NGÀY 11/3/16 THỨ SÁU

Thứ sáu, 11/3/2016 | 08:04 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Đàn vịt của ông Vươn

Bên cạnh cái móng nhà chỉ còn chút gạch, chính là nơi đã diễn ra ký ức buồn của gia đình, trên đầm tôm cũ, ông Đoàn Văn Vươn bây giờ thả gần một nghìn con vịt biển. Những con vịt biển nuôi trên nước mặn to hơn vịt nước ngọt, bơi theo đàn dưới nắng thành một khung cảnh ưa nhìn.
Tôi xuống thăm ông Vươn vào mùng 3 Tết Bính Thân - cái Tết đầu tiên của ông kể từ sau khi mãn hạn tù trở về. Gia đình không ngơi nghỉ chút nào. Lúc tôi đến, ông Đoàn Văn Quý, “đồng phạm” của ông Vươn trong vụ án năm nào, vừa ra đầm về. Cả gia đình đều phấn khởi và lạc quan với nghề mới, nghề nuôi vịt biển.
Khi ông Vươn và ông Quý mãn hạn trở về, đầm tôm năm nào đã hoang tàn. Bây giờ, sau nửa năm làm ăn lại, đâu đó vẫn nhìn thấy những vết dấu của sự hoang phế không tay người chăm. Ông Vươn cho thuê một phần đầm để lấy vốn, và bắt đầu nuôi vịt.
Một người đàn ông mà ông chưa từng gặp, anh Hồng, qua điện thoại, đã liên hệ và hỗ trợ ông 100 con vịt giống đầu tiên. Đó là vịt Đại Xuyên, giống vịt đầu tiên của Việt Nam có khả năng sống trong môi trường nước mặn. Cảm thấy nuôi hiệu quả, ông Vươn quyết định nhập thêm 1.000 con nữa. Đến tuần trước, ông đã đem được sản phẩm lên tiếp thị trên Hà Nội, được nhiều người chào đón. Cái địa danh “Cống Rộc” năm nào phủ vây nỗi buồn, giờ mang màu lấp lánh hy vọng.
Đứng trước đầm vịt của ông Vươn, tất nhiên sẽ không ai tránh được việc nghĩ về những gì đã diễn ra, về mối quan hệ của người dân và chính quyền. Nhưng đó đã là chuyện được nói đến nhiều. Tôi nghĩ nhiều hơn đến nông nghiệp.
Trong sự “hồi sinh” của những đầm tôm ông Vươn, có mấy yếu tố. Đầu tiên là việc trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (thuộc Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) đưa vào nuôi thành công giống vịt biển 15, giống vịt đầu tiên có thể sống trên biển, uống nước biển. Giống vịt ấy, giờ đã được nuôi ở nhiều vùng ven biển khắp cả nước, đưa cả ra quần đảo Trường Sa để cải thiện kinh tế cho người dân đảo.
Sau đó là một nhân tố - anh Hồng - người đã tự tìm đến, mai mối và hỗ trợ cho gia đình ông Vươn 100 con vịt đầu tiên để nuôi thử nghiệm.
Cuối cùng là sự nỗ lực vươn lên của một người nông dân. Người nông dân ấy, gần 20 năm trước, đã đấu tranh với sóng biển, trồng từng cây bần để lấn biển tạo lập vùng đầm này. Bây giờ, những cây bần đã cao, ông vẫn sẵn sàng làm lại cùng con vịt.
Bài toán bế tắc của một người đàn ông trở về, đối diện với cánh đồng hoang, được giải quyết bằng 3 nhân tố. Nó giống như một ẩn dụ nào đó cho nông nghiệp nước ta. Ở nhiều nơi, tôi gặp những người nông dân bế tắc. Trên mặt báo, bạn cũng có thể đã đọc về những con người như thế. Họ không biết nuôi cây gì, trồng cây gì, họ khóc trước những cây cao su bị bão quật ngã, đồng dưa hấu phải cho bò ăn, hay đổ sữa bò ra đường.
Ở nhân tố đầu tiên, tôi tự hỏi rằng ngành công nghệ sinh học nước ta, các viện nghiên cứu, trong những năm qua liệu đã sản sinh ra bao nhiêu thứ đột phá như “con vịt Đại Xuyên”? Hình như không nhiều. Mỗi năm chúng ta nhập hàng trăm triệu USD giống rau củ quả, và có vị chuyên gia mới đây lên báo nói rằng điều đó là bình thường, tốt thì phải nhập.
Ở nhân tố thứ hai, bao nhiêu người nông dân có người tự đến, tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp như ông Vươn đã gặp anh Hồng? Ở khắp nơi, người nông dân tự loay hoay trong vốn kiến thức hạn chế - thiếu vắng hình bóng của những Hội, những Sở. Sự tự loay hoay ấy nhiều khi tạo ra những bi kịch, như bò ăn dưa hấu.
Ở nhân tố thứ ba, là tự nhân người nông dân, tôi tin rằng khắp nơi, người nông dân Việt Nam vẫn mang tinh thần giống ông Vươn. Họ chịu thương chịu khó, và không ngần ngại đánh vật với đất trời dù bao nhiêu lần. Nhưng nếu không có hai nhân tố đầu, thì đó là những canh bạc hên xui.
Cánh đồng của ông Đoàn Văn Vươn đã lấp lánh trở lại những con vịt bơi dưới nắng, bởi ông có một loại giống vật nuôi đột phá, những người tư vấn tận tuỵ, nhưng còn bao nhiêu nông dân tuyệt vọng không có được điều ấy.
Ông Vươn lên Hà Nội tiếp thị vịt, tôi gọi điện hẹn gặp, nhưng ông cáo bận bởi "nhà nhiều việc quá". Ông phải về Hải Phòng, lại mới có người giới thiệu cho ông trồng sả.
Giây phút ấy tôi nghĩ, sau tất cả những gian truân, ông Vươn đã lại là một người nông dân may mắn. Hơn rất nhiều nông dân khác vẫn đang vật lộn với một giống cây yếu, một quy hoạch nông nghiệp loay hoay "trồng con gì, nuôi con gì".
Đức Hoàng


Ngày 11/3/2016 thứ sáu, trời lạnh, không mưa đến trưa hửng nắng 190C; đi thể dục tiếp chuyện cùng ông Đàm - Bình, vào trong nhà tổng vệ sinh chuồng & mang cơm cho con Sói, tiếp chuyện bà Nghĩa khu ngõ Vườn hoa. Hải Minh đi lớp gặp cô Dung cô nuôi của trường Họa Mi đã dạy bác Thao & bố Hải mấy chục năm trước, còn 2 năm nữa bà mới về hưu, về ngõ Hậu Ninh, Minh gặp chị Hà Vi cũng về chơi cuối tuần với ông bà 18h...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy