Cưới đâu phải cứ đông là vui-ngày, 08/10/12 thứ hai


Ngày 8/10/12 thứ hai ngày 23/8/NT; VTH còn 78 ngày đến U 60, Bầm ngồi trông nhà cùng 3 Capi, gửi ATM khu nhà Chung LL 20$ cho em Tường cho khách quan, hoàn thiện thiếp hai nhà chuẩn bị in, chỉnh sửa bổ sung các trang trên W lưu nóng khá thuận tiện...
1.                             "Học rộng điều gì không bằng hiểu rành điều ấy. Hiểu rành điều ấy không bằng thực hành điều ấy." Châu Hy
2.                             "Đừng để một rắc rối nhỏ xúc phạm một tình bạn tuyệt vời" ST
3.                             Sự khờ khạo đôi khi có ích trong cuộc sống, Cơ hội là cái mà bạn phải phấn đấu đến cùng. B. Gates

Cưới đâu phải cứ đông là vui

 - “Hôm tổ chức đám cưới cho con trai đầu, gia đình tôi cũng chỉ mời 150 khách tương đương với 25 mâm cỗ, còn lại là mời tiệc trà để bà con, bạn bè đến chia vui cùng với gia đình. Như thế, tôi thấy vui vẻ và tình cảm hơn nhiều” - bà Trần Thị Tuyết, Thượng tá, Chi hội trưởng Hội phụ nữ Tổ dân phố số 13 - phường Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội nói.

Đám cưới đơn giản: vui vẻ và rất tình cảm 


“Theo quy định của quận Hà Đông về vấn đề tổ chức việc cưới, việc tang theo nếp sống văn minh mới (áp dụng từ năm 2009) thì mỗi gia đình khi tổ chức việc cưới không được mời quá 40 mâm, mỗi mâm không quá 6 người tức là tương đương với 240 khách. Tuy nhiên khi tổ chức đám cưới cho con trai đầu, gia đình chúng tôi cũng chỉ mời 150 khách tương đương với 25 mâm cỗ. Còn lại chúng tôi mời bà con, bạn bè tới dự tiệc trà để chia vui với gia đình. Như vậy, ai cũng thấy vui vẻ và tình cảm hơn nhiều” - Bà Tuyết nói. 
Bà Trần Thị Tuyết: Tổ chức đám cưới đơn giản, gọn nhẹ thì hàng xóm bạn bè không phải lo ngay ngáy mỗi khi nghe tin sắp có đám.

Theo bà Tuyết, việc tổ chức đám cưới đơn giản, gọn nhẹ như vậy không chỉ giúp cho gia đình đỡ vất vả và tốn kém, mà còn tiết kiệm hơn cho bà con, bạn bè. Và sau đám cưới, gia chủ không phải nai lưng ra để trả nợ, cũng như làng xóm, bạn bè không phải lo ngay ngáy mỗi khi nghe tin, nhà ông A, bà B lại sắp có đám.

Đồng ý với quan điểm này, ông Phạm Luyện, nguyên là cán bộ Học viện Chính trị, Tổ trưởng tổ dân phố số 13 (Ngô Quyền - Hà Đông) cũng cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương và quy định về đám cưới văn minh, tiết kiệm. Đám cưới của 2 cô con gái, gia đình chúng tôi cũng tổ chức rất gọn nhẹ.

Đám cưới cô con gái thứ nhất, tôi chỉ tổ chức 20 mâm cỗ, đến cô con gái út, vừa tổ chức đám cưới mới đây, tôi cũng chỉ mời trên 30 mâm cỗ, tương đương với khoảng 200 khách. Và tôi thấy như vậy là rất hợp tình hợp lý”.

“Từ trước đến nay, người dân mình thường có quan niệm, “mâm cao cỗ đầy”, đám cưới là chuyện hệ trọng cả đời nên gia đình nào cũng muốn làm to, làm sang, tổ chức linh đình và mời thật nhiều khách. Rồi lại thêm quan niệm “trả nợ miêng”, người ta mời mình, chẳng lẽ đến mình lại không mời người ta, thế nên người nọ lại phải theo người kia. Kết quả là, đám cưới trở thành đám lo. Không chỉ gia chủ lo, mà bà con, bạn bè, anh em, họ hàng cũng lo.

Đấy là chưa kể, vào mùa cưới xin, một tháng có khi gia đình phải nhận được đến 5, 7 thiệp mời. Không đi thì áy này, mà đi thì cũng ngại.

Có những đám cưới, gia chủ còn tổ chức ở nhà hàng sang trọng, mỗi mâm cỗ trị giá đến hàng triệu, thậm chí là năm bảy triệu. Người đến ăn, mừng ít thì thấy không đành lòng, mà mừng nhiều, mừng làm sao cho đủ tiền cỗ của người ta thì... lấy đâu ra” - ông Luyện chia sẻ.

Theo lời ông Luyện, ở khu phố của ông, khi một nhà có đám cưới hỏi, thì bà con làng xóm, bạn bè, các mối quan hệ xã hội thường được mời đến dự tiệc trà (hay còn gọi là tiệc ngọt). Bữa tiệc này sẽ được gia chủ chuẩn bị những đồ ăn ngọt bao gồm: nước ngọt, mấy chai bia, một ít bánh kẹo, cộng thêm hạt bí, hạt hướng dương ... để mọi người đến trò chuyện, chia vui cùng với gia đình. 
Ông Phạm Luyện và tấm thiệp cưới mời tham dự tiệc trà.

“Tham dự bữa tiệc này, tuy đơn giản nhưng ai cũng thấy vui, vì bên cạnh lý do kinh tế, thì khi tham gia bữa tiệc này, mọi người còn có thời gian ngồi nói với nhau câu chuyện, hỏi han và quan tâm đến nhau. Chứ đến ăn cỗ cưới, lúc nào cũng vội vội, vàng vàng, có khi còn không kịp nói với gia chủ câu nào đã ra về” - ông Luyện nói thêm.

Quy định mới, dần dần rồi sẽ quen


“Ngay từ khi “Chương trình 06” của quận Hà Đông ban hành năm 2009 về quy định thực hiện việc cưới, việc tang, việc lễ hội theo nếp sống văn minh mới với nội dung và các chế tài cụ thể, là cán bộ tổ dân phố, chúng tôi đã tiến hành tuyên truyền đến bà con nhân dân. Tuy nhiên thời gian đầu, việc động viên bà con thực hiện theo nếp sống mới gặp khá nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là do bà con vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm “trả nợ miệng” như tôi đã nói ở trên nên việc bỗng nhiên cắt giảm lượng khách mời khiến khá nhiều bà con băn khoăn.

Tuy nhiên, khoảng 1 năm sau thì việc thực hiện đã đi vào nề nếp.

Hiện tại, bà con trong khu phố đã quen với việc tổ chức việc cưới đơn giản mà tiết kiệm. Thậm chí, khi một gia đình tổ chức tiệc cưới quá quy định, quá to và quá sang còn bị nhiều bà con khác góp ý”, ông Luyện nói.

Vũ Lụa

Nỗi niềm gái...ế

Xã hội hiện nay xuất hiện nhiều cô gái tuổi đã toan về già nhưng vẫn đi về lẻ bóng. Gắn với các cô gái này là nhiều câu chuyện buồn vui đầy thú vị.
Vì sao tôi muộn chồng?

Trả lời cho một khảo sát có nội dung như trên tại một mạng xã hội chuyên dành cho phụ nữ, cô Lê Mỹ Thanh, 34 tuổi, ngụ Nguyễn Văn Đậu, Bình Thạnh, TPHCM chia sẻ: "Tôi trải qua ba mối tình. Anh đầu tiên là thời mới ra trường, tình yêu vụng dại, được hai năm thì chỉ vì một giận dỗi vu vơ, chúng tôi chia tay. Một năm sau, tôi quen một đồng nghiệp làm chung công ty. Ban đầu tình yêu cũng vui vẻ, hai đứa hợp nhau lắm nhưng đồng nghiệp mà yêu nhau thì nhiều rắc rối, người ta nói ra nói vào, rồi va chạm công việc, dần dà không dung hoà được. Tôi chuyển việc, hai đứa thôi nhau. Đến lần thứ ba, anh này hơn tôi gần mười tuổi, tôi nghĩ là ổn lắm rồi, tính đến chuyện cưới hỏi, thì đùng một cái... vợ cũ anh ta ở quê (chỉ ly thân nhiều năm nhưng chưa li dị) lên quậy. Thế là xong. Lận đận như là cái số trời, giờ tôi xác định chắc mình ở vậy luôn".

Còn chị Phan Thị Thu Thảo, nhân viên kế toán một công ty kinh doanh vàng bạc ở Phú Nhuận thì cho biết lý do: gia đình đông anh em, cha mẹ làm ăn nợ nần, chị cứ phải xoay đầu này đầu nọ, liên tục kiếm chỗ làm lương cao để phụ giúp gia đình, nuôi em út học hành... Không có cả thời gian đi chơi chứ nói gì đến yêu đương. Khi nhìn lại đã thấy mình ba lăm, mặt mũi người ngợm xơ xác, chẳng có ai yêu...

Có nhiều lý do để biến những cô gái thanh xuân ngời ngời thành "gái ế" lúc nào không hay, như chuyện của chị Thanh và chị Thảo ở trên. Cũng có lý do nghe thì khôi hài, nhưng không phải là hiếm gặp trong xã hội ngày nay, đó là do... ham chơi. Nhiều cô gái, mải vui bạn bè, hoặc do đam mê những thú vui riêng mà... quên cả chuyện yêu đương, chồng con.

Tô Thuý Linh, hoạ sĩ thiết kế làm việc tự do năm nay đã bốn mươi. Tuổi trẻ của mình, cô dành cho những chuyến du lịch "bụi" đường dài. Sắm một cái máy ảnh bán chuyên nghiệp và một số "đồ nghề" khác", cô lặn lội khắp đất nước, từ cổng trời Mèo Vạc cho đến cuối trời nơi đất Mũi, từ Tây nguyên hoang sơ đến những bãi biển miền Trung lồng lộng nắng gió. Kho ảnh của Linh ngày càng dày thêm, thuận chiều với những mối tình chia ly của cô ngày một nhiều. Không phải cô quên yêu, cô cũng yêu nhiều, yêu say đắm, nhưng không người đàn ông nào chịu nổi một người đàn bà chưa từng nghĩ đến chuyện dừng chân lại.

Một số lý do "mang tính thời đại" khác, khá phổ biến, phải nói đến "mê phấn đấu sự nghiệp", "hội chứng chán đàn ông" và "không có cơ hội". Ngày càng nhiều người phụ nữ thành đạt, mải mê cho sự học, cho công danh, đến khi ngoảnh lại đã thấy mình "tuổi băm", nhìn quanh thì toàn thấy đàn ông thấp kém hơn mình, nhìn lên thì đàn ông giỏi đã có gia đình... Lại nữa, trong một xã hội ngồn ngộn thông tin, ngươi phụ nữ có "quyền được biết" hơn xưa rất nhiều, thì sự thất vọng cũng nhiều hơn. Chính những thất vọng đó, cùng với những điều trông thấy trước mắt hoặc tự trải nghiệm đã khiến nhiều người nảy sinh tâm lý "chán đàn ông, sợ đàn ông", và chạy trốn hôn nhân.

Lại cũng có nhiều người phụ nữ, ra trường, đi làm trong những môi trường hạn chế giao tiếp, chỉ toàn cùng giới, cứ miệt mài như vậy, rồi do nhút nhát, không dám tự tạo cơ hội để mở rộng quan hệ, để tìm kiếm, mà rồi trở thành "gái ế".

"Gái ế" cũng lắm niềm vui
Áp lực lớn nhất khi bạn đang là một cô "gái ế", đó không phải là sự thiếu vắng một gia đình đầm ấm, hay chạnh lòng trước hạnh phúc của người khác, mà là "yếu tố ngoại cảnh". Đó là lời than vãn, hối thúc của gia đình, là những câu hỏi thường trực của người đối diện: Sao giờ vẫn chưa chồng?

Ngoài những điều ấy ra, thì "gái ế" không có gì là bất hạnh, thậm chí, xét ở một khía cạnh nào đó, họ hạnh phúc hơn rất nhiều người phụ nữ đã có gia đình. Họ có sự tự do và thời gian để làm điều mình mong muốn. Họ không bị những áp lực và vất vả chờ mình ở nhà sau mỗi ngày làm việc.

Như là một sự bù đắp của số phận, các cô "gái ế" ngày nay thường tạo cho mình một cuộc sống tươi tắn, rộn ràng, ít buồn tẻ, và họ có đủ phương tiện cũng nhưý chí để làm được điều đó. Một cái hay nữa là, các "gái ế" thường tìm thấy nhau để thành một hội, chia sẻ vui buồn, cùng nhau tận hưởng niềm vui cuộc sống.

Trên facebook, có rất nhiều hội được lập ra bởi các cô "gái ế", với những cái tên mang tính tự trào khiến người khác phải bật cười: Hội những cô gái ế đang sốt ruột; Hội gái ế nhưng không sốt ruột; Hội gái ế vì ham chơi; Hội ế vì... kén...

My Hoa, ngụ Lê Văn Sỹ, Phú Nhuận thì có hẳn một nhóm bạn 5 người, toàn "gái ế", đều là những cô gái học với nhau từ thuở trung học. "Đến giờ vẫn chưa đứa nào có gia đình, cũng không có người yêu nốt. Mỗi người một lý do. Đứa thì bị phản bội, rồi chán yêu, đứa vì gánh nặng gia đình, đứa thì không có cơ hội tiếp xúc nhiều... Gặp nhau suốt, nhưng chưa bao giờ mở miệng than thở chuyện muộn chồng. Đơn giản vì tụi mình cảm thấy vui và hài lòng với cuộc sống hiện tại. Khi chạnh buồn, gọi một tiếng, lập tức có nhau, là hết buồn ngay.” – cô chia sẻ.

Tất nhiên, nếu nói không buồn, không chạnh lòng, không đôi khi thở dài mơ ước thầm, thì đó sẽ là nói dối. Trong các cô "gái ế" vẫn đôi lần nhói lòng vì một cảnh gia đình ấm áp, vì một khao khát tiếng trẻ thơ gọi mẹ. Cũng không thoát khỏi đôi lúc lạnh lẽo khi nhìn những đôi tình nhân tay trong tay, nhất là vào những dịp người ta cần có đôi.
(Theo PLVN)
Lễ rước dâu bằng xe công nông ở Hà Nội
TPO - Không dàn siêu xe, không đình đám như nhiều đám cưới được tổ chức, màn rước dâu bằng xe công nông ở huyện Hoài Đức, Hà Nội vẫn đầy thi vị, lãng mạn.
Chiếc xe điện màu trắng chú rể tự lái chở cô dâu và năm chiếc xe công nông chở hàng trăm khách
Chiếc xe điện màu trắng chú rể tự lái chở cô dâu và năm chiếc xe công nông chở hàng trăm khách. Ảnh: Đỗ Hợp
Trong lúc nhiều bạn trẻ tổ chức đám cưới với quy mô hoành tráng, thì cô dâu chú rể ở ngoại thành Hà Nội này lại có cách đón dâu khá đặc biệt, vừa đơn giản, tiết kiệm với màn rước dâu bằng xe điện, xe công nông.
Dàn xe công nông đợi để chở bạn bè, anh em của cô dâu và chú rể
Dàn xe công nông đợi để chở bạn bè, anh em của cô dâu và chú rể.
Chiếc xe công nông hằng ngày là phương tiện dùng để phục vụ cho sản xuất, nhưng nay chiếc xe công nông này được dùng để làm phương tiện để cùng rước dâu.
Xe rước dâu được trang trí xung quanh bằng bóng bay, một hình trái tim lớn được kết bằng hoa hồng ở đằng trước và bên thân xe. Chú rể là người lái xe còn cô dâu đứng bên cạnh.
Cô dâu chú rể trong chiếc xe điện ấn tượng và năm chiếc xe công nông
Cô dâu chú rể trong chiếc xe điện ấn tượng và năm chiếc xe công nông.
Bạn bè, anh em của cô dâu chú rể được chở trên chiếc xe công nông có gắn đầy bóng bay, hoa hồng và hai hàng nghế nhựa. Đặc biệt, trên đầu xe còn có một bông hoa hồng thắm và hai chiếc kẹo.
Bóng bay, hoa hồng và kẹo.
Chàng lái xe bên chiếc xe trang trí rất ấn tượng với bóng bay, hoa hồng và kẹo.
Đầu chiếc xe công nông được trang trí đẹp mắt
Đầu chiếc xe công nông được trang trí đẹp mắt.
Toàn cảnh xe điện và xe công nông để rước dâu
Toàn cảnh xe điện và xe công nông để rước dâu.
Có cả phù dâu mặc váy trắng
Có cả phù dâu và phù rể ngồi đợi trên xe
 
Cô dâu hạnh phúc bên dàn
Cô dâu cười tươi bên dàn "siêu xe mui trần".

Chàng đón nàng về dinh với hàng trăm bạn bè đến chúc phúc
Chàng đón nàng về dinh với hàng trăm bạn bè đến chúc phúc.
"Rước dâu bằng xe ô tô thì rất bình thường. Chồng mình muốn tự lái xe đưa cô dâu trong ngày cưới bằng một chiếc xe đặc biệt. Đón dâu bằng cả năm chiếc xe công nông như thế này thì cả quê mình chưa có đám cưới nào cả. Thật tuyệt vời vì dàn "siêu xe" của mình đi đến đâu là được cổ vũ đến đó"- cô dâu chia sẻ
Đỗ Hợp
Lại xuất hiện năm cơn dư chấn ở Bắc Trà My
Theo báo cáo của UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) sáng 8-10 cho biết, chỉ tính trong đêm 6-10 đến rạng sáng 8-10, trên địa bàn huyện xuất hiện năm cơn dư chấn.
Trong đó, có hai trận động đất xuất hiện vào giữa khuya hôm 6 và rạng sáng 7-10 có cường suất mạnh.
Bí thư Huyện ủy Bắc Trà My, ông Nguyễn Kim Sơn, khẳng định, hai trận động đất nói trên có cường độ mạnh giống như các trận động đất xảy ra hôm 3-9.
Ngay rạng sáng hôm nay, lại xuất hiện thêm hai rung chấn nhưng có cường suất nhẹ quanh khu vực hồ chứa Sông Tranh 2.
Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc cho biết, hai trận rung chấn này có cường suất nhẹ, tuy nhiên cũng đã khiến bà con hoang mang vì động đất xuất hiện ngay giữa mưa lũ.
Hiện tại các xã và huyện đã thành lập các đội, tổ xung kích ứng phó với động đất và lũ tại địa bàn khu dân cư.
Các điểm di chuyển dân đề phòng sự cố đã được xác lập tại các địa phương.
Theo VietNamNet
Không khí lạnh tăng cường xuống Bắc Bộ 
08/10/2012, 09:51 (GMT+7)

Tuần này, không khí lạnh sẽ tăng cường yếu xuống Bắc Bộ, gây mưa vài nơi. Trong khi đó, miền Trung dự báo trời nhiều mây, có mưa rào…

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của rìa tây nam lưỡi áp cao lục địa có cường độ ổn định, sau có khả năng được tăng cường yếu trở lại, từ ngày 08 đến ngày 11/10, các khu vực thuộc Đông Bắc Bộ đêm và sáng nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2, cấp 3. Sau đó, từ ngày 12 đến ngày 17/10, mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ.

Trong khi đó, các khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, ngày 8/10, phía bắc có mưa vài nơi, phía nam có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Gió đông bắc cấp 3.

Ngày 09 và ngày 10, nhiều mây, phía bắc có mưa vài nơi, phía nam có mưa rào và dông rải rác. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3. Từ ngày 11 đến ngày 17, mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ.

Khu vực Nam Bộ, từ ngày 8 đến ngày 10/10, mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, mưa tập trung chủ yếu vào lúc chiều tối và đêm. Gió tây nam cấp 2, cấp 3.

Từ ngày 11 đến ngày 17/10, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió tây nam cấp 2, cấp 3.

Thời tiết các vùng ngày và đêm 8/10:

Phía Tây Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 27 - 30 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 22 - 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 28 - 31 độ C.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Gió đông bắc đến đông cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 25 - 28 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Nhiều mây, phía bắc có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông; phía nam có mưa vài nơi. Phía bắc gió đông, phía nam gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 26 - 29 độ C.

Tây Nguyên: Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Phía bắc gió đông bắc, phía nam gió tây cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 19 - 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 26 - 29 độ C.

Nam Bộ: Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 29 - 32 độ C.

Hà Nội: Nhiều mây, có mưa rào vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 28 - 31 độ C.

 Theo VnMedia


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy