“Tôi không chạy, không xin, không từ chối bất kỳ nhiệm vụ nào Đảng giao cho” ngày 14/11/12


Ngày thứ tư 14/11/12 tức 01/10/NT, VTH còn 41 ngày đến U 60, trời sáng nay hơi se lạnh; Bầm sức khỏe bình thường người ngồi trông nhà ăn bánh tẻ, sáng nay cậu trưởng xuống Bún báo cáo sức khỏe cụ Con và phương án hậu sự, cậu út xuống PKK báo cáo cụ Toàn & ông Vịnh, cậu trưởng xuôi Bún hỏi việc hậu sự, cậu út báo cáo với ông trưởng Vịnh, mình làm tờ THÔNG BÁO trước, hai họ nội-ngoại dưới Bún lên chơi gần 20 người...
1.             Nếu bạn muốn ăn ngon thì phải lao động, muốn mặc đẹp thì phải trả tiền. Và muốn ngủ ngon thì phải để cho lương tâm mình thanh thản.B.Franklin.
2.           "Không cần biết bạn đi đâu hay bạn làm gì, bạn sống trọn vẹn cuộc đời trong sự suy nghĩ của mình." Terry Josephson  
3.           " Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp-W.Gơt".

Thống đốc, điểm 8 và nửa giải Nobel

(Dân trí) - Trước nghị trường, cũng là trước 90 triệu người dân, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã tự nhận 8 điểm về công tác điều hành tiền tệ, và xin nhận “nửa giải Nobel” nếu giải quyết được một trong những vấn đề tăng trưởng - lạm phát - tỷ giá.
 >>  Giá vàng không cần phải bình ổn!
 >>  Thống đốc hé lộ "nhóm lợi ích" tại các nhà băng
 >>  Nghị trường "nóng như rang" vì thị trường vàng, nợ xấu, lợi ích nhóm

Cuộc thăm dò về mức độ hài lòng với phiên trả lời chất vấn của các Bộ trưởng và Thống đốc trên Báo Điện tử Dân trí triển khai từ đầu giờ tối qua (13/11) đến chiều nay đã có hơn 1.700 lượt ý kiến. Ngoài 60% số người bày tỏ sự chưa hài lòng chung, thì Thống đốc được “chấm điểm” cao nhất với 17% lựa chọn, so với 13% dành cho nữ Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, 6% chọn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và 4% cho Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng.
 
Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự nhận điểm 8 về công tác điều hành
Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự nhận điểm 8 về công tác điều hành
Là người được quan tâm nhất trong phiên chất vấn, với 361 phiếu đại biểu muốn đặt câu hỏi, Thống đốc đã lần lượt giải thích những vấn đề nóng bỏng như độc quyền thị trường vàng, tín dụng cho doanh nghiệp, nghi vấn lợi ích nhóm trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và núi nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm.
Trả lời và lý giải được hầu hết các vấn đề, Thống đốc tự chấm mình 8 điểm cho công tác điều hành. Trước yêu cầu của một số đại biểu về việc phải duy trì đồng thời mức tăng trưởng cao, níu lạm phát xuống thấp và giữ giá đồng tiền, Thống đốc đã nói vui rằng nếu làm được một trong những việc đó ông xin nhận “1/2 giải Nobel”. Và có lẽ Thống đốc đã khiêm tốn, bởi ai cũng hiểu bộ ba kinh điển “bất khả thi” giữa tăng trưởng - lạm phát và tỷ giá, dù rằng Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền nhằm kéo hệ số tỷ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng xuống mức thấp hơn.
Có thể nói, Thống đốc đã có một phiên trả lời chất vấn khảng khái, tự tin và rất kiên định với quan điểm điều hành của mình. Không có sự bối rối nào trước câu hỏi rất nóng và gay gắt từ nghị trường, đồng nghĩa với việc NHNN sẽ không cân chỉnh lại chiến lược và giải pháp điều hành trong thời gian tới.  Nhưng đằng sau điểm 8 mà Thống đốc tự nhận, vẫn còn rất nhiều điều mà cử tri và đại biểu muốn hỏi, muốn làm rõ hơn nữa.
Bằng chứng là sáng nay các đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, Dương Trung Quốc đã đặt những câu hỏi, đáng ra dành cho Thống đốc, về tín dụng cho doanh nghiệp và độc quyền vàng miếng tới người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Và còn nhiều băn khoăn khác: Làm sao để chống vàng hóa thành công và huy động vàng trong dân để tăng thanh khoản nhưng không để người dân chịu thiệt và lo lắng tức thời? Đồng tiền người dân có được từ chính sách huy động vàng sẽ được đầu tư vào đâu khi các thị trường đầu tư cơ bản như bất động sản, chứng khoán đều xám xịt? Làm sao để đồng vốn bơm vào nền kinh tế thực sự đến với khối sản xuất, không đi vào đầu cơ và không bị biến tướng thành đòn bẩy tài chính cho các nhóm lợi ích ở nhiều ngành khác nhau? Và có hay không những mục tiêu xen cài khác phía sau mục tiêu ổn định vĩ mô - chống vàng hóa - ổn định tỷ giá?
Những câu hỏi đó có lẽ sẽ còn theo suốt nhiệm kỳ của Thống đốc, cho đến lúc nào người cầm vàng không còn nơm nớp sợ “vàng rơi”, các doanh nghiệp tốt bớt kêu thiếu vốn, hệ thống ngân hàng trở nên khỏe mạnh và nền kinh tế “con hổ mới của châu Á” một thời không còn phải loay hoay chống chọi với lạm phát.
Sau phiên trả lời chất vấn đầy bản lĩnh, hàng chục triệu cử tri đang mong chờ bản lĩnh tương tự trong điều hành và những hiệu quả nhìn thấy được từ các chính sách mà Thống đốc đã đưa ra và kiên định thực hiện. Lúc đó, những gì mà Thống đốc được dân ghi nhận có thể còn cao hơn điểm 8 và 1/2 giải Nobel.
 
Hồng Kỹ
Thống đốc, điểm 8 và nửa giải Nobel Thống đốc, điểm 8 và nửa giải Nobel10 5 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Tôi không chạy, không xin, không từ chối bất kỳ nhiệm vụ nào Đảng giao cho”

(LĐO) - Thứ tư 14/11/2012 11:33
Đây là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội vào cuối giờ sáng nay (14.11).
Cuối giờ sáng 14.11, liên quan tới văn hoá từ chức, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã có câu hỏi chất vấn Thủ tướng. Lao Đông xin đăng tải toàn văn phần hỏi đáp này.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai):
Câu hỏi của tôi sẽ giúp cho Thủ tướng, Chính phủ sẽ có đủ sức mạnh thực hiện những giải pháp của mình. Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong đó có Thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin Trung ương Đảng kỷ luật. Còn tại Quốc hội, Thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn Nhà nước mà thôi, khiến người dân tự đặt câu hỏi, dường như Thủ tướng xem nhẹ trước dân hơn trước Đảng. Dẫu sao việc Thủ tướng có lời xin lỗi trước Quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng nhìn ở góc độ khác, việc xin lỗi - một hành vi văn hóa rất đáng khích lệ trong dân - cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân.

Không thể xin lỗi việc chậm trễ giờ bay của ngành hàng không mà bỏ qua những chế tài xử phạt đã quy định nếu gây thiệt hại cho khách hàng. Khách nước ngoài họ gọi hàng không nước ta là Sorry Airlines là vì thế. Việc làm cho dân hiểu là Nhà nước tạo độc quyền vàng cho SJC khiến dân bất an và chịu thiệt thòi kéo dài để rồi Thống đốc ngân hàng xin lỗi vì đã không giải thích rõ khiến dân hiểu lầm...

Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật, chứ không chỉ là lời xin lỗi. Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?
Xin nhắc lại rằng, xa xưa, các cụ nhà ta coi việc các quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. Đảng ta đã từng có vị Tổng bí thư, người có công lớn với Cách mạng tháng Tám 1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc đổi mới trước khi từ trần.
Kính thưa Thủ tướng, tóm lại, xin có hai câu hỏi:
Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?
Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Đại biểu Dương Trung Quốc nêu câu hỏi Thủ tướng đã nhận trách nhiệm, nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân, giải pháp gì để khắc phục hạn chế, yếu kém của Chính phủ mà Thủ tướng đã nhận lỗi. Tôi cố gắng lắng nghe không biết có chính xác không, đó là đại biểu hỏi tôi có hướng tới văn hóa từ chức không? Tôi xin trình bày ý kiến như sau:
Thưa các vị đại biểu, hôm khai mạc kỳ họp Quốc hội, tôi cũng đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ về tất cả yếu kém, tất cả những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý điều hành trên các lĩnh vực, trong đó có yếu kém, khuyết điểm trong giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, các tổng công ty nhà nước.
Trên tinh thần nghiêm túc đó, chúng tôi cũng đã trình bày, Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu khắc phục hạn chế yếu kém, để hoàn thành chức năng  nhiệm vụ, trọng trách mà Đảng, nhân dân đã giao phó.
Với tinh thần đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang triển triển khai thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ giải pháp để khắc phục hạn chế yếu kém của mình. Trong đó tập trung  nhiệm vụ giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực và chất lượng trong xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế luật pháp, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong thực thi thể chế, cơ chế, luật pháp. Đây là lĩnh vực chúng tôi thấy là hạn chế, yếu kém của Chính phủ trong quản lý điều hành. Những cơ chế, thế chế luật pháp vừa ban hành do Chính phủ đề nghị Quốc hội thông qua, vừa ban hành đều không phù hợp không sát cuộc sống phải sửa đổi bổ sung. Hay có những thể chế, cơ chế luật pháp đã ban hành rồi, nhưng chờ nghị định, thông tư hướng dẫn nên chậm đi vào cuộc sống. Thậm chí có trường hợp hướng dẫn lại không giống tinh thần luật pháp ban hành. Hoặc, do luật pháp đã ban hành nhưng tổ chức thực thi kém hiệu quả. Hay có những điều khoản ban hành trước đó phù hợp nhưng thực tiễn cuộc sống không phù hợp, chậm sửa đổi, sửa chậm chạp. Hay thực tế cuộc sống đòi hỏi có cơ chế, thể chế luật pháp, ngăn chạn tiêu cực nảy sinh do thiếu cơ chế, thể chế, nhưng muốn xây dựng cơ chế, thể chế thì chậm chạp. Tóm lại, trước hết tập trung nâng cao năng lực hiệu lực hiệu quả thực thi.
Vấn đề thứ hai là nâng cao năng lực dự báo, phân tích, đánh giá tình hình, năng lực phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường năng động hội nhập sâu rộng, diễn biến nhanh, đầy bất trắc. Năng lực này chưa đáp ứng yêu cầu. 
Thứ ba, Chính phủ đã và đang tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý trong xây dựng hoàn thiện các quy hoạch, chiến lược kế hoạch để quản lý. Vừa qua đây là một hạn chế. Thời gian tới sẽ khắc phục cho được việc quy hoạch, chiến lược không sát thực tế. Việc quản lý phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch mà nếu không sát thì sẽ dẫn đến.lãng phí đầu tư, chậm, thậm chí cản trở tiến trình phát triển của đất nước, tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế. Đây là hạn chế yếu kém chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện.
Thứ tư, như ý kiến đại biểu nêu, để nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, Chính phủ đã tập trung tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát. Điển hình là tăng cường thanh tra, giám sát với tổng công ty, tập đoàn nhà nước, xử lý nghiêm kịp thời các hành vi vi phạm. Đây cũng là khuyết điểm lớn của Chính phủ. Chúng tôi xin nghiêm túc nhìn nhận.
Thứ  năm, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện tổ chức bộ máy của Chính phủ, bộ máy hành chính các cấp. Sức mạnh trước hết từ tổ chức, rất quan trọng. Vừa qua bộ máy tổ chức cơ bản thực hiện chức trách nhiệm vụ nhưng chưa rõ. Thời gian tới cần làm rõ chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, không để một lĩnh vực nào mà không có cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm chính. Phải hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của Chính phủ, chính quyền bộ máy các cấp, bảo đảm như Hiến pháp quy định, không để lĩnh vực, một việc hai ba người không rõ trách nhiệm, hoàn thiện lại việc phân công, phân cấp, giao quyền cho phù hợp để vừa phát huy được, đề cao trách nhiệm của các cấp, đề cao trách nhiệm, phát huy năng động sáng tạo của cấp dưới, bảo đảm lãnh đạo cấp trên trung ương.
Việc này làm mà còn khiếm khuyết. Chính phủ đang chỉ đạo nâng cao đề cao trách nhiệm, nâng cao đạo đức, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, nhất là người đứng đầu các cấp trong thực thi công vụ, trong thực thi chức trách trước nhân dân. Làm những vấn đề cấp bách theo Hội nghị Trung ương 4 làm sao bộ máy hành chính có đội ngũ cán bộ, công chức hết lòng phục vụ nhân dân, cả về đạo đức, năng lực, trách nhiệm.
Một điểm nữa chúng tôi quan tâm thực hiện: thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tốt trách nhiệm của tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm của người đứng đầu tỏng thực thi chức trách nhiệm vụ, lắng nghe ý kiến của nhân dân, cán bộ, đảng viên trong hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, nâng cao năng lực lắng nghe của cán bộ, đảng viên, chuyên gia trong hoạch định điều hành chính sách, trong đó hết sức chú ý năng lực lãnh đạo giải trình, chịu sự giám sát của nhân dân.
Bên cạnh những cái làm được, làm tốt của Chính phủ trong lãnh đạo điều hành của Chính phủ vẫn còn hạn chế, yếu kém. Để khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm này, đồng thời để nâng cao năng lực quản lý điều hành, Chính phủ báo cáo Quốc hội đã có chương trình kế hoạch cụ thể và nghiêm túc khắc phục. Với tinh thần thực hiện đồng bộ tất cả nhiệm vụ giải pháp, trong đó tập trung những vấn đề như tôi đã trình bày Với tinh thần phấn đấu hoàn thành tốt nhất chức trách nhiệm vụ được giao.
Về ý kiến của đại biểu là có nghĩ đến văn hóa từ chức không, tôi xin trình bày ý kiến thế này. Đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, chịu sự quản lý trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác, tôi cũng không thoái thác hay từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó cho tôi. Là cán bộ, đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về bản thân mình. Đảng, Ban chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi, cả về sức khỏe, thương tật, cả về năng lực, phẩm chất, đạo đức cả về tâm tư, nguyện vọng của tôi.
Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội.
Tóm lại, có thể nói, gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của Đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua.
Về câu hỏi của ĐB là giải pháp nào để đổi mới toàn diện đất nước. Theo tôi, không có cách nào khác là chúng ta, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước. Quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Trong đó đặc biệt quán triệt và triển khai hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển các dịch vụ, giải pháp, đặc biệt là ba khâu đột phát mà Đại hội 11 của Đảng đã đề ra. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Khi thực hiện các giải pháp thì giải pháp có ý nghĩa bao trùm là thực hành dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và chăm lo cho lợi ích của nhân dân, là sự đồng thuận của xã hội. Bác Hồ cũng đã dạy là mọi quyền hành là ở dân, mọi lực lượng ở dân và lợi ích là vì dân. Dân chủ là động lực của phát triển đất nước. Đây là giải pháp cơ bản và động lực cơ bản của phát triển đất nước, của đổi mới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy