DỰNG RẠP CƯỚI HẢI - HẠNH thứ bảy 03/11/12


Ngày thứ bảy 03/11/12 tức 20/9/NT, VTH còn 53 ngày đến U 60, Bầm sức khỏe bình thường người ngồi trông nhà ăn bánh tẻ; 8:30 AM anh Tuyên Trung Hưng dựng rạp từ nhà 05->03 ngõ rau, cậu trưởng cậu út vào cùng làm, hải cắt chữ, mua hoa tặng cô dâu, hoa phòng cưới, pháo giấy 6 quả, cậu Bích thông báo cụ Tư Cọn mấy hôm không được khỏe...trong Ngõ Vườn Hoa cụ Tư Tiến bình thường, Bà Tháp sắm lễ đầy đủ gửi gà lễ cho Xim luộc 5:30 Am sáng mai lấy.Tuyết điện ra chúc mừng...
1.           "Không tin tưởng những người nói rằng họ không bao giờ đố kỵ ghen ghét. Họ đã cho thấy rằng họ chưa bao giờ biết yêu thương." Gerald Brevan  
2.           " Sự yêu chuộng cái đẹp là phần cốt yếu của một nhân tính lành mạnh.J.Ruskin
Chưa có lịch cắt điện tháng 11 năm 2012 trên KTĐT

Dự báo thời tiết 3 ngày tới của Hà Nội
Thời gianThứ Bẩy, 03/11/2012Chủ Nhật, 04/11/2012Thứ Hai, 05/11/2012
Thời tiết
Ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông
Có lúc có mưa rào và dông
Có lúc có mưa rào
Nhiệt độ(oC)Nhiệt độ thấp nhất192019
Nhiệt độ cao nhất292424

Ngắm bàng vuông Trường Sa nở hoa trên đường Hoàng Sa

(Dân trí) - Trong những ngày đầu tháng 11 này, cây bàng vuông được đem từ Trường Sa về trồng bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phía đường Hoàng Sa từ hơn 10 năm trước, đang vào mùa trổ hoa rực rỡ.

Cây bàng vuông Trường Sa dưới chân cầu Thị Nghè
Cây bàng vuông Trường Sa dưới chân cầu Thị Nghè
Theo thông tin từ Hội Nông dân TPHCM, bàng vuông còn được gọi là bàng bí, chiếc bàng, thuốc độc biển, cây thuốc cá; tên khoa học là Barringtonia asiatica, là thực vật bản địa rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới và đảo. Cây bàng vuông xếp loại ở mức độ đe dọa bậc R (hiếm).
Ngoài giá trị là 1 loài cây quý hiếm, bàng vuông còn có 1 giá trị tinh thần lớn lao đối với người dân Việt Nam vì đó là loài cây đặc hữu của Trường Sa, một trong hai huyện đảo xa xôi nằm giữa biển Đông của Việt Nam.
Ở Trường Sa, bàng vuông vẫn sinh sôi nảy nở dù sóng gió khắc nghiệt, giống như người chiến sĩ kiên cường bám trụ Trường Sa, hứng chịu phong ba để canh giữ biển trời Tổ quốc. Bàng vuông trở thành biểu tượng của Trường Sa, biểu tượng cho ý chí kiên cường bất khuất của chiến sĩ Trường Sa, của dân tộc Việt Nam.
Do đó, cây bàng vuông được xem là món quà đầy ý nghĩa mà quân dân Trường Sa gửi tặng đồng bào đất liền. Cây bàng vuông bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè này cũng là một món quà quân dân Trường Sa tặng TPHCM hơn 10 năm trước, được đích thân nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (lúc đó là Bí thư Thành ủy TPHCM) và Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (lúc đó là Chủ tịch UBND TPHCM) trồng.
Hoa Trường Sa nở giữa Sài Gòn
"Hoa Trường Sa" nở giữa Sài Gòn
Hơn 10 năm đã qua, cây bàng vuông nhỏ bé năm nào nay đã vươn cao trưởng thành, đơm hoa kết trái giữa trung tâm thành phố mang tên Bác, trên con đường mang tên Hoàng Sa.
TPHCM đang dự định sẽ chọn những vị trí đẹp trên 2 tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa vừa khánh thành để trồng thêm cây bàng vuông và cây phong ba, để Trường Sa và Hoàng Sa mãi mãi nằm trong tim thành phố.
Cùng ngắm những đóa hoa bàng vuông Trường Sa đầy sức sống giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh:
Trổ nụ
Trổ nụ
Đơm bông
Đơm bông
Sau khi cánh nhụy rơi xuống...
Sau khi cánh nhụy rơi xuống...
Sau khi cánh nhụy rơi xuống...
... bàng vuông kết trái
... bàng vuông kết trái
Cây bàng vuông Trường Sa trên đường Hoàng Sa chi chít trái
Cây bàng vuông Trường Sa trên đường Hoàng Sa chi chít trái
Khi trái bàng vuông già...
Khi trái bàng vuông già...
... rụng xuống đất, sẽ ươm mầm một cây non mới.
... rụng xuống đất, sẽ ươm mầm một cây non mới.
 
Tùng Nguyên - Thảo Trần

Hai con voọc mông trắng cực hiếm được thả về tự nhiên

(Dân trí) - Ngày 2/11, hai cá thể voọc mông trắng cực hiếm đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình thả tại khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long của huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình).

Trước khi thả vào tự nhiên, hai cá thể voọc có tên Jonathan và Yonanna này đã được các chuyên gia kiểm tra sức khỏe, gắn chíp điện tử để theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển, tái hòa nhập với cộng đồng, phục vụ cho mục đích nghiên cứu tiếp đó.
Clip thả voọc mông trắng về rừng 
Để bảo vệ được loài voọc mông trắng cực kỳ quý hiếm này, ông Tilo Nadler - trưởng đại diện Hội động vật học Frankfurk tại Việt Nam cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cũng như sự ủng hộ của người dân. “Đây là hành động rất thực tế để tăng nguồn gen và số lượng loài này cho tự nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà còn với cả thế giới”- ông Tilo Nadler nhấn mạnh.
Trước đó, 3 cá thể voọc mông trắng được Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương cứu hộ và nuôi dưỡng cũng đã được thả về với tự nhiên vào tháng 8/2011. Sau 1 năm theo dõi, các chuyên gia khẳng định 3 cá thể này đã hòa nhập rất tốt với cộng đồng.
 
Hai chú vọc này được gắn chíp theo dõi
Hai chú vọc này được gắn chíp theo dõi
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tái hòa nhập voọc mông trắng” nhằm tăng nguồn gen và số lượng loài voọc này cho tự nhiên ở Việt Nam và trên thế giới. Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long được cho là nơi có điều kiện tốt nhất để voọc mông trắng có thể tồn tại và sinh trưởng được.
Voọc mông trắng (trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng được xếp hạng cực kỳ nguy cấp cả trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (IUCN, 2009). Voọc mông trắng là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và được chọn là loài biểu tượng của Chương trình Bảo tồn Linh trưởng Việt Nam.
Hiện nay, tại Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp của Hội Động vật học Frankfurt (đặt tại rừng quốc gia Cúc Phương) đã có 18 con voọc được sinh sản, trong đó có 16 con sinh trưởng tốt.
Nguyễn Trường

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm