CHÀO NGÀY 28/1/11 THỨ SÁU 25/CHẠP/CD

Chào NGÀY 28/1/11 THỨ SÁU, thời tiết rét 10 độ, mưa phùn, hôm nay mình mới rút tiền thẻ và không phải xếp hàng như mọi ngày....với tất cả các chức năng như KTTK, rút tiền chỉ trong 50'' với độ thành thạo cao, bầm ăn sáng và ngồi chơi trên giương cho ấm. Theo bà Hồng Lương thì 15:00 PM hôm ny các cụ người Cao tuổi lại chúc phúc cụ Tư Tiến lão trưởng phố PĐC nhân dịp xuân Tân Mão, lát nữa về kê lại bộ bàn nghế đón xuân như đã có nhiều năm...
Hôm nay theo lịch thì Hải rời HN về ăn tết, chúc con an khang...Thao hai tám tết mới được nghỉ dạo này sức khỏe đã BT, tư tưởng ổn định hơn mấy tháng trước...

Xuân trên chợ nổi miền Tây

Những mặt hàng thiết yếu phục vụ ngày Tết cổ truyền trên bờ có, thì ở chợ nổi cũng không thiếu thứ chi.
Giáp Tết, chợ nổi miền Tây càng tấp nập. Những hàng hóa thiết yếu trong ngày Tết, như: dưa hấu, bánh mức, hoa kiểng… góp trên những ghe xuồng ở chợ nổi Cái Răng (TP.Cần Thơ), Ngã Bảy (Hậu Giang), mang sắc xuân rất đặc trưng miền Tây.

Bức tranh hoa xuân khổng lồ

Chợ nổi Cái Răng khoảng 15 tháng Chạp đã tấp nập ghe xuồng lên xuống hàng, người bán người mua nhộn nhịp. Từ 23 - 29 tháng Chạp là những ngày “xôm tụ” nhất của chợ nổi ngày Tết. Bởi lúc này là cao điểm mua sắm đồ đạc ngày Tết của người dân miệt sông nước. Mỗi ngày, chợ đón hàng ngàn lượt tàu bè từ khắp nơi đến mua bán đủ các loại: hoa cúc, vạn thọ, mai vàng, dưa hấu, bánh kẹo…
 
Chợ nổi Cái Răng như bức tranh hoa xuân khổng lồ trên sông Cần Thơ
 
Chợ nổi Cái Răng họp trên sông Cần Thơ kéo dài gần nửa cây số, đứng từ cầu Cái Răng nhìn xuống, chợ như một bức tranh hoa xuân khổng lồ.
 
Anh Nguyễn Ngọc Hùng, chủ ghe bán dưa hấu dong ghe đến Trà Vinh lấy hàng rồi đem về đây bán. Chỉ trong buổi sáng, ghe dưa hấu 1 tấn của anh Hùng đã bán gần hết. Vừa gọi điện thoại đặt mua dưa, vừa lui ghe ra, anh Hùng cho biết, phải chạy sang Trà Vinh lấy hàng liền, về bán cho kịp Tết.

Những ngày này, tấp nập ghe tàu lớn về chợ nổi Cái Răng thu gom các mặt hàng nông sản đưa đi TP HCM và các tỉnh lân cận tiêu thụ. Các ghe tàu này cũng mang những mặt hàng: quần áo may sẵn, vải vóc, bánh kẹo,… bán cho người dân miệt sông nước. Chợ nổi ngày xuân còn tăng nhiều hơn những ghe tàu cung cấp các dịch vụ ăn uống, cà phê… cho khách thương hồ.

Đi chợ nổi Cái Răng những ngày Tết, chỉ cần nhìn “cây bẹo hàng” (một cây sào cắm trên mũi nghe treo sản phẩm mình muốn bán), là có thể cập xuồng đúng thuyền hàng cần mua.
 
Trên bờ có hàng gì thì chợ nổi ngày Tết cũng có chừng ấy, không thiếu thứ chi. Theo Ban quản lý chợ nổi Cái Răng, Tết năm nay, hàng hóa phong phú hơn mọi năm, giá cả cũng không tăng nhiều so với ngày thường.
 
Nhanh tay chọn và ướm thử mấy bộ đồ mới cho mấy đứa con, chị Hạnh, nhà ở xã Nhơn Nghĩa (huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ), nói: “Năm nay trúng mùa, nên mua cho mỗi đứa con 2 bộ đồ mới ăn Tết (mỗi bộ 100.000 đồng), rồi mới qua ghe khác mua một ít “đồ khô” lai rai ba ngày Tết”.
 
 
Tết sớm trên sông

Cũng giống chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ngã Bảy tấp nập người mua kẻ bán, làm cho không khí Tết tràn ngập một khúc sông. Ghe xuồng ghé vào chợ nổi không chỉ mua hàng rồi đem đi nơi khác, mà còn bán những sản phẩm của họ đem tới chợ.
 
Anh Tám Hùng, chủ ghe ở Sóc Trăng, cho biết, hơn 10 ngày nay, anh về chợ nổi Ngã Bảy mua các loại trái cây chở về bỏ mối ở Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Theo anh Tám Hùng: Nhiều mặt hàng nông sản như khóm, mít… năm nay có giá rẻ, đem về bán cũng kiếm được kha khá tiền lãi.
 
Chị Nguyễn Thị Xuân Lan, chủ vựa trái cây cho hay, ngày thường phải nắng lên mới họp chợ, còn những ngày này, tờ mờ sáng, chợ đã nhóm họp. Ghe tàu đông ken đặc, phải chạy thật chậm vì sợ va chạm.
 
Ông Ngô Văn Khởi, Phó trưởng Phòng kinh tế thị xã Ngã Bảy nhận định, năm nay nhà vườn ở địa phương trúng mùa, nên sẽ ăn tết lớn.

Chợ nổi Ngã Bảy cùng với chợ nổi Cái Răng, Phong Điền đã trở thành một trục tam giác chợ nổi có một không hai ở miền Tây, không chỉ phục vụ giao thương, buôn bán mà thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tham quan.
 
Gần đây, một doanh nghiệp đã ký hợp đồng mở siêu thị cạnh chợ nổi, để đón đầu khách tham quan. Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết, trong năm 2011, sẽ đầu tư con đường dài khoảng 6km từ trung tâm thị xã đến chợ nổi Ngã Bảy, để xe tải chở hàng hóa về đây và ngược lại. “Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối trung chuyển các mặt hàng nông thủy sản đi TP HCM và các tỉnh lân cận không những ở trên sông mà còn trên bờ”, ông Dũng nói.
 
Theo Đất Việt

Xuân trên chợ nổi miền Tây

Những mặt hàng thiết yếu phục vụ ngày Tết cổ truyền trên bờ có, thì ở chợ nổi cũng không thiếu thứ chi.
Giáp Tết, chợ nổi miền Tây càng tấp nập. Những hàng hóa thiết yếu trong ngày Tết, như: dưa hấu, bánh mức, hoa kiểng… góp trên những ghe xuồng ở chợ nổi Cái Răng (TP.Cần Thơ), Ngã Bảy (Hậu Giang), mang sắc xuân rất đặc trưng miền Tây.

Bức tranh hoa xuân khổng lồ

Chợ nổi Cái Răng khoảng 15 tháng Chạp đã tấp nập ghe xuồng lên xuống hàng, người bán người mua nhộn nhịp. Từ 23 - 29 tháng Chạp là những ngày “xôm tụ” nhất của chợ nổi ngày Tết. Bởi lúc này là cao điểm mua sắm đồ đạc ngày Tết của người dân miệt sông nước. Mỗi ngày, chợ đón hàng ngàn lượt tàu bè từ khắp nơi đến mua bán đủ các loại: hoa cúc, vạn thọ, mai vàng, dưa hấu, bánh kẹo…
 
Chợ nổi Cái Răng như bức tranh hoa xuân khổng lồ trên sông Cần Thơ
 
Chợ nổi Cái Răng họp trên sông Cần Thơ kéo dài gần nửa cây số, đứng từ cầu Cái Răng nhìn xuống, chợ như một bức tranh hoa xuân khổng lồ.
 
Anh Nguyễn Ngọc Hùng, chủ ghe bán dưa hấu dong ghe đến Trà Vinh lấy hàng rồi đem về đây bán. Chỉ trong buổi sáng, ghe dưa hấu 1 tấn của anh Hùng đã bán gần hết. Vừa gọi điện thoại đặt mua dưa, vừa lui ghe ra, anh Hùng cho biết, phải chạy sang Trà Vinh lấy hàng liền, về bán cho kịp Tết.

Những ngày này, tấp nập ghe tàu lớn về chợ nổi Cái Răng thu gom các mặt hàng nông sản đưa đi TP HCM và các tỉnh lân cận tiêu thụ. Các ghe tàu này cũng mang những mặt hàng: quần áo may sẵn, vải vóc, bánh kẹo,… bán cho người dân miệt sông nước. Chợ nổi ngày xuân còn tăng nhiều hơn những ghe tàu cung cấp các dịch vụ ăn uống, cà phê… cho khách thương hồ.

Đi chợ nổi Cái Răng những ngày Tết, chỉ cần nhìn “cây bẹo hàng” (một cây sào cắm trên mũi nghe treo sản phẩm mình muốn bán), là có thể cập xuồng đúng thuyền hàng cần mua.
 
Trên bờ có hàng gì thì chợ nổi ngày Tết cũng có chừng ấy, không thiếu thứ chi. Theo Ban quản lý chợ nổi Cái Răng, Tết năm nay, hàng hóa phong phú hơn mọi năm, giá cả cũng không tăng nhiều so với ngày thường.
 
Nhanh tay chọn và ướm thử mấy bộ đồ mới cho mấy đứa con, chị Hạnh, nhà ở xã Nhơn Nghĩa (huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ), nói: “Năm nay trúng mùa, nên mua cho mỗi đứa con 2 bộ đồ mới ăn Tết (mỗi bộ 100.000 đồng), rồi mới qua ghe khác mua một ít “đồ khô” lai rai ba ngày Tết”.
 
 
Tết sớm trên sông

Cũng giống chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ngã Bảy tấp nập người mua kẻ bán, làm cho không khí Tết tràn ngập một khúc sông. Ghe xuồng ghé vào chợ nổi không chỉ mua hàng rồi đem đi nơi khác, mà còn bán những sản phẩm của họ đem tới chợ.
 
Anh Tám Hùng, chủ ghe ở Sóc Trăng, cho biết, hơn 10 ngày nay, anh về chợ nổi Ngã Bảy mua các loại trái cây chở về bỏ mối ở Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Theo anh Tám Hùng: Nhiều mặt hàng nông sản như khóm, mít… năm nay có giá rẻ, đem về bán cũng kiếm được kha khá tiền lãi.
 
Chị Nguyễn Thị Xuân Lan, chủ vựa trái cây cho hay, ngày thường phải nắng lên mới họp chợ, còn những ngày này, tờ mờ sáng, chợ đã nhóm họp. Ghe tàu đông ken đặc, phải chạy thật chậm vì sợ va chạm.
 
Ông Ngô Văn Khởi, Phó trưởng Phòng kinh tế thị xã Ngã Bảy nhận định, năm nay nhà vườn ở địa phương trúng mùa, nên sẽ ăn tết lớn.

Chợ nổi Ngã Bảy cùng với chợ nổi Cái Răng, Phong Điền đã trở thành một trục tam giác chợ nổi có một không hai ở miền Tây, không chỉ phục vụ giao thương, buôn bán mà thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tham quan.
 
Gần đây, một doanh nghiệp đã ký hợp đồng mở siêu thị cạnh chợ nổi, để đón đầu khách tham quan. Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết, trong năm 2011, sẽ đầu tư con đường dài khoảng 6km từ trung tâm thị xã đến chợ nổi Ngã Bảy, để xe tải chở hàng hóa về đây và ngược lại. “Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối trung chuyển các mặt hàng nông thủy sản đi TP HCM và các tỉnh lân cận không những ở trên sông mà còn trên bờ”, ông Dũng nói.
 
Theo Đất Việt

Phố ông Đồ vào xuân

Trong giá lạnh của thủ đô, các ông Đồ, bà Đồ trẻ tuổi quàng khăn kín cổ, mũ trùm đầu, đi găng tay ngồi viết chữ Hán. Phố thư pháp Văn Miếu năm nay xuất hiện thêm nhiều người trẻ tuổi.
Trước Tết 10 ngày, phố ông Đồ trên phố Văn Miếu lại nhộn nhịp.
Vì giá rét, các ông đồ không thể mặc áo the mà chỉ đội khăn xếp.
Một ông đồ trẻ đang thể hiện những vần chữ bay bổng trên chiếc mành trúc với dòng chữ "Đệ nhất Kinh kỳ quán, đệ nhì phố Hiến".
Chị Tuyết, một bà Đồ trẻ 36 tuổi. Theo bố học nghề, đây là năm đầu tiên chị hành nghề viết thư pháp tại Văn Miếu.
Một cô gái trẻ cũng theo người lớn hành nghề viết chữ Hán.
Nhiều cô cậu học trò cũng tìm đến chợ Thư pháp
để tập tành với chữ Hán.
Không thể thuộc hết mặt chữ, nhiều ông đồ phải vừa xem sách
vừa viết theo.
Tâm đắc với tác phẩm của mình vừa hoàn thành.
Hà Nội sáng 25/1 lạnh 11 độ C, các ông đồ quàng khăn kín cổ,
đi găng tay...,
... và mũ trùm đầu co ro ngồi viết.
Theo VnExpress

Năm Mão thăm địa danh... Mèo

Trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp có những địa danh có cái tên gắn liền với con vật của năm Tân Mão 2011: Con Mèo. Mời bạn cùng khám phá.
Hùng vĩ Mèo Vạc
Đường lên huyện lị tận nơi cực Bắc Tổ quốc phải vượt qua 300 km đường quốc lộ 2 đến Hà Giang, thêm gần 150 km mới tới được. Mèo Vạc, một trong những huyện xa xôi nhất của Cao nguyên Đá Hà Giang luôn hấp dẫn những kẻ mê xê dịch đến và khám phá.
 
Nằm trên vùng đất có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt nhưng bù lại, mảnh đất này được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp không nơi nào có.
 
Những dãy núi đá tai mèo sừng sững, cảnh sắc hoang sơ hùng vĩ, xa xa là dòng sông Nho Quế uốn lượn theo triền núi. Đèo Mã Pì Lèng dài khoảng 20 km, chênh vênh giữa những lớp đá, lớp núi lô xô. Đèo được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XX do công nhân chủ yếu là người dân tộc H’ Mông làm.
Mỗi độ Xuân về, cả huyện Mèo Vạc lại tưng bừng, nhộn nhịp trong Lễ hội Chợ tình Khâu Vai truyền thống. Nghe đâu, chợ tình bắt nguồn từ câu chuyện tình của một người con trai H’Mông và một người con gái Giáy yêu nhau. Song, tình yêu của họ đã gây ra ra hiềm khích giữa hai bộ tộc. Để tránh cuộc đối đầu đẫm máu, họ buộc phải xa rời nhau. Chàng trai và cô gái thề nguyền rằng, dù không lấy được nhau và phải lập gia đình với người khác thì mỗi năm họ sẽ gặp nhau một lần vào đêm 26/3 tại chợ Khau Vai bây giờ.
Ngoằn ngoèo Hồng Thu Mèo
Hồng Thu Mèo là tên một xã nằm trên đường Phong Thổ (Tam Đường cũ) đi Lai Châu và Điện Biên. Sau 40 km qua Ô Quy Hồ, một trong những con đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất miền núi phía Bắc, chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp của thung lũng dãy Hoàng Liên Sơn trùng điệp, nơi vào những ngày quang mây có thể thấy đỉnh “nóc nhà Đông Dương” Fanxipang xám chì xa xa, xuống đến đất Lai Châu, vượt con đèo Giàng Ma đến Phong Thổ, Hồng Thu Mèo nằm cách đó khoảng 5 km.
 
Đèo Giàng Ma gắn liền với một câu chuyện tình. Chàng là người Mông ở bản Xin Câu, nàng là người Dao ở Tả Chải. Đêm đêm chàng vượt dốc lên đón người yêu vào rừng tình tự, nhưng tình yêu dù đắm say mãnh liệt đến đâu cũng khó lòng vượt qua những luật tục muôn đời của dòng tộc, con trai Mông không thể cưới con gái người Dao... Một đêm trăng, đôi trai gái hẹn nhau trên đèo Giàng Ma với nắm lá ngón độc dược trong tay, họ tự tìm đến cái chết như một cách phản đối những luật tục vô lý...
 
Hồng Thu Mèo chỉ là một điểm nghỉ nhỏ trên con đường xuyên đất Lai Châu. Vào mùa xuân, phong cảnh hữu tình của những con đường ngoằn nghoèo níu chân người qua.
 
Cổ kính Mão Điền
Nằm bên bờ con sông Đuống nặng đỏ phù sa, làng Mão Điền nhỏ nhắn nhưng nổi danh cả nước về truyền thống hiếu học và tỷ lệ học sinh đỗ đạt khoa cử vẫn được gọi với cái tên “Làng Đại học”.
 
Trên mảnh đất Thuận Thành (Bắc Ninh), xã Mão Điền gồm 2 làng chính là làng Thụy Mão và làng Mão Điền, cả xã năm nào cũng có những người con em đỗ đạt. Người Mão Điền còn tự hào về phong thổ mảnh đất quê hương và nguồn gốc con dân của vùng đất quê Vua - làng Báng. Nghề chính của làng là nông nghiệp, nghề phụ là nuôi cá giống.
 
Theo suốt dọc dài con đê bên bờ sông Đuống, phong cảnh làng mạc trù phú của đất Bắc Ninh hiện ra sau mỗi khúc quanh. Mùa này, những ruộng lúa đã trơ gốc rạ, triền đê nhuộm vàng một màu cỏ úa. Một vài vạt cải vàng, cải trắng đã bắt đầu xòe cánh nở hoa.
 
Những vạt cải đầu đông lại khiến cho đám trẻ không ngại xa xôi, không ngại cái lạnh xuyên qua từng lớp áo ngắn dài mà qua đây ngoạn cảnh, thưởng hoa. Hoàng hôn buông mình trên gác mái chuông chua Bút Tháp, qua làng tranh Đông Hồ truyền thống, còn một quãng ngắn nữa là về đến làng. 
Cửa khẩu Na Mèo
Cách thành phố Thanh Hóa gần 200 km, cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đã trở thành cung đường thú vị với dân du lịch bụi. Từ đây, có thể đến với các tỉnh phía Bắc Lào một cách dễ dàng.
 
Đường lên đến cửa khẩu quanh co, một bên là đồi núi trùng trùng, phía bên kia là dòng sông Luồng xiết chảy. Con đường chạy qua vô số những cảnh quan đẹp của mảnh đất Thanh Hóa.
 
Từ Na Mèo, con đường xuyên đến tỉnh Hủa Phăn, đến với mảnh đất Viêng Xay và Sầm Nưa, những địa danh nổi tiếng trong thời chiến tranh của nước bạn Lào.
 
Rất nhiều khách du lịch bụi quốc tế đã có chuyến khám phá thú vị tại đây, trước khi vượt biên giới sang Việt Nam. Cùng từ Na Mèo, đã có không ít bạn trẻ chạy trên lưng “ngựa sắt” chinh phục mảnh đất Bắc Lào trong hai năm gần đây.
Trù phú Bồng Miêu
Mỏ vàng Bồng Miêu nằm ở xã Tam Lãnh (Phú Ninh, Quảng Nam) cách trung tâm thị xã Tam Kỳ 35 km. Đường từ Tam Kỳ vào đến xã quanh co rừng núi, cho đến khi tận mắt thấy mỏ vàng, nằm sâu trong lòng đất với những câu chuyện lịch sử mới tin là thật.
 
Từ 1.000 năm trước, các vương triều Chămpa đã phát hiện ra nơi đây và đưa vào khai thác. Thăng trầm theo thời gian, mỏ vàng gián đoạn một thời gian dài cho đến thế kỉ 14 và phát triển khá hưng thịnh vào thế kỉ 15.
 
Mỏ vàng Bồng Miêu không chỉ nổi tiếng trong nước mà vang rộng khắp khu vực về sản lượng vàng. Từ vài năm trở lại đây, du khách đã có thể đến tham quan một trong những mỏ vàng lớn nhất cả nước, ghé thăm dây chuyền công nghệ tuyển vàng hiện đại, tham quan mỏ và khảo sát sâu 50 m mỏ Hố Gần - một mỏ cũ đã được người Pháp khai thác.
 
Từ lâu với phương thức hầm lò, một trong những khám phá hấp dẫn nhất trong suốt chuyến du lịch. Xuyên sâu trong con đường ngoằn ngoèo dưới lòng đất, trong ánh sáng lé lói của chiếc đèn pin trên đầu, tay nắm chắc sợi dây cáp, chân bước thấp bước cao trên con đường mấp mô, thật là một trải nghiệm thú vị khó cưỡng.
 
Sau chuyến thám hiểm vào lòng đất, bạn có thể nghỉ ngơi thư giãn tại khu du lịch sinh thái Phú Ninh, tắm biển trên bãi biển hoang sơ biển Tam Thanh và thưởng thức cơm gà ngon tuyệt trên thị xã Tam Kỳ.
 
Theo aFamily

 

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy