Chuyển đến nội dung chính

Ngày 14 tháng 11 năm 2024 thứ năm

 




                 Ngày 14 tháng 11 năm 2024 Thứ ba tuần thứ 46/52 cũng là 14/10/ GIÁP THÌN, thời tiết 32-21 độ, độ ẩm 71% trời Sơn Tây khô ráo & se lạnh. Sáng nay 4:40 tôi đi thể dục qua ngách 25 ngõ Rau & khu biệt thự Phú Thịnh trên đường Phú Hà, như mọi ngày qua các phố thuộc phường Ngô Quyền để đến vườn hoa Vạn Xuân tập các môn phối hợp tiếp tục uống trà TÍA TÔ, gần 6h về ăn sáng mua ngoài chợ Phú Hà. Mẹ Quỳnh đi làm ca 6h sáng. Sau khi ăn sáng xong tôi sang nhà HẢI-HẠNH LÚC 7H ĐỂ GIÚP CON DỠ MÁI TÔN TẦNG 2 NÂNG LÊN & MỞ RỘNG RA CHO THOÁNG MÁT, ĐẾN 10H RTHỢ THÁO & DỠ XONG HIỆN ĐANG ĐƯA ĐỒ PHẾ THẢI XUỐNG NGÕ ĐỂ CHUYỂN ĐI nhóm này thợ trẻ thôn Phụ Khang xã Đường Lâm do anh Tuân trưởng nhóm. CHIỀU NAY 14H TÔI LẠI SANG trông nhà giúp các con, ĐẾN 16:45 ĐI ĐÓN KIÊN.Sáng nay ông Tuyên bận nên không xuống nhà Hải-Hạnh.

(Sao lại năm 2015)…Nguyễn Viết Mỹ 27 Lê Lợi thiết kế; Chiến X măng + thép:0439995345; Nội thợ xây Tiền Huân: 0915106719- thợ xây  Dũng: 0919513783-Loan:0989289594. Lái xe kiêm bán gạch cát Bổn: 0936252366; lái xe Dậu: 01682898897; Dương ĐẠI Hòa thợ điện nước: 0988019974-0969238279; Long - Nghệ bán ống nước: 0433835968; Dụng TTXD:0977838307;  TUỆ: 0983932804; THÊM; 0903432804, Nghĩa sắt: 0934648538. Thành Hiếu 18 PKK bán đồ điện: 0983119581; Chiến Sơn tường: 0912370201 & Phan Việt:0373474730. Năm 2015 ngõ VƯỜN HOA trung tâm có 4 gia đình làm nhà, khởi công sớm nhất là anh Hùng ngách đầu phía ngoài ngõ, sau đó anh An chính mặt cuối ngõ, thứ ba là nhà 15 mình giữa ngõ, cuối cùng nhà anh Tám giữa ngõ nằm trong ngách.Theo lịch tối hôm qua 09/10/15, gia đình làm lễ xin phép dỡ nhà & cây nhang ngoài sân ở 15 PĐC vào sáng nay ngày 10/10/15, nhưng vì mưa suốt đêm nên tạm dừng để đảm bảo an toàn, tranh thủ cùng thợ điện nước Dương Nam Hòa thu hồi đường dây điện, chuyển dây ra ngoài hiên, lắp sẵn ổ cắm cho thợ nề sử dụng. Chiều nay Trời vẫn mưa, nghe phong thanh bên anh An cũng tạm dừng chờ giấy phép). Chiều nay 15h bác Dụng TTXD thị xã lại đến nhà để kiểm tra, có ông ngoại Ngân cùng dự, sau đó nhận 1 xe gạch lỗ để xây tường mới, thợ phá tường bao phía ngoài & đưa gạch vỡ xuống đường ngõ để ô tô chuyển đi, 16:40 tôi đi đón Kiên kịp giờ, về gặp lại chị Vy đang chờ đầu ngõ. Mẹ Quỳnh gọi điện nhắc Vy đi học, thi học kì 1 Vy được 2 con 9 khoe với mẹ & bà.

 

KĨ NĂNG PHONE

Điện thoại, nối người lại với nhau

Thông tin nhanh, rõ, đứng hàng đầu

Mặt trái, nó cũng gây ưu sầu

Khi người chủ, chưa làm chủ nó…

Ngày 13/11/2024 VTH

Hà Nội, TPHCM và 10 tỉnh sáp nhập hàng trăm huyện, xã

Hoài Thu
00:00/03:53

(Dân trí) - 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 361 đơn vị cấp xã của 12 tỉnh, thành sẽ được sắp xếp thành 5 đơn vị hành chính cấp huyện và 200 đơn vị cấp xã mới, theo phương án được Ủy ban TVQH thông qua.

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 39 đã xem xét và quyết định thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố.

Các địa phương này gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TPHCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. 

Theo phương án của Chính phủ do Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình, phương án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố như sau:

Hà Nội, TPHCM và 10 tỉnh sáp nhập hàng trăm huyện, xã - 1

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành (Ảnh: Hồng Phong).

1. Tỉnh An Giang: Sắp xếp 2 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị hành chính cấp xã.

2. Tỉnh Đồng Tháp: Sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 2 đơn vị mới, giảm 2 đơn vị sau sắp xếp. 

3. Tỉnh Hà Nam: Thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng 1 huyện (thị xã Kim Bảng) và sắp xếp 29 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 18 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp, giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 11 đơn vị hành chính cấp xã.

4. Thành phố Hà Nội: Sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 53 đơn vị sau sắp xếp.

5. Tỉnh Hà Tĩnh: Sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp huyện và 23 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3 đơn vị hành chính cấp huyện và 16 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 huyện và 7 xã.

6. TPHCM: Sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới. Sau sắp xếp giảm 39 phường.

7. Tỉnh Phú Thọ: Sắp xếp 31 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 18 đơn vị.

8. Tỉnh Quảng Ngãi: Sắp xếp 9 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 3 đơn vị.

9. Tỉnh Quảng Trị: Sắp xếp 13 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 7 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 6 đơn vị.

10. Tỉnh Sơn La: Thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng huyện (thị xã Mộc Châu) và sắp xếp 30 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 26 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 4 đơn vị hành chính cấp xã.

11. Tỉnh Trà Vinh: Sắp xếp 3 phường để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 2 phường.

12. Tỉnh Vĩnh Phúc: Sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 15 đơn vị.

Như vậy, Bộ trưởng Nội vụ cho biết theo phương án của Chính phủ sẽ thực hiện sắp xếp, thành lập đối với 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 361 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 5 đơn vị hành chính cấp huyện và 200 đơn vị hành chính cấp xã mới của 12 tỉnh, thành phố.

Sau sắp xếp, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã.

Hà Nội, TPHCM và 10 tỉnh sáp nhập hàng trăm huyện, xã - 2

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/11 (Ảnh: Hồng Phong).

Về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và giải quyết đội ngũ cán bộ dôi dư sau sắp xếp của 12 tỉnh, thành phố, Bộ trưởng Nội vụ thống kê ở 12 địa phương trên, cấp huyện có 136 cán bộ dôi dư và cấp xã dôi dư 3.342 người.

UBND 12 tỉnh, thành phố đã xây dựng phương án chi tiết để bố trí, sắp xếp và giải quyết đối với số cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư theo đúng quy định.

Về trụ sở, thống kê cho thấy cấp huyện có 9 trụ sở dôi dư và con số này ở cấp xã là 329. UBND 12 tỉnh, thành phố đã xây dựng phương án chi tiết để xử lý số lượng trụ sở, tài sản công dôi dư theo đúng quy định.

Thẩm tra, Ủy ban Pháp luật đánh giá các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp cơ bản đều bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn của loại đơn vị hành chính tương ứng hoặc đáp ứng yêu cầu của việc sắp xếp theo quy định.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý thêm với 5 huyện mới hình thành sau sắp xếp, các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chí của đô thị loại II.

"Chính phủ thực hiện tiến độ hoàn thành việc đánh giá, công nhận loại đô thị này trước ngày 31/12", ông Trần Thanh Mẫn đề nghị và nhấn mạnh vấn đề này có tính chất quyết định trong việc sắp xếp.

Bài viết hay? Ấn để tương tác

Xây dựng phương án sắp xếp lại bộ máy theo hướng 'bộ đa ngành, đa lĩnh vực'

Thu Hằng

Xem các bài viết của tác giả

Chính phủ yêu cầu xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. 

Thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy 

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương thực hiện tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Việc này phải hoàn thành trong tháng 12/2024.

bomay.jpg
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/11.

Báo cáo Chính phủ về tổng kết thi hành Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ.

Trong đó, tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng về phát huy hiệu quả mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; thực hiện có lộ trình giảm hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ; tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của bộ trưởng với tư cách thành viên phủ trong quản lý vĩ mô và xây dựng chính sách...

Để tiếp tục hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Nội vụ kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Đề nghị bỏ cấp “Tổng cục” 

Ngày 12/11 vừa qua, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ.

Theo Bộ Nội vụ, việc sửa đổi, bổ sung luật này là cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ.

Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước; phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

DangHoangOanh
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh. Ảnh: Bộ Tư pháp

Các thành viên hội đồng thẩm định đều tán thành cao với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ lần này đáp ứng yêu cầu cấp bách trong việc tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay.

Một trong những ý kiến đáng chú ý là đại diện Bộ Công an quan tâm đến địa vị pháp lý của Tổng cục hiện nay chưa được quy định rõ ràng; chính sách đối với cấp cục trực thuộc bộ và cục trực thuộc tổng cục như nhau nên chưa khuyến khích tinh gọn bộ máy. 

Do đó, đại diện Bộ Công an đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cấp “tổng cục” trong cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định cụ thể vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ ngay tại dự thảo luật.

Trong đó, chú trọng làm rõ định hướng quy định về phân cấp, phân quyền giữa các chủ thể: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và chính quyền địa phương. Quy định rõ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng mà không phân cấp, phân quyền; những vấn đề có thể phân cấp, phân quyền; phạm vi phân cấp, phân quyền…

sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề với 5 nhóm chính sách lớn

- Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.

- Hoàn thiện quy định về mối quan hệ phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27.

- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, bảo đảm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với các nội dung được phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước.

- Hoàn thiện các quy định về tổ chức của Chính phủ để tạo khung pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Điểm nghẽn bộ máy cồng kềnh: Cách nào để thu gọn?

Điểm nghẽn bộ máy cồng kềnh: Cách nào để thu gọn?

Trong bài viết Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm