BÃO TAN ngày 30/10/2012 thứ ba


Ngày thứ hai 29/10/12 tức 15/9/NT, VTH còn 57 ngày đến U 60, Bầm ngồi trông nhà ăn bánh tẻ; ba mẹ con bà cháu dùng 1 A cay cái, gửi gần hết giấy mời các cơ quan thị xã còn lại phòng TNMT-Kinh tế gửi nốt, tối nay gửi tiếp họ Dương...chương trình 19:30 PM hai con cùng gia đình ra nhà thờ Sơn Tây làm lễ kết hôn, có sự chứng kiến của gia đình, bạn bè...
1.           Lòng tốt của con người là suối nguồn an vui, làm mọi vật xung quanh bừng sáng rỡ.W. Jrving.
2.           Sự tinh tuý nhất đó là tâm an lạc." Buddhist Quote  
3.           " Càng ngày tôi càng tin vào tác dụng duy nhất của sự thật; nó giúp ta hiểu rõ: dối trá quả là có lợi-P.Dreagiep"



             BÃO TAN


Cơn bão Sơn Tinh chỉ thoáng qua
Quê mình cách mắt bão còn xa
Vậy mà mưa gió, bao đảo lộn
Từ phố đến phường, mỗi số nhà

Nhìn về Nam Định thấy xót xa
Thiệt hai cơ man cửa với nhà
Hoa mầu, lúa gạo, nào tôm cá
Trời nắng lên rồi, bão đã qua...


                                        Vũ Tản Hồng

       Viết tại 11 Phó Đức Chính nhân xem bài báo Dân trí điện tử để chia sẻ với người dân ven biển về cơn bão số 8 có tên Sơn Tinh...14:04 ngày 29/10/12; Bão quét qua các tỉnh miền Bắc, 10 người mất tích

Siêu bão ‘Sandy’ khiến nước Mỹ mất 20 tỷ USD?
Cập nhật lúc :10:16 AM, 30/10/2012
(ĐVO) Siêu bão “Sandy” đã tàn phá các khu vực duyên hải miền Đông nước Mỹ, làm tê liệt nhiều bang, khiến cho hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và hàng triệu hộ gia đình bị mất điện.

Mặc dù đã bớt hung hãn, nhưng siêu bão vẫn tàn phá miền Đông nước Mỹ với tốc độ gió 135 km/h, đe dọa cuộc sống của gần 60 triệu con người từ tiểu bang Nam Carolina cho tới tiểu bang New York.
Nhiều thành phố từ Washington đến New York hầu như tê liệt suốt ngày thứ Hai, phương tiện chuyên chở công cộng không hoạt động, sân bay đóng cửa, và hàng triệu người phải nghỉ làm việc. Chín tiểu bang và thủ đô Washington tuyên bố tình trạng khẩn cấp, các cơ quan chính quyền đều đóng cửa.
Nhà chức trách New York đã cắt điện khu vực phía nam quận Manhattan và ra lệnh cho 375.000 người ở vùng đất thấp phải di tản. Lần đầu tiên thị trường chứng khoán ở Wall Street phải đóng cửa bất ngờ, kể từ khi có vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001.

Theo các chuyên gia, siêu bão “Sandy” có thể khiến cho nước Mỹ thiệt hại tới 20 tỷ USD. 

Bão Sandy đã giết chết ít nhất 65 người trong vùng biển Caribê, trước khi di chuyển đến Mỹ.
Sau đây là một số hình ảnh về miền Đông nước Mỹ trong siêu bão “Sandy”: 

Sóng biển tràn vào ở Bridgeport, Connecticut. Ảnh AP

Xe cộ chật vật đi trong mưa bão ở Southampton, New York. Ảnh REUTERS

Siêu bão "Sandy" hoành hành ở Atlantic City. Ảnh AFP

Nước tràn ngập Southhampton, New York. Ảnh AP

Cảnh ngập lụt ở Delaware.  Ảnh AP 

Sông Hudson ở New York; Nước ngập tràn bờ. Ảnh AP

Dưới chân cây cầu treo nổi tiếng ở New York.  Ảnh AP

Nước tràn vào hệ thống đường tàu điện ngầm New York. Ảnh AP

Atlantic City biến thành thành phố Atlantis bị chìm trong nước biển. Ảnh AP

Cần cẩu gãy gục ở New York. Ảnh REUTERS

Cây đổ ở New York.  Ảnh REUTERS

Hệ thống giao thông công cộng tê liệt, sàn chứng khoán New York 
không một bóng người. Ảnh AP



Minh Châu (theo Spiegel.de)
 Thứ Ba, 30/10/2012, 14:35 (GMT+7)
"Tham nhũng, lãng phí là hai kẻ đồng hành, đồng lõa"
TTO - Sáng nay 30-10, Quốc hội đã bắt đầu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013.
Gần 500 hộ dân ở xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) đang sống lay lắt ngay trên mảnh đất của mình".  Ảnh: Ông Đoàn Văn Mười Một chấp nhận bỏ công làm lời để cải tạo ruộng lúa đã bỏ hoang mấy năm nay vì dự án “treo”- Ảnh: THÚY HẰNG

Vào đầu phiên thảo luận, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến đã đề cập đến hai vấn đề nóng là tham nhũng và lãng phí. Ông Tiến nói: “Tham nhũng, lãng phí là anh em sinh đôi, hai kẻ đồng hành đồng lõa cùng hội cùng thuyền. Tham nhũng là ma thuật biến tài sản công thành tài sản tư, biến đất công thành đất tư, tiền công thành tiền tư, nhà công vụ thành nhà tư vụ, gây thất thoát lãng phí cả trăm nghìn tỉ đồng ngân sách nhà nước. Quốc nạn tham nhũng làm khuynh đảo chính sách, thao túng quyền lực, tha hóa con người, giảm sút lòng tin, suy kiệt nhựa sống xã hội. Hàng chục tập đoàn, tổng công ty, hàng trăm doanh nghiệp nhà nước do tham nhũng thất thoát, do năng lực quản trị kém thì hoặc đột quỵ hoặc chết lâm sàng. Công ty giải thể kéo theo hàng chục vạn lao động lao đao, ở công ty mất việc làm, về quê mất đất. Đi vướng núi về mắc sông, không chừng sa vào cạm bẫy trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội và thành tội phạm”.
Ông Tiến cho rằng chưa tính các tập đoàn, tổng công ty khác, riêng Vinashin đã có trên 40 nghìn tỉ nợ nước ngoài, hơn 60 nghìn tỉ nợ trong nước. Trong khi đầu tư một phòng học theo chương trình kiên cố hóa chỉ là 500 triệu. Suất đầu tư 1 nhà văn hóa là 1 tỉ đồng. Số tiền nợ của Vinashin tương đương với việc xây thêm 214.000 phòng học, 107.000 nhà văn hóa, 53.000 trạm xá xã. Trong khi cả nước có 11.000 xã phường thì mỗi xã phường có thêm 20 phòng học, 10 nhà văn hóa, 5 trạm xá và chúng ta không phải lùi hạn tăng lương vì không bố trí được nguồn.
Ông Tiến nhấn mạnh: “Ta thường lên án gay gắt mạnh mẽ hành vi tham nhũng nhưng thất thoát do lãng phí lên tới rất nhiều thì ta lại nương tay, xem nhẹ. Hầu như chưa có ai bị đưa ra xét xử vì hành vi lãng phí. Tham nhũng bị coi là tội phạm trong khi lãng phí chỉ được xem là khuyết điểm. Đầu tư lãng phí cả trăm ngàn đôla vào khu công nghiệp, sân bay, khu chế xuất không hiệu quả thì chỉ bị nhắc nhở hoặc rút kinh nghiệm. Lãng phí muôn hình vạn trạng ở khắp nơi. Lãng phí trong sử dụng ngân sách, trong quản lý đất đai, mua sắm tài sản, trong sử dụng đất đai, mua sắm tài nguyên. Đó là lãng phí hữu hình. Rồi lãng phí vô hình trong khai thác nguồn nhân lực, lãng phí chất xám. Như hàng trăm nghìn luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp nhà nước đóng bìa cứng hoành tráng, xếp ngăn nắp như vật trang trí trong các viện nghiên cứu. Chưa đầy 1/3 kết quả được áp dụng vào thực tế. Rồi lãng phí trong quy hoạch do thiếu tầm nhìn xa, thiếu tính dự báo không nắm bắt được nhu cầu thị trường. Bao nhiêu ximăng sắt thép đang nằm ế ẩm dãi dầu trong các kho bãi chờ lưu thông. Rồi đất sản xuất bị hoang hóa nhiều năm nay. Hàng trăm ngàn tỉ lẽ ra được sinh sôi từ đất thì lại lãng phí chôn vùi ở trong đất”.
Tiếp theo ông Lê Như Tiến, bài phát biểu của phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng gây sự chú ý khi đề cập đến vấn đề kinh doanh xăng dầu. Bà Nga nói: “Chúng tôi ghi nhận những cố gắng của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương trong quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, thực tiễn đã phát sinh nhiều bất cập trên nhiều mặt. Kinh doanh xăng dầu đang được thực hiện theo Nghị định 84 nhưng khi thực hiện người dân, doanh nghiệp đầy bức xúc. Giá tăng nhanh, giảm chậm, chất lượng xăng dầu kém, đại lý kêu lỗ, quản lý ngày càng lúng túng, ngân sách nhà nước thất thu. Nhiều quy định của Luật cạnh tranh, Luật hải quan, Luật phòng chống tham nhũng... không được chấp hành nghiêm. Hiếm có một lĩnh vực nào mà các bên liên quan có nhiều bức xúc đến như vậy. Lời hứa sửa đổi Nghị định 84 của 2 bộ trưởng Công thương và Tài chính đưa ra cách đây 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện”.
Bên cạnh hai ý kiến nêu trên, trong thảo luận, nhiều vị đại biểu đã đề cập đến vấn đề nợ xấu, hàng tồn kho, quản lý vàng... Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) đề xuất cần có những giải pháp, chính sách để phục hồi sản xuất kinh doanh, lấy lại niềm tin thị trường. “Nợ xấu là vòng kim cô, không phá được cái này thì không bao giờ xử lý được vấn đề vốn. Cần tăng tín dụng tiêu dùng, làm ấm dần thị trường bất động sản. Đề nghị thành lập ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu” - ông Lịch nói.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cho rằng dự kiến thành lập công ty mua bán nợ cũng chỉ là chuyển nợ từ ngân hàng ra khỏi ngân hàng, đã đến lúc phải xem xét kích cầu đối với nền kinh tế.
Đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) đề cập đến vấn đề Thủ tướng Chính phủ đã nhận lỗi trước Quốc hội, nhưng chưa thấy lãnh đạo các bộ ngành công khai nhận trách nhiệm.
Chiều nay 30-10, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường.
VÕ VĂN THÀNH 
Chính sách đối với vàng thất bại?
Diễn biến thị trường vàng trong nước vừa qua khiến chúng ta không khỏi lo ngại vì các chính sách không đạt được mong muốn, nếu không nói là thất bại. Thị trường vàng không ổn định, giá cả lên xuống thất thường, giá vàng trong nước không được liên thông với thị trường vàng quốc tế, luôn cao hơn giá vàng thế giới trên 3 triệu đồng.
Việc chọn thương hiệu SJC độc quyền đã tạo ra khoảng cách giữa vàng miếng SJC với các thương hiệu vàng miếng khác mỗi lượng từ vài trăm ngàn đồng đến 2 triệu đồng, gây thiệt hại to lớn cho người dân và các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khi sở hữu vàng miếng có chất lượng giống nhau nhưng thương hiệu khác nhau, chỉ một quyết định của Nhà nước, người dân đã mất đi một số tiền không nhỏ. Tại sao NHNN không đặt ra khoảng thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm để chuyển đổi tất cả các thương hiệu vàng khác sang vàng SJC, bằng cách mua lại của người dân theo giá vàng SJC trên thị trường có tính đầy đủ các loại phí cần thiết.
Có ý kiến cho rằng với việc độc quyền thương hiệu vàng SJC, tổ chức có thẩm quyền chỉ cần bỏ ra 50.000 đồng để dập lại vàng thương hiệu SJC thì đã tạo ra lợi nhuận 1-2 triệu đồng. Đây thật sự là câu hỏi mà người dân cần có sự trả lời từ NHNN. Chính phủ cần chỉ đạo giám sát chặt chẽ công tác quản lý thị trường vàng. 
Đại biểu La Ngọc Thoáng (Cao Bằng)
Vì sao Tổng thống Obama có nhiều khả năng tái đắc cử?
Cập nhật lúc :1:01 PM, 30/10/2012
Có nhiều lý do khách quan và chủ quan đang ủng hộ cho Barack Obama trên con đường tái tranh cử chức tổng thống Mỹ.

Lịch sử và các con số đều nghiêng về đương kim Tổng thống Obama. 
Ảnh minnpost.com

Những lập luận này dựa trên các yếu tố lịch sử, con người và chính những gì mà Tổng thống Obama đã thể hiện trong suốt 4 năm tại vị của mình cũng như những ngày tháng tranh cử vừa qua.

Lịch sử và các con số ủng hộ Obama

Trong hơn 14 lần bầu cử tổng thống Mỹ có sự tham gia của đương kim tổng thống thì có đến 10 lần các vị đương kim tổng thống đều tái đắc cử. Gần đây nhất là có hai vị tổng thống đã tại vị hai nhiệm kỳ liên tiếp. Đó là Bill Clinton, làm tổng thống từ năm 1993- 2001 và ông George W. Bush làm tổng thống từ năm 2001 – 2009. Người ta tin rằng với Barack Obama, lịch sử sẽ được lặp lại.

Obama là vị tổng thống gốc châu Phi đầu tiên lên nắm quyền cao nhất ở Nhà Trắng. Với những gì ông đã làm được dù chưa hoàn toàn tốt nhưng cũng đã đưa Mỹ thoát khỏi những khủng hoảng lớn là di sản mà tổng thống tiền nhiệm George W. Bush để lại.

Theo các cuộc thăm dò trong suốt quá trình diễn ra tranh cử tổng thống, Obama thường giành lợi thế trước đối thủ Mitt Romney ít nhất 3 điểm. 

Trong các ngày diễn ra bầu cử sớm vào cuối tuần qua, các con số chỉ ra rằng Obama đang chiếm lợi thế với 54% phiếu bầu ủng hộ ông, còn Romney chỉ đạt số phiếu bầu là 37%.

Đã có 40% cử tri Mỹ tham gia bầu cử sớm, và với số 60% cử tri còn lại tại các bang có tính quyết định của Mỹ, con số phiếu bầu sẽ có ít thay đổi, nếu không có những sự kiện mang tính bất ngờ.

Chính sách phát triển nước Mỹ

Obama có một lập trường chính trị khá trung dung giống với cựu Tổng thống Bill Cliton và hầu hết các đảng viên đảng Dân chủ khác. Trước khi đắc cử tổng thống, ông kịch liệt phản đối các chính sách ngoại giao cũng như chính sách đối nội có xu hướng cực đoan của Tổng thống George W. Bush.

Về đối ngoại, ông chỉ trích các cuộc chiến trên chiến trường Trung Đông. Trong thời gian bốn năm ngồi ở Nhà Trắng, ông đã nỗ lực thúc đẩy quá trình rút quân ở Afghanistan và Iraq. Mỹ đã cho rút hơn 33.000 quân lính ở Afghanistan tính đến cuối tháng Chín năm nay và khoảng 5.000 quân ra khỏi Iraq từ hồi cuối năm ngoái. Dự tính đến cuối năm 2014, Obama sẽ cho rút toàn bộ số quân lính tại hai nước này trở về Mỹ, chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn 10 năm qua khiến cho người dân Mỹ cảm thấy bất an và mệt mỏi.

Ông có một thái độ khá ôn hòa với các nước đối trọng như Nga, Trung Quốc. Tuy thể hiện sự cứng rắn trên chính trường thế giới nhằm khẳng định vị thế đứng đầu của Mỹ, Obama vẫn đưa ra những quan điểm hợp tác có lợi với các bên để phát triển các chính sách đối nội cũng như đối ngoại.

Trong những năm gần đây, Mỹ và chính quyền của Obama thúc đẩy các mối quan tâm về điểm nóng mới của thế giới là châu Á, tăng cường ảnh hưởng và sức mạnh quân sự tại đây theo các thỏa thuận song phương cũng như các mục đích phát triển khác tại khu vực này.

Về chính sách đối nội, Obama dù chưa thực sự làm hài lòng người dân Mỹ trong bốn năm qua. Nhưng với một di sản tồi tệ khổng lồ mà người tiền nhiệm để lại, những biện pháp của Obama được coi là những cú hích chậm chạp đối với nền kinh tế ì ạch của Mỹ để nhích từng bước một trên con đường hồi phục.

Mức tăng trưởng việc làm ở mức 4,4 triệu lao động trong các ngành nghề mới, giúp giảm thất nghiệp xuống còn 7,4% so với mức hơn 10% từ khi ông nhậm chức. Người ta tin rằng con số lao động sẽ tăng lên nữa nếu như Obama có nhiều thời gian hơn để chèo lái con thuyền kinh tế nước Mỹ.

Obama cũng đã có những thành công nhất định đối với nền kinh tế nước Mỹ như quyết định bảo trợ ngành công nghiệp ô tô nước này thoát khỏi khủng hoảng với những gói hỗ trợ khổng lồ lên đến hàng chục tỷ USD. Trước khi nhậm chức, ngành công nghiệp ô tô nước Mỹ rơi vào khủng hoảng trầm trọng, điển hình là hai tập đoàn khổng lồ General Motor và Chrysler đã phải nộp đơn lên Tòa án Mỹ để xin bảo hộ phá sản.

 Khi Obama lên làm tổng thống đã vực dậy ngành công nghiệp mũi nhọn này của nước Mỹ. Hai tập đoàn General Motors và Chrysler chỉ sau hơn một năm nhận được các gói cứu trợ không những đã trả lại khoản nợ chính phủ lần lượt là 23 tỷ và 10,3 tỷ USD, khi kinh doanh có lãi trở lại. Và ngành công nghiệp ô tô nước này hiện nay đang là một trong những lĩnh vực tạo ra nhiều công ăn việc làm mới hơn cho người lao động Mỹ.

Obama cũng tỏ ra quan tâm đến đời sống người dân lao động nhiều hơn so với đối thủ của mình, ông Mitt Romney. Ông quan tâm đến các chính sách y tế, các vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới và chưa hề tạo ra “ác cảm” nào từ người dân như là ứng cử viên Đảng Cộng hòa ( Ông Romney đã từng gặp nhiều phản ứng gay gắt trong việc phủ nhận hỗ trợ các vấn đề sức khỏe sinh sản và phụ nữ).

Tranh luận ứng cử viên tổng thống
Ba cuộc tranh luận đã được tường thuật trực tiếp trên truyền hình trong tháng Mười với kết quả Obama thắng 2-. Mitt Romney rõ ràng đã có ưu thế khi nói về các chính sách phát triển kinh tế Mỹ, điều mà người dân nước này quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng Mitt Romney khó có thể đưa ra được những chính sách để làm lợi cho người dân gặp khó khăn khủng hoảng nhưng lại là những người tạo ra đồng tiền làm giàu cho nước Mỹ.

Hai cuộc tranh luận còn lại, Obama đã thể hiện tốt hơn về các chính sách đối nội và đối ngoại. Với những kinh nghiệm có được trong suốt nhiệm kỳ tổng thống bốn năm qua, Obama đã khẳng định được những gì mà ông đã làm là một phần trong quá trình hồi phục kéo dài cả thập kỷ. Và ông đem lại một niềm tin rằng nhiệm kỳ thứ nhất của ông là sự khởi động cho quá trình, còn nhiệm kỳ thứ hai chính là bước thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của nước Mỹ.

Lòng dân
Obama trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2008 trong niềm tin lớn của người dân Mỹ về một sự thay đổi thần kỳ cho nước này sau gần 8 năm chìm trong các sai lầm của vị cựu tổng thống George W. Bush. Những khó khăn kéo dài trước đó đã khiến cho niềm tin của người dân Mỹ trở nên bùng nổ bởi một “biểu tượng cho sự thay đổi” mới đến.

Yếu tố “lạ” của Barack Obama đã kết thúc, ít nhiều niềm tin này đã bị phai nhạt và sự nghi ngờ dành cho ông tăng lên. Nhưng đó không phải là dấu chấm hết cho Obama.

Di sản tồi tệ mà cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush là quá lớn, cộng với những quan điểm có xu hướng theo chủ nghĩa cực đoan của ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney sẽ khiến cho người dân Mỹ cảm thấy lo lắng về một George W. Bush thứ hai và một thời kỳ đen tối sẽ trở lại với nước Mỹ như lúc ông này tại vị.

Người dân Mỹ đã quá mệt mỏi với khủng hoảng và suy thoái kinh tế và hết kiên nhẫn với sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo của nước này. Điều họ cần nhất lúc này là những kết quả tích cực nhìn thấy được trong việc tạo ra công ăn việc làm, phân phối lại tài sản hợp lý và giảm khoảng cách giàu nghèo. Ít nhất, Obama cũng thể hiện được rằng ông đang đứng về phía tầng lớp trung lưu và làm mọi việc để tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho người lao động chứ không để lộ những hớ hênh xem thường tầng lớp này như đối thủ Mitt Romney của mình.

Người dân Mỹ có quyền lựa chọn người đứng đầu đất nước theo ý mình, vì thế, họ sẽ tỏ ra cẩn trọng cho lá phiếu của năm nay. Dù bỏ phiếu cho Barack Obama hay Mitt Romney, điều lớn nhất mà người dân Mỹ bận tâm hiện nay không phải là các chính sách đối ngoại bành trướng mà chính là những vấn đề sát thực nhất, việc làm và điều kiện sống. Vì thế, nếu như ứng cử viên nào thể hiện tốt nhất cả trong lời nói lẫn hành động, ứng cử viên đó sẽ dành được số phiếu bầu cao hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm