TBT Trung Quốc: 'Tham nhũng có thể khiến đảng sụp đổ' ngày thứ năm 08/11/12


Ngày thứ năm 08/11/12 tức 25/9/NT, VTH còn 47 ngày đến U 60, Bầm sức khỏe bình thường người ngồi trông nhà ăn bánh tẻ; Hải & Hạnh đi làm sau 1 tuần nghỉ cưới...Phùng Ngọc Toàn nhập Feboc. Hôm qua hai chị em Tường - Chiến vào kỵ nhật ông Lê Mai Ngọc trở về với tâm trạng tốt, an toàn, mình chuyển phích VN xuống thay Saico đi chữa Nguyễn Thái Học...Cụ Tư Toán ngoài 157 sức suy, ăn ít...
1.           " Đừng để đến ngày mai cái mà bạn có thể làm hôm nay, bởi vì nếu bạn làm hôm nay bạn có thể làm nó một lần nữa vào ngày mai. JamesA.Michner
2.           Có thể cùng vui khi thành công mà khóa có thể cùng lo lúc ban đầu, đó là những kẻ tầm thường. Tô Đông Pha
 Chủ tịch Quốc hội:

Sửa Hiến pháp để toàn dân quyết định

- Chốt phiên thảo luận tổ sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp nhấn mạnh một số yêu cầu với các đại biểu trong quá trình góp ý cho việc sửa đổi.
Việc hệ trọng quốc gia
Chủ tịch QH nói, sửa Hiến pháp là công việc hệ trọng của quốc gia. Do đó, vai trò của QH có ý nghĩa quan trọng, đề nghị các vị ĐBQH nghiên cứu xem xét thận trọng để nêu ý kiến.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng trong lần sửa đổi này.
Thứ nhất, ban soạn thảo vẫn thống nhất giữ nguyên điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng, có bổ sung để làm sâu sắc thêm. 
Theo đó, điều 4 xác định: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng (trái): Hiến pháp đã xác định rõ mọi quyền lực đều nằm ở nơi dân

Theo Chủ tịch QH, đây là những điểm rất mới, được thống nhất rút ra sau quá trình thảo luận. Thứ tự một số điều khoản khác trong Hiến pháp có thể thay đổi, riêng vị trí của "điều 4" vẫn phải được giữ nguyên.
Vấn đề thứ hai, chương về quyền và nghĩa vụ công dân cũng được mở rộng hơn theo hướng tăng thêm và mở rộng thêm quyền con người. Đây là một chương quan trọng trong Hiến pháp. Do đó, chương này trong Hiến pháp được đổi tên thành: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và được đưa lên vị trí thứ hai, sau chương Chế độ chính trị.
Cũng theo Chủ tịch QH, khi xác định mối quan hệ giữa hành pháp, tư pháp, lập pháp, ban soạn thảo đã nhấn mạnh thêm khía cạnh "ba quyền này hoạt động trong một thể thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát lẫn nhau".  
Ngoài ra, Hiến pháp cũng bổ sung một số nội dung mới cho các định chế Chủ tịch nước, định chế Viện kiểm sát, Kiểm toán, Hội đồng bầu cử...  Tất nhiên, những định chế này cũng nằm trong cùng một thể thống nhất đó.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, Hiến pháp đã xác định rõ mọi quyền lực đều nằm ở nơi dân. Dân ủy quyền cho QH, dân cũng đặt ra các định chế cho nhà nước nên tất cả đều phải chịu sự giám sát của dân, kể cả tổ chức đảng và đảng viên.
Bản Hiến pháp sửa đổi lần này sẽ là khung cơ bản thể hiện rõ quyền lực của dân, của các định chế chính trị. Tiếp đó, những vấn đề cụ thể sẽ dần được luật hóa.
Ngoài ra, theo Chủ tịch QH, Hiến pháp sửa đổi cũng bổ sung nhiều nội dung mới về vấn đề bảo vệ an ninh, chủ quyền, chẳng hạn các phần về nghĩa vụ quốc tế, hoặc góp phần bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới.
Sẽ để toàn dân quyết định
Trưởng ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp cũng lưu ý "giao việc" cho các ĐBQH từ nay đến khi thông qua Hiến pháp.
Trước hết là thực hiện Nghị quyết về lấy ý kiến nhân dân.
Theo ông Hùng, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp sẽ tổ chức lấy ý kiến dân, sau đó sẽ tiếp thu hoàn chỉnh đưa ra trước toàn dân và sẽ báo cáo QH ý kiến toàn dân.
"Sẽ để toàn dân được quyết định", ông Hùng nói.
Sau đó, các ý kiến của dân cũng như của ĐBQH sẽ được toàn thể QH thảo luận kỹ càng để cuối năm 2013 thông qua Hiến pháp sửa đổi.
Theo ông, mỗi ĐBQH phải nghe được ý kiến của dân, các chuyên gia, nhà khoa học, của địa phương và tổng hợp thành ý kiến riêng của mình.
Sau khi lấy ý kiến nhân dân, ban soạn thảo sẽ tiếp thu và hoàn chỉnh để trình kỳ họp QH thứ 6.
"Mong rằng ý kiến của ĐBQH một năm nữa lúc biểu quyết Hiến pháp đúng thực sự là ý kiến đại diện cho toàn thể nhân dân", ông Hùng khẳng định.
Cũng theo Chủ tịch QH, sau khi thông qua Hiến pháp, QH còn phải tiếp tục đảm đương công việc quan trọng là dựng lại toàn bộ "ngôi nhà" hệ thống pháp luật theo tinh thần Hiến pháp sửa đổi. Một số dự án luật sẽ được xem xét sửa đổi trước, chẳng hạn luật Bầu cử.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992): Chúng tôi rất cầu thị
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải): Chúng tôi muốn có một bản Hiến pháp với giá trị lâu dài

Khẳng định điều 4, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là một nội dung rất quan trọng. Vì vậy việc sửa đổi phải hướng tới xác định rõ chỉ một Đảng lãnh đạo nhưng phải đảm bảo được tính dân chủ. Do đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị trong giám sát cũng được làm rõ hơn. Các vấn đề khác như sở hữu toàn dân, giám sát quyền lực cũng mong các ĐBQH cho thêm ý kiến.
Chúng tôi rất lắng nghe, rất cầu thị. Và muốn có một bản Hiến pháp với giá trị lâu dài.
Lê Nhung - Ảnh: Lê Anh Dũng

Đối thoại với dân để giải quyết khiếu kiện đất

 - Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, một trong những giải pháp giải quyết khiếu kiện đất đai là đối thoại với dân, có thể mời luật sư.

Dân muốn biết đích danh ai trục lợi từ đất
Trước QH chiều 7/11, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết đến tháng 10, trong 528 vụ tồn đọng kéo dài có 509 vụ khiếu nại, 19 tố cáo, trong đó khiếu nại về đất đai là 422 vụ, chiếm 79,9 %.
Có những vụ kéo dài đến 50 năm, vài chục vụ 20 năm, đã qua nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lần, hầu hết các vụ việc có 3-4 quyết định giải quyết hành chính. TP.HCM, Tiền Giang, Bình Phước có số vụ tồn đọng, kéo dài nhiều nhất.

Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh: Tổ chức đối thoại công khai, có thể mời luật sư
Tổng TTCP nói, khó khăn đầu tiên trong việc giải quyết các vụ khiếu kiện tồn đọng, kéo dài này là một số địa phương giải quyết chưa đầy đủ về mặt trách nhiệm. “Vừa qua có hiện tượng đùn đẩy, tránh né, giải quyết không đến nơi đến chốn, kéo dài, vừa gây bức xúc cho người khiếu nại, vừa gây bức xúc cho xã hội”, ông Tranh nói.
Khó khăn thứ hai là yếu tố lịch sử, hồ sơ thủ tục pháp lý không đầy đủ, nhiều vụ để lâu cả chục năm từ thời xây dựng hợp tác xã.
Thứ ba là ở nhiều vụ việc, đã có quyết định của cơ quan chức năng nhưng dân vẫn khiếu kiện, do chính sách bồi hoàn thu hồi đất thời gian sau đảm bảo quyền lợi tốt hơn trước đây, người dân đã nhận bồi thường từ trước cảm thấy thiệt thòi.
Ông cũng cho rằng một số bà con bị kích động, hiểu pháp luật chưa nhiều, khiếu kiện vượt cấp, đông người.
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết trong thời gian tới, để tập trung chấm dứt khiếu nại, cần có các biện pháp như thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương, có sự tham gia của các đoàn thể xã hội và thậm chí là đoàn ĐBQH địa phương.
Tổng TTCP nhấn manh giải pháp “tổ chức đối thoại công khai với người dân, có thể mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại”.
Địa phương phải làm hết trách nhiệm
Cũng nhắc đến một nguyên nhân của khiếu kiện tồn đọng, kéo dài là trách nhiệm của địa phương, Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang chỉ rõ hơn: “Văn bản pháp luật có thể nói là khá đầy đủ, nhưng quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề, nhất là việc thu hồi đất của chính quyền các cấp và các cán bộ thực thi công vụ, thi hành pháp luật”.
Đây là một nguyên nhân quan trọng, nếu giải quyết được, tình hình sẽ khác đi, ông Quang nhận định.
Bộ trưởng TN-MT đề nghị các địa phương làm hết trách nhiệm với người dân. “Thực tế có nhiều vụ việc mà địa phương chưa biết người dân đã khiếu kiện lên trung ương, nếu làm tốt từ dưới theo thẩm quyền vấn đề sẽ bớt phức tạp".
Tiếp câu chuyện về trách nhiệm của địa phương, một số ĐB nêu lên nguyên nhân khiếu kiện đất đai xuất phát từ chính quan điểm phát triển kinh tế của địa phương.
ĐB Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) cho rằng thời gian qua, không ít địa phương xác định tập trung vào phát triển công nghiệp bất chấp đó có thể không phải thế mạnh, dẫn đến tâm lý nôn nóng muốn thu hút đầu tư bằng cách thu hồi hàng loạt đất nông nghiệp để dành cho các khu công nghiệp.
“Nhưng do điều kiện chưa đảm bảo hoặc chính sách chưa đủ hấp dẫn, doanh nghiệp không vào, nhiều khu công nghiệp trở thành hoang hóa trong khi người nông dân không có đất sản xuất”, ĐB Hương nói.
Chia sẻ nhận định tương tự, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng khiếu kiện đất đai nhiều là hệ lụy của chính sách trải thảm đỏ kêu gọi đầu tư tràn lan của các địa phương.
Ông Hồng cũng không ngần ngại bày tỏ quan điểm có vấn đề lợi ích nhóm. “Qua dư luận phản ánh, có tình trạng thỏa thuận ngầm, có việc các doanh nghiệp tác động vào công tác quy hoạch, biểu hiện là ở một số nơi, chính quyền địa phương đứng về phía lợi ích của doanh nghiệp trong thu hồi đất, có những thay đổi chính sách có lợi cho doanh nghiệp, hoặc cố tình chậm giải quyết những khiếu kiện, tố cáo đất đai của dân”, ĐB Bình Dương nói.
Do đó, ĐB Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đề nghị trong sửa đổi luật Đất đai cần xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương. “Nếu để xảy ra khiếu kiện đất đai ở địa phương, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm”, ông Hùng nói.
Chung Hoàng Ảnh: Minh Thăng

TBT Trung Quốc: 'Tham nhũng có thể khiến đảng sụp đổ'

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào trong bài phát biểu khai mạc đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) nói rằng, CPC phải thực hiện những nỗ lực không ngừng để chống tham nhũng, thúc đẩy liêm chính và chống suy đồi.


Ông Hồ Cẩm Đào phát biểu trong lễ khai mạc đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: THX

Theo ông Hồ Cẩm Đào, chống tham nhũng và tăng cường sự liêm chính chính trị là một vấn đề lớn được người dân rất quan tâm chú ý, và cũng là một cam kết chính trị rõ ràng, lâu dài của đảng.

"Nếu chúng ta thất bại trong việc giải quyết vấn đề này, nó có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của đảng, thậm chí gây ra sự sụp đổ của đảng, của nhà nước”, ông Hồ Cẩm Đào cảnh báo.

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, CPC phải giữ vững lập trường cứng rắn trong cuộc chiến chống tham nhũng ở mọi lúc, điều tra kỹ lưỡng các trường hợp tham nhũng lớn và nỗ lực làm việc để giải quyết vấn đề tham nhũng đang ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.

"Tất cả những ai vi phạm kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước, dù họ là bất kỳ ai, có quyền lực như thế nào, vị trí ra sao, cũng phải bị mang ra trước pháp luật mà không có sự khoan dung”, ông tuyên bố.
Ông Hồ Cẩm Đào còn nhấn mạnh đến sự lãnh đạo tập trung của CPC, và nói rằng, không ai được phép tự đặt mình cao hơn tổ chức đảng. Theo ông, sự tập trung lãnh đạo của đảng là nguồn gốc sức mạnh của đảng và đảm bảo nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội, thống nhất dân tộc và tiến bộ, đảm bảo hoà bình và ổn định của Trung Quốc.

Ông Hồ Cẩm Đào cũng yêu cầu các quan chức lãnh đạo của CPC thực hiện nghiêm ngặt kỷ luật tự giác, tăng cường giám sát gia đình và nhân viên của họ. "Quan chức mọi cấp, nhất là quan chức cấp cao phải tuân thủ các quy tắc ứng xử về quản trị sạch và báo cáo mọi vấn đề quan trọng”, ông nói. "Họ cũng phải tự giám sát bản thân, tăng cường giáo dục, giám sát người nhà và nhân viên, không bao giờ nên tìm kiếm đặc quyền nào.

CPC cũng phải thắt chặt giám sát với việc thực thi quyền lực ở lãnh đạo, nhất là các quan chức hàng đầu”.

Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, CPC cần tăng cường cải cách ở các lĩnh vực chủ chốt, cải thiện hệ thống luật pháp chống tham nhũng, quản lý rủi ro để làm sạch chính phủ, tránh xung đột lợi ích, ngăn chặn và đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả hơn, khoa học hơn, tăng cường hợp tác quốc tế trong chống tham nhũng...

Đại hội toàn quốc CPC lần thứ 18 khai mạc sáng nay, 8/11 tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh. Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã đọc báo cáo "Kiên trì đi trên con đường chủ nghĩa xã hội mang nét đặc trưng của Trung Quốc và phấn đấu hoàn thành việc xây dựng xã hội khá giả trên tất cả các khía cạnh".

Các lãnh đạo cấp cao như Giang Trạch Dân, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Hà Quốc Cường và Chu Vĩnh Khang đã có mặt tại buổi lễ khai mạc cùng hơn 2.300 đại biểu và các khách mời.

Thái An (tổng hợp từ THX)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy