Dân mạng 'ném đá' quy định phạt xe không chính chủ, ngày 12/11/12


Ngày thứ hai 12/11/12 tức 29/9/NT, VTH còn 43 ngày đến U 60, trời sáng nay nắng đẹp; Bầm sức khỏe bình thường người ngồi trông nhà ăn bánh tẻ, lập lại giao diện các trang Bolg cho vui mắt hơn, dự tiệc thợ xây nhà BS Bàng...
1.           Nếu con người thực hiện được một nửa ham muốn của mình, họ sẽ vất vả gấp đôi. Ngạn ngữ Mỹ.
2.           "Sự thiếu thốn tình yêu thì khó bỏ hơn là đói ăn." Mother Teresa 
3.           "Nếu bạn tức giận hãy đếm đến 10 trước khi nói, còn nếu bạn nổi cơn thịnh nộ thì hãy đếm đến 100-Jeffecson"
Chính chủ trăm thứ phải lo
Trái chủ thì ngáy o o cảm phiền...

Dân mạng 'ném đá' quy định phạt xe không chính chủ

Ngày 10/11, sau khi Nghị định 71 về việc xử phạt xe không chính chủ có hiệu lực, trên các diễn đàn mạng, chủ đề này được bàn tán sôi nổi. Ngoài một vài ý kiến cho rằng 'phải nghiêm chỉnh thực hiện', phần lớn bình luận 'không khả thi', 'thiếu tầm nhìn' và 'phí sang tên quá cao'.
>Xe không chính chủ bị phạt tới 10 triệu đồngKiến nghị chưa phạt xe không chính chủ

Chủ đề 'Phạt xe không chính chủ' đang trở thành tâm điểm bàn luận trên các diễn đàn mạng.
Trên các diễn đàn mạng, "Phạt xe không chính chủ" trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Một vài comment đồng tình với quy định mới và cho rằng cách này sẽ "đề phòng trộm cắp". Nickname bepit_cochon viết: "Nói gì thì nói chứ vẫn phải làm. Nếu không làm thì theo thời gian số xe đã qua mua bán không sang tên sẽ ngày càng nhiều, càng khó quản lý. Làm đợt đầu sẽ có nhiều người gặp khó nhưng xong đợt này thì sẽ ổn". Theo ý kiến này, cũng giống như đi mua nhà, hầu hết người mua đều phải tính để dành một khoản đóng thuế để chuyển quyền sử dụng sang tên sổ đỏ. "Làm gì có ai mua nhà mà vẫn để tên chủ cũ đâu. Làm dần thì tất cả sẽ quen", bepit_cochon lý giải.
Tuy nhiên, ý kiến trên ngay lập tức bị các thành viên trên diễn đàn "ném đá". Nickname hoa_bằng lăng bức xúc: "Mình thật không đồng tình với nghị định này, tại sao cứ phải bắt ép làm khổ dân thế, không lẽ trong gia đình vợ chồng hay anh em đổi xe nhau đi cũng bị phạt sao?".
Cùng bức xúc với hoa_bằng lăng, một số độc giả nêu ra tình huống của gia đình mình và tỏ ra bối rối. Độc giả Vũ Thị My thắc mắc: "Nhà tôi có hai mẹ con nhưng chỉ có một xe máy. Tôi mua năm 2002 để đi dạy ở vùng cao và nay để lại cho con đi học. Nếu sang tên đổi chủ cho con thì bất hợp lý quá vì lúc cần tôi cũng phải đi thì cứ đổi đi đổi lại à? Mai sau con tôi ra trường đi làm có tiền mua xe mới thì lại đổi chủ cho mẹ sao? Nhiêu khê quá".
Độc giả Trương Thư cũng góp ý: "Nhà tôi có ba cái xe máy sử dụng chung cho sáu người, bây giờ chắc phải lo mua thêm ba chiếc nữa. Gần 90 triệu dân thì phương tiện giao thông cá nhân sẽ tăng lên bao nhiêu?" hay "Tôi muốn thực hiện theo chủ trương của nhà nước giảm lượng xe máy nên nhà bốn người chỉ đi hai xe. Nếu áp dụng theo nghị định mới thì phải mua thêm hai xe nữa, thế là sao đây?".
Không chỉ nêu hoàn cảnh, độc giả cũng trình bày hàng loạt tình huống bất cập từ nghị định 71, đặc biệt là sinh viên. "Cháu là sinh viên nghèo đi xe mua lại đã không biết chủ đầu tiên là ai. Vậy các bác cho hỏi cháu có làm lại được được không hay là phải mất tiền cho cò. Xe cháu đang ở Hà Nội mà quê ở tận Quảng Nam thì phải đi xe về làm. Như vậy quá tiền mua xe. Vậy có cơ chế nào cho người tỉnh xa làm tại Hà Nội không ạ?", độc giả Kiên viết.
Nickname Công Lý chia sẻ thêm: "Em là sinh viên, gần như 100% tài sản (ở đây là xe máy) đứng tên bố mẹ, người thân. Vậy giờ ra đường các chú công an cứ nhìn thấy người trẻ như bọn em mà bắt thì gần như là bọn e phải chịu phạt hết. Vô lý quá".
Cho rằng quy định mới "không khả thi", độc giả Linh Chi đưa ra trường hợp "những người không có xe phải đi mượn thì sẽ ra sao?". Nickname KhongAn nêu thắc mắc: "Làm sao xác định là đã mua hay mượn các mẹ nhỉ?" và "xử phạt thế nào".
Một số ý kiến cho rằng chỉ nên xử phạt ôtô. Ảnh: Khánh Chi.
Như "ngồi trên đống lửa", nickname dunghuyen_bui cho biết: "Xe cũ, mua đã lâu mà chưa sang tên. Bây giờ mất đăng ký của chủ xe cũ rồi nhỡ có vấn đề gì thì chìa ra giấy bán xe à?". Một độc giả khác cũng xin tư vấn về trường hợp của mình: "Tôi là dân tỉnh xuống TP HCM học tập và làm việc. Tôi có nhờ người thân ở thành phố đứng tên mua xe dùm vì tôi không có hộ khẩu ở đây. Trong trường hợp này nếu tôi bị cảnh sát giao thông kiểm tra thì tôi phải giải quyết như thế nào? Chẳng lẽ lúc nào tôi cũng phải mượn người thân giấy tờ đem bên mình suốt hay sao?".
Nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng làm sao để làm thủ tục sang tên đổi chủ khi chủ cũ đang định cư ở nước ngoài hoặc đã chết hay qua nhiều đời chủ. "Tôi là người ở ngoại tỉnh về Hà Nội mua xe nhờ người quen đứng tên nhưng giờ người đó đã mất tôi phải làm sao để sang tên và chứng minh được đây?", Bùi Thanh Long viết.
"Giờ làm thế nào? Chẳng nhẽ lại đi tìm chủ cũ mà chiếc xe đã qua hai chủ rồi nên cũng chẳng biết họ ở đâu, còn sống hay chết nữa? Chưa nói ví dụ cả nhà có một cái xe thế phải đăng ký cả nhà hay như nào nhỉ?", một độc giả bình luận.
Không chỉ bức xúc về việc "xe chính chủ", cộng đồng mạng còn quan tâm đến "phí sang tên". Độc giả Hồng Hà góp ý, sang tên đổi chủ các nước châu Âu mất phí 2%. Việt Nam lại áp dụng 12%, trong khi giá ôtô thì cao gấp đôi các nước. "Nên chỉnh mức phí xuống 2%", độc giả này đề xuất.
Cũng cho rằng mức phí sang tên cao, nickname Hoàng Nhã ý kiến: "Mức phí 12% hiện nay là quá cao, chỉ nên áp dụng cho những xe mới đăng ký lần đầu. Còn những xe cũ áp phí 2% là hợp lý".
Phần lớn các bình luận đều tỏ ra bối tối, bức xúc và không đồng tình với quy định mới này.
Không ít comment cho rằng "nên điều chỉnh mức thuế trước khi thực hiện xử phạt". "Hoàn toàn đồng ý nên điều chỉnh lại mức phí trước bạ. Innova E giá 686 triệu mua mới đóng 15% trước bạ khiến số tiền bị đẩy lên khoảng 780 triệu. Sau 2 năm đem bán với giá hơn 600 triệu lại đem đi trước bạ, chẳng khác nào mua xe mới. Đã thu trước bạ một lần rồi thì lần sau chỉ nên thu phí hành chính thôi. Nên thay đổi mức phí trước bạ, tự khắc sẽ nâng ý thức cửa người dân đi đăng ký chuyển nhượng", một ý kiến chia sẻ.
Ngoài phí sang tên quá cao, thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp cũng khiến người dân "đau đầu". "Nếu bị phạt chắc thà bỏ xe chứ chẳng buồn nộp phạt và làm thủ tục sang tên, vì số tiền phạt cộng thủ tục hành chính sẽ tốn nhiều thời gian, tiền bạc hơn giá trị chiếc xe tôi đang đi", độc gia Minh Mẫn bày tỏ.
Trong một số bình luận, việc thực thi quy định mới gây bất ngờ cho họ. "Nghị định đưa ra một cách thầm lặng, tôi rất hay đọc báo và cập nhập tin tức nhưng phải mấy ngày gần đây mới biết thông tin. Hơn nữa quy định này mang tính vĩ mô, tác động nhiều đến người dân và thu nhập của họ nhưng lại không trưng cầu ý dân để lắng nghe ý kiến phản hồi trước khi quyết định", độc giả thắc mắc.
Theo comment của Nguyễn, quy định mới chỉ nên áp dụng cho ôtô. "Xe máy bây giờ quá thông dụng gần như xe đạp ngày xưa, việc mua bán rất dễ dàng và qua nhiều năm không quan tâm đến việc sang tên đổi chủ nữa. Chỉ nên áp dụng cho ôtô, nhưng phải kiểm soát đừng để trở nên bị lạm dụng khi bắt - phạt", Nguyễnviết.
Bình Minh

Chùa Một Cột nhận kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á"

(Dân trí) - Sáng 12/11, tại Hà Nội, chùa Một Cột đã vinh dự được công nhận kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á" do Tổ chức Kỷ lục châu Á trao tặng.

Đại diện Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, thành phố Hà Nội, các cơ quan quản lý văn hóa và đông đảo phật tử đã đến dự.

Chùa Một Cột còn có tên gọi là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài gồm đài hoa sen hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 mét, mái cong, dựng trên cột cao 4 mét (không kể phần chìm dưới đất) đường kính 1,2 mét, có cột đá là hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Phần trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu hồ hình vuông là biểu trưng của đạo Phật, cho giác ngộ tự giác (hạnh phúc, tự do).

Phát biểu tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ: "Ngôi chùa được đón nhận kỷ lục châu Á này là niềm vinh dự đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các phật tử và nhân dân Hà Nội. Đó là công lao của Đại đức trụ trì, các phật tử dưới sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý văn hóa Việt Nam. Chúng tôi cầu mong đức độ của Đức Phật Quan Âm bảo trì dấu ấn của chùa Diên Hựu mãi bảo tồn và tỏa sáng trong lòng dân tộc Việt Nam".

Còn Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Một Cột cho biết: "Từ nay, chúng ta sẽ chung tay xây dựng, phục hưng ngôi chùa xứng với di tích nghìn năm văn hiến. Việc bảo tồn, phát huy giá trị ngôi chùa trong thời gian tới sẽ đảm bảo tính cổ kính, những kiến trúc vốn có, hài hòa với khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo tàng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, công tác tu bổ tôn tạo tới đây cần có những cuộc hội thảo, lấy ý kiến các nhà khoa học, các cơ quan chức năng để khi tôn tạo ngôi chùa đảm bảo các giá trị gốc và bản sắc văn hóa".

Đinh Thị Thuận
TTXVN
Chùa Một Cột nhận kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á" Chùa Một Cột nhận kỷ lục Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á10 6 1

 Màn pháo hoa 15 triệu USD rực rỡ nhất thế giới
TPO – Cuối tuần qua, Kuwait lập kỷ lục với màn bắn pháo hoa rực rỡ nhất thế giới và chính thức được ghi vào sách kỷ lục Guinness.
Thành phố Kuwait chìm giữa rừng pháo hoa rực rỡ
Kuwait chìm giữa rừng pháo hoa rực rỡ.
Có tất cả 77.282 màn pháo hoa bắn lên tại trung tâm Kuwait trong vòng một giờ đồng đêm 10 - 11. Tổng chi phí cho màn pháo hoa kỷ lục thế giới này lên tới 15 triệu USD.
Sự kiện này diễn ra nhân kỷ niệm 50 năm ra đời Hiến pháp nước này (1962– 2012). Đại diện của Guinness tuyên bố kỷ lục màn pháo hoa rực rỡ nhất thế giới của Kuwait trên kênh truyền hình nước này.
Hàng chục ngàn người dân tập trung trên các con đường ở vịnh Ả Rập để được chiêm ngưỡng màn pháo hoa tuyệt đẹp này.
cả 77.282 màn bắn pháo hoa liên tục tung lên bầu trời
Có tất cả 77.282 pháo hoa liên tục được bắn lên bầu trời.
Màn pháo hoa rực rỡ nhất thế giới đã được ghi tên vào sách Guinness
Màn pháo hoa rực rỡ nhất thế giới được ghi tên vào sách Guinness.
Tổng chi phí cho đêm pháo hoa của Kuwait là 15 tỷ USD
Tổng chi phí cho đêm pháo hoa của Kuwait là 15 triệu USD.
Đêm pháo hoa diễn ra nhân kỷ niệm 50 năm ra đời Hiến pháp Kuwait
Đêm pháo hoa diễn ra nhân kỷ niệm 50 năm ra đời Hiến pháp Kuwait.
Hàng chục nghìn người đã đổ ra đường để tận mắt chiêm ngưỡng màn pháo hoa kéo dài trong một giờ đồng hồ
Hàng chục nghìn người đổ ra đường để tận mắt chiêm ngưỡng màn pháo hoa kéo dài trong một giờ đồng hồ.
Người dân sử dụng điện thoại để ghi lại những màn pháo hoa đặc sắc
Người dân sử dụng điện thoại ghi lại những màn pháo hoa đặc sắc.
Nguyễn Thủy
Theo Dailymail

Đất Hà Nội thấp nhất là 245.000 đồng/m2

Thứ Hai 10:11 12/11/2012
TP Hà Nội vừa ban hành dự thảo bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố năm 2013. Theo đó, giá đất cao nhất là 81 triệu đồng/m2 và thấp nhất là 245.000 đồng/m2.
 

 
Theo dự thảo, bảng giá đất năm 2013, giá đất sản xuất kinh doanh (SXKD) phi nông nghiệp tại các quận nội thành, có giá tối đa 47.810.000 đồng/m2, tối thiểu là 2.040.000 đồng/m2; tại thị xã Sơn Tây, thị trấn và các huyện giá tối đa là 16.921.000 đồng/m2, mức giá tối thiểu giữ nguyên là 525.000 đồng/m2.

Tại nông thôn, khu vực giáp ranh với các quận có mức tối đa là 19.124.000 đồng/m2, mức tối thiểu giữ nguyên là 1.221.000 đồng/m2. Giá đất SXKD phi nông nghiệp tại khu dân cư nông thôn có mức giá mới, tối đa là 1.620.000 đồng/m2 và tối thiểu là 245.000 đồng/m2.

Bảng giá đất năm 2013 cũng thực hiện điều chỉnh, bổ sung cục bộ giá đất ở tại một số quận, huyện do hình thành các đơn vị hành chính, các tuyến đường, khu đô thị mới.

Ở các khu vực này, giá đất ở thấp nhất tại các quận là 3.654.000 đồng/m2, cao nhất vẫn giữ nguyên mức 81 triệu đồng/m2. Giá đất ở tối thiểu tại khu dân cư nông thôn điều chỉnh tăng từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng/m2. Giá đất nông nghiệp được giữ nguyên như năm 2011.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy