HN: Phạt nặng xe không sang tên đổi chủ Thứ Sáu, 09/11/2012,


Ngày thứ sáu 09/11/12 tức 26/9/NT, VTH còn 46 ngày đến U 60, Bầm sức khỏe bình thường người ngồi trông nhà ăn bánh tẻ; nhận Saico cao ở Nguyễn Thái Học đưa về 11 PĐC, Saico thấp đưa về 05 Hậu Ninh sau khi chữa xong, lại 27 Lê Lợi cám ơn bác Mỹ, nhận thông tin ông Hiệu bị ngã xe đạp do va vào xe máy...
1.           Thượng đế ban cho chúng ta sự hy vọng và giấc ngủ để đền bù cho những nỗi lo lắng của cuộc đời. La Rochetoucauld
2.           "Lấy tình thương lấp đầy tâm bạn." Famous Bhuddha Quote  
3.           Ta căm ghét người như địa ngục, hỡi những kẻ miệng nói khác những điều trong lòng. Hommer

 HN: Phạt nặng xe không sang tên đổi chủ

Thứ Sáu, 09/11/2012, 12:30 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Từ ngày 10/11, công an Hà Nội sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ. Ngay sau khi thông tin trên được phát đi, hàng triệu người dân đang sở hữu phương tiện nằm trong diện bị xử phạt như ngồi trên đống lửa.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
"Siết chặt" sẽ đụng đến nồi cơm của dân
Theo lý giải của Phòng CSGT (CATP Hà Nội), vấn đề xử phạt đối với những phương tiện ô tô, xe máy không tiến hành sang tên đổi chủ xuất phát từ thực tiễn của quá trình thanh kiểm tra các chủ phương tiện trong thời gian gần đây. Cơ quan chức năng quản lý giao thông trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện nhiều chủ phương tiện mua bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên chuyển chủ sở hữu. Thực trạng này tồn tại từ lâu, làm thất thu thuế của Nhà nước và gây khó khăn cho công tác quản lý, gây trở ngại lớn trong việc điều tra giải quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông cũng như xử phạt hành chính về trật tự an toàn giao thông.
Chia sẻ với PV, một lãnh đạo cảnh sát giao thông (xin được giấu tên) cho biết, hiện nay đang có hàng nghìn chiếc xe máy nằm ở những điểm giữ xe vi phạm giao thông tại công an các quận, huyện, đội CSGT. Đa số trong đó là vật chứng một vụ TNGT, hoặc là tang vật vụ trộm cắp tài sản được tìm thấy. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng đi xác minh theo số khung, số máy của xe thì đành chịu vì chiếc xe đã qua tay không biết bao chủ sở hữu. Số phương tiện trên bị các đối tượng bỏ lại tại hiện trường và không quay lại lấy.
Ý tưởng của công an TP. Hà Nội được xây dựng nhằm cụ thể hóa Nghị định 71 của Chính phủ siết chặt công tác quản lý và thực thi pháp luật đối với các chủ phương tiện không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc không làm đăng ký mới. Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.
HN: Phạt nặng xe không sang tên đổi chủ, Tin tức trong ngày, phat xe khong sang ten doi chu, thu tuc sang tên doi chu phuong tien, mua ban xe may, thu tuc chuyen nhuong, thu tuc chuyen nhuong xe, chuyen nhuong phuong tien, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn
Từ 10/11, tại Hà Nội chủ xe không làm thủ tục sang tên đổi chủ sẽ bị xử phạt
Trước thời khắc giờ G, nhiều chủ phương tiện cá nhân nằm trong diện chịu phạt đang tỏ ra hoang mang. Trò chuyện với PV, anh Nguyễn Hồng Quân (Đông Anh, Hà Nội), một người có phương tiện đang rơi vào trường hợp trên tỏ ra vô cùng lo lắng. Anh Quân cho biết: "Chúng tôi là người dân lao động nghèo, để có một phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hoá làm kế sinh nhai thì chiếc xe là cái cần câu cơm duy nhất. Dẫu biết rằng, việc này sẽ giúp cơ quan chức năng dễ quản lý hơn, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong... cái lý, cũng cần có chút tình. Ngay chủ phương tiện như tôi còn không biết được những người chủ trước đây của chiếc xe máy thì làm sao làm đăng ký được".
Đồng quan điểm với anh Quân, ông Ngô Thực (Đống Đa, Hà Nội) có một băn khoăn khác, không biết sau khi bị xử phạt thì phương tiện có được phép lưu hành trở lại không. Điều gì sẽ đảm bảo những phương tiện trong diện bị "bật đèn đỏ" được phép lưu thông trên đường như những phương tiện khác. "Không chỉ cá nhân tôi mà nhiều người khác có xe mua bán trao tay đều khó khăn khi tìm chủ cũ. Chưa kể, trong trường hợp của tôi oái ăm hơn khi chủ chiếc xe ô tô tôi đang sở hữu đã mất. Tôi rất lo lắng. Nếu thực hiện máy móc Nghị định 71 của Chính phủ sẽ khiến chiếc xe của tôi trở thành gánh nợ. Cơ quan chức năng nên có phương án để người dân, những chủ sở hữu thực sự như chúng tôi cảm giác thoải mái khi đi phương tiện này trên đường".
Cần một giải pháp mở
Trao đổi với PV về vấn đề nói trên, TS Nguyễn Xuân Thuỷ, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Giao thông cho rằng, việc siết chặt quản lý đối với phương tiện là cần thiết và giúp cho công tác quản lý trở nên thuận lợi hơn. Điều này sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng kẻ xấu lợi dụng nhằm thực hiện hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, theo TS Thuỷ, để quy định này đi vào thực tế và thực sự phát huy hiệu quả sẽ rất khó khăn. "Nhiều trường hợp thay tên đổi chủ nhiều lần, thậm chí chủ phương tiện trước đây đã mất khiến người sở hữu phương tiện hiện tại rất khó truy tìm để hoàn thiện hồ sơ", ông Thủy nói.

Nên phân loại để xử lý
Đội trưởng một đội CSGT cho rằng, cần đưa ra những hướng mở vừa đảm bảo được quyền của người dân vừa để những người thực thi công vụ dễ dàng hơn trong việc xử lý. Theo đó, nên phân loại để xử lý, trước hết khuyến khích người dân đến đăng ký sang tên, tạo điều kiện cho những chủ phương tiện đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp làm thủ tục sang tên đổi chủ. Tuyên truyền cho người dân biết được chủ trương rồi sau đó mới áp dụng việc xử phạt.
Chuyên gia này cũng đặt ra hàng loạt tình huống. Nếu những trường hợp trên không tạo điều kiện để họ đăng ký, không lẽ xử phạt xong rồi lại tiếp tục cho phương tiện lưu hành, sau đó bắt trở lại xử phạt tiếp. Nguyên giám đốc NXB Giao thông góp ý: "Cần có một hướng mở cho các chủ phương tiện. Không nên thực hiện một cách máy móc. Thời hạn đưa ra vào 10/11 là tương đối gấp gáp, trong khi đa số người dân vẫn chưa biết gì về Nghị định này. Không những thế, mức xử phạt cao khiến người dân không thể đáp ứng được. Theo tôi, trước khi đưa quy định trên áp dụng vào thực tiễn cần có một sự tuyên truyền rộng rãi để người dân biết. Rõ ràng đa số người dân chưa biết quy định này thì việc xử lý chẳng khác gì "đánh úp" họ".
Nhiều chuyên gia giao thông cũng cho rằng, những người sở hữu các phương tiện trên đa số là người lao động nghèo. Họ không có tiền để mua xe mới, đành mua xe cũ làm phương tiện đi lại. Giờ xử phạt ở mức cao như vậy vô hình trung đẩy họ vào cảnh nợ nần. "Phương tiện đi lại đối với ai cũng quan trọng, riêng với người nghèo càng quan trọng hơn vì đó là cần câu cơm của họ. Do đó, nếu chủ phương tiện đủ bằng chứng chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình thì tạo điều kiện cho họ làm thủ tục sang tên đổi chủ. Hạn chế những thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền toái cho dân. Tránh những trường hợp đánh đố, hành dân trong trường hợp xe sang tên đổi chủ nhiều lần, hay chủ trước đã chết", một chuyên gia kiến nghị.
Cũng liên quan đến quy định xử lý vi phạm này, đội trưởng một đội cảnh sát giao thông trên địa bàn Hà Nội cho biết: "Cuối tuần này chúng tôi sẽ được tập huấn về biện pháp xử lý phương tiện vi phạm không sang tên đổi chủ. Bản thân những người trực tiếp xử lý như chúng tôi cũng rất băn khoăn vì còn nhiều điểm chưa thực sự thông suốt. Rõ ràng, sẽ rất khó phát hiện và xử phạt những đối tượng không sang tên đổi chủ. Với hàng triệu xe máy và ô tô đang lưu hành việc kiểm tra, xử lý không phải là đơn giản".
Vị lãnh đạo này cũng đưa ra không ít ví dụ để minh chứng cho những suy luận của mình: "Nếu dừng phương tiện kiểm tra, họ chống chế rằng, xe này tôi đi mượn của bạn, giấy tờ đầy đủ, làm thế nào để xử lý. Hơn nữa, khi xử phạt xong chúng tôi không được phép thu giữ phương tiện, chẳng lẽ lại thả phương tiện, rồi sau đó gặp lại tiến hành xử phạt tiếp".
Thượng tá Tạ Văn Ký - Phó Trưởng Phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết: Hiện CATP đã đăng ký, quản lý 4,8 triệu phương tiện xe cơ giới đường bộ, trong đó có trên 459 nghìn ô tô và hơn 4,4 triệu mô tô, xe máy. Tuy nhiên, qua kiểm tra đơn vị đã phát hiện rất nhiều chủ phương tiện mua, bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu theo quy định; làm thất thu thuế của Nhà nước và gây khó khăn cho công tác quản lý, điều tra giải quyết các vụ án hình sự, TNGT cũng như xử lý vi phạm hành chính về trật tự ATGT. Để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Phòng CSGT đề nghị các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện xong phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu.
Đối với những chủ phương tiện khi bán xe xong phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện biết để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên. Những trường hợp không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới sẽ bị xử phạt theo Nghị định 71 của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/11. Cụ thể, ô tô mức phạt từ 6-10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng.
Cũng theo đại diện Phòng CSGT, đơn vị đang chỉ đạo CBCS trong quá trình tuần tra, kiểm soát ngoài đường và ở những cơ sở đăng ký, quản lý phương tiện tập trung tăng cường phát hiện, lập biên bản xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo An ninh Thủ đô

Bắc Bộ từ đêm mai trời trở lạnh

Thứ Sáu 10:25 09/11/2012
Hiện nay, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Dự báo khoảng đêm mai (10/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các tỉnh phía tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên từ đêm mai ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông; từ gần sáng và ngày 11/11 ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác. Gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4 – 5. Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực phía Bắc Biển Đông từ gần sáng và ngày 11/11 sẽ có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.

Các tỉnh Bắc Bộ từ đêm mai trời trở lạnh.
 
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Truyền hình trả tiền: Giảm lượng để tăng chất 
Cập nhật lúc: 08/11/2012-15:08:12
KTĐT - Sau nhiều lần bị dư luận "chê" là phát triển lộn xộn, chỉ tăng về lượng mà giảm về chất, gần đây thị trường truyền hình trả tiền đã có những chuyển biến rõ rệt với các vụ mua bán, sáp nhập một số doanh nghiệp (DN) truyền hình cáp.
Bị thâu tóm là tất yếu
Mới đây, các hộ gia đình đang sử dụng cáp truyền hình của Công ty Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam - CEC (thuộc VTC) nhận được thông báo, từ ngày 1/11/2012 mạng truyền hình cáp của CEC sẽ chịu sự quản lý điều hành của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), các thuê bao của CEC sẽ được hưởng các dịch vụ của Công ty TNHH MTV Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV). Cụ thể, các thuê bao truyền hình cáp của CEC sẽ phải điều chỉnh hợp đồng theo quy định của VCTV. VCTV cũng sẽ áp dụng các chính sách giá cho thuê bao của CEC từ 1/12/2012 bao gồm: Giá cho tivi thứ nhất là 110.000 đồng/tháng và tivi thứ 2, 3 là 33.000 đồng/tivi/tháng. So với phí thuê bao cũ là 77.000 đồng/thuê bao/tháng, cước thuê bao mới tăng đến 33.000 đồng/tháng.
Nhân viên kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam lắp đặt đường dây. Ảnh:  Anh Tuấn
Theo phản ánh của các hộ dân ở tổ 27C, Khu đô thị Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội), mặc dù phải trả mức phí cao hơn trước đây nhưng đa số hộ gia đình vẫn chấp nhận vì bấy lâu nay phải dùng dịch vụ của CEC kém chất lượng, thường xuyên mất sóng, mất tín hiệu, hy vọng chuyển sang dùng cáp VCTV sẽ ổn định hơn. Theo ông Hoàng Ngọc Huấn, Tổng Giám đốc VCTV, sẽ có khoảng 20.000 thuê bao của CEC được chuyển sang VCTV. Được biết, VCTV đã mua lại 51% cổ phần của CEC.
Không riêng VCTV, Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist (SCTV) cũng đang rục rịch tiến hành thâu tóm các công ty truyền hình cáp nhỏ khác. Chính những DN truyền hình cáp nhỏ này tự tìm đến các DN truyền hình cáp lớn để xin bán lại công ty. Như vậy, nhiều khả năng trong thời gian tới sẽ có hàng loạt thuê bao truyền hình cáp được "sang tên đổi chủ" như thuê bao của CEC. Đây là diễn biến tất yếu của thị trường sau thời gian dài phát triển tràn lan, nhanh về lượng mà kém về chất.
Sẽ cắt giảm 10 lần
Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông (Bộ Thông tin & Truyền thông) nhận định, lĩnh vực truyền hình trả tiền của Việt Nam đang phát triển manh mún, được tổ chức theo địa phương với sự tham gia của trên 40 đơn vị. Có một số đơn vị lớn, nhưng chủ yếu là các đơn vị nhỏ có vài ngàn đến vài chục ngàn thuê bao và công nghệ chủ yếu là công nghệ cáp đồng trục cũ của những năm 50 thế kỷ trước. Thậm chí có công ty quy mô chỉ một huyện và khoảng một ngàn thuê bao. Không ít DN "mang tiếng" là cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nhưng thực chất là… đi kéo dây, phát triển thuê bao bán lẻ cho các DN lớn như VCTV hay SCTV. 
Do vậy, sau khi tính toán và cân nhắc, trong Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh - truyền hình đến 2020, Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông kiến nghị sắp xếp lại theo xu hướng "giảm về số lượng và tăng về chất lượng". Cụ thể đối với lĩnh vực truyền hình cáp nên rút gọn lại còn 3 DN quy mô toàn quốc và 5 DN khu vực, nhằm tránh chồng lấn lên nhau thay vì hơn 40 DN như hiện tại. Lĩnh vực truyền hình qua vệ tinh DTH, truyền hình di động, IPTV cũng chỉ có từ 3 nhà cung cấp dịch vụ toàn quốc và 3 - 5 nhà cung cấp khu vực.
Ủng hộ việc rút gọn, "khai tử" những DN cung cấp dịch vụ truyền hình cáp kém chất lượng, song dư luận và giới phân tích khó đồng tình với ý định "ngăn sông cấm chợ" không cho các DN viễn thông có năng lực tham gia vào lĩnh vực truyền hình trả tiền của VCTV và SCTV… như phản ánh của báo chí trong thời gian gần đây. Nhiều ý kiến cho rằng, những DN có đủ nguồn lực và hạ tầng truyền dẫn như Viettel, AVG hay FPT Telecom… nên được cơ quan chủ quản khuyến khích tham gia thị trường truyền hình trả tiền, vì họ chính là những nhân tố tích cực đảm bảo thị trường không xảy ra độc quyền. Nhất là trong bối cảnh các DN truyền hình lớn đang ra sức tiến hành thâu tóm, mua lại các DN nhỏ.
Trang Anh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy