Không xử phạt người mượn xe để lưu thông Cập nhật lúc: 10/11/2012-21:07:26
Ngày thứ bảy 11/11/12
tức 28/9/NT, VTH còn 44 ngày đến U 60, trời sáng nay dông & mưa rào; Bầm
sức khỏe bình thường người ngồi trông nhà ăn bánh tẻ, vợ chồng Hải Hạnh dắt
nhau ra nhà Thờ làm lễ Thánh, Thao mừng con út Hiếu đầy tháng...
1.
Phú qúy là cạm
bẫy của trời, bần hàn là trường học của trời. Và hoạn nạn là roi vọt của trời.
Cổ ngữ.
2.
" Nếu sự khiêm nhường của bạn khiến mọi
người để ý thì hẳn có chút gì đó chẳng bình thường-M.Ghenin"
3.
" Tất cả thành công của tôi đã được xây
dựng từ sự thất bại của chính tôi". Beni amin
Diraeli
10/11/2012 - 06:25
Kiểm sát viên tranh luận: Vẫn còn “sạn”
Trong hội nghị chuyên đề nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, VKSND TP.HCM đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể để rút kinh nghiệm về chất lượng tranh tụng còn hạn chế của không ít kiểm sát viên...
Theo đánh giá của VKSND TP, có những phiên tòa mà kiểm sát viên chưa chú ý theo dõi để nắm bắt diễn biến, đặc biệt là rất thiếu tích cực tham gia xét hỏi.
Cả phiên xử chỉ hỏi… hai câu
Chẳng hạn trong phiên xử bị cáo Nguyễn Thị Hiệp về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hồi tháng 12-2011, kiểm sát viên chỉ hỏi bị cáo đúng hai câu: “Tại sao bị cáo không bán đĩa công khai?”, “Bị cáo chỉ nghĩ là vi phạm hành chính?” rồi… không hỏi gì thêm.
Tương tự, vụ Nguyễn Văn Hiếu vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, kiểm sát viên cũng chỉ hỏi bị cáo hai câu: “Thấy VKS truy tố bị cáo có sai không?”, “Khả năng bồi thường của bị cáo như thế nào?” là kết thúc phần xét hỏi.
Ở một vụ khác, vụ Trần Tuấn Anh cùng đồng bọn cướp tài sản, không đến nỗi quá lười hỏi như các đồng nghiệp nhưng đại diện VKS lại thường xuyên đưa ra những câu hỏi theo kiểu mớm cung: “Bị cáo dừng xe cảnh giới đúng không?”...
Luận tội theo… mẫu
Còn trong phần tranh luận, nhiều bản luận tội của các kiểm sát viên chưa đảm bảo tính logic và sắc bén, không phù hợp với nội dung vụ án.
Kiểm sát viên đang tranh luận tại một phiên tòa lưu động. Ảnh chỉ mang tính minh họa: HTD
Ví dụ như trong phiên xử vụ Dương Hồng Điếu phạm tội cố ý gây thương tích, kiểm sát viên luận tội như sau: “Thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo là người chưa thành niên nhưng có sức khỏe bình thường, có khả năng lao động, có đủ nhận thức hiểu biết về việc làm của mình là gây thương tích cho người khác là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị trừng trị nhưng vẫn cố ý thực hiện... Lợi dụng lúc nạn nhân đang đuổi theo mà bị cáo đã quay lại và dùng dao đâm vào lưng rồi bỏ chạy là xem thường kỷ cương pháp luật, là nguy hiểm cho trật tự xã hội”.
Theo VKSND TP, cách luận tội này thường được sử dụng chung như là luận tội mẫu cho từng loại tội, dẫn đến việc đánh giá không khách quan, không đúng bản chất của tội phạm. Có vụ, bị cáo làm thợ đá hoa cương đang chạy xe ô tô chuyên dụng chở hàng hóa, chẳng may gây tai nạn trên địa bàn quận 7. Vậy mà kiểm sát viên lại luận tội rằng bị cáo… lười lao động, muốn hưởng thụ với động cơ tham lam liều lĩnh, phạm tội bất chấp thủ đoạn...
Không tranh luận với luật sư
Đặc biệt, cho đến nay vẫn có những kiểm sát viên từ chối tranh luận lại với sự phản biện của luật sư.
Trong phiên xử vụ Lê Minh Thịnh, Ngô Văn Nhân về tội giết người, luật sư bào chữa của Thịnh cho rằng thân chủ mình không phạm tội này bởi cái chết của nạn nhân là do hành động thái quá của Nhân gây ra. Kiểm sát viên chỉ tranh luận Thịnh đưa dao cho Nhân nên Nhân phạm tội gì thì Thịnh là đồng phạm tội ấy. Luật sư không đồng tình, có sự phản biện lại thì kiểm sát viên chỉ đối đáp bằng một câu “giữ nguyên ý kiến”.
Ngoài ra, có những vụ kiểm sát viên lúng túng khi ra tòa, bị cáo phản cung, chối tội hoặc gặp tình huống phát sinh diễn biến mới, có sự thay đổi so với hồ sơ…
Nắm án không kỹ, không sâu
Theo đại diện VKSND quận 8, việc tranh luận của kiểm sát viên còn có nhiều hạn chế do trước khi xét xử, kiểm sát viên không nắm chắc các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, không dự kiến được các tình huống phát sinh. Nhiều vụ án phức tạp, kiểm sát viên chỉ tham gia giai đoạn xét xử, không phải là người kiểm sát điều tra nên hạn chế trong việc phân tích, đánh giá, sử dụng các chứng cứ để bác bỏ quan điểm của bị cáo, luật sư; bị động khi luật sư nêu ra những vấn đề tố tụng trong hồ sơ.
Chính vì nắm vụ án không sâu nên có tình trạng xét hỏi chưa sát, trùng lắp, thiếu toàn diện, chưa phản ứng linh hoạt khi tham gia tranh luận. Vì còn hạn chế trong đối đáp nên có tâm lý ngại tranh luận, không đối đáp hết các vấn đề, lập luận thiếu sắc bén, không thuyết phục, có lúc còn bị động... Thái độ tranh luận đôi khi còn nóng nảy, thiếu bình tĩnh ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả tranh tụng.
Đại diện VKSND quận 9 bổ sung: Ở một số phiên tòa, kiểm sát viên không quan tâm đến phần thủ tục nên không phát hiện chủ tọa thực hiện thiếu để yêu cầu thực hiện đầy đủ mà chỉ trả lời “không có ý kiến”. Trong tranh luận, ngoài câu quen thuộc: “Giữ nguyên quan điểm như quyết định truy tố” thì nhiều khi kiểm sát viên còn nói: “Có đầy đủ căn cứ, cơ sở buộc tội” mà không nêu rõ đó là căn cứ, cơ sở nào…
Viện trưởng VKSND huyện Nhà Bè Nguyễn Hữu Hậu dẫn chứng trong phiên xử một vụ chống người thi hành công vụ, kiểm sát viên khi hỏi người thi hành công vụ thì xưng là “đồng chí” và không nhanh nhạy để phản bác lại lời khai thiếu chính xác của bị cáo dù trong hồ sơ đã khá rõ.
Làm sao nâng chất?
Theo Kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Thanh Sơn (Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao), muốn nâng chất tranh luận, tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa thì trước hết chất lượng hồ sơ phải tốt. Một hồ sơ mà tố tụng vi phạm, chứng cứ yếu thì dĩ nhiên chất lượng tranh luận, tranh tụng không thể đảm bảo. Đặc biệt, kiểm sát viên phải nắm vững chứng cứ pháp luật khi tranh tụng, nắm được các văn bản hướng dẫn. Ở cấp lãnh đạo thì tùy loại án mà phân công, sử dụng kiểm sát viên phù hợp. Ở cấp phúc thẩm, với những án lớn, phức tạp, ngay khi xử sơ thẩm đã phải bố trí kiểm sát viên ngồi theo dõi để sau này có sự chuẩn bị tốt ở giai đoạn xét xử phúc thẩm...
Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM) cho rằng kiểm sát viên phải nắm chắc tố tụng và nội dung diễn biến vụ án ngay từ khi khởi tố, điều tra. Tại phiên tòa, khi luật sư nêu lên các vi phạm tố tụng để nói việc điều tra, truy tố, xét xử không đảm bảo thì kiểm sát viên phải có sự đối đáp thỏa đáng. Kiểm sát viên phải phân tích, làm rõ những vi phạm mà luật sư nêu có phải là nghiêm trọng, có cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không. Ngoài ra, kiểm sát viên cũng phải có kiến thức pháp lý vững vàng để bảo vệ quan điểm buộc tội, gỡ tội tại phiên tòa với sự hiểu biết, vận dụng đúng đắn các văn bản hướng dẫn...
Thẩm phán, luật sư cũng có trách nhiệm
Để nâng cao chất lượng tranh luận, cạnh sự nỗ lực của kiểm sát viên thì luật sư với vai trò bào chữa cũng phải có sự phối hợp. Đó là dù đứng trên quan điểm bảo vệ thân chủ thì cũng không thể vượt quá các nguyên tắc về tố tụng, bảo vệ sự thật, bào chữa hợp tình hợp lý. Mặt khác, việc tranh luận tại phiên tòa có kết quả hay không còn tùy thuộc khá lớn vào sự điều khiển của chủ tọa. Ví dụ như không cho lặp lại quá hai lần về ý kiến tranh tụng, phải cắt những ý kiến viện dẫn không liên quan đến vụ án. Chủ tọa phải là người nắm bắt được tất cả vấn đề để không bỏ sót. Khi nghị án cũng phải căn cứ trên kết quả tranh tụng để đưa ra phán quyết.
Thẩm phán VŨ PHI LONG,
Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM
Hướng dẫn kịp thời
Cần có văn bản hướng dẫn hoặc quy chế nghiệp vụ quy định cụ thể những thao tác của kiểm sát viên tại phiên tòa mà BLTTHS chưa quy định. Như tư thế khi đối đáp, phát biểu ý kiến; khi kiểm sát viên thẩm vấn có lệ thuộc vào sự điều khiển của chủ tọa hay không; những vấn đề bắt buộc kiểm sát viên phải tranh luận, những vấn đề không bắt buộc để tránh việc vận dụng không thống nhất. Tương tự, các vướng mắc mới nảy sinh cũng cần được hướng dẫn kịp thời. Ngoài ra, hằng năm VKSND Tối cao, VKSND TP cần hệ thống hóa các văn bản hướng dẫn có liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình sự để cấp dưới vận dụng dễ dàng.
Một lãnh đạo VKSND quận 9 (TP.HCM)
|
HOÀNG YẾN
Lương tối thiểu tăng từ 1-7-2013
Chiều 10-11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Theo đó, tăng lương tối thiểu từ mức 1,05 triệu đồng/tháng lên 1,15 triệu đồng/tháng
Đồng thời điều chỉnh lương hưu và trợ cấp tăng tương ứng với tỉ lệ tăng lương tối thiểu từ 1-7-2013.
Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2013 là 816.000 tỉ đồng; tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 978.000 tỉ đồng; bội chi ngân sách 162.000 tỉ đồng (bằng 4,8% GDP).
Quốc hội cho phép phát hành tối đa 60.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ. Tổng chi cho đầu tư phát triển là 175.000 tỉ đồng.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm theo đúng dự toán đã được phê duyệt; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, mua xe công, chi phí công tác trong nước và nước ngoài.
Ưu tiên cho nhiệm vụ chính trị quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Tăng cường quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản, vốn trái phiếu chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia.
Tập trung vốn cho trả nợ xây dựng cơ bản hoàn thành và các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2013. Hạn chế khởi công mới các công trình, dự án.
Theo Lê Kiên
Câu hỏi “đầu tiên”
Sáng nay (11.11), tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam đăng một tin ''hot'': Duy nhất một đại biểu gửi văn bản chất vấn Thủ tướng. Cái “hot” còn nằm ở nội dung câu hỏi, nói một cách dân dã là “tiền đâu” và “bao giờ”.
>> Chuyên đề: Nhìn lại lời hứa của các bộ trưởng
Tỉnh Nghệ An đã có 3.119 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng; 80.615 cá nhân, gia đình được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa được nhận tiền khen thưởng kèm theo. Chỉ tính riêng tiền thưởng kèm theo bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh (tính theo Luật Thi đua khen thưởng) đã lên tới gần 100 tỉ đồng. Đây là vấn đề nổi cộm được cử tri kiến nghị rất nhiều lần, nhưng chưa được giải quyết.
Tỉnh Nghệ An đã có 3.119 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng; 80.615 cá nhân, gia đình được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa được nhận tiền khen thưởng kèm theo. Chỉ tính riêng tiền thưởng kèm theo bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh (tính theo Luật Thi đua khen thưởng) đã lên tới gần 100 tỉ đồng. Đây là vấn đề nổi cộm được cử tri kiến nghị rất nhiều lần, nhưng chưa được giải quyết.
Nghệ An là tỉnh khó khăn, đối tượng chính sách lớn nên ngân sách tỉnh không cân đối nổi. UBND tỉnh đã có tờ trình 7498- ngày 1.12.2011 gửi Thủ tướng đề nghị hỗ trợ tiền thưởng, nhưng chưa được giải quyết. Vị đại biểu Quốc hội này chất vấn Thủ tướng: Thủ tướng có quyết định thưởng kèm theo cho 3.119 bằng khen của Thủ tướng không? Nếu có thì bao giờ được? Chính phủ có hỗ trợ tỉnh Nghệ An số tiền thưởng kèm theo bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh không? Nếu có thì bao giờ được?
Một câu hỏi “tiền đâu”, cho những người có công với cách mạng - dường như cũng đã già cả lắm rồi. Một câu hỏi được đặt ra không hề khôi hài, dù trong bối cảnh ngân sách thâm thủng đến độ không có nổi tiền tăng lương “theo lộ trình”.
Thật khó cho Thủ tướng. Thật khó cho Chính phủ; trước nguyện vọng, cũng thật khó có thể nói là không chính đáng của cử tri.
Khó là bởi câu hỏi “tiền đâu” đang là câu hỏi lớn nhất của nền kinh tế.
60 tấn vàng đã được “thu hút vào nền kinh tế”. Dự trữ ngoại hối đến hết tháng 10 đạt hơn 23 tỉ USD- tương đương 11,5 tuần nhập khẩu. Chín tháng đầu năm, huy động vốn của các ngân hàng tăng 11,7%. 50.000 tỉ đồng đang chất đống trong nhà băng. Ấy thế mà doanh nghiệp vẫn không tiếp cận được nguồn vốn, khi phần “cho vay” chỉ tăng 2,52% so với 31.12.2011.
PGS-TS Nguyễn Thị Mùi có lần dẫn ra hai hiện tượng: “Hoạt động cho vay vẫn diễn ra, nhưng tín dụng không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng rất thấp”; trong khi “Những hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng... đã và đang tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền”. Nỗi lo nợ xấu và vấn đề nhóm lợi ích trong khối ngân hàng đang khiến dòng tiền “lòng vòng trong các ngân hàng”.
Câu hỏi mà Chính phủ phải trả lời, vì thế, không phải là tiền đâu, mà sẽ dùng tiền như thế nào.
Bộ trưởng “tay hòm chìa khóa” Vương Đình Huệ từng than thở: “Không còn dư địa nào để tăng thu, trừ phi được… in thêm tiền”. Hình như ông quên không giải thích rõ với dân vì sao ngân sách giảm thu nặng nề đến như vậy. Hình như khi than thở, ông cũng quên bẵng câu chuyện thu tiền, chi tiền là nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ Tài chính.
Nhưng không chỉ những người có công với cách mạng ở Nghệ An, 22 triệu người hưởng lương khác cũng đang chờ câu trả lời “tiền đâu” của Bộ Tài chính, 200 ngàn doanh nghiệp “không còn đóng thuế” năm 2011, 26 ngàn “cái chết” tiếp trong 6 tháng đầu năm 2012 và hàng chục ngàn khác đang “thoi thóp” cũng chờ câu trả lời “tiền đâu” từ thống đốc.
Và đó là những câu hỏi đòi hỏi phải được trả lời bằng thực tế, chứ không phải chỉ là những hứa hẹn trên nghị trường.
Kiến nghị chưa phạt người đi xe không chính chủ
Cập nhật lúc: 11/11/2012-15:11:43
Cập nhật lúc: 11/11/2012-15:11:43
KTĐT - Ngày 11/11, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, sẽ tham mưu chưa phạt người đi xe chưa sang tên đổi chủ, bởi hiện có khoảng 40% xe không chính chủ.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: "40% lượng xe trong cả nước không chính chủ".
|
Ông nghĩ sao về việc xử phạt người đi xe không chính chủ mà Công an Hà Nội vừa thực hiện?
- Việc sang tên đổi chủ phương tiện là nguyên tắc thế giới áp dụng từ lâu. Bất cứ tài sản nào cũng phải thay tên đổi chủ, vì liên quan đến công tác quản lý nhà nước. Nếu người dân không làm việc này là vi phạm luật pháp và phải chịu xử lý hành chính. Có điều từ lâu các cơ quan quản lý quên việc xử phạt hành vi không thay tên đổi chủ nên người dân thấy không cần thiết phải sang tên.
Do vậy, phương tiện không chính chủ là tràn lan, chưa có tài liệu nào chính thức thống kê được số xe không chính chủ, song theo điều tra xã hội học của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thì con số này không nhỏ, thậm chí lên tới khoảng 40%. Có những phương tiện đã qua hàng chục đời chủ mà không biết người chủ đầu tiên là ai, thậm chí chủ trước đã chết. Đây là lỗ hổng trong công tác quản lý.
- Vậy tại sao trước đây, cảnh sát giao thông không xử phạt người không sang tên chính chủ?
- Quá trình xác minh có chính chủ hay không rất khó, thậm chí chi phí đi xác minh còn cao hơn tiền phạt. Luật pháp không cấm chuyện mượn xe đi lại, song nếu phát hiện xe không đúng tên và để phạt được thì cảnh sát cũng phải chứng minh xe đó chưa sang tên đổi chủ. Vì thế, khi người dân chứng minh là xe mượn thì cảnh sát cũng phải xác minh là xe đó mượn hay là đã bán rồi. Nếu không xác minh mà dựa vào một giấy mượn xe thì không đúng. Quy trình này cũng rất phức tạp.
- Như ông nói, hiện có tới 40% xe không chính chủ và nguyên nhân một phần do cơ quan quản lý lơ là xử phạt. Vậy tại sao giờ lại đưa ra mức phạt tăng mạnh hơn cho hành vi này?
- Khi sửa đổi Nghị định 34 thành Nghị định 71, tất cả các mức xử phạt hành chính đều tăng. Đặc biệt có 2 nhóm tăng mạnh là nhóm các hành vi nguy hiểm như uống rượu bia, đua xe; và vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sang tên đổi chủ... Hiện chúng ta không thể thực hiện các giải pháp như xử phạt bằng camera vì không biết chủ xe là ai. Song, về quản lý xã hội sau này, chắc chắn phải áp dụng vì không thể đưa quá nhiều cảnh sát giao thông ra đứng đường.
Nghị định 71 đã được soạn thảo từ năm 2011, lấy ý kiến rất nhiều cơ quan chức năng, địa phương. Có thể mức phạt được đưa ra không thỏa mãn một số nơi song theo tôi đã đủ sức răn đe. Nhưng tôi thấy, lực lượng chức năng nên tập trung trước vào các hành vi nguy hiểm như chạy quá tốc độ, đua xe, uống rượu bia, còn các hành vi khác cũng phải xử phạt song có thể chưa tập trung.
- Vậy, theo ông, làm cách nào để khuyến khích người dân làm thủ tục sang tên, đổi chủ?
- Theo tôi, các ngành chức năng phải có nghiên cứu và hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Quy định hiện nay chỉ rõ, chủ xe phải có trách nhiệm khai báo, nhưng nếu người dân không thể xác minh chủ nhân trước đây là ai thì công an cũng phải đi xác minh xe đó không vi phạm pháp luật (như không phải xe ăn cắp) thì cho phép người dân được quyền sang tên đổi chủ.
Lực lượng CSGT sẽ kiểm tra và phạt nặng đối với các phương tiện không làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Ảnh minh họa.
Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và đưa ra quy trình để người dân có thể nhanh nhất làm thủ tục thay tên đổi chủ phương tiện. Thứ hai, mức phí trước bạ cần giảm tới một mức hợp lý bởi mức hiện nay quá cao. Ví dụ, người ta mua một ôtô cũ giá 500 triệu và phải mất 60 triệu đồng (12%) chỉ để sang tên thì là bất hợp lý. Thực ra, người dân ai cũng muốn có phương tiện chính chủ, đặc biệt với tài sản lớn. Đối với nhà giàu thì ôtô là tài sản, nhà nghèo thì xe máy là tài sản, song do điều kiện kinh tế khác nhau người ta phải mua xe cũ, thì nhà nước nên có tính toán điều chỉnh mức phí.
Nhà nước cần xác định mức phí trước bạ không phải là nguồn thu ngân sách, mà là để người dân chấp hành pháp luật, phục vụ công tác quản lý. Nhà nước cần quản lý xe chính chủ và người dân cũng muốn có xe chính chủ, hai phía này cần hài hòa với nhau. Tuy nhiên, về quản lý nhà nước cần tính toán việc thực thi phù hợp với hoàn cảnh của đại bộ phận người dân hiện nay.
- Về phía Ủy ban An toàn giao thông sẽ có đề xuất gì về vấn đề này?
- Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 10/11, nhưng theo tôi các hành vi như đua xe, vượt tốc độ... phải phạt ngay, còn phương tiện không chính chủ chưa nên phạt mà cần có thời gian để người dân chuẩn bị. Trước mắt cần tuyên truyền và thời gian phạt sẽ phụ thuộc vào cơ quan quản lý thực hiện quy trình chứng nhận sở hữu xe cho dân.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng sẽ tham mưu cơ quan chức năng xem xét tạm thời chưa phạt người đi xe không chính chủ, tính toán lại thủ tục hành chính và xem xét lại mức phí.
- Tuy nhiên, một số người dân sẽ lo ngại bị xử phạt nếu họ đi xe không chính chủ trong những ngày này, ông có ý kiến gì?
- Chắc chắn trước mắt trong vài ngày tới, cảnh sát giao thông ở các địa phương sẽ chưa bắt đầu xử phạt mà chỉ tuyên truyền nên dân chưa quá lo ngại bị phạt. Tuy nhiên, người nào chưa chuyển tên mà xác định được chủ xe cũ thì nên đi làm thủ tục chuyển nhượng. Thực tế, các trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng mới xem xét chủ sở hữu, chứ đi trên đường thì cảnh sát giao thông hầu như không hỏi.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ làm việc với cảnh sát giao thông và yêu cầu trước mắt làm công tác tuyên truyền cho dân biết. Nhưng chúng tôi cũng kêu gọi người dân không vi phạm Luật giao thông đường bộ vì mức xử phạt rất cao có thể ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình.
- Vậy, vấn đề xe không chính chủ ở gia đình ông ra sao?
- Vợ chồng tôi đều đi xe chính chủ, còn gia đình lớn thì cũng có người đi xe không đúng sở hữu, đó là người em mua xe máy cũ chưa chuyển nhượng. Tôi sẽ khuyên người em đó đi trên đường cần cẩn thận để không bị cảnh sát giao thông hỏi về chuyện chính chủ và cũng nên đi chuyển đổi sở hữu sớm.
Theo VnExpress
Không xử phạt người mượn xe để lưu thông
Cập nhật lúc: 10/11/2012-21:07:26
KTĐT - Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt cho biết không có chuyện cảnh sát giao thông phạt người đi mượn xe để lưu thông.
Ảnh minh họa
Trước những băn khoăn của người dân về thông tin người điều khiển xe không chính chủ sẽ bị phạt tiền, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên cho biết:
Ngày 19/9/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Điểm c, Khoản 6, Điều 33 của Nghị định 34 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Điểm e, Khoản 3, Điều 33 quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên khẳng định quy định này áp dụng với hành vi mua đi, bán lại phương tiện mà người mua và người bán không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu (còn gọi là sang tên đổi chủ) phương tiện theo quy định (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày mua xe- PV).
Cánh sát giao thông chỉ phạt những trường hợp mua bán xe không sang tên đổi chủ và người bị phạt chính là người chủ hiện tại của chiếc xe.
Với trường hợp người trong cùng gia đình sử dụng chung một chiếc xe (trong gia đình có một người đứng tên đăng ký xe), người dân chỉ cần chứng minh và giải thích về địa chỉ của mình với địa chỉ của chủ xe. Đối với trường hợp mượn xe của người khác thì cần giấy chứng minh (có thể viết tay) là xe được cho mượn thì cảnh sát giao thông cũng không xử phạt.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên cũng thừa nhận chưa có quy định cụ thể để xác định chiếc xe mà một người đang sử dụng là xe mượn hay là xe của chính họ nhưng không sang tên đổi chủ. Sắp tới, Bộ Công an sẽ nghiên cứu và có giải pháp cho vấn đề này.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên khẳng định lực lượng cảnh sát giao thông sẽ thực hiện nghiêm quy định xử phạt hành vi mua bán phương tiện mà không sang tên đổi chủ. Hiện có rất nhiều người mua bán xe nhưng không sang tên đổi chủ, gây thất thu thuế cho Nhà nước. Làm nghiêm quy định này cũng góp phần răn đe người tham gia giao thông nghiêm túc chấp hành pháp luật.
Liên quan đến việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới, Điều 24 Nghị định 34 (đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 71) quy định: 2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định); 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định). |
Theo Chinhphu.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét