CHÚA NHẬT NGÀY 30/1/11 BÀI ỐM...

Hôm nay ngày 30/1/11 ngày Chúa nhật cuối cùng của năm Canh Dần, trời ấm 12,3 độ; Bầm ăn sáng và ngồi chơi cùng MIC-CM vì trời đỡ giá buốt, công tác chuẩn bị tết cơ bản đã xong cả về VC-TT, chiều qua 13:00 PM đoàn HN 1 của cụ Côn lên thăm em gái Phùng Thị Tiến 8 người với quà, tiền mừng tuổi...18:30 PM C Trường tặng quà ngoài 05 HN

      ỐM

Có lẽ từ thuở bé
Chưa bị ốm như vầy
Mọi sinh hoạt thường ngày
Vẫn duy trì đều đặn

Duy chỉ họng, mũi, mắt
Là ảnh hưởng cúm gà
Ho rồi đờm khạc ra
Có đêm còn mất ngủ

Thuốc thì vợ lo đủ
Đông Tây y cùng dùng
Ba tuần lễ chờ mong
Đến hôm nay giảm thiểu

Mong Tân Mão không yếu
Thể dục lại bình thường
Trở lại với thương trường
Ngọt bùi cùng chia sẻ...

Viết hồi 8:53 AM ngày 29/1/11 tại 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng

Chủ Nhật, 30/01/2011 - 00:20
62,2% ý kiến bầu chọn hoa Sen làm Quốc hoa
(Dân trí) - Đó là kết quả cuộc bình chọn Quốc hoa tại triển lãm Hoa xuân 2011 vừa được công bố tối 29/1. Cùng đó, theo kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc trên báo điện tử Dân trí đã có 79% ý kiến thống nhất lựa chọn Sen hồng làm Quốc hoa.
 >> “Tôi bầu chọn hoa sen làm Quốc hoa”

Tối 29/1, BTC cuộc bình chọn Quốc hoa đã công bố kết quả trưng cầu ý kiến người dân, ý kiến thu thập được tại Hội chợ Hoa xuân 2011 tổ chức tại triển lãm Vân Hồ (Hà Nội). Hoa Sen nhận được sự ủng hộ với số lượng bình chọn áp đảo.
 
Hoa hậu Mai Phương Thuý trong đêm công bố kết quả bình chọn Quốc hoa
Cụ thể, theo kết quả lấy ý kiến tại các cuộc hội  thảo, các cuộc thăm dò… hoa Sen được lựa chọn nhiều nhất, với số phiếu bầu chọn lên đến 46,9%. Cuộc triển làm Hoa xuân 2011 (25-30/1) có tới 62,2% ý kiến lựa chọn hoa Sen làm Quốc hoa.
Theo kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc trên báo điện tử Dân trí có tới 79% ý kiến thống nhất lựa chọn Sen hồng làm Quốc hoa của Việt Nam.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cuộc bầu chọn Quốc hoa và Quốc phục cho biết, trong thời gian sắp tới sẽ tổ chức những cuộc triển lãm tại khu vực miền Trung và miền Nam nhằm lấy thêm ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân để sớm vinh danh Quốc hoa. Song song với các cuộc triển lãm, người dân còn có thể tham gia bầu chọn qua mạng www.quochoavietnam.com.vn sẽ được khởi động trong thời gian sắp tới.
Cuộc bầu chọn Quốc hoa được khởi động từ tháng 4/2010, khi Bộ VH-TT-DL xây dựng đề án bầu chọn Quốc hoa đại diện cho Việt Nam. Trải qua nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến người dân qua mạng internet, tại các trường đại học, cùng đông đảo người dân Thủ đô qua nhiều hình thức, hoa Sen là loại hoa nhận được nhiều phiếu bầu chọn nhất so với một số loại hoa cũng được coi là biểu tượng của Việt Nam như hoa Lúa, hoa Tre, hoa Mai, hoa Đào.


Kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc trên báo điện tử Dân trí. (Cập nhật từ ngày 20/1 đến ngày 29/1/2011)
 
Có mặt tại đêm hội Hoa Sen Việt Nam, rất nhiều chuyên gia nghiên cứu văn hóa đều ủng hộ phương án lựa chọn hoa Sen hồng làm Quốc hoa của Việt Nam. Theo các chuyên gia, hoa Sen là loại hoa gần gũi với đời sống người dân, được trồng lâu đời và đi vào đời sống văn học, âm nhạc Việt Nam.
Ở cuộc triển lãm lễ hội Hoa xuân 2011, BTC đã dành ra một diện tích lớn để trưng bày hoa Sen, cùng nhiều loại hình nghệ thuật miêu tả hoa Sen như các bức ảnh, tranh sơn mài… Tất cả đều nhận được sự chú ý đông đảo của khán giả đến xem triển lãm.
Trong đêm Hội hoa Sen, khán giả tiếp tục được thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế, tôn vinh nét đẹp của hoa Sen, những bài hát sáng tác liên quan đến hoa Sen, trình diễn trang phục áo dài với hoa Sen.
Dưới đây là một số hình ảnh tại triển lãm Hoa xuân và đêm hội Hoa Sen Việt Nam:
 
 
 
 
 
 
Bài và ảnh: Ngọc Cương
 
Chủ Nhật, 30/01/2011 - 06:31
Được mùa bánh chưng “tại gia” nhờ… lạm phát
(Dân trí) - Đôi vợ chồng về hưu quyết định tự gói bánh chưng làm quà tết họ hàng để cắt giảm tiền tiêu tết. Các phụ huynh ở chung cư “lập hội” gói bánh cho con trẻ ăn tết đủ vị dù vẫn thiếu cảnh bếp lửa luộc bánh. Tết này, bánh chưng “tại gia” được mùa…
Lá dong bán “thích tay” vì thực phẩm leo giá
Chợ lá dong thường niên cửa ga Trần Quý Cáp đang ở những ngày cao điểm hàng tết. Người mua lẻ, nhà mua buôn xôn xao bên những sạp lá xanh mướt. Cánh phụ nữ luôn tay bó lá, sắp lạt trong khi các ông chủ tất bật giúp khách buộc, chằng món hàng tết lên xe đạp, xe máy, xích lô…
 
Lượng khách mua lá dong về nhà tự gói bánh chưng tết này tăng mạnh.
Phấn khởi vì hàng bán chạy, chị Hợp cười giòn khái quát dân đánh lá dong được một mùa “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đợt rét đậm kéo dài cả tháng qua khiến nguồn hàng khan hơn vì người dân vùng núi cũng ngại vào rừng cắt lá nhưng lá dong lại rất xanh, đều đẹp.
Ngược lại, trời lạnh lượng người gói bánh lại tăng mạnh vì không lo bánh thiu hỏng mà ăn cũng “dễ vào”.
Giá cả cuối năm leo thang, nhất là thực phẩm, bà chủ hàng nhận định, cũng nhiều gia đình cân nhắc việc gói bánh thay vì đi mua sẵn, lượng bánh gói mỗi nhà cũng “dôi” hơn, xem như món chủ đạo tết này vì thịt gà, thịt bò, hải sản khả năng cao sẽ… thượng giá.
Chị Hợp nhẩm tính: “Mỗi chiếc bánh khoảng nửa cân gạo, 2 lạng đỗ, 1-1,5 lạng thịt, cộng lại khoảng 30.000đ, thêm tiền lá lạt, củi lửa khoảng 10.000đ là “căng”. Tổng chi phí 40.000đ/chiếc bánh là xông xênh trong khi bánh mua sẵn phải 60.000đ, đắt gấp rưỡi”.
Sạp lá bên cạnh, chị Nguyễn Thị Mùi cũng hỉ hả phân tích: “Để đổi lại nhiều “hạng mục” tiết chế thời bão giá như đào quất, quần áo mới… nồi bánh chưng gói tại nhà cũng sẽ bù đắp nhiều không khí tết”.
 
Người buôn lá dong có một năm "trúng mùa".
Nhờ trời rét, nhờ lạm phát, người buôn được một mùa tết bán lá “thích tay”. Chị Hợp dự kiến hết ngày 30 tết sẽ “chốt” được mốc 100 vạn lá. Chị Mùi cũng cười hồ hởi hạch toán, trước ngày ông Công ông Táo đã thanh toán xong 1 xe 15 vạn lá, sau đó cứ 2 ngày đánh thêm một chuyến xe cũng bán hết veo và vẫn đang tiếp tục gom hàng chở về xuôi.
Giá lá bán ra phổ biến ở mức 1000đ/tàu (tăng chút ít so với giá 700-800đ/tàu bán tết năm ngoái) do công cắt lá, chi phí vận chuyển cao hơn nên dân buôn cũng chấp nhận lãi ít hơn, may bù lại lượng hàng tiêu thụ khá.
Bánh chưng “chung cư”
Cẩn thận buộc chặt 3 bó lá vừa chọn được vào xe, bác Phạm Thị Cón (ngõ 33 Hàng Bột) ước chừng lượng lá đủ gói 25-27 bánh. Nhà chỉ có 2 ông bà, chỉ cần 4-5 chiếc bày bàn thờ nhưng cùng một công, bác Cón làm cả phần cho gia đình con gái và gói bánh làm quà tết anh em họ hàng luôn.
“Bánh bán sẵn thấy không đảm bảo, không yên tâm mà cũng 60.000đ/chiếc. Mua hơn chục chiếc vừa để cúng nhà, vừa cho biếu quanh anh em cũng tốn tiền triệu. Nhà tự làm vào khoảng 40.000-45.000đ/chiếc, không rẻ hơn nhiều nhưng chúng tôi về hưu cả, rảnh rỗi, gói lấy cũng tiết kiệm được khoản nhỏ giữa lúc thứ gì cũng tiêu tốn”.
 
Bác Cón (giữa) chọn 3 bó lá, dự định gói bánh tết họ hàng.
Bác Cón cười xòa, đã vài năm nay bỏ thói quen gói bánh chưng, tết này quyết định khôi phục lệ cũ lại nhằm đúng trời rét. Hơi ngại khâu đãi gạo, rửa lá nhưng bác Cón nhìn nhận, ở khía cạnh khác, trông nồi bánh chưng trong đêm lạnh càng đúng không khí tết. Nhà có 3 cháu nội, ngoại, 2 ông bà bày đặt gói bánh cũng để các cháu được tụ họp “ăn” một cái tết đầy đủ hương vị.
Chị Nguyễn Thu Hồng (nhà N5A – khu đô thị Định Công) cũng là 1 khách lẻ mua lượng lớn với 5 bó lá dong nghễu nghện chằng sau xe máy. Chị khái quát hóm hỉnh “phong trào gói bánh chưng cũng đang lên ở chung cư. Nhà chị Hồng cùng 4 gia đình khác có con nhỏ 4-7 tuổi trong khu nhà quyết định “lập hội” gói bánh. Chị Hồng được giao chuẩn bị khâu lá, lạt, các chị em nhận việc đãi gạo, đồ đỗ, mua thịt.
5 gia đình thống nhất dành nguyên buổi chiều 29 tết tập hợp 7 đứa trẻ tại nhà chị Hồng cho các con được “chơi”… gói bánh. “40 cái bánh, rửa, cắt 200 lá – sẽ có rất nhiều việc phải làm” – chị Hồng giả bộ le lưỡi, cười.
 
Bánh chưng chung cư chỉ thiếu cảnh quây quần bên bếp lửa luộc bánh.
Công đoạn “thách thức” nhất khi gói bánh đối với dân chung cư là khâu luộc bánh. Chị Hồng thoáng xìu giọng cho biết đành chọn giải pháp… thuê luộc. 12.000đ tiền công luộc/bánh vẫn còn rẻ vì nhờ được hàng xóm bán phở sáng ngay dưới khu nhà đảm nhận. Giá thuê luộc bên ngoài theo khảo sát của chị Hồng phổ biến 14.000-15.000đ/chiếc.
Chị Hồng tỏ ý tiếc khi các bố mẹ đã cố gắng gói bánh theo đúng truyền thống vì các con nhưng vẫn không thể trọn vẹn khi thiếu cảnh quây quần bên bếp lửa trông nồi bánh sôi lục bục. Chị dự định tối 29 dắt con xuống tầng trệt xem bác hàng phở xếp bánh và luộc bằng bếp than để “gỡ gạc”.
P.Thảo

Chủ Nhật, 30/01/2011 - 06:31
Được mùa bánh chưng “tại gia” nhờ… lạm phát
(Dân trí) - Đôi vợ chồng về hưu quyết định tự gói bánh chưng làm quà tết họ hàng để cắt giảm tiền tiêu tết. Các phụ huynh ở chung cư “lập hội” gói bánh cho con trẻ ăn tết đủ vị dù vẫn thiếu cảnh bếp lửa luộc bánh. Tết này, bánh chưng “tại gia” được mùa…
Lá dong bán “thích tay” vì thực phẩm leo giá
Chợ lá dong thường niên cửa ga Trần Quý Cáp đang ở những ngày cao điểm hàng tết. Người mua lẻ, nhà mua buôn xôn xao bên những sạp lá xanh mướt. Cánh phụ nữ luôn tay bó lá, sắp lạt trong khi các ông chủ tất bật giúp khách buộc, chằng món hàng tết lên xe đạp, xe máy, xích lô…
 
Lượng khách mua lá dong về nhà tự gói bánh chưng tết này tăng mạnh.
Phấn khởi vì hàng bán chạy, chị Hợp cười giòn khái quát dân đánh lá dong được một mùa “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đợt rét đậm kéo dài cả tháng qua khiến nguồn hàng khan hơn vì người dân vùng núi cũng ngại vào rừng cắt lá nhưng lá dong lại rất xanh, đều đẹp.
Ngược lại, trời lạnh lượng người gói bánh lại tăng mạnh vì không lo bánh thiu hỏng mà ăn cũng “dễ vào”.
Giá cả cuối năm leo thang, nhất là thực phẩm, bà chủ hàng nhận định, cũng nhiều gia đình cân nhắc việc gói bánh thay vì đi mua sẵn, lượng bánh gói mỗi nhà cũng “dôi” hơn, xem như món chủ đạo tết này vì thịt gà, thịt bò, hải sản khả năng cao sẽ… thượng giá.
Chị Hợp nhẩm tính: “Mỗi chiếc bánh khoảng nửa cân gạo, 2 lạng đỗ, 1-1,5 lạng thịt, cộng lại khoảng 30.000đ, thêm tiền lá lạt, củi lửa khoảng 10.000đ là “căng”. Tổng chi phí 40.000đ/chiếc bánh là xông xênh trong khi bánh mua sẵn phải 60.000đ, đắt gấp rưỡi”.
Sạp lá bên cạnh, chị Nguyễn Thị Mùi cũng hỉ hả phân tích: “Để đổi lại nhiều “hạng mục” tiết chế thời bão giá như đào quất, quần áo mới… nồi bánh chưng gói tại nhà cũng sẽ bù đắp nhiều không khí tết”.
 
Người buôn lá dong có một năm "trúng mùa".
Nhờ trời rét, nhờ lạm phát, người buôn được một mùa tết bán lá “thích tay”. Chị Hợp dự kiến hết ngày 30 tết sẽ “chốt” được mốc 100 vạn lá. Chị Mùi cũng cười hồ hởi hạch toán, trước ngày ông Công ông Táo đã thanh toán xong 1 xe 15 vạn lá, sau đó cứ 2 ngày đánh thêm một chuyến xe cũng bán hết veo và vẫn đang tiếp tục gom hàng chở về xuôi.
Giá lá bán ra phổ biến ở mức 1000đ/tàu (tăng chút ít so với giá 700-800đ/tàu bán tết năm ngoái) do công cắt lá, chi phí vận chuyển cao hơn nên dân buôn cũng chấp nhận lãi ít hơn, may bù lại lượng hàng tiêu thụ khá.
Bánh chưng “chung cư”
Cẩn thận buộc chặt 3 bó lá vừa chọn được vào xe, bác Phạm Thị Cón (ngõ 33 Hàng Bột) ước chừng lượng lá đủ gói 25-27 bánh. Nhà chỉ có 2 ông bà, chỉ cần 4-5 chiếc bày bàn thờ nhưng cùng một công, bác Cón làm cả phần cho gia đình con gái và gói bánh làm quà tết anh em họ hàng luôn.
“Bánh bán sẵn thấy không đảm bảo, không yên tâm mà cũng 60.000đ/chiếc. Mua hơn chục chiếc vừa để cúng nhà, vừa cho biếu quanh anh em cũng tốn tiền triệu. Nhà tự làm vào khoảng 40.000-45.000đ/chiếc, không rẻ hơn nhiều nhưng chúng tôi về hưu cả, rảnh rỗi, gói lấy cũng tiết kiệm được khoản nhỏ giữa lúc thứ gì cũng tiêu tốn”.
 
Bác Cón (giữa) chọn 3 bó lá, dự định gói bánh tết họ hàng.
Bác Cón cười xòa, đã vài năm nay bỏ thói quen gói bánh chưng, tết này quyết định khôi phục lệ cũ lại nhằm đúng trời rét. Hơi ngại khâu đãi gạo, rửa lá nhưng bác Cón nhìn nhận, ở khía cạnh khác, trông nồi bánh chưng trong đêm lạnh càng đúng không khí tết. Nhà có 3 cháu nội, ngoại, 2 ông bà bày đặt gói bánh cũng để các cháu được tụ họp “ăn” một cái tết đầy đủ hương vị.
Chị Nguyễn Thu Hồng (nhà N5A – khu đô thị Định Công) cũng là 1 khách lẻ mua lượng lớn với 5 bó lá dong nghễu nghện chằng sau xe máy. Chị khái quát hóm hỉnh “phong trào gói bánh chưng cũng đang lên ở chung cư. Nhà chị Hồng cùng 4 gia đình khác có con nhỏ 4-7 tuổi trong khu nhà quyết định “lập hội” gói bánh. Chị Hồng được giao chuẩn bị khâu lá, lạt, các chị em nhận việc đãi gạo, đồ đỗ, mua thịt.
5 gia đình thống nhất dành nguyên buổi chiều 29 tết tập hợp 7 đứa trẻ tại nhà chị Hồng cho các con được “chơi”… gói bánh. “40 cái bánh, rửa, cắt 200 lá – sẽ có rất nhiều việc phải làm” – chị Hồng giả bộ le lưỡi, cười.
 
Bánh chưng chung cư chỉ thiếu cảnh quây quần bên bếp lửa luộc bánh.
Công đoạn “thách thức” nhất khi gói bánh đối với dân chung cư là khâu luộc bánh. Chị Hồng thoáng xìu giọng cho biết đành chọn giải pháp… thuê luộc. 12.000đ tiền công luộc/bánh vẫn còn rẻ vì nhờ được hàng xóm bán phở sáng ngay dưới khu nhà đảm nhận. Giá thuê luộc bên ngoài theo khảo sát của chị Hồng phổ biến 14.000-15.000đ/chiếc.
Chị Hồng tỏ ý tiếc khi các bố mẹ đã cố gắng gói bánh theo đúng truyền thống vì các con nhưng vẫn không thể trọn vẹn khi thiếu cảnh quây quần bên bếp lửa trông nồi bánh sôi lục bục. Chị dự định tối 29 dắt con xuống tầng trệt xem bác hàng phở xếp bánh và luộc bằng bếp than để “gỡ gạc”.
P.Thảo



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy