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ xúc động khi hôm nay là ngày rất đặc biệt - 20/11.
"Ngày 20/11 năm nay, niềm hạnh phúc của nhà giáo được nhân lên rất nhiều, bởi đúng thời điểm này Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo. Chưa nói nội dung, chỉ riêng việc Chính phủ, Quốc hội đồng ý xây dựng Luật đã là một sự ghi nhận, động viên to lớn với các nhà giáo". Bộ trưởng cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sắp xếp ngày 20/11 để Quốc hội thảo luận về luật này.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ với luật này phải chấp nhận có một vài điểm quy định sẽ khác các luật khác, nếu như quy định như các luật khác sẽ không thuận cho phát triển đội ngũ nhà giáo.
Ông ví dụ quy định về tuổi nghỉ hưu sẽ khác với Bộ Luật Lao động hay giáo viên dạy liên trường, thuyên chuyển, làm việc cho hơn một cơ sở sẽ khác với quy định của Luật Viên chức.
"Các đại biểu thấy một số điểm khác nhưng nếu phục vụ cho mục tiêu để phát triển đội ngũ nhà giáo, cũng mong như đã sửa một số luật là nội dung nào cản trở sự phát triển, dẫu là khác nhưng khác đó đem lại điều tốt lành thì sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt", ông Sơn nói.
Liên quan đảm bảo lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, Bộ trưởng nhấn mạnh khi xây dựng các văn bản luật và theo chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng phải nhìn vào các ngành khác.
"Chúng tôi cũng không muốn ngành của mình có gì đặc quyền, đặc lợi hay một gì đó ưu ái bất thường. Nhà giáo vốn dĩ là những con người cũng sống trách nhiệm, bao dung, vị tha. Không thể nào mình sống sung sướng mà bên cạnh mình, người khác nghèo hơn mình. Nhà giáo không chấp nhận điều đó đâu.
Ở đây, chỉ vì một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống. Chưa đủ sống không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học được", ông Sơn nêu rõ.
Thêm vào đó, Bộ trưởng phân tích đối với một đất nước vừa mới thoát nghèo, chưa phải nước giàu và khi cần phải ưu tiên chắc chắn không thể "dàn hàng ngang ưu tiên cho tất cả mọi điều được". Do đó, khi xét là đột phá chiến lược, quốc sách hàng đầu dứt khoát phải có sự ưu tiên.
Việc xác định cụ thể lương thế nào để đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu của nhà giáo, Bộ trưởng Sơn cho hay trong dự luật nêu ra một số nguyên tắc còn Chính phủ sẽ quy định cụ thể.
Đối với việc dạy thêm của nhà giáo được nhiều đại biểu nêu ra, Bộ trưởng Sơn nêu rõ "Bộ đang chủ trương không cấm việc dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo, vi phạm những nguyên tắc chuyên môn", tức cấm một số hành vi ép đối với nhà giáo trong vấn đề này...
Nhận xét
Đăng nhận xét