Đà Lạt có ngôi nhà kỳ dị, thứ sáu ngày 02/11/12


Ngày thứ sáu 02/11/12 tức 19/9/NT, VTH còn 54 ngày đến U 60, Bầm sức khỏe bình thường người ngồi trông nhà ăn bánh tẻ; cắt thêm bộ chìa, đổi khóa cổng cho thuận tiện việc sử dụng; Tối hôm qua làm lễ sao Kế Đô đạt chuẩn...Mặc dù tháng này sức khỏe cũng như năng lượng của Ma Kết sẽ cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều thay đổi chưa biết trước. Nửa cuối tháng 11, Ma Kết sẽ phải làm quen với những người mới và hoàn cảnh mới. Đừng sợ sệt điều gì mà hãy sải cánh để tung bay thật cao. Những sáng tạo và kỹ năng cá nhân của bạn đóng vai trò khá quan trọng. Vài sự kiện lớn có thể sẽ xảy ra trong công việc. Kết hợp các hoạt động xã hội với những công việc hàng ngày. Sự kiên may mắn của bạn sẽ diễn ra vào một ngày thứ 3.Cuối tháng Ma Kết phải giải quyết các vấn đề gia đình. Cố tránh cãi vã và xung đột. Bạn đang nắm trong tay vận mệnh của mình. Đừng tiếp nhận những hy vọng hay lời hứa giả tạo, chính bạn chứ không ai khác tạo ra may mắn cho mình. Ngày 18 tháng này, Ma Kết cảm thấy bị hút về những nơi mà bạn từng ghé qua, điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo và trẻ trung trở lại. Ngày may mắn: 8, 9, 16, 17, 26, 27, Ngày đen đủi: 3, 4, 5, 10, 11, 23, 24, Ngày lý tưởng cho tình yêu: 1, 13, 20, Ngày ăn nên làm ra: 1, 2, 6, 14, 18, 19, 28, 29, Ngày tốt cho sự nghiệp: 1, 20
1.           Rượu thường không có màu, nhưng nó dễ làm đỏ mặt & làm đen danh dự. A.P.Tsekhov
2.           "Luôn luôn cố gắng tốt hơn một chút khi cần thiết." James M. Barrie  
3.           " Tình yêu nâng cao con người thoát khỏi sự tầm thường-Pascal"

Độc đáo làng cổ Đường Lâm

Thứ Ba 18:05 09/10/2012
Theo GS. Đinh Văn Đức (ĐH Quốc Gia Hà Nội), yếu tố tạo nên sự độc đáo của làng cổ Đường Lâm chính là cây Đa, Cổng làng, sân Đình, giếng nước và những ngôi nhà cổ kính.
 Cây đa và bến nước đậm chất làng Bắc Bộ.

Lưu trữ nhiều nét văn hóa
Làng cổ Đường Lâm, xưa thuộc đất Kẻ Mía, thuộc vùng bán sơn địa, (phía Đông Bắc, thị xã Sơn Tây), lưng dựa vào núi Tản, mặt hướng về phía sông Hồng. Đây là vùng đất được bao bọc bởi các con sông Đà, sông Tích, là nơi lưu trữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Đến làng Đường Lâm, hình ảnh đầu tiên là cây đa to sừng sững nằm cạnh cổng làng. Hình ảnh này đã tồn tại từ nhiều đời nay, chứng kiến bao nỗi thăng trầm của ngôi làng này.

Làng Đường Lâm có đình Mông Phụ. Theo nhiều nghiên cứu, đình Mông Phụ được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê và đầu thời nhà Nguyễn. Năm 1858, thời Tự Đức, đình được sửa chữa lần thứ nhất, và đến nay vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc đầu thế kỷ XIX. Đình thờ Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) - vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử (Sơn Tinh, thánh mẫu Liễu Hạnh, Thánh Gióng và Chử Đồng Tử) của người Việt. Tản Viên Sơn Thánh cũng là Thành hoàng làng.

Đình được xây dựng ở vị trí đẹp nhất làng, trên một khu đất cao ráo, thoáng đãng, rộng khoảng 1.800 m2. Đình quay hướng tây nam, mang ý nghĩa đề cao đức Thành hoàng làng và hướng về cái đẹp, cái thiện trên nền tảng trí tuệ. Đình được xây dựng theo kiểu chữ Công gồm Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc và Đại Đình. Đáng quan tâm nhất là kiến trúc của tòa Đại Đình, được dựng theo kiểu “ba gian hai chái”, sáu hàng chân cột đặt trên một nền đất thấp, trên có sàn bằng ván gỗ; xung quanh chỉ có lan can gỗ kiểu chấn song nên rất thông thoáng. Bộ khung đình được trạm khắc chủ yếu là các họa tiết rồng, lân, cá chép, chim, hoa lá...

Mái đình to, bè, hơi võng nhẹ, bờ nóc hơi cong; trên các góc mái được trang trí bởi các con vật thuộc hàng “tứ linh” như rồng, lân, phượng và hổ, với những vân xoắn lớn. Những họa tiết trang trí khiến cho mái đình, thân đình và dưới đất hợp thành một thể thống nhất.

Từ đình làng có 6 con đường toả đi 6 hướng để đến 9 làng khác nhau. Đường Lâm được hình thành bởi 9 làng, trong đó 5 làng là: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau, còn hai làng tách biệt là Phụ Khang và Văn Miếu. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.

 Một góc đình Mông Phụ.

Theo thống kê ba làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh có đến 800 ngôi nhà cổ truyền thống, được xây dựng chủ yếu bằng đá ong. Cột trụ và trần nhà thường được làm bằng gỗ xoan, ba gian giữa ngôi nhà được đặt bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, có những ngôi nhà niên đại hơn trăm năm. Các ngôi nhà ở đây được làm theo kết cấu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh và chữ Môn.

Luồn lách từ nhà này sang nhà khác, ta thấy nhà nào cũng một nét cổ kính và thâm nghiêm. Có những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850…

Làng Đường Lâm có các ngõ khá rộng, chạy ngoằn nghèo, uốn lượn và thường được lát gạch ở phần giữa. Dọc 2 bên đường là tường hậu của các nhà dân xây bằng đá ong hay gạch mộc. Qua cổng làng lại đến các cổng thôn, qua cổng thôn lại vào đến cổng nhà.

Hệ thống cổng làng, cổng thôn và cổng nhà cũng được xây bằng gạch ong, một đặc trưng khác biệt của Đường Lâm.

Mảnh đất hai vua
Đường Lâm mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sinh ra nhiều anh hùng như vua Ngô Quyền; Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh; bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng); Khâm sai đại thần, Thám hoa Kiều Mậu Hãn... Do đó, Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua - Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Nhà cổ Đường Lâm

Dừng chân tại khu chợ trung tâm của làng, nhìn ra giữa chợ là ngôi chùa Mía nổi tiếng cả nước về những giá trị văn hóa, lịch sử. Đối diện chùa Mía là đình thờ Đại Vương Phùng Hưng. Vua Phùng Hưng, đương thời ông được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương. "Bố Cái" có nghĩa là "Cha Mẹ". Tuy nhiên còn có sách giải thích: Bố chính là vua còn cái nghĩa là lớn, như vậy Bố cái đại vương còn có nghĩa là vua lớn, đồng nghĩa với Đại Vương. Ngày nay cứ vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, dân làng thường mở hội để tưởng nhớ đến công ơn Bố Cái Đại Vương.

Đền thờ vua Phùng Hưng tại làng Cam Lâm. Đền được cất trên một quả đồi hướng về một chiếc hồ lớn theo thế “nghênh phong, chiếu thủy” với tổng diện tích cả khuôn viên tới gần 5000m2. Từ đền Phùng Hưng, xuống phía lưng đồi là đền thờ vua Ngô Quyền. Vẫn những gò đồi là nơi tập trận của Ngô Quyền cách đây hơn nghìn năm…

Mới đây, Cục di sản Văn hóa và thị xã Sơn Tây đã phối hợp với chuyên gia nhiều nước, trong đó có tổ chức Jaica - Nhật Bản tham gia trùng tu, tu bổ các di tích tại làng cổ Đường Lâm. Nhiều dự án tu bổ, hỗ trợ kinh phí cho những hộ dân có nhu cầu xây nhà, mua đất ngoài vùng Di tích làng cổ Đường Lâm đang được các cơ quan chức năng hết sức quan tâm.

Đà Lạt có ngôi nhà kỳ dị

(VOV) - “Crazy House” là một trong những quần thể kiến trúc đặc biệt ở Đà Lạt gây tò mò cho du khách và được nhiều báo nước ngoài ca ngợi.
Ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, có một ngôi nhà rất nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo và kỳ dị. Ban đầu ngôi nhà được đặt tên là “biệt thự Hằng Nga” nhưng sau này đổi tên thành “Crazy House” (Ngôi nhà điên). Chủ nhân của nó là nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga.  
Lấy cảm hứng từ sự thơ mộng và môi trường tự nhiên quanh TP Đà Lạt cũng như từ các tác phẩm của Gaudi, kiến trúc sư Đặng Việt Nga đã thiết kế nên "Ngôi nhà điên" tọa lạc ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng. 
Ngay từ khi bước vào khuôn viên của ngôi nhà, người ta có cảm tưởng đang vào một khu rừng như trong chuyện cổ tích: những cây leo chằng chịt, xanh rì quanh những cây cổ thụ xù xì 2 người ôm không xuể. Xung quanh nhà là muông thú, những cây nấm khổng lồ - tất cả được đúc bằng bê tông. Ngoài trời, những mảng mạng nhện được kết từ dây thép chăng nhằng nhịt từ trên cao thả xuống trông như thật. Ngôi nhà có các mảng kiến trúc gồ ghề, lồi lõm với các mảng bê tông đen, vàng, nâu với những hình thù kỳ quái tạo nên một cảm giác kì bí.
Bước lên những bậc thang ngoằn ngoèo quấn quanh gốc cây sẽ tới những căn phòng nhỏ khá đầy đủ tiện nghi. Những căn phòng được đặt trong những hốc như những hang động và được đặt tên theo tên của các loài thú: phòng con gấu, phòng con hổ, phòng đại bàng, phòng kangaroo... Các căn phòng đều rất đặc biệt, không lặp lại về kiến trúc và thiết kế và nội thất đều kỳ lạ, thấp bé, được tạc đẽo cho hợp với những vách tường cong. Cửa sổ trong phòng có hình thù cũng khá đặc biệt, cái thì lồi, cái lõm. Từ trần đến cửa và mái, hành lang dẫn đến các phòng đều được thiết kế theo cảm hứng của chủ nhân.
Crazy House hiện có 10 phòng để cho du khách lưu trú. Giá phòng ở đây cũng không hề rẻ. Ngôi nhà được coi là một trong những điểm hút khách du lịch của Đà Lạt và được nhắc đến trong nhiều sách cẩm nang du lịch. Nhiều tạp chí nước ngoài cũng ca ngợi kiến trúc đặc biệt của ngôi nhà. Rediff Business bình chọn biệt thự Hằng Nga vào top 20 ngôi nhà độc đáo nhất. Còn People’s Daily của Trung Quốc bình chọn là một trong những ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới. Mới đây nhất, Dailymail của Anh có bài khen ngợi kiến trúc của ngôi biệt thự này.
“Biệt thự Hằng Nga” (lấy theo tên của kiến trúc sư Đặng Việt Nga) bắt đầu được xây từ năm 1990 trên một mảnh đất rộng gần 2.000 m2. Những mẫu thiết kế của kiến trúc sư Đặng Việt Nga đều do những thợ thủ công địa phương thực hiện. Đến nay, công trình này vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện và mở rộng.

Một số hình ảnh về "Ngôi nhà điên" hết sức ấn tượng này: 
Ngôi nhà tạo cho người ta cảm tưởng "crazy" ngay từ cổng đón khách.
Bước vào cổng ngôi nhà như lạc vào khu rừng già trong chuyện cổ tích

Trong các hốc là nhũng căn phòng nhỏ ấm cúng, giá phòng ở qua đêm không hề rẻ

Ngôi nhà có hình thù khá kỳ quái.




Căn phòng Quả Bầu là độc đáo nhất. Nếu có dịp nghỉ tại đây, ban đêm, bạn có thể nhìn thẳng lên trần nhà ngắm trăng sao

Mái nhà lắp kính trong lấy ánh sáng tự nhiên
Còn đây là phòng con gấu
Các khung cửa sổ hay đồ nội thất trong các phòng đều khá đặc biệt, phòng nào cũng đủ các trang thiết bị tối thiếu.
Nơi thờ tự của gia đình họ Đặng
Hành lang và cầu thang dẫn tới các phòng được thiết kế vừa giống đường hầm, vừa giống hang động. 
Những âm hưởng của rừng núi Tây Nguyên trên ban công một căn phòng

Những mảng, khối với hình thù kì dị





Kiến trúc sư Đặng Việt Nga tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Moscow (1959-1965) và sau đó đỗ Tiến sĩ tại Nga. Bà sống và làm việc tại Đà Lạt từ năm 1983 đến nay. Vì thế nhiều công trình trong "Crazy Hoause" mang những nét truyền thống của Nga.



Ngôi nhà của kiến trúc sư Đặng Việt Nga có nhiều tên gọi: “Biệt thự Hằng Nga”, “Ngôi nhà kỳ dị”, “Lâu đài mạng nhện”, “Crazy house”. 

Công trình này vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện và mở rộng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm