Thứ hai, 7/3/2016 | 10:30 Thanh Hóa dừng thu hồi bến thuyền ở Sầm Sơn

Thứ hai, 7/3/2016 | 15:41 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

FLC phủ nhận trách nhiệm vụ khiếu kiện của người dân Sầm Sơn

Đại diện Tập đoàn FLC cho rằng trách nhiệm về tình trạng khiếu kiện của người dân tại Sầm Sơn trong những ngày gần đây thuộc về chính quyền địa phương. 
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC) vừa gửi thông tin liên quan đến dự án do đơn vị này đang triển khai tại Sầm Sơn, Thanh Hóa tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 
FLC cho biết, đây là dự án cải tạo nâng cấp bãi biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, bao gồm việc xây dựng các kios, điểm tắm tráng, chỉnh trang cảnh quan đô thị trên toàn bộ tuyến đường có chiều dài 3,5km với tổng mức đầu tư 315 tỷ đồng. Thời hạn hoàn thành là trước ngày 30/4 tới. 
Đơn vị này cho biết, chủ đầu tư dự án là UBND thị xã Sầm Sơn và thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). FLC không liên quan gì đến các khiếu kiện, khiếu nại của người dân cũng như việc người dân tập trung đông người tại UBND tỉnh Thanh Hóa. Trách nhiệm đó thuộc về chính quyền địa phương liên quan đến chính sách đền bù, hỗ trợ người dân. 
"Tập đoàn FLC nhận mặt bằng sạch từ chủ đầu tư và đang tích cực triển khai dự án", đại diện doanh nghiệp cho hay. Đơn vị này cũng khẳng định các thủ tục pháp lý và quá trình đấu thầu dự án được thực hiện đúng theo quy định.
Dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tháng 10/2015. Chính quyền đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu là Tập đoàn FLC. Tuy nhiên, do không đồng tình với việc thu hồi bờ biển, gây khó khăn cho việc đánh bắt hải sản, gần 10 ngày nay, người dân các phường Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn và xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn) kéo về trụ sở UBND tỉnh và Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu chính quyền có phương án hỗ trợ phù hợp khi thu hồi đất ven biển.
Tại cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền địa phương sáng nay 7/3, chính quyền địa phương đã quyết định chưa ban hành quyết định thu hồi bến thuyền nói trên. 
Tại Thanh Hóa, bên cạnh dự án này, FLC còn thực hiện một dự án nữa là quần thể du lịch nghỉ dưỡng quốc tế FLC Sầm Sơn Golf & Resort quy mô hơn 600 phòng khách sạn với tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng. Hiện dự án đã hoàn thành và được đưa vào khai thác.
Ngọc Tuyên


hứ hai, 7/3/2016 | 10:30 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Thanh Hóa dừng thu hồi bến thuyền ở Sầm Sơn

Nhận trách nhiệm việc để người dân tập trung phản ứng gây mất an ninh trật tự, Bí thư Thanh Hóa cho biết trước mắt bà con được tiếp tục ra khơi, tỉnh chưa ban hành quyết định thu hồi bến thuyền. 
Sáng 7/3, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa trực tiếp đối thoại với ngư dân thị xã Sầm Sơn, giải quyết vụ thu hồi bờ biển liên quan đến dự án Quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương.
Từ sáng sớm, cả nghìn người đã đổ về Trung tâm bồi dưỡng Thanh thiếu niên thị xã để tham dự buổi đối thoại. Hàng trăm cảnh sát được huy động để đảm bảo an ninh quanh khu vực.
thanh-hoa-dung-thu-hoi-ben-thuyen-o-sam-son
Người dân Sầm Sơn nêu kiến nghị với Bí thư tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng.
8h45 buổi đối thoại bắt đầu. Sau khi Phó chủ tịch Nguyễn Đức Quyền khái quát lại chủ trương và phương án cải tạo bờ biển Sầm Sơn của tỉnh Thanh Hóa, người dân được tham gia phát biểu ý kiến.
Đa số người dân đồng tình với chủ trương quy hoạch, cải tạo bờ biển để phát triển du lịch, song đề nghị chính quyền để lại 300-1.500 m bờ biển để ngư dân làm nơi neo đậu tàu thuyền, tiếp tục ra khơi.
“Cải tạo bờ biển cho khang trang, sạch đẹp là việc nên làm nhưng không cho người dân ra khơi là không được. Cha ông chúng tôi bao đời mưu sinh bằng nghề đi biển, nay mất kế sinh nhai, chúng tôi phải phản ứng”, ông Cao Văn Bình ở phường Trường Sơn nêu ý kiến. Ông mong muốn người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa để lại một phần bờ biển để người dân tiếp tục ra khơi.
Ngoài ra, người dân cũng yêu cầu chính quyền công khai dự án quy hoạch đường Hồ Xuân Hương để người dân đóng góp phương án tốt nhất. Sau 13 ý kiến phát biển của dân, khoảng 10h, ông Trịnh Văn Chiến được mời lên giải đáp thắc mắc.
thanh-hoa-dung-thu-hoi-ben-thuyen-o-sam-son-1
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định, chưa thu hồi bến neo đậu tàu thuyền của ngư dân. Ảnh: Lê Hoàng.
Bí thư Trịnh Văn Chiến lấy làm tiếc và nhận trách nhiệm về vụ việc người dân tập trung phản ứng trước các cơ quan công quyền những ngày qua gây mất an ninh trật tự. “Việc xảy ra mấy ngày qua là đáng tiếc. Dù dưới góc độ nào, chúng tôi cũng thấy có lỗi với bà con”, ông Chiến nói và cho hay việc người dân tụ tập đông người gây mất trật tự là vi phạm pháp luật và “làm xấu hình ảnh người Thanh Hóa”.
Theo người đứng đầu Tỉnh ủy Thanh Hóa, Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và có tiếng từ hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, nơi đây chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nên cần quy hoạch, chỉnh trang để phát triển du lịch, thu hút du khách. “Chúng ta cần thay đổi để chuyển từ du lịch một mùa sang du lịch bốn mùa”, ông Chiến nói và cho hay, những năm qua tỉnh đã đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng ngân sách và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng. Điều này khiến cho bộ mặt Sầm Sơn đổi thay rất nhiều.
Quá trình triển khai, các dự án bị nhân dân phản ứng nên cần xem xét lại. “Nếu bà con không đồng ý chính sách của tỉnh thì cứ tiếp tục làm như lâu nay. Vì tỉnh chưa ban hành một văn bản nào chỉ đạo phải di dời bến thuyền ngay khi bà con chưa đồng thuận. Tôi mong bà con hiểu một điều, ai cũng mong muốn Sầm Sơn đẹp đẽ, khang trang hơn. Vì vậy, tôi trân trọng đề nghị bà con chia sẻ chủ trương, chính sách với tỉnh, để thị xã Du lịch Sầm Sơn được tốt đẹp hơn”, ông Chiến nói.
Lời khẳng định của ông Chiến đã được người dân hưởng ứng nhiệt liệt và đồng loạt vỗ tay. 10h45, buổi đối thoại kết thúc.
Gần 10 ngày nay, người dân các phường Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn và xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn) kéo về trụ sở UBND tỉnh và Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu chính quyền có phương án hỗ trợ phù hợp khi thu hồi đất ven biển; dành một phần đất dọc khu vực neo đậu tàu thuyền cũ phía Đông đường Hồ Xuân Hương để bà con tiếp tục ra khơi.
Trước yêu cầu bức thiết về việc để lại một phần bờ biển làm bến neo đậu thuyền bè cho bà con, chính quyền tỉnh Thanh Hóa và phía chủ đầu tư vẫn chưa có ý kiến thống nhất. Các ngày 3-4/3, hàng trăm người nằm, ngồi la liệt trên các con phố ở trung tâm TP Thanh Hóa khiến giao thông tê liệt. Các tuyến Hà Văn Mao, đoạn qua cổng Tỉnh ủy Thanh Hóa, đường Lê Hồng Phong, đại lộ Lê Lợi, đoạn trước cổng UBND tỉnh bị phong tỏa. Xe cứu hỏa, cứu thương túc trực, cả trăm cảnh sát và dân quân tự vệ được huy động để đảm bảo an ninh trật tự.
Xe buýt lộ trình đi từ hướng thị xã Sầm Sơn về thành phố đều bị yêu cầu dừng hoạt động. Hệ thống loa chính quyền phát đi thông báo yêu cầu người dân giải tán, nhưng một số vẫn tụ tập. Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài 3,5 km, được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tháng 10/2015. Chính quyền đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu là Tập đoàn FLC. Dự kiến đến trước 15/4, dự án với tổng vốn đầu tư 315 tỷ đồng sẽ hoàn thành để phục vụ du lịch hè 2016.
Lê Hoàng

Ngày 07/3/2016 trời nắng ấm, đêm ngủ nồm & nóng, VINAPHON mở hàng đầu số 088, Môbi 087, Viettheo 086. Thao đi tiếp thị từ Đan Phượng-Thạch Thất-Ba Vì. Hải Minh đi lớp ngoan...
              

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy