CHÚA NHẬT ngày 13/3/2016

Chủ nhật, 13/3/2016 | 20:03 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên FacebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Đường cao tốc cô độc nhất nước Mỹ

Đường cao tốc US 50 được mệnh danh là “Con đường cô đơn nhất nước Mỹ” khi kéo dài gần 700 km nhưng lại rất hiếm điểm dừng chân bên đường và luôn vắng bóng xe qua lại.
Con đường giúp chạy thẳng đến Nevada với địa hình lên xuống, xuyên qua dãy núi Shoshone và White Pine Range, tiếp đến là khu vực muối trắng trải dài hàng trăm km. Thực chất đường cao tốc này đã từng có tên, nhưng mọi người chẳng còn nhớ đến nó sau khi Tạp chí Life công bố bài viết vào năm 1986 gọi đây là “The Lonliest Road in America”. Bài báo nêu quan điểm US 50 không có cảnh quan đặc sắc bên đường, hoàn toàn buồn tẻ, không có dân cư và các vị khách chẳng có lý do gì để lái xe tới đó.
duong-cao-toc-co-doc-nhat-nuoc-my
Con đường luôn hiếm bóng xe qua lại. Ảnh: Roadtrippers.
US 50 chạy từ Sacramento, California đến Ocean City, Maryland nhưng khúc đường tại Nevada lại nổi tiếng nhất vì sự hoang vu của nó. Gia đình Andrea Ahles cùng 2 đứa con nhỏ có kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn tại Pollock Pines, California. Cả nhà quyết định chọn US 50 để bắt đầu chuyến hành trình bởi đó con đường đơn giản nhất đưa họ tới Cali. Đúng như tên gọi của nó, sau khi đến Nevada, suốt 3 tiếng đồng hồ gia đình chỉ đếm được 10 chiếc xe đi theo hướng ngược lại và 2 ô tô đi cùng chiều.
duong-cao-toc-co-doc-nhat-nuoc-my-1
Nhiều người liên tưởng con đường giống như một nét bút chì trải dài vô tận. Ảnh:Flickr.
Sau một đêm nghỉ lại Prospector Hotel & Gambling Hall ở Ely, Nevada, họ tiếp tục lên đường. Thứ đầu tiên đập vào mắt Andrea là tấm biển “Không dịch vụ trong 130 km tiếp theo”. Suốt chặng đường đi, điều duy nhất gia đình cô có thể làm chính là ngắm phong cảnh núi non, nhìn hươu và bò nhẩn nha gặm cỏ trong khoảng 15 phút trước khi tiếp tục hành trình. Chỉ khi đến vùng ngoại ô của Fallon, Nevada, một trong số rất ít thị trấn xuất hiện trên đường, thì cô mới có cảm giác như được trở lại với nền văn minh.
Thế nhưng họ chẳng thể nghỉ lại lâu bởi ngay sau đấy là 6 tiếng lái xe liên tục. Sóng FM không bắt được hoặc rất chập chờn. Andrea và chồng phải thay phiên lái xe để chống lại cảm giác mệt mỏi và thôi miên khi băng qua những đoạn đường gần như giống hệt nhau. Tuy vậy, trên chặng đường đi, gia đình cô bắt gặp rất nhiều đỉnh núi nổi tiếng như Robinson (2.315 m), Little Antelope (2.250 m) hay New Pass (1.890 m).
duong-cao-toc-co-doc-nhat-nuoc-my-2
Trên đường đi hành khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều đỉnh núi nổi tiếng nước Mỹ. Ảnh: Reddit.
Mặc dù biệt danh “con đường cô đơn nhất nước Mỹ” không hề mang ý ca ngợi nhưng bang Nevada vẫn quyết định biến nó thành slogan không lẫn với bất kỳ đâu nhằm thu hút khách du lịch. “Không phải ai cũng chán ghét cảnh hoang vắng, có những người tìm đến con đường để trải nghiệm sự tự do giữa những dải núi và thung lung sa mạc kéo dài như bất tận. Với họ, cảnh sắc thiên nhiên không hề buồn tẻ mà mang nét đẹp hùng vĩ không lẫn với bất cứ nơi nào.” Andrea chia sẻ.
Hải Thu

Sự thật về chuyện một người Singapore lao động bằng 15 lần một người Việt Nam

Các con số thống kê của ILO thường được sử dụng như những dẫn chứng để cho rằng năng suất của một người lao động Singapore cao gấp 15 lần so với một người lao động Việt Nam. Trên thực tế, điều này không hoàn toàn chính xác.
 >> Lương tháng của lao động Việt Nam bằng 1/18 người Singapore
 >> Vì đâu "một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt"?
 >> Năng suất lao động của 15 người Việt bằng 1 người Singapore

Năm 2016 được kỳ vọng là năm nền kinh tế Việt Nam có thể có sự bứt phá mạnh nhất trong nhiều năm qua, vì thế việc nhìn lại những vấn đề cốt lõi của nền kinh tế đất nước đang trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Về cơ bản, một nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng nhanh chóng khi năng suất lao động trong nền kinh tế đó ở mức cao; bất kể dù có sử dụng mô hình tăng trưởng nào thì điều này cũng không thay đổi, và một nền kinh tế có năng suất lao động thấp thì chắc chắn sẽ không thể có tốc độ tăng trưởng cao. Việt Nam ở thời điểm hiện tại cũng đang gặp phải vấn đề mang tính cốt lõi này, khi mà năng suất lao động trong nền kinh tế đất nước đang thuộc diện thấp nhất châu Á. Nhưng, vì sao năng suất lao động của Việt Nam lại quá thấp như vậy?
Nhắc đến năng suất lao động của người lao động Việt Nam, từ trước đến nay luôn tồn tại những hiểu lầm sơ đẳng. Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì năng suất lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015 thuộc diện thấp nhất châu Á. Chúng ta thua kém năng suất lao động tại Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là 15, 11 và 10 lần; so với Trung Quốc chúng ta kém khoảng 7-8 lần.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì năng suất lao động của Việt Nam cũng thấp hơn hẳn, cụ thể Malaysia hơn Việt Nam 5 lần, còn Thái Lan là 2,5 lần. Những con số thống kê này của ILO thường được sử dụng như những dẫn chứng để cho rằng năng suất của một người lao động Singapore hay Trung Quốc cao gấp 15 lần và 7-8 lần so với một người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này là không hoàn toàn chính xác.
Theo ông Malte Luebker, chuyên gia cao cấp của ILO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, năng suất lao động của một quốc gia không thể phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động tại quốc gia đó. Việc năng suất lao động của Singapore cao hơn Việt Nam 15 lần không có nghĩa là năng suất của một người lao động Singapore cao gấp 15 lần năng suất của một người lao động Việt Nam. Ông Malte Luebker cho rằng năng suất lao động là một hàm số phản ánh cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
Theo đó, ở những quốc gia như Việt Nam, Lào hay Campuchia thì vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nên dẫn đến năng suất lao động trung bình của cả nền kinh tế thấp hơn. Còn tại các quốc gia hiện đại hóa và phát triển như Singapore hay Nhật Bản, thì đa phần người lao động hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ nên có năng suất lao động rất cao là điều dễ hiểu.
Ngoài yếu tố cơ cấu nền kinh tế, thì một yếu tố khác cũng tác động lớn tới năng suất lao động của một quốc gia, đó là giá trị GDP ròng, hay giá trị gia tăng tạo ra trong một giờ lao động. Theo cách tính này thì năng suất lao động tỷ lệ thuận với tổng GDP của cả nền kinh tế, và tỷ lệ nghịch với tổng số giờ lao động tiêu tốn trong cả nền kinh tế để tạo ra từng đó GDP. Điều này dẫn tới việc các nước có GDP lớn hơn thì thường có chỉ số năng suất lao động cao hơn.
Cách tính này lý giải được vì sao năng suất lao động tại Việt Nam có mức tăng trung bình cao nhất trong khu vực là 5,2%/năm trong giai đoạn 2002-2007 lại giảm xuống đáng kể chỉ còn 3,3%/năm sau giai đoạn năm 2008 vốn là thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng. Nói cách khác, năng suất lao động trung bình của Việt Nam sẽ lập tức được cải thiện đáng kể nếu nền kinh tế tăng trưởng ổn định và đạt được mức GDP cao.
Ngoài ra, theo ông Malte Luebker, thì chỉ số năng suất lao động còn phụ thuộc chủ yếu vào mức độ sử dụng hiệu quả lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà người lao động được sử dụng. Đây cũng được xem là một yếu tố dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam lại thấp hơn so với mức trung bình của khu vực và kém xa so với các nước phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Ngay cả các lĩnh vực được xem là mũi nhọn của ngành sản xuất công nghiệp và kể cả công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay, thì đa phần vẫn sử dụng lao động trong công đoạn gia công là chủ yếu, vốn có hàm lượng sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại rất thấp.
Tuy nhiên, tất cả những yếu tố khách quan đó cũng vẫn là chưa đủ để có thể bào chữa cho việc năng suất lao động của Việt Nam lại ở mức thấp nhất châu Á. Đúng là hàng loạt các yếu tố trên mang tính khách quan, vì nó gắn chặt với các vấn đề như cơ cấu nền kinh tế, quy mô GDP của nền kinh tế, hay mức độ hiện đại hóa trong sản xuất; tuy nhiên nó là chưa đủ để giải thích cho việc vì sao năng suất lao động của Việt Nam lại quá thấp như vậy.
Số các quốc gia có sự tương đồng về cơ cấu nền kinh tế, quy mô GDP hay mức độ hiện đại hóa gần giống với Việt Nam ở châu Á không phải là ít, tuy nhiên năng suất lao động của Việt Nam vẫn thuộc diện thấp gần nhất ở châu lục. Điều này chỉ có thể được giải thích bởi nguyên do duy nhất: năng suất lao động trung bình của một lao động Việt Nam thấp hơn so với hầu hết các nước trong khu vực châu Á.
Để đánh giá được một cách tương đối chính xác năng suất lao động trung bình của từng cá nhân người lao động tại Việt Nam so với các nước trong khu vực, có thể sử dụng chỉ số trung bình sản lượng trên một đơn vị lương, tức là lượng sản phẩm mà một người lao động trung bình làm được với mức lương là 1 USD. Đây được xem là cách đánh giá tương đối công bằng để so sánh về năng suất lao động tại từng quốc gia mà không phụ thuộc vào các yếu tố như cơ cấu nền kinh tế hay quy mô GDP.
Theo số liệu từ Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), chỉ số trung bình sản lượng trên một đơn vị lương của Việt Nam hiện đang ở mức cực thấp, thấp hơn khoảng 73% so với công nhân Trung Quốc. Cụ thể, với 1 USD thù lao, công nhân Việt Nam chỉ làm ra được 2,4 đơn vị sản phẩm, trong khi con số này của Trung Quốc là 7,8 tức là gấp từ 3-4 lần. Con số này ở các nước trong khu vực lần lượt là: ở Indonesia là 6,9, ở Philippines 5,5, ở Thái Lan 5,4, ở Malaysia 5,2, ở Singapore 8,9.
Dù chỉ số trung bình sản lượng trên một đơn vị lương này còn phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ sử dụng máy móc cũng như khả năng tổ chức và phân công lao động, nhưng nó cũng đang cho thấy công nhân Việt Nam nói chung đang kém hiệu năng đến mức nào. Không cần so với Trung Quốc hay Singapore có chỉ số trung bình sản lượng gấp từ 3-4 lần, mà ngay cả các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đang gấp Việt Nam trung bình là 2 lần.
Vấn đề tăng năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và toàn diện hiện nay, vì thế không đơn thuần là nằm hoàn toàn ở phía người lao động như nhiều người vẫn nghĩ. Năng suất lao động trung bình của một quốc gia là một chỉ số phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như cơ cấu nền kinh tế, quy mô GDP cũng như mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế. Hiệu năng của người lao động chỉ là một phần trong số đó.
Và hiệu năng này sẽ được cải thiện một khi điều kiện lao động được cải thiện, vì rõ ràng là khi điều kiện lao động còn hạn chế thì cũng không thể đòi hỏi hiệu năng của người lao động lại cao được. Cách tốt nhất để cải thiện năng suất lao động trong tương lai, là hướng đến cải thiện các yếu tố có khả năng tác động vào cách tính năng suất lao động lớn nhất, như cơ cấu nền kinh tế hay mức độ hiện đại hóa, thay vì đổ tất cả trách nhiệm lên vai người lao động.
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới

Ngày 13/3/2016 Chúa Nhật trời mưa nhỏ & rét 180C, Thao đi thu vào Z175 ăn trưa, tôi vào ngõ vườn hoa 11h để tưới cây do bà Tháp, bà Tường đi chợ hoa quảng trường sân vận động mua, các con cùng Minh lên ông bà ngoại chơi, chiều trời hửng nắng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm