Ngày 6/4, Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng(ngày 21/2/16 thứ hai)

Ngày 21/3/16 Thứ hai trời mưa bụi, ẩm ướt do nồm với 230C, chiều lại âm u muốn mưa rào...bà Tường mua 700$ một phích Saika xuất sứ từ Trung Quốc ở 19 NTH nhà Mạnh-Ngoan trông khá đẹp, 20h 30 lại định đổi vì nghi chứa chất ung thư như VTV đăng, sau được tư vấn lại LÀ KHÔNG thì dùng cái đã mua trước...



         

10 toilet công cộng khiến du khách ngạc nhiên trên thế giới

Không chỉ là nơi giải quyết "nỗi buồn", nhiều nhà vệ sinh trên thế giới còn được thiết kế sáng tạo như một quầy bar hoặc lộ thiên giữa khu vườn tuyệt đẹp.
London, Anh
Với vẻ ngoài như các phòng thí nghiệm ngoài hành tinh, nhà vệ sinh này nằm trong một quán bia Pháp trên đường Conduit, London.
 
Trùng Khánh, Trung Quốc
Công viên chủ đề mang tên Yangren Jie hay Foreigner Street có diện tích 3,5 km2. Nơi đây thu hút du khách bởi bản sao các địa danh nổi tiếng như New York, Venice, tượng Chúa cứu thế ở Brazil... và cả Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Nhà vệ sinh lớn trong công viên có hơn 1.000 bệ xí được thiết kế theo nhiều hình thù khác nhau. Khu vực này thỉnh thoảng còn cài đặt cả truyền hình và phát nhạc. 
 
Vienna, Áo
Tuy thiết kế đơn giản nhưng nhà vệ sinh này được ví như một tác phẩm nghệ thuật. Nó được thiết kế với những bức tường bằng đá cẩm thạch, cửa kính ốp gỗ và các vật dụng bằng đồng thau. Du khách chỉ mất một xu để sử dụng nhà vệ sinh này.
 
Alaska, Mỹ
Đi bộ đường dài lên núi McKinley không phải trò đùa. Để du khách không "đi bậy" trong suốt thời gian leo khoảng 3 tuần, người ta đã đặt những chiếc hộp chuyên dụng sạch sẽ quanh khu vực này. Đây là nhà vệ sinh di động bền nhẹ có thể được sử dụng lên đến 10-14 lần, bao gồm cả việc bỏ giấy. Du khách thậm chí còn dễ dàng chụp ảnh selfie toàn cảnh khi đang ngồi trong nhà vệ sinh mát mẻ này.
 
Kawakawa, New Zealand
Năm 1998, hội đồng thị trấn Kawakawa quyết định cải tạo nhà vệ sinh 40 tuổi tại khu vực trung tâm. Khi đó, nghệ sĩ Frederick Hundertwasser đã đề xuất thiết kế của mình lên hội đồng thị trấn và được chấp nhận. Ông tận dụng gốm sứ, chai lọ, gạch và nhiều vật liệu khác để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật bên trong toilet. Cuối cùng, nhà vệ sinh của thị trấn trở thành một kiệt tác khảm gạch, mái lợp cỏ và bồn cầu, rửa mặt mạ đồng.
 
Đài Trung, Đài Loan, Trung Quốc
Trong trung tâm thương mại Chung Yo có 15 nhà vệ sinh theo các chủ đề như Phù thủy xứ Oz, Khu vườn bí mật, Đi tìm Nemo... Ngoài ra ở đây còn có một nhà vệ sinh đặt đầy bia trong tủ và khi uống vài chai bạn sẽ không mất nhiều thời gian đi tìm nơi giải quyết. 
 
Ichibara, Nhật Bản
Itabu được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Sou Fujimoto là một trong những nhà vệ sinh công cộng lớn nhất trên thế giới. Tuy chỉ có một bệ xí nhưng nó được đặt trong một khu vườn rộng 200 m2. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn cảnh quan tươi đẹp của những cây mận, đào, sakura khi đang "thư giãn" trong một nhà vệ sinh bằng kính cao 2 m.
 
Wellington, New Zealand
Toilet này trông giống như một sinh vật lạ đang ngoi vòi lên khỏi mặt đất. Được thiết kế bởi các kiến ​​trúc sư của Studio Pacific, hai khối cấu trúc như hai chiếc vòi này lại chỉ chứa một nhà vệ sinh duy nhất. Nếu bạn nghĩ rằng điều này lãng phí không gian, thì khi đi vào bên trong bạn sẽ hiểu lý do. Thiết kế này giúp giải phóng các mùi uế tạp khỏi nhà vệ sinh và không khí bên ngoài có thể dễ dàng lưu thông vào trong.
 
Texas, Mỹ
Nhà vệ sinh này tạo nên từ 49 tấm thép dày có độ cao khác nhau được dựng thẳng đứng, nhờ đó ánh sáng tự nhiên có thể dễ dàng xuyên qua, tuy nhiên lỗ thông gió không thực sự tốt. Nhà vệ sinh độc đáo này được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Miró Rivera, tọa lạc tại bờ biển phía bắc của Lady Bird Lake.
 
Hiroshima, Nhật Bản
Kiến trúc sư Nhật Bản của Future Studio đã thiết kế 17 nhà vệ sinh ở công viên Hiroshima trông giống như những con hạc. Mỗi nhà vệ sinh đều có các cửa sổ tròn, nhỏ và màu sắc riêng.
 
Vy An (theo Whenonearth)

Ngày 6/4, Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng

Sau tờ trình miễn nhiệm Thủ tướng của Chủ tịch nước và đại biểu thảo luận tại đoàn, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín bầu Thủ tướng khoá mới vào 7/4.
Theo chương trình được thông qua tại phiên họp trù bị sáng 21/3, Quốc hội khoá 13 sẽ tiến hành xem xét, kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước từ ngày 30/3 đến 12/4.
Điểm mới trong nội quy kỳ họp Quốc hội là sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án Toà án nhân dân tối cao sẽ tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Trong ngày 30/3 và 31/3, Quốc hội sẽ thảo luận, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Sau đó tân Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.
Cùng ngày 31/3, Quốc hội tiến hành các bước miễn nhiệm Chủ tịch nước và thảo luận về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách bầu Chủ tịch nước và tiến hành bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín vào ngày 2/4. Tân chủ tịch nước sẽ tiến hành tuyên thệ theo quy định.
Cũng trong ngày 2/4, Quốc hội cũng miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội, một số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Việc bầu nhân sự thay thế các chức danh này sẽ được thực hiện trong ngày 4/4 và 5/4.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ngày 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng và Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận tại đoàn trước khi quyết định bằng cách bỏ phiếu kín. Chủ tịch nước sẽ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng.
Nội dung dự kiến nhân sự bầu Thủ tướng sẽ được thảo luận tại đoàn và báo cáo kết quả trước Quốc hội trong sáng 7/4. Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết bằng bỏ phiếu kín. Tân Thủ tưởng cũng phải tuyên thệ trước nhân dân.
Việc miễn nhiệm và bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng được thực hiện trên cơ sở tờ trình của Chủ tịch nước. 
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm và bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ.
Trong hai ngày cuối, các đại biểu sẽ thảo luận và phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia...
Trước đó, tại buổi họp báo được tổ chức ngày 18/3, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết lý do Quốc hội kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước ngay tại Kỳ họp 11 mà không để sang Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá 14 vì nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt không tái cử Ban Chấp hành Trung ương; Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới trong khi đến tháng 7/2016 Quốc hội khoá 14 mới họp.
Đây không phải lần đầu tiên thực hiện sớm việc kiện toàn nhân sự. Bởi từ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá 11, một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước cũng được kiện toàn trước kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
Theo danh sách 19 ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 được phân công công tác sau Đại hội 12, ngoài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, có 7 người nhận trọng trách mới:
Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng.
11 Uỷ viên Bộ chính trị còn lại gồm: ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng), bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch UBTW MTTQVN), bà Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Phạm Bình Minh (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao), ông Ngô Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN), ông Tô Lâm (Thứ trưởng Bộ Công an), ông Vương Đình Huệ (Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Văn Bình (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và ông Trương Hoà Bình (Chánh án TANDTC) sẽ được giới thiệu ứng cử 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII, cũng như chờ phân công nhiệm vụ.
Theo Hoàng Thuỳ/Vnexpress.net

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy