CHÀO SỐ NHÀ 11 PHỐ PHÓ ĐỨC CHÍNH ngày 01/1/11

Hôm nay tết tây, ngày 01/1/2011 vào 1:15 AM thị xã có bắn mấy chục phát pháo hoa chào mừng năm mới, kể cũng lạ...ngày đầu năm mưa phùn, gió bấc tràn về làm cho tiết trời xuân, xong náo nhiệt của ngày tết BÃO GIÁ thì thấy tẻ nhạt, BEER HN lên tới 230$/thùng mà bà Tháp cũng giám mua...
Trong Bình Định Chiến gọi ra chúc tết chú thím cùng gia đình, xin cám ơn, hẹn gặp ở SƠN TÂY, VỚI nicnem hongthap5252 CỦA 24H.COM, hôm nay vui hơn mọi ngày, 
Thao được nghỉ làm chủ  474 ở nhà với  FPT,  Quân nhà 01 không thấy ra ông trẻ,  sang tuần làm việc với anh Chung nắm dự án với Hảo PCT chuẩn bị cho PMT Bưởi lên  dịp năm mới...
Ngày đầu năm mình thay hệ thống điện của phòng 01/nhà 11 PĐC chuẩn bị cho tết, cho bàn giao nhà, cho tiết kiệm điện...bằng hai NEONG mới sáng nhạt không chói mắt...nhân dịp sửa phòng của TNMT thị xã...

Ăn gì để cả năm may mắn?

Bạn có tin rằng, một món ăn nào đó, nếu ăn vào ngày đầu tiên của năm mới, sẽ mang lại may mắn cho cả 12 tháng trong năm?
Hầu như ở khắp các nước trên thế giới, theo truyền thống của từng nền văn hóa, người ta đều tin rằng, ngày khởi đầu cho một năm mới, được ăn những món ăn “may mắn” thì sẽ mang lại niềm vui, may mắn cho cả năm.
Ở một số nước châu Á, người ta thường ăn món mỳ với những sợi dài vào ngày đầu năm với hàm ý sẽ có một cuộc sống trường thọ và họ cố gắng ăn thật chậm để không làm đứt những sợi mỳ dài, nếu sợi mỳ bị đứt có thể là “điềm báo” không may mắn!
Tại Italia, món đậu lăng được đặc biệt ưa chuộng trong thực đơn đầu năm mới, những hạt đậu tròn như những đồng xu và khi được nấu chín, chúng nở phình ra trông tròn trĩnh, đầy đặn biểu thị cho sự sung túc, giàu có, tiền bạc “nở” gấp đôi gấp ba… Và khi ăn món này, hãy đảm bảo là bạn “vô tình” để lại vài hạt đậu trên đĩa với hàm ý “tiền bạc không bao giờ cạn kiệt”.
Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, người ta tin rằng, ăn một quả lựu trong ngày đầu năm sẽ mang lại sự giàu có, dư dật tiền bạc cả năm và đặc biệt là sẽ có “con đàn cháu đống” như những hạt lựu vậy.
Ở Tây Ban Nha, theo truyền thống, trong bữa tiệc giao thừa chào đón năm mới, người ta thường ăn 12 quả nho để 12 tháng trong năm lúc nào cũng “ngọt ngào”.
Người Mỹ thì tin rằng, món thịt lợn sẽ mang lại may mắn cho cả năm. Thịt lợn, theo truyền thống của người Áo, là biểu tượng cho sự phát triển và cuộc sống thịnh vượng. Người Áo thường làm những món ăn ưa thích chế biến từ thịt lợn như xúc xích hay món lợn sữa quay với tiêu chí “càng màu mỡ càng tốt” vì chất béo từ thịt lợn biểu trưng cho sự giàu có.
Người dân Nam Mỹ thì lại chọn món ăn chế biến từ các loại đậu làm món ăn may mắn trong thực đơn đón năm mới, vì những hạt đậu trông giống như những đồng tiền, ăn càng nhiều thì năm mới hầu bao càng rủng rỉnh. Và món thịt lợn nấu với đậu đen được xem là sự kết hợp tuyệt vời giúp “tấn tài tấn lộc”.
Các món rau như cải xanh, cải xoăn, cải bắp được cho là biểu trưng cho tiền bạc và theo phong tục của người Đan Mạch, những món này được rắc thêm đường và quế để tăng thêm may mắn. Cũng với những món rau này, người Đức lại chế biến món dưa cải để cầu mong tương lai giàu có, sung túc và ăn càng nhiều thì càng may mắn.
Ở Thụy Điển, thực đơn cho bữa ăn chào đón năm mới không thể thiếu món cá, đặc biệt là cá trích - món cá chính là “chìa khóa” để mở ra một tương lai tươi sáng hơn. Món cá trích cũng được người dân Nhật Bản tin dùng trong đầu năm mới vì họ cho rằng, những con cá trích mùa này đầy ắp bụng trứng biểu trưng cho “con đàn cháu đống”, ngoài ra còn có những loài hải sản khác như tôm biểu trưng cho sự trường thọ, cá mòi mang lại một vụ thu hoạch tốt tươi.
Ở nhiều nước châu Âu, bánh ngọt cũng là một trong những món ăn may mắn phổ biến, đặc biệt là những chiếc bánh ngọt có hình tròn, tượng trưng cho một chu kỳ hoàn chỉnh, nhiều nơi người ta còn đặt những đồng xu hoặc những đồ vật gây ngạc nhiên khác trong chiếc bánh đem tặng cho bạn bè, người thân với mong muốn mang đến sự may mắn bất ngờ cho họ.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, mỗi người Hàn Quốc đều ăn một bát canh Tteokguk (gồm bánh Tteok làm từ bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa) để cầu mong một năm mới sức khỏe và trường thọ. Hình bầu dục và màu trắng của bánh Tteok còn tượng trưng cho sự trọn vẹn và thanh khiết của vạn vật trên thế gian vào ngày đầu tiên của năm mới.
Và cuối cùng, nhiều người luôn có niềm tin rằng, ngoài những món ăn may mắn ra, điều quan trọng không kém là bạn phải thưởng thức nó cùng với những người thân trong gia đình trong một không khí đầm ấm, hạnh phúc. Có như vậy, những món ăn may mắn mới thực sự “linh nghiệm”.
 
Theo ANTĐ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010

Việt Nam ghi dấu đậm nét trong vai trò Chủ tịch ASEAN, tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực, tái cơ cấu tập đoàn Vinashin... những sự kiện lớn của đất nước trong năm đều có dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. VnExpress bình chọn ông là "Nhân vật của năm 2010".

Dựa trên tiêu chí nhân vật có tác động nhiều nhất đến các sự kiện chính; có ảnh hưởng lớn đến thời sự của Việt Nam trong năm, từ 2010 VnExpress tiến hành bình chọn "Nhân vật của năm". Đây sẽ là danh hiệu thường niên của VnExpress.
Năm nay nhân vật VnExpress bình chọn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì những ảnh hưởng lớn của ông đối với đất nước.
Ảnh: AP
Thủ tướng thuyết trình tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2010 diễn ra từ 27 đến 31/1 tại Davos, Thụy Sĩ. Ảnh: AP
2010 được đánh giá là năm "đỉnh cao đối ngoại" của Việt Nam, cũng là một năm tất bật của người đứng đầu Chính phủ khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị cấp cao nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi G20, Hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân, Diễn đàn Kinh tế thế giới...
Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2010, Thủ tướng được báo chí quốc tế đánh giá là một trong những diễn giả nổi bật khi ông thuyết giải những bài học thành công của Việt Nam về đối phó với khủng hoảng, duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.
Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động dẫn dắt các tiến trình hợp tác khu vực, đưa ASEAN trở thành một điểm sáng của khu vực Đông Á. Thủ tướng đã thể hiện dấu ấn đậm nét khi điều hành thành công Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á cuối tháng 10. "Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả", tờ The Nation (Thái Lan) nhận xét.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM +), Bộ trưởng Quốc phòng của 18 quốc gia trên thế giới tề tựu ở Hà Nội. Nhiều vấn đề nóng của khu vực, thế giới đã được bàn thảo, đặc biệt là những tranh chấp ở biển Đông. Với sự "chủ động, tích cực và có trách nhiệm" Việt Nam đã chia sẻ hợp tác về quốc phòng an ninh, tranh thủ được sự quan tâm, đồng thuận của nhiều quốc gia về các vấn đề gai góc.
Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo cường quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản...) đã mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam, trên cơ sở lòng tin và cùng có lợi. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định: "Việt Nam là đối tác trọng điểm của Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng lên tiếng: "Mỹ muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam".
Lần đầu tiên, Việt Nam trở thành quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực với Nga, Trung Quốc, Anh - 3 trong số 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - tiến tới xây dựng quan hệ tầm chiến lược với Pháp và Mỹ.
Ảnh: Hoàng Hà.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan, Thủ tướng Australia Julia Gillard, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Đông Á. Ảnh: AFP.
Trong lĩnh vực kinh tế, khi các nền kinh tế dẫn dắt thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu chưa thoát hoàn toàn khỏi suy thoái, thì Việt Nam - một nước vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, lại nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, hồi phục và bứt phá để đạt tốc độ tăng trưởng cao.
GDP 2010 đạt 6,78% không chỉ cao hơn chỉ tiêu 6,5% do Quốc hội đề ra, mà còn là kết quả cao hàng đầu khu vực (chỉ sau Trung Quốc và Singapore), tăng trưởng xuất khẩu cao gấp 3 lần chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD.
Với thu nhập bình quân đầu người đạt 1.168USD, năm 2010 Việt Nam cũng đã được các tổ chức quốc tế như: World Bank, ADB đưa ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp và chuyển sang nhóm thu nhập trung bình. Đây là những thành công đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ của Chính phủ với sự điều hành của người đứng đầu Nguyễn Tấn Dũng.
* Ảnh: Một năm bận rộn của Thủ tướng
Bên cạnh những điểm sáng, 2010 cũng là năm xuất hiện những vấn đề nổi cộm như: lạm phát, sự đổ vỡ của tập đoàn Vinashin với số nợ lên tới chục nghìn tỷ đồng.
Không chỉ nêu lên những khiếm khuyết trong điều hành, lỗi hệ thống, Thủ tướng không né tránh trách nhiệm người đứng đầu. Hơn một lần, ông đã đứng ra nhận khuyết điểm trước phiên họp toàn thể Quốc hội về vụ Vinashin, đồng thời đưa ra các giải pháp vực dậy nền công nghiệp quan trọng này.
Với quyết tâm tái cơ cấu, Vinashin từ chỗ gần như không còn hoạt động, nay đang dần ổn định sản xuất, khôi phục lại việc làm cho hàng chục nghìn người lao động. Nhiều chủ tàu đã quay lại ký hợp đồng, hàng chục tàu đã được bàn giao kể từ khi tập đoàn bắt đầu tiến hành tái cơ cấu vào tháng 8.
Thủ tướng nhìn nhận, Chính phủ và các thành viên đều "đã làm hết sức vì lợi ích của nhân dân".
2011 bắt đầu với những cơ hội và thách thức "chưa từng có". Để thực hiện mục tiêu số 1: "ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và kìm chế lạm phát", hơn hết người đứng đầu Chính phủ và các thành viên mong muốn: "Quốc hội và nhân dân chia sẻ, ủng hộ, hợp tác để Chính phủ và Thủ tướng hoàn thành chức trách của mình".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sinh năm 1949 tại Cà Mau, tham gia quân đội từ nhỏ và chiến đấu tại vùng Cà Mau - Kiên Giang.
Năm 1981 ông phục viên và tham gia công tác tại tỉnh Kiên Giang, lần lượt giữ các chức vụ Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy.
Năm 1995 ông nhận nhiệm vụ tại trung ương với các chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Kinh tế trung ương.
Năm 1997 ông được Quốc hội thông qua chức Phó thủ tướng và sau đó được phân công làm Phó thủ tướng thường trực. Năm 1998 ông kiêm nhiệm thêm vị trí Thống đốc Ngân hàng.
Tháng 6/2006 ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam kể từ năm 1975. Tháng 5/2007, một năm sau khi nhậm chức, ông được tạp chí World Business bình chọn là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á.
VnExpress

Người dân háo hức đón chào năm 2011

Bất chấp giá lạnh, tối 31/12 hàng nghìn người ùn ùn đổ về hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Tại TP HCM, pháo hoa rực sáng trong khoảnh khắc đầu tiên của năm 2011, giữa tiếng hò reo vui sướng của người dân.

* Ảnh: Người Hà Nội xuống phố mừng năm mới
Không khí xuân tràn ngập khu vực trung tâm thủ đô, phố Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Thi rực rỡ sắc màu của đèn trang trí. Những người bán bóng bay đã bổ sung thêm các loại bóng lớn với lời chúc mừng năm mới, an khang thịnh vượng, Thăng Long Hà Nội với hình ảnh rồng bay.
Hồ Gươm trong ngày cuối cùng năm 2010. Ảnh: Hoàng Hà
Hồ Gươm trong ngày cuối cùng năm 2010. Ảnh: Hoàng Hà
Hơn 20h, dòng người từ khắp các ngả đường bắt đầu đổ dồn về bờ Hồ. Để chào mừng năm mới, khu vực quanh bờ Hồ có hai sân khấu ca nhạc ngoài trời. Đoạn đường Đinh Tiên Hoàng từ đầu Trần Nguyên Hãn đến gần cầu Thê Húc được cảnh sát căng dây, cấm đường để phục vụ cho việc tổ chức ca nhạc. Từng đôi trai gái, những nhóm bạn đứng bên nhau thưởng thức các tiết mục múa, hát, nhảy sôi động.
Trong hơi lạnh đầu năm, bác Lê Văn Tân và bác Nguyễn Lệ Hoa (Hàng Đường) nay đã hơn 70 tuổi nắm tay nhau đi bộ. Năm nào hai bác cũng ra bờ Hồ để chứng kiến sự sôi động của đêm cuối năm.
"Mỗi lần ra đây lại nhớ đám cưới ngày xưa, sau khi làm lễ thông báo với bà con, bạn bè, không có cỗ bàn nên vợ chồng tôi và đám bạn đã rủ nhau ra bờ Hồ chơi. Thế mà cũng đã nửa thế kỉ trôi qua", bác Hoa nói.
Lon ton chạy nhảy quanh bờ hồ, những đứa trẻ được bố mẹ trang bị áo ấm, khăn len cẩn thận. Có em còn đội mũ cao bồi, mũ phù thủy nhảy nhót theo tiếng nhạc . Bé Gia Bảo, 5 tuổi ở Khâm Thiên cho biết, trời lạnh quá, nhưng chơi ở bờ Hồ đông người nên cháu rất thích. "Tết năm sau nhất định cháu lại ra đây chơi", Bảo cười nói.
Ở một góc của bờ Hồ, nhóm anh Tuấn Hải (phố Huế) cùng nhau mở sâm panh, thổi kèn chúc mừng năm mới. Anh Hải cho biết, trong nhóm có 3 người mới từ nước ngoài trở về, đã lâu rồi chưa được ăn Tết ở quê hương nên hôm nay, các anh tụ tập ở đây, cùng uống rượu và chơi nhạc để mừng hội ngộ.
Ngoài lựa chọn thưởng thức ca nhạc ngoài trời, một số bạn trẻ còn mua vé đi dạo bờ hồ bằng xe điện. "Ngồi trên xe, ngắm phố phường và nghe nhạc chúc mừng năm mới cùng người yêu thì không còn gì lãng mạn hơn nữa", Nam (ĐH Xây dựng) tâm sự.
Xung quanh bờ Hồ có thêm nhiều bãi giữ xe tự phát, hầu hết là các gia đình sống quanh các tuyến phố Hàng Dầu, Hàng Vôi, Hàng Bông...Do lượng người đi chơi giao thừa không quá đông nên giá giữ một chiếc xe ở các bãi tăng nhẹ từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng một chiếc, các bãi tự phát dao động từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng một chiếc.
Ảnh: Hoàng Hà
Niềm vui của bé trong năm mới. Ảnh: Hoàng Hà
Tối 31/12, hàng trăm nghìn người dân TP HCM đã nô nức kéo nhau về khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt là bên chiếc đồng hồ đếm ngược để chờ đón khoảng khắc chuyển giao giữa năm cũ bước sang năm mới. Mới 18h, nhưng các con phố như Lê Duẩn, Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ... đầy ắp người già người trẻ.
Bên bến cảng nhà Rồng, xung quanh đường Tôn Đức Thắng (quận 1), nơi sẽ diễn ra màn bắn pháo hoa kéo dài 15 phút, nhiều người đã đến trước giữ chỗ. Các bạn trẻ tay trong tay, khuôn mặt tươi cười rạng ngời chờ đợi màn bắn pháo hoa rực trời sắp diễn ra. Nhiều bạn trẻ cho biết, họ đến đây từ rất sớm, vì đường phố Sài Gòn thường kẹt xe và rất khó tìm được nơi gửi xe.
"Nếu không xem được bắn pháo hoa thì tiếc lắm. Năm ngoái em và anh ấy 22h mới ra đây không có chỗ gửi xe nên chả chen chân vào xem pháo hoa được. Ở ngoài chỉ nghe tiếng nổ 'bộp bộp, bùm bùm' chăng nhìn thấy gì cả", Nam và Thanh, đôi bạn trẻ sinh viên trường ĐHKHXH & NV TP HCM tâm sự.
Hàng trăm nghìn người đổ về trước chiếc đồng hồ đếm ngược (đường Nguyễn Huệ, quận 1) chờ đợi khoảng khắc giao thừa. Ảnh: Tá Lâm.
Hàng trăm nghìn người đổ về trước chiếc đồng hồ đếm ngược (đường Nguyễn Huệ, quận 1) chờ đợi khoảng khắc giao thừa. Ảnh: Tá Lâm.
Do lượng người đổ về các khu trung tâm quá đông, các dịch vụ đồ uống giải khát, đồ chơi trẻ em, thức ăn nhẹ... đều đắt hàng. Riêng dịch vụ giữ xe dù đã tăng giá gấp 5-6 lần bình thường (10.000 đồng một chiếc) vẫn bị quá tải. Nhiều chỗ để xe gần nhà thờ Đức Bà giá vé đã lên 15.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phải dắt xe ra về vì hết chỗ.
Sân khấu 23/9, Dinh Thống Nhất, Nhà hát Thành phố là những nơi thu hút nhiều khách tham quan. Đặc biệt, đường Nguyễn Huệ năm nay lần đầu tiên TP HCM đưa vào 2 chương trình mới: Biểu diễn ánh sáng 3D trên các tòa nhà cao tầng và Lễ hội đếm ngược.
Ngồi bệt ở khu vực đồng hồ đếm ngược, anh Nguyễn Tùng Việt (40 tuổi, ngụ quận 1, TP HCM) cùng vợ và con gái đến đây từ rất sớm "xí" chỗ. "Ra phố thấy hứng khởi quá, không thể nào diễn tả được cảm xúc lúc này, có gì đó rất khác với những ngày thường. Năm qua, gia đình tôi gặp khá nhiều khó khăn trong công việc kinh doanh, bước sang năm mới tôi hy vọng làm ăn sẽ khấm khá hơn", anh Việt chia sẻ.
9h15, màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng 3D trên vách các cao ốc Sunwah, Palace kết hợp với chương trình sân khấu ngoài trời bắt đầu. Mọi người hò hét khản cả giọng trước những luồng ánh sáng 3D đẹp mắt. Nhiều người không xem được đã trèo lên các cây xanh, trèo lên lưng của bạn để ngước nhìn thỏa ước nguyện.
Cũng là một nét mới trong năm nay, Lễ hội đếm ngược chào năm 2011 được nhiều người chờ đợi nhất. Họ chờ 59 giây đếm ngược cuối cùng để được cùng nhau hô vang thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. Ai cũng phấn khích như có một luồng gió mới tốt lành vừa chạy qua.
"Gần 80 tuổi rùi mà năm nay tui mới được đi chơi tết. Phố đông nghẹt người, đẹp quá. Mong sang năm, con cháu sum vầy, hòa thuận, nhớ về tổ tiên là tôi vui lắm rồi", bà lão 78 tuổi tên Châu (người miền Trung, vừa vào Sài Gòn đón tết với vợ chồng con trai đầu) tâm sự.
Hoàng Thùy - Tá Lâm
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm