Chào ngày 19/12/10 Chúa nhật

Hôm nay CN ngày 19/12/10 mình lấy con cáo Mrilla Firefox cho máy 694 ngoài 11 PĐC chạy tốt, GIẢI TỎA TÂM LÝ CHẠY MẠNG TRONG GIỜ LÀM VIỆC.
 11:00 AM sáng nay Hải & Quynh xuôi HN cùng CPU Tản Lĩnh.
Sáng nay trời nắng, chiều lạnh và có sương...CŨNG LÀ MỘT NGÀY NHIỀU MAY MẮN...
Sinh thông báo chồng Hòa tổ vé nghỉ hưu mất do tai nạn gì đó, từ hôm 10/12/10 mình góp ý, thái độ có khác...chờ xem hành động ứng xử của mấy bạn.
Bầm hôm nay sinh hoạt bình thường, tranh thủ nghỉ sớm vì lạnh, tuy vậy người cởi & gấp cẩn thận áo lông Đức chắc nóng và hơi nặng...
Cậu trưởng hôm qua gửi lại quần bò cho bác tháp vì lý do Trời mới biết vì bệnh: NGƯỜI TA KHÔNG CÓ TÀI THÌ NGHÈO, KHÔNG CÓ CHÍ THÌ HÈN....Gia đình
Chủ nhật, 19/12/2010, 15:00(GMT+7)

Vì sao phụ nữ lại là tay hòm chìa khóa?

GiadinhNet - Nếu nói "phụ nữ quản lý kinh tế gia đình tốt hơn nam giới", có người lại cho rằng điều này mang định kiến giới.
Nhưng thực tế, đây là vấn đề của nhiều môn khoa học, trong đó có tâm lý học. Thực tế cũng chứng minh điều đó...
 
Hình minh họa
 
Khác nhau một trời một vực
 
Khi xem một bức tranh, hay bất cứ thứ gì, đàn ông nhìn bằng con mắt "tổng quát", nhận xét ngay là đẹp hay xấu. Còn phụ nữ chú ý "soi" đến những chi tiết ở các vị trí như trên, dưới, trái, phải như thế nào, màu mè, bố cục ra sao. Chính nhờ sự nhạy cảm đó mà sau này người nữ có khả năng chu toàn thiên chức làm vợ, làm mẹ, săn sóc gia đình, nuôi con.
Trước đây người ta cho rằng, tính cách của nam và nữ chủ yếu phụ thuộc vào sự giáo dục. Để thẩm định, người ta làm thí nghiệm, cho những trẻ trai chơi búp bê, gấu bông, bộ đồ chơi nấu bếp, còn cho con gái chơi ô tô, bộ lắp ráp xây dựng... Khi tách rời nhau, nhất là lúc còn quá bé, trẻ đành chơi những thứ người ta đưa cho. Nhưng khi được chơi chung và trẻ đã lớn một chút, tự nhiên trẻ trai sà vào chọn ôtô và bộ đồ xây dựng, còn bé gái ôm chặt lấy búp bê hoặc hí hoáy với bộ đồ nấu bếp. Người ta còn tiếp tục nghiên cứu làm rõ điều này, nhưng khẳng định rằng nam và nữ có những điểm "thiên bẩm" khác nhau trong hành vi.
 
Linh mục Nguyễn Bá Thông, Chuyên viên tư vấn tâm lý Trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc đã nghiên cứu, đúc kết ra nhiều sự khác biệt giữa nam và nữ. Một trong những khác biệt đó là về tư duy.
 
Quản lý gia đình, chăm sóc con cái, quản lý và chi tiêu tiền bạc trong gia đình không thể "đại khái" được, mà phải thật cụ thể. Có trong tay 10 triệu, đàn ông có thể nghĩ đến mua cái laptop mới, cái máy ảnh kỹ thuật số. Có10 triệu, phụ nữ tính toán và tách nó ra ngay ra từng khoản, ví dụ tiền ăn 3 triệu, tiền điện nước 1,5 triệu... Nhờ cái kiểu tư duy chi tiết, cụ thể, "lẩm cẩm" ấy mà gia đình, chồng con mới được no đủ cả tháng, cả năm.
Ngoài sự khác biệt về tư duy, nam và nữ còn khác nhau về mục đích tiêu tiền.
 
Trong cuốn sách "Nice girls don't get rich", tác giả Lois Frankel kết luận rằng, phụ nữ lớn lên với một thông điệp xã hội khác với nam giới. Họ được giáo dục trở nên "tốt đẹp" hơn là "giàu có". Đàn ông thường tiêu tiền cho việc xã giao bên ngoài để có các mối quan hệ, sử dụng tiền bạc để giữ thứ bậc, đẳng cấp trong xã hội. Họ cũng thường chi tiền cho bản thân và đầu tư để "tiền đẻ ra tiền".
 
Ngược lại, phụ nữ dùng tiền để chăm sóc người khác, lo cho tương lai của bản thân và con cái. Họ không thiết đãi nhiều người mà họ thấy không cần thiết, chỉ chi cho những người họ yêu thương, muốn tiêu tiền sao cho mọi người hiểu rằng mình làm nhiều hơn những gì mình có. Đó cũng là lý do giải thích tại sao đàn ông có thể bỏ ra tiền triệu để tổ chức bữa nhậu với bạn bè, đối tác trong nhà hàng, quán bia, nhưng lại không nhớ mua một lọ tăm hay tập vở cho con. Đó cũng là lý do giải thích tại sao phụ nữ thường biếu tiền cha mẹ mình, cha mẹ chồng, anh chị em nghèo khó nhiều hơn đàn ông.
 
Kỹ năng "tay hòm chìa khóa" cần có
 
Tiền bạc là vấn đề nhạy cảm trong gia đình. Không có tiền thì nghèo khó đã đành, nhưng "người giàu cũng khóc" nếu vợ chồng không có sự thống nhất, người vợ không có kỹ năng quản lý tiền bạc, dù quyền "tay hòm chìa khóa" đã được giao cho.
 
Bốn "bài học" mà mỗi người quản lý tài chính gia đình cần có

Phải duy trì nguyên tắc công khai. Vợ chồng cần biết ai có thu nhập bao nhiêu. Công khai nhằm mục đích dự toán chi tiêu cho gia đình, chứ không phải công khai để "truy hỏi" chồng từng đồng, từng hào. Người vợ biết "đại khái" rằng mỗi tháng chồng kiếm được 4 triệu, không kể những khoản thu nhập đột xuất, vụn lẻ. Người chồng cũng cần biết vợ cũng đóng góp mỗi tháng khoảng 3 triệu, như vậy cả gia đình sẽ sống nhờ vào số tiền khoảng 7 triệu ấy. Có gia đình cả hai vợ chồng kiếm được nhiều hơn nữa, nhưng cũng nên góp lại để có một "quỹ chi tiêu nội bộ", còn lại chồng đầu tư chứng khoán, vợ gửi tiết kiệm là... tùy.
Đừng quên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Tuy được chồng ủy quyền cho làm người "tay hòm chìa khóa", cũng không vì vậy mà muốn tiêu gì thì tiêu. Tiền chung ấy là mồ hôi, công sức của hai vợ chồng, nên không nên chi tiêu tùy tiện. Mua sắm vặt vãnh hàng ngày thì thôi, nhưng những khoản chi lớn, nên có sự thống nhất ý kiến của cả hai người, thậm chí hỏi cả ý kiến các con nữa.
Phải biết phân phối quỹ gia đình hợp lý. Tốt nhất, phải phân chia số tiền hàng tháng có thành ba loại quỹ chi tiêu khác nhau: Quỹ chi tiêu cố định, quỹ chi tiêu đột xuất và quỹ "vì tương lai".
 
Quỹ chi tiêu cố định hàng tháng bao gồm các loại tiền gạo, tiền ăn hàng ngày, tiền điện, nước, điện thoại, Internet, gas, tiền đóng học cho con. Quỹ đột xuất nhất thiết phải có, để chi cho các khoản không biết trước như ốm đau, mừng đám cưới, viếng đám ma, tiếp khách đột xuất.
Đừng quên tích lũy cho tương lai. Người xưa dạy "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", "ăn bữa nay nhớ bữa mai". Dù vợ chồng bạn chỉ là cán bộ công chức, lương cả hai người chỉ khoảng 6 triệu đồng, cũng đừng vì thế mà bỏ qua việc tiết kiệm cho tương lai. Nếu ai tin tưởng vào các hãng bảo hiểm, thì nên mua cho mình, hay cho con nhỏ một sổ bảo hiểm, mỗi tháng đóng cho con hai, ba trăm, nhưng đến khi nó vào đại học, đi du học hay... lấy vợ, lấy chồng, bố mẹ đã có "một khoản kha khá" để hỗ trợ con. Còn nếu thấy rằng "tiền phải liền với ruột" thì tự giữ tiền hoặc gom lại một món, rồi gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Hãy nhớ, những quốc gia giàu có người ta cũng tạo lập quỹ đề phòng rủi ro.

THẾ GIỚI


Thành phố thẳng đứng 
19/12/2010 08:11

(HNM) - Với chính sách áp thuế nhập khẩu rất thấp cùng hệ thống cửa hàng miễn thuế trong tổng số 43 trung tâm thương mại và hàng trăm chợ truyền thống Arab sẵn có, Dubai, thành phố nổi tiếng nhất Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) không chỉ là thủ đô "shopping" của Trung Đông mà còn là thiên đường mua sắm lý tưởng trên thế giới.
Tòa tháp hình cây kim Burj Khalifa tại trung tâm Dubai.

Thế nhưng, đó chỉ là một phần của Dubai. Thành phố được nói tới như là ngôi làng toàn cầu của hàng hóa này đang ngày càng chinh phục du khách bởi những công trình đồ sộ đến không tưởng, thể hiện tiềm lực kinh tế sung mãn và sự vận dụng đến mức cao nhất những thành tựu kỹ thuật của con người. Trong nhiều địa danh nổi tiếng đó, tòa tháp Burj Khalifa cao nhất hành tinh được đánh giá là một trong những kỳ quan kiến trúc hiện đại.

Trong ánh sáng rực rỡ của pháo hoa, lễ khánh thành tháp Burj Khalifa diễn ra vào ngày 4-1-2010. Tòa nhà siêu cao này đã được đổi từ tên gọi ban đầu, Burj Dubai nhằm tôn vinh quốc vương đang trị vì quốc gia giàu có tại Trung Đông, Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan. Theo đề xuất ban đầu thì đây sẽ là một bản sao mô phỏng tháp Grollo được đề xuất cho Melbourne, nhưng đã nhanh chóng được thiết kế lại với ý tưởng của kiến trúc sư Adrian Smith thuộc Skidmore Owings and Merrill (SOM), công ty kiến trúc và xây dựng lớn của Mỹ do Louis Skidmore và Nathaniel Owings thành lập năm 1936. Theo thiết kế đó thì tòa tháp cao khoảng 705m. Tuy nhiên, trải qua nhiều lần tăng độ cao kể từ khi được khai móng vào năm 2004, đến ngày gần hoàn thành thì các con số chính thức mới được thông báo: tòa tháp sừng sững tại "Trung tâm mới" của Dubai có 164 tầng, cao 828m và chi phí xây dựng 1,69 tỷ USD do Tập đoàn Hàn Quốc Samsung Engineering & Construction đảm nhiệm thi công. Với chiều cao này, Burj Khalifa đã chính thức soán ngôi tòa nhà cao nhất thế giới của tháp Taipei 101 tại Đài Loan (cao 508m) và có thể được nhìn thấy từ độ xa cách tòa tháp khoảng 15km.

Mang ý tưởng thu hẹp khoảng cách giữa thế giới Arab truyền thống với phong cách phương Tây hiện đại, Burj Khalifa bao gồm 1.000 căn hộ, 49 tầng dành cho văn phòng và một khách sạn do chuyên gia thời trang danh tiếng Giorgio Armani thiết kế riêng. Toàn bộ bề mặt bên ngoài của tháp được làm bằng kính và thép có thể phủ kín diện tích của 17 sân bóng. Có tới 230.000m3 bê tông được sử dụng cho toàn bộ kết cấu tháp. Khoảng 12.000 nhân công đã cùng tham gia xây dựng và có thời điểm, cứ sau 3 ngày một tầng mới lại được mọc lên. Nằm dưới chân tháp là khu trung tâm Downtown Burj Dubai rộng 202ha, bao gồm 30.000 ngôi nhà, 9 khách sạn, một công viên rộng 24.000m2, khu mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall rộng 836.000m2 và một hồ nước rộng 120.000m2. Để giúp tòa nhà tránh nắng nóng sa mạc, trung bình mỗi tiếng sẽ có khoảng 10.000 tấn dung dịch làm mát lan tỏa khắp các tầng, một lượng nước đủ để lấp đầy 20 bể bơi Olympic mỗi năm. Hệ thống thang máy phục vụ việc lên xuống trong tòa tháp cũng được đánh giá là cao nhất và nhanh nhất thế giới có vận tốc 10m mỗi giây. Với 57 thang máy đôi, mỗi buồng có sức chứa tối đa 21 người, du khách chỉ mất chưa đầy 2 phút để đi từ chân tháp lên đỉnh tòa nhà.

Tuy nhiên, sự xa hoa của tòa nhà này còn được tạo bởi hàng loạt những kỷ lục khác về nội thất với hệ thống khách sạn 7 sao chỉ dành cho giới thượng lưu, siêu thị với hàng ngàn gian hàng đồ hiệu, khu ẩm thực có thể làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất, rạp chiếu phim quy mô lớn, sân trượt băng khổng lồ, vườn cổ tích dành cho trẻ em và công viên đại dương diễm lệ chưa từng có... Hệ thống hồ nhân tạo của Burj Khalifa dài 275m với 5 khu vòng hồ bán nguyệt cùng đài phun nước giữ kỷ lục Guiness do có thể đẩy dòng nước lên cao hơn 300m. Nhờ khoảng 500.000 bóng đèn chiếu sáng, 6.600 đèn pha siêu sáng, 25 máy phát màu phản quang và có thể trình diễn được khoảng 1.000 kiểu phun nước nghệ thuật khác nhau, người ta có thể nhìn thấy đài phun nước của Burj Khalifa từ độ xa 32km và nó có thể coi là khu vực rực rỡ nhất Trung Đông về đêm.

Có hình cây kim nhọn hoắt, xứng danh với tên gọi: Thành phố thẳng đứng, sự tráng lệ của Burj Dubai có thể làm lu mờ mọi tòa cao ốc hiện có và đẩy lùi các giới hạn trong kiến trúc và xây dựng cũng như giúp UAE còn được biết đến như một vương quốc thịnh vượng sau cơn địa chấn nợ Dubai.

Minh Nhật 


19/12/2010 - 07:00 PM
Tài sản khổng lồ của Saddam Hussein đang được cất giấu ở đâu?
Người Mỹ đã có thể truy bắt, thẩm vấn và treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, nhưng lại bất lực trong việc bắt ông tiết lộ một bí mật không kém phần quan trọng - đó là nơi cất giấu những tài sản khổng lồ của ông ta. Theo đánh giá của các chuyên gia, đến nhà tỉ phú Bill Gates cũng phải đứng sau Hussein về tổng giá trị tài sản.

Nửa đêm ngày 18/3/2003, tức là chỉ hai ngày trước khi Mỹ tung quân vào Iraq, có 3 chiếc xe tải tiến vào Ngân hàng Trung ương ở Baghdad. Trên một chiếc xe có mặt Qusay Hussein, con trai út của Tổng thống Saddam, cùng với tay cố vấn và lực lượng bảo vệ của mình. Chẳng cần phải đưa ra bất cứ giấy tờ gì, Qusay yêu cầu các quan chức ngân hàng lấy ngay cho anh ta một tỉ USD tiền mặt. Tất cả đều nhanh chóng phục tùng vô điều kiện. Vài giờ sau, những chiếc xe tải chở đầy các vali chứa khoảng 900 triệu USD vào 100 triệu euro tiền mặt rời khỏi ngân hàng và biến mất vào bóng đêm.
"Những vụ rút tiền tương tự trong đêm đó cũng được thực hiện trên nhiều thành phố lớn - cựu nhân viên Ngân hàng Trung ương Iraq là Hamid Seidani cho biết - Tất cả vàng và ngoại tệ được rút ra theo mệnh lệnh của Saddam Hussein". Các nhân viên mật vụ Iraq còn lấy đi khoảng 5 tỉ USD nữa. Một ngày trước đó, những nhân vật tin cẩn của Saddam ở nước ngoài cũng được lệnh rút hết tiền khỏi tài khoản ở các ngân hàng của Thụy Sĩ, Liban và Hà Lan. Ngày 15/6/2003, khi kiểm tra tài khoản của gia đình Saddam tại Rotterdam theo yêu cầu của Mỹ, người ta phát hiện trong đó chỉ còn... 12 USD.
Dù bị bắt giữ và treo cổ, nhưng ông Saddam đã không hề hé răng về nơi cất giấu những tài sản khổng lồ của mình
Được biết toàn bộ chiến dịch tẩu tán quy mô trên được Saddam giao cho con trai Qusay và Bộ trưởng Tài chính Hikmat Ibrahim Al-Azzawi trực tiếp điều hành. Có nhiều nguồn tin khẳng định, những chuyến xe tải chở đầy tiền trên về sau đã lặng lẽ vượt qua biên giới Iraq - Syria. Còn theo đại diện của Bộ Tài chính Mỹ tiết lộ với tờ The New York Times, quá trình lục soát cung điện của Qusay đã phát hiện được gần 650 triệu USD tiền mặt (gồm toàn tờ 100USD). Có điều, người Mỹ chưa thể xác định rõ số tiền trên có phải là một phần của khoản tiền 1 tỉ USD được rút khỏi Ngân hàng trung ương Iraq hay không.
Cựu Tổng thống Iraq được coi là một trong những người giàu nhất thế giới, nhưng số tài sản khổng lồ của ông ta đã biến mất tăm chỉ trong nháy mắt. Sự thật về vụ biến mất hàng tỉ USD của Saddam Hussein được đánh giá là một trong những bí mật hàng đầu của thế kỷ XXI. Nhà độc tài của Iraq bị quân đội Mỹ bắt giữ vào ngày 13/12/2003 trong một hầm ngầm gần ngôi làng Ad-Daur cùng với 750 ngàn USD tiền mặt. Trong khi cũng mới chỉ vào tháng giêng năm đó (tức là chỉ 2 tháng trước cuộc chiến với Mỹ), Saddam chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes.
Cựu cố vấn David Aufhauser của Bộ Tài chính Mỹ từng tuyên bố rằng, nhà độc tài Iraq đã cất giấu tới 6 tỉ USD chỉ riêng trong các két sắt của Thụy Sĩ. Còn theo tờ báo Cash của Thụy Sĩ, Saddam còn gửi tại ngân hàng nước này 300kg vàng thỏi, hiện đang được giao cho Hãng Metalor quản lý.
Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách toàn diện những nguồn thông tin đáng tin cậy khác, tổng số tài sản thực sự của Saddam còn lớn hơn rất nhiều. Kể từ năm 1991, Hussein bỏ túi riêng khoảng 5% thu nhập từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iraq. Chỉ tính theo tiêu chí này, các chuyên gia kinh tế của đương kim Thủ tướng Nouri al-Maliki đã kết luận: Saddam cho đến trước chiến tranh có trong tay 57 tỉ USD từ việc bán dầu.
Kênh truyền hình Al Iraqiya còn đánh giá cao hơn nhiều khi khẳng định, tất cả tiền bạc của Saddam Hussein, kể cả vàng bạc, đá quý (vàng thỏi và kim cương thô chưa gia công), cổ phiếu của những công ty hàng đầu thế giới, phải lên tới 100 tỉ USD - tức là nhiều hơn cả tài sản của ông chủ Microsoft là Bill Gates cùng với nhà vua Brunei cộng lại.
Trên thực tế, việc buôn lậu dầu mỏ tới các quốc gia láng giềng đã đem đến cho Saddam khoản thu nhập rất lớn - cựu nhân viên Bộ Tài chính Iraq dưới thời Hussein là Ahmad Nurullah cho biết, Chỉ riêng trong năm 2002, ông ta đã kiếm được 3 tỉ USD. Nhưng vấn đề không chỉ riêng trong lĩnh vực dầu mỏ. Bất cứ một công ty nước ngoài nào muốn hoạt động kinh doanh tại Iraq đều phải trả những khoản tiền hối lộ không nhỏ theo luật cho hai con trai của Tổng thống là Uday và Qusay - 100 ngàn USD cho việc "gia nhập thị trường" và 3% tổng thu nhập.
Chưa hết, với mỗi tấn cam đưa ra khỏi Iraq, gia đình Hussein nhận được 20 USD, mỗi thùng thuốc lá 5 USD, mỗi thùng xăng 4 USD. Chỉ riêng một viên kim cương trong bộ sưu tập của Uday (gần 1.000 viên) cũng trị giá cả nửa triệu USD. Nếu tính thời gian cầm quyền rất dài của Saddam Hussein - 35 năm kể từ sau cuộc đảo chính năm 1968, khó ai có thể hình dung nổi tài sản thực tế của nhà độc tài Iraq là bao nhiêu.
Tòa nhà của Ngân hàng trung ương Iraq, là nơi nhà Hussein đã rút cả tỉ USD tiền mặt trước khi chạy trốn
Ngày 19/10/2005, Saddam Hussein phải ra đứng trước tòa, trước khi bị kết án treo cổ vào ngày 30/12/2006 tại nhà tù Baghdad. Bất chấp một loạt những cuộc thẩm vấn ráo riết trước đó, Saddam không hề hé răng về nơi cất giấu khối tài sản khổng lồ của mình. Trước đó, Ban Hỗ trợ tình báo của Bộ Tài chính Mỹ (tại Mỹ một số bộ dân sự cũng có cơ quan tình báo riêng của mình) từng hùng hồn tuyên bố, sẽ bằng mọi giá "săn lùng những đồng tiền đẫm máu của Saddam Hussein". Tuy nhiên, những nỗ lực trên chẳng đem lại kết quả đáng kể nào. Trong suốt 8 năm rà soát tìm kiếm các ngân hàng tại Trung Đông, người ta chỉ tìm thấy vỏn vẹn... 1,2 tỉ USD, trong đó có một nửa tìm được ngay tại Iraq. 
Hiện giờ, con gái Raghad Hussein và bà vợ đầu Sajida Talfah của ông ta vẫn đang sống rất thoải mái tại một biệt thự sang trọng ở Jordan mà chẳng phải lo nghĩ gì về chuyện tiền bạc. Ngay cả khi Interpol ra trát bắt giữ, vợ con Saddam cũng chẳng phải lo lắng vì họ có thừa khả năng tài chính để mua lại an ninh cho chính mình, trở thành những vị khách quý của nhà vua tại đây.
Còn phải kể tới một chi tiết nữa. Ngày 22/7/2003, hai con trai Uday và Qusay của Saddam bị lực đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt tại Mosul. Tuy nhiên, người con trai thứ ba Ali Hussein - 27 tuổi, là con của Saddam với bà vợ hai Samira Shahbandar - đã biến mất, bất chấp một loạt những nỗ lực tìm kiếm tại Thụy Sĩ và Liban. Cần biết là bà Samira từng được mệnh danh là "thủ quỹ” của Saddam, chuyên điều hành những khoản chi phí của gia đình. Trong số báo ra ngày 17/12/2003, tờ "Herald Sun" của Australia đã công bố một tình tiết khẳng định, tình báo Israel đã thu được một cuộc gọi của Saddam cho Samira tại Beirut. Sau khi Hussein bị bắt, bà Samira cũng biến mất luôn.
Nhiều quan chức trong Chính phủ Iraq hiện nay tin rằng, một phần đáng kể tiền bạc của Saddam đã được chuyển tới nước Nga khoảng một năm trước khi chính quyền của nhà độc tài bị lật đổ. Đó cũng là lý do khiến Baghdad luôn tìm mọi cách đòi dẫn độ Tiến sĩ Abbas Khalaf, cựu Đại sứ của Iraq dưới thời Saddam, hiện đang sống tại Moskva. Baghdad cho rằng, Khalaf được cho là người đang nắm giữ và quản lý số tài sản này. Nhiều đồng đôla của Saddam rất có thể đã được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đóng vai trò quan trọng làm bùng nổ thị trường xây dựng tại Moskva.
Linh Nga tổng hợp (ANTG)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm