10/11/2012 - 13:15 Căn hộ chỉ... 4,5 m2, vẫn "nhồi nhét" cả toilet


Ngày thứ bảy 10/11/12 tức 27/9/NT, VTH còn 45 ngày đến U 60, Bầm sức khỏe bình thường người ngồi trông nhà ăn bánh tẻ; hôm nay kỵ nhật lần thứ 8 của ông Lê Mai Ngọc chồng bà Dương Thị Tường, đăng ảnh lên Yahoo, chỉnh lại Feboc
1.           Thế giới không quan tâm đến lòng tự trọng của bạn. Thế giới mong chờ bạn tự cảm thấy những gì bạn làm là đúng đắn. B. Gates
2.           Không có âm nhạc thì khó có thể chứng minh được với những ai đang bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời rằng: Con người đẹp đẽ biết nhường nào.V.A.Sukholomxki.
3.           "Tất cả những gì bạn có thể tưởng tượng và tin, bạn có thể thành công!" Khuyết danh  

Tăng lương từ tháng 7/2013

- Nghị quyết dự toán ngân sách vừa được QH thông qua ghi rõ điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng/tháng lên 1,15 triệu đồng từ ngày 1/7/2013.
Theo Nghị quyết, dự toán tổng số thu ngân sách năm tới là 816 nghìn tỷ đồng; tổng chi 978 nghìn tỷ đồng, mức bội chi tương đương 4,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trong đó, dự toán chi đầu tư phát triển năm 2013 là 175.000 tỷ đồng, giảm 5.000 tỷ đồng so với phương án Chính phủ trình để bố trí nguồn tăng lương. Nghị quyết ghi rõ điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng/tháng lên 1,15 triệu đồng từ ngày 1/7/2013.
Nghị quyết QH yêu cầu Chính phủ tiết kiệm triệt để chi thường xuyên. Ảnh: Minh Thăng

Cùng với việc đảm bảo chi tiêu công hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, QH cũng yêu cầu Chính phủ triệt để tiết kiệm chi thường xuyên.
Cụ thể, tiết kiệm các khoản chi tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, mua xe công, chi phí công tác trong nước và nước ngoài..., ưu tiên cho nhiệm vụ chính trị quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội, dành thêm nguồn thực hiện một phần lộ trình cải cách tiền lương.
Trước đó, ngày 1/11, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo trong đó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu hạn chế tối đa việc đi công tác nước ngoài trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều vấn đề trong nước cần tập trung chỉ đạo giải quyết, gắn với yêu cầu triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.
Bên cạnh việc thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng, đồng bộ với chính sách tiền tệ, QH cũng giao Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, phí, lệ phí theo hướng giảm dần nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp và người dân.
Nghị quyết được QH biểu quyết thông qua chiều nay (10/11) với tỉ lệ tán thành 90,96%.
  • Chung Hoàng



 10/11/2012 - 13:15
Căn hộ chỉ... 4,5 m2, vẫn "nhồi nhét" cả toilet
Để thích nghi với thực trạng tiền thuê nhà cao, lương thấp, thanh niên Trung Quốc từ tỉnh lẻ lên thành phố làm việc buộc phải chấp nhận chung sống trong diện tích nhà trung bình chỉ 4,5 m2.

Hãy thử khám phá bên trong một ngôi nhà 6 tầng được chia thành 55 căn hộ một phòng khép kín cho một người hoặc một cặp vợ chồng chung sống tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Điều đáng nói là mỗi căn hộ này rộng chỉ 4,5 m2 - một diện tích mặt bằng quá nhỏ hẹp.
Mọi tiện nghi cần thiết cho cuộc sống hàng ngày đều được bố trí “chi chít” trên diện tích chỉ có 4,5 m2, gồm có: chỗ ngủ, chỗ làm việc, chỗ nấu ăn và thậm chí là cả nhà vệ sinh…
Theo Cẩm Mai (Dân Việt)
Cảnh giác trước tin đồn 
Cập nhật lúc: 10/11/2012-08:10:35
KTĐT - Hàng ngày, chúng ta bị vây hãm trước không biết bao nhiêu thông tin giả dối, nhất là quảng cáo và tin đồn. Quảng cáo trên truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử.
Quảng cáo trên đường phố, kể cả quảng cáo được cấp phép vẫn khiến không ít người mất tiền oan. Điều này đã bị báo chí đã nhiều lần lên án, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý.

So với quảng cáo, tin đồn có ít hơn nhưng tác hại của nó không kém và nhiều khi còn không thể đo đếm. Trước đây, những tin đồn như ăn bưởi, ăn cá kèo bị ung thư khiến người nông dân nhiều vùng lao đao. Gần đây nhất, trong dư luận lại rộ lên tin đồn ở Hà Nội và một số tỉnh, người ta đã phát hiện có đỉa trong các sản phẩm sữa sản xuất ở Việt Nam. Mới đây nhất, lại có tin đồn trong áo ngực có chứa các viên thuốc và dung dịch có hại cho sức khỏe; trong dép nhựa sản xuất tại Trung Quốc có chứa những viên thuốc gây thấp khớp và ung thư… Những tin đồn kiểu như vậy khiến người tiêu dùng hoang mang, cơ quan quản lý thị trường phải tạm thu hồi hàng vạn chiếc áo ngực, hàng vạn đôi dép nhựa để lấy mẫu kiểm tra. Các cơ quan chức năng phải đưa đi kiểm tra, sau đó ra thông cáo về chất lượng thật của các sản phẩm đang lưu hành trên thị trường tới người dân. Thiệt hại là rất lớn cả về phía Nhà nước và người dân.

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet


Gần như ngày nào, tháng nào cũng có tin đồn. Có tin đồn sau đó được chứng minh là không chính xác như tin đồn vải thiều Lục Ngạn có chứa khuẩn bệnh viêm màng não, bưởi da xanh có chưa chất gây ung thư, gạo giả bằng cao su, trứng gà giả, mực khô giả cũng bằng cao su nướng lên có mùi khét bày bán trên thị trường Hà Nội. Và mới đây nhất là tin dung dịch và hạt nhựa trong áo lót ngực "made in China". Dù vậy, trước khi được "minh oan", những người kinh doanh các mặt hàng này đều phải trải qua một phen điêu đứng, nhiều khi khuynh gia bại sản. Khó hơn là những tin đồn dai dẳng, không có bằng cứ, khó chứng minh thật giả. Có thể thí dụ như trong rau, chè khô, có dư chất bảo vệ thực vật độc hại. Táo, nho, cam và hầu hết trái cây nhập từ Trung Quốc đều có chất bảo quản rất độc, không nên ăn. Các loại nem thính, nem tai, thịt nạc chưng mắm, thịt chó, chân gà nướng, phủ tạng động vật, gia vị phở… nguyên liệu đều đã thiu thối, có giòi, bị ngâm tẩm bằng những hóa chất không rõ nguồn gốc… Những thông tin như vậy có chính xác không? Có thể chính xác.  Nhưng có phải tất cả đều như vậy không? Cũng chưa hẳn đều như vậy. Kinh nghiệm từ vụ xử lý táo đỏ nhập từ Trung Quốc cho biết như thế. Nhưng lâu dần, các phương tiện thông tin đại chúng lại làm trầm trọng hơn tâm lý ngại, sợ hàng hóa trên thị trường, sức tiêu thụ những mặt hàng này giảm hẳn. Nếu hàng nhập khẩu bị cơ chế tin đồn cản trở thì ngược lại, hàng nông sản của ta xuất khẩu cũng bị tác động không kém. Do tin dồn, nhiều lần chè, dưa hấu, vải thiều… của ta cũng bị dừng bên này cửa khẩu để kiểm tra, ép giá, thiệt hại hàng ngàn tấn.

Những tin đồn thường khó truy ra xuất xứ, nguyên nhân và thời nào cũng có, nhưng nhiều tin đồn thất thiệt như hiện nay là một hiện tượng không bình thường. Nhiều tin đồn nguy hại, trong một thời gian dày đặc, tập trung nhiều trong lĩnh vực kinh tế là do thông tin còn rất thiếu minh bạch, do báo chí thiếu trách nhiệm, do trình độ người dân còn hạn chế và do các cơ quan chức năng chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Phần lớn các tin đồn trong kinh tế là do kẻ xấu muốn làm hại đối thủ và hướng người tiêu dùng vào tiêu thụ hàng hóa của mình. Ngăn chặn tin đồn là vô cùng phức tạp nhưng không thể không kiên quyết.
Vũ Duy Thôn

Phần lớn độc giả VnExpress lo phiền với ASIAD

Nhiều độc giả VnExpress lo rằng, việc Việt Nam đăng cai ASIAD 2019 sẽ đem lại nợ nần và khó khăn cho kinh tế.
3-jpg-1352526911-1352526958_500x0.jpg
Ngày 8/11, Hội đồng Olympic châu Á đã chính thức trao quyền tổ chức ASIAD 2019 cho thành phố Hà Nội, đánh dấu một sự kiện có tính lịch sử đối với thể thao Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thành chủ nhà của một kỳ Đại hội thể thao châu Á.
Sự kiện này lập tức thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, so với thời điểm cách đây 11 năm, khi Việt Nam giành quyền đăng cai SEA Games, đã không có sự đón mừng hồ hởi. Cảm giác vui mừng và tự hào thì ít, mà chủ yếu là tâm lý lo ngại, thiếu tin tưởng về hiệu quả tích cực mà ASIAD mang lại.
Một trong những nỗi lo lớn nhất mà độc giả sớm đề cập là chuyện nợ công. Lấy ví dụ trường hợp điển hình về thất bại tài chính khi tổ chức Olympic là Hy Lạp, rất nhiều độc giả lo sợ Việt Nam có thể đi vào vết xe đổ của đất nước này.
Bạn đọc ducleminh viết: "Tấm gương Hy lạp sụp đổ về kinh tế từ sau đầu tư "khủng" cho đăng cai Olympic vẫn còn đó ! lãng phí + tham nhũng là anh em sinh đôi chỉ nói suông hay sao? lãng phí là thứ không đánh- bắt được nó là chủ chương được hợp pháp hóa và đưa đất nước xuống vực thẳm. thể thao VN có gì ? hay chỉ để cọ sát học tập kinh nghiệm ngay trên sân nhà?". Cùng suy nghĩ này là độc giảBebeNg: "Hy Lạp ráng giành tổ chức Olympic 2004, lỗ chỏng gọng và kinh tế tiêu điều tới tận bây giờ. Năm ngoái người Anh cũng than thở quá trời, nước giàu còn vậy nữa là VN".
Bức tranh màu xám của khủng hoảng kinh tế khiến nhiều người đặt mối quan tâm trước mắt và hàng đầu vào vấn đề cơm áo gạo tiền. Bạn đọc Nguyễn Văn Tườngviết: "Tin Việt Nam giành quyền đăng cai ASIAD 2019 không làm cá nhân tôi vui mừng mà chỉ thấy lo lắng. Kinh tế đất nước đang suy thoái nặng nề. Cuộc sống của đại đa số người dân đang rất khốn khó. Thay vì sẽ phải dùng nhiều tỷ USD xây dựng các cơ sở thi đấu và hệ thống phụ trợ, hãy dùng số tiền ấy để chăm lo cho cuộc sống đang vô cùng khốn khó của nhân dân. Khi nào đất nước dư dả giàu có hãy tính tới những chuyện như thế. Bởi suy cho cùng ASIAD cũng chỉ là một cuộc chơi".
Có độc giả như anh Nguyễn Hùng phân vân: "Không biết nên mừng hay lo nữa. Mừng vì VN có cơ hội nâng thể thao nước nhà lên 1 bậc. Lo vì VN còn nghèo, có nhiều việc thiết thực cần phải làm hơn". Bạn nguyentienmanh lo lắng: "Mệt rồi, lại mấy chục ngàn tỷ đầu tư, nhà nước thì thiếu tiền tăng lương, dân nghèo thì thiếu tiền lo cuộc sống. Thế mà đổ tiền vào ASIAD... Thật khó hiểu".
Mối quan tâm thứ hai của bạn đọc là vấn đề lãng phí và quản lý. Bạn đọcvanhieugov viết: "Các nước có nền thể thao phát triển là những nước có nền kinh tế và văn hóa phát triển. Đây là cơ hội của đất nước chúng ta. Trước hết là phát triển nền thể thao, cơ sở hạ tầng về thể thao. Sau là quảng bá hình ảnh đất nước và phát triển kinh tế. Đầu tư chắc chắn sẽ không lỗ nhưng phải hợp lý và chống tham nhũng".
Bạn đọc Phạm Phúc Hậu viết: "Dân còn nghèo mà cứ đổ tiền vào những công trình thể thao xong rồi bỏ hoang vô cùng lãng phí". Bạn nghia băn khoăn: "Giống như nhà nghèo mà lại muốn chơi sang, kham nổi không?"
Cũng có một số độc giả có cái nhìn tích cực hơn về việc đăng cai ASIAD 2019. Bạn mocsung93 viết: "Nhiều người vẫn cho rằng Việt Nam không nên tổ chức đại hội quá lớn như ASIAD vì trong tình cảnh kinh tế hiện giờ thì số tiền đầu tư sẽ gây áp lực lớn nhưng theo mình quan trọng là chúng ta làm như nào thôi . Nếu sau này khi kinh tế ổn định trở lại việc xin đăng ký thật khó khăn , chúng ta nên tận dụng cơ hội , kết hợp với các nguồn lực tổ chức tốt (xây dựng + vấn đề con người + công nghệ kỹ thuật ...) thì những thành quả sau này nhận được khó có thể đo đếm được . Không nên gặp khó khăn mà chùn bước để đánh rơi cơ hội".
Bạn Tanda viết: "Theo tôi không nên chỉ nghĩ đến chi phí hay lợi ích khi tổ chức Asiad. Phần lớn các nước đã đăng cai Olympics hay ASIAD đều tốn kém rất nhiều nhưng bù lại họ có những lợi ích khác. Nói chung việc gì trên đời cũng có khó khăn, chúng ta hãy chấp nhận và cố gắng vượt qua nào".
1-jpg-1352526320-1352526406_500x0.jpg
Kết quả lấy ý kiến thăm dò bạn đọc về việc Việt Nam đăng cai ASIAD từ chiều ngày 9/11 đến trưa ngày 10/11.
Thông tin về phản ứng trái chiều của người hâm mộ Việt Nam đã xuất hiện trên báo chí quốc tế. Trong ngày 9/11, tất cả các hãng thông tấn lớn trên thế giới và châu Á đăng tin Hà Nội, Việt Nam trở thành chủ nhà Asian Games 2019 và Chính phủ Việt Nam cam kết đăng cai ASIAD thành công. Đồng thời các hãng thông tấn lớn như AFP, Xinhue đều phỏng vấn người dân và ghi nhận những cảm xúc trái chiều của người hâm mộ, vui mừng nhưng cũng đầy băn khoăn, lo lắng.
Trong bảng điều tra ý kiến bạn đọc do VnExpress thực hiện, 54% số người được hỏi cho rằng đây là việc làm tốn kém trong lúc kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn, 20% cho rằng đây là sự kiện quá tầm đối với thể thao Việt Nam. Chỉ có 19% người được hỏi tin rằng tổ chức ASIAD tốt cho phát triển kinh tế xã hội, 7% cho rằng tốt cho sự phát triển thể thao Việt Nam.
Anh Hoàng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy