Chào HNM ngày 17/12/2010 trở lại
Hôm nay thứ sáu ngày 17/12/10 bầm nằm nghỉ đến 9:30AM dậy chuẩn bị cơm trưa vì trời rét, song bây giờ 11:00 trời đã nắng trở lại, bà Tháp dự tiệc cưới con bà Nguyệt UBND thị xã tại Lâm Ký, mình tiếp tục chỉnh trang W CỘNG HÒA giúp HĐND thị xã khóa 17 họp kỳ 22 từ 16-17/12/10.
Nguyệt gửi cho gói chè, Hải VNPT gửi lại sau mấy năm xa cách tờ HNM...Cậu Cường cho thức ăn của nhà Vân mợ mang về...17/12/2010 - 11:01 AM
Theo Bảo Bình (ICTnews / WSJ)THẾ GIỚI
Nguyệt gửi cho gói chè, Hải VNPT gửi lại sau mấy năm xa cách tờ HNM...Cậu Cường cho thức ăn của nhà Vân mợ mang về...17/12/2010 - 11:01 AM
Giá máy tính đang tăng
Lần đầu tiên trong mấy năm qua, mức giá trung bình của máy tính đã tăng lên, trái ngược hoàn toàn với xu hướng giảm giá của các mặt hàng điện tử khác.
Trong tháng 11, giá bán lẻ trung bình của một chiếc máy tính tại Mỹ là 615USD, tăng 6% so với mức giá 580USD của năm ngoái. Theo hãng nghiên cứu thị trường NPD Group, giá trung bình của máy tính đã tăng trong 6-8 tháng qua, so với mức giá của năm 2009.
Giá máy tính bao gồm máy để bàn, laptop và netbook, không kể máy tính bảng – tăng đã làm thay đổi mạnh mẽ thị trường máy tính trị giá 250 tỷ USD trên toàn cầu. Thị trường này nhiều năm qua luôn phải đối mặt với xu thế giảm giá mặc dù sản phẩm ngày càng mạnh mẽ hơn.
Thực tế, xu hướng giảm giá máy tính những năm gần đây đã khiến tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất lớn như HP, Dell giảm sút. Giờ đây, các nhà sản xuất đang tập trung vào những sản phẩm cấp cao và chứng kiến tỷ suất lợi nhuận mở rộng.
Trong quý kết thúc vào tháng 10, giá bán máy tính trung bình của HP tăng 3%/năm, và tỷ suất lợi nhuận của hãng này đã tăng lên 5,5% từ mức 4,7% cách đây 1 năm. Tỷ suất lợi nhuận của Dell cũng đã tăng 6,7% vào quý cuối tháng 10, so với mức 4,8% cách đây 1 năm. PaulHenri Ferrand, giám đốc marketing mảng sản phẩm tiêu dùng của Dell, cho biết những mẫu máy cao cấp đang tràn ngập các gian hàng.
Sự ra đời của dòng máy tính bảng mới và giá laptop ổn định dần đã mang lại sự đảo chiều cho giá máy tính nói chung. Mùa mua sắm này hãng HP tập trung vào dòng laptop Envy trang bị hệ thống loa giải trí cao cấp, có giá khởi điểm 999 USD. Trái ngược hoàn toàn với năm ngoái, khi hãng này phải đưa ra các khoản chiết khấu, giảm giá mạnh.
Một yếu tố nữa khiến thị trường máy tính đảo chiều là Apple. Hiện nay, Apple đã tăng thị phần tại Mỹ lên 10,4% từ mức 9,3% trong năm ngoái. Nhưng Apple vẫn giữ mức giá trung bình cho các sản phẩm máy tính của hãng ở khoảng 1.360 USD.
“Chúng tôi đang chứng kiến người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm”, Wayne Surdam, một phó giám đốc của HP, nói.
Giá máy tính gia tăng, khác hẳn với xu hướng giá giảm của các mặt hàng điện tử khác. Tháng trước, giá bán trung bình của đầu đĩa Blu-ray đã giảm 21%, xuống còn 123 USD so với cùng kỳ năm ngoái; còn giá trung bình của TV màn hình phẳng giảm 9%, xuống còn 550 USD.
Nhưng với máy tính, “giá đã đến ngưỡng không thể thấp hơn nữa”, Stephen Baker, một nhà nghiên cứu của hãng NPD nói. Giá bán loại laptop chạy phần mềm Windows tăng 2%, mức tăng đầu tiên kể từ khoảng năm 2004. Hiện nay, trung bình giá laptop Windows ở mức khoảng 453 USD, còn máy tính để bàn ở mức khoảng 508 USD, tăng từ mức giá 477 USD cách đây 1 năm.
Ngoài các điều kiện thị trường, giá máy tính tăng cũng phản ánh sự thay đổi trong cách mua hàng của người tiêu dùng. Ngày càng có nhiều người dùng muốn mua những mẫu máy có nhiều tính năng hơn, như chia sẻ và trình chiếu tốt các bộ phim, video clip ca nhạc – và họ sẵn sàng “móc ví” cho những yêu cầu trên.
Mátxcơva tắc đường kéo dài gần 3.000 cây số 17/12/2010 07:28 (HNM) - Tối 15-12 (tức rạng sáng 16-12 giờ Việt Nam), thủ đô Mátxcơva của Nga đã chứng kiến tình trạng tắc đường kinh khủng, kéo dài tới 2.850km. Đoạn đường tắc này tương đương với khoảng cách từ Mátxcơva của Nga đến thành phố Novosibirsk ở Siberia. Theo cổng điện tử Yandex. Probki chuyên giám sát tình hình giao thông ở thủ đô của Nga, nếu sử dụng thang điểm từ 1 đến 10 để đo độ tắc nghẽn giao thông thì tình trạng tắc nghẽn giao thông tối qua ở Mátxcơva phải lên tới 8 hoặc 9 điểm. Cũng theo Yandex.Probki, nửa cuối tháng 12 là giai đoạn khó khăn nhất với những tài xế ở Mátxcơva trong những năm gần đây vì người Nga thường có thói quen đổ xô đến các trung tâm mua sắm để mua quà năm mới. Và mọi người từ các thành phố, khu vực xung quanh đổ về thủ đô để mua hàng. |
Căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ-Trung
(PL&XH) - Các lực lượng vũ trang Mỹ và Nhật Bản tiếp tục các cuộc tập trận, đã bắt đầu từ ngày 10/12, với sự tham gia của 40.000 quân, và dường như nhằm vào Trung Quốc.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có cuộc điện đàm trao đổi về một loạt vấn đề quốc tế cũng như quan hệ song phương, đã nhấn mạnh đến sự căng thẳng tăng lên giữa hai nước sau cuộc đụng độ quân sự tháng trước giữa hai miền Triều Tiên.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều chỉ đưa ra sự mô tả một chiều về cuộc điện đàm, nhấn mạnh rằng ông Obama đã lên án việc Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong và yêu cầu Bình Nhưỡng "chấm dứt hành vi khiêu khích của mình". Tổng thống Obama đã thúc giục Trung Quốc hợp tác với Mỹ và các nước khác để gửi tới Triều Tiên một thông điệp rõ ràng rằng những khiêu khích của nước này là không chấp nhận được, đồng thời nêu bật cam kết của Mỹ đối với an ninh của các đồng minh trong khu vực. Về phần mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo thẳng thắn rằng "nếu không được xử lý một cách thích hợp, căng thẳng sẽ gia tăng trên bán đảo Triều Tiên hoặc vượt khỏi tầm kiểm soát, không có lợi cho bất kỳ bên nào". Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói với ông Obama rằng Trung Quốc đặc biệt quan ngại về tình hình trong khu vực.
Một loạt cuộc tập trận quân sự trong khu vực đang làm gia tăng căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, cũng như giữa Washington và Bắc Kinh. Các lực lượng vũ trang Mỹ và Nhật Bản tiếp tục các cuộc tập trận, đã bắt đầu từ ngày 10/12, với sự tham gia của 40.000 quân, và dường như nhằm vào Trung Quốc. Cũng có tin cho biết Tokyo đang chuẩn bị công bố một kế hoạch tái vũ trang mới nhằm chống Trung Quốc và Triều Tiên, trong đó có những đề xuất mở rộng hạm đội tàu ngầm và tăng số lượng máy bay chiến đấu. Hiến pháp của Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II không cho phép duy trì quân đội, nhưng trong 5 năm qua, Tokyo đã đưa ra một loạt thay đổi về hiến pháp và hành chính để mở đường cho việc tăng cường sức mạnh cho các lực lượng phòng vệ của nước này.
Bắc Kinh đang lên án các cuộc tập trận quân sự. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo rằng "việc phô trương vũ lực không thể giải quyết vấn đề. Một số người đang vung gươm, trong khi Trung Quốc lại bị chỉ trích vì kêu gọi đối thoại. Liệu điều đó có công bằng?". Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp các trưởng đoàn đàm phán sáu bên tại Bắc Kinh. Nhưng các chính phủ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đều bác bỏ đề xuất này và khẳng định chỉ tổ chức đàm phán sau khi Triều Tiên đã có những nhượng bộ. Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gặp những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc tại Washington để lên án "các cuộc tấn công khiêu khích của Triều Tiên". Tại cuộc gặp này dường như đã xuất hiện một khối chống Trung Quốc. Điều này đi kèm với những lời lẽ chống Bắc Kinh của các quan chức ngoại giao Mỹ. Theo bình luận của báo "Washington Post", những cáo buộc chống Bắc Kinh đánh dấu sự xấu đi trong quan hệ của Mỹ với Trung Quốc. Mỹ cho rằng Trung Quốc phải chịu một phần trách nhiệm trong những việc xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.
Về phần mình, tờ "Nhân dân Nhật báo" của Trung Quốc đã chỉ ra chiều hướng xấu đi trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong bài bình luận với tiêu đề "Cách thức Trung Quốc nên xử lý đối với việc Mỹ quay trở lại châu Á?". Bắt đầu bằng việc đề cập đến sự xuất hiện mới đây của tàu sân bay Mỹ tại Hoàng Hải, bài bình luận chỉ ra nỗ lực của Washington nhằm "thực thi các lệnh trừng phạt, hạn chế và ngăn chặn Trung Quốc". Báo này cũng cho rằng Trung Quốc có thể điều chỉnh chính sách "phát triển hòa bình và hợp tác quốc tế" vào lúc thích hợp theo ý mình.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều chỉ đưa ra sự mô tả một chiều về cuộc điện đàm, nhấn mạnh rằng ông Obama đã lên án việc Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong và yêu cầu Bình Nhưỡng "chấm dứt hành vi khiêu khích của mình". Tổng thống Obama đã thúc giục Trung Quốc hợp tác với Mỹ và các nước khác để gửi tới Triều Tiên một thông điệp rõ ràng rằng những khiêu khích của nước này là không chấp nhận được, đồng thời nêu bật cam kết của Mỹ đối với an ninh của các đồng minh trong khu vực. Về phần mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo thẳng thắn rằng "nếu không được xử lý một cách thích hợp, căng thẳng sẽ gia tăng trên bán đảo Triều Tiên hoặc vượt khỏi tầm kiểm soát, không có lợi cho bất kỳ bên nào". Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói với ông Obama rằng Trung Quốc đặc biệt quan ngại về tình hình trong khu vực.
Các cuộc tập trận Mỹ-Hàn đang khiến Trung Quốc quan ngại
Một loạt cuộc tập trận quân sự trong khu vực đang làm gia tăng căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, cũng như giữa Washington và Bắc Kinh. Các lực lượng vũ trang Mỹ và Nhật Bản tiếp tục các cuộc tập trận, đã bắt đầu từ ngày 10/12, với sự tham gia của 40.000 quân, và dường như nhằm vào Trung Quốc. Cũng có tin cho biết Tokyo đang chuẩn bị công bố một kế hoạch tái vũ trang mới nhằm chống Trung Quốc và Triều Tiên, trong đó có những đề xuất mở rộng hạm đội tàu ngầm và tăng số lượng máy bay chiến đấu. Hiến pháp của Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II không cho phép duy trì quân đội, nhưng trong 5 năm qua, Tokyo đã đưa ra một loạt thay đổi về hiến pháp và hành chính để mở đường cho việc tăng cường sức mạnh cho các lực lượng phòng vệ của nước này.
Bắc Kinh đang lên án các cuộc tập trận quân sự. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo rằng "việc phô trương vũ lực không thể giải quyết vấn đề. Một số người đang vung gươm, trong khi Trung Quốc lại bị chỉ trích vì kêu gọi đối thoại. Liệu điều đó có công bằng?". Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp các trưởng đoàn đàm phán sáu bên tại Bắc Kinh. Nhưng các chính phủ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đều bác bỏ đề xuất này và khẳng định chỉ tổ chức đàm phán sau khi Triều Tiên đã có những nhượng bộ. Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gặp những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc tại Washington để lên án "các cuộc tấn công khiêu khích của Triều Tiên". Tại cuộc gặp này dường như đã xuất hiện một khối chống Trung Quốc. Điều này đi kèm với những lời lẽ chống Bắc Kinh của các quan chức ngoại giao Mỹ. Theo bình luận của báo "Washington Post", những cáo buộc chống Bắc Kinh đánh dấu sự xấu đi trong quan hệ của Mỹ với Trung Quốc. Mỹ cho rằng Trung Quốc phải chịu một phần trách nhiệm trong những việc xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.
Về phần mình, tờ "Nhân dân Nhật báo" của Trung Quốc đã chỉ ra chiều hướng xấu đi trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong bài bình luận với tiêu đề "Cách thức Trung Quốc nên xử lý đối với việc Mỹ quay trở lại châu Á?". Bắt đầu bằng việc đề cập đến sự xuất hiện mới đây của tàu sân bay Mỹ tại Hoàng Hải, bài bình luận chỉ ra nỗ lực của Washington nhằm "thực thi các lệnh trừng phạt, hạn chế và ngăn chặn Trung Quốc". Báo này cũng cho rằng Trung Quốc có thể điều chỉnh chính sách "phát triển hòa bình và hợp tác quốc tế" vào lúc thích hợp theo ý mình.
Minh Tâm
Nhận xét
Đăng nhận xét