Học cách đối diện với “bão” suy giảm Cập nhật lúc: 10/10/2012
Ngày 10/10/12 thứ tư ngày 25/8/NT;
VTH còn 76 ngày đến U 60, Bầm ngồi trông nhà cùng 3 Capi, Xuống chợ gặp BQL nhờ
viết, gửi thiếp cưới Hải vào tháng tới...trao đổi cùng Chu Trường, in bài mời
cho bà Tháp...
1.
" Nếu không có đàn bà thì đàn ông không ngồi chung với thần
thánh" Ciceron
2.
" Nếu bạn
không nhớ lại những ngày đă qua, bạn sẽ gặp lại ngay những ngày ấy -
G.Santana"
Bảo đảm cung-cầu, bình ổn thị trường những tháng cuối năm
Cập nhật lúc: 10/10/2012-13:42:39
KTĐT - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường, có biện pháp kiểm soát hoạt động phân phối, thu mua hàng hóa nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu của thương nhân nước ngoài gây xáo trộn thị trường trong nước; tăng cường kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về giá, chất lượng sản phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý. Bên cạnh đó, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối hàng hóa, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ thị cũng nêu rõ việc phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, triển khai việc dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường kết hợp hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Đôn đốc và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu dân cư đông, khu công nghiệp, các huyện ngoại thành, vùng sâu vùng xa… nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp. Kết hợp với các chương trình bình ổn và chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, chuẩn bị tốt nguồn hàng chính sách và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết, để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng bị thiệt hại do thiên tai với giá cả hợp lý. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cung ứng điện, có phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, Bộ Công Thương đề nghị rà soát, đánh giá cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm tiến độ sản xuất, nhập khẩu, thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị trường khi cần thiết.
Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào, tiết giảm chi phí để giảm giá thành, giảm áp lực tăng giá hàng hóa; củng cố và phát triển hệ thống phân phối, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, khơi thông đầu ra cho sản phẩm để tiêu thụ. Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ công tác bán hàng, giảm bớt các khâu trung gian nhằm đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng với giá bán hợp lý.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ giám sát chặt chẽ công tác bán hàng, giảm bớt các khâu trung gian nhằm đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng với giá bán hợp lý; Tăng cường hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong ngành trong việc cung ứng và tiêu thụ sản phẩm của nhau.
Cũng theo chỉ thị, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực thực hiện nghiêm túc kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất, tiêu dùng dịp cuối năm 2012, đồng thời có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Thảo Linh
Báo cáo “Triển vọng Kinh tế thế giới 2012” của IMF
Học cách đối diện với “bão” suy giảm
Cập nhật lúc: 10/10/2012-08:22:43
Cập nhật lúc: 10/10/2012-08:22:43
KTĐT - Sáng 9/10, Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) đã chính thức công bố Báo cáo "Triển vọng Kinh tế thế giới 2012". Theo đó, dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục sụt giảm xuống mức chỉ còn 3,3% trong năm 2012 (thấp hơn đáng kể so với dự báo trước đó), nhưng có chiều hướng tăng nhẹ trở lại lên mức 3,6% trong năm 2013.
Trong "cơn bão" của sự suy giảm kinh tế thế giới, nhiều chuyên gia đã đưa ra những nhận định và gợi ý đường hướng phát triển cho nền kinh tế Việt Nam.
Thế giới… “phẳng”
Tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và đang phát triển được cho là giảm đáng kể so với dự báo trước đó vào tháng 4 và tháng 7, chỉ ở mức 5,3% so với 6,2% của cùng kỳ năm trước. Những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil sẽ tiếp tục chỉ đạt được mức tăng trưởng chậm. Thương mại thế giới cũng sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn 3,2% trong năm 2012, so với mức 5,8% của năm ngoái và 12,6% của năm 2010.
Với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc lựa chọn giữa tăng trưởng và lạm phát luôn rất khó khăn. Ảnh: Hùng Huy
"Tăng trưởng kinh tế chậm và không bền vững của các nền kinh tế phát triển đang ảnh hưởng không nhỏ tới các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển thông qua cả hai kênh là thương mại và tài chính; từ đó góp phần phức tạp hóa những khó khăn nội tại của các quốc gia", ông Olivier Blanchard - Chuyên gia Kinh tế trưởng của IMF nhận định.Một số điểm đáng chú ý của báo cáo được đưa ra, đó là những dự báo về sự tăng trưởng trở lại của những nền kinh tế đầu tàu. Tại Mỹ, mức tăng trưởng được dự báo là 2,2% trong năm 2012 và tăng dần đều trong toàn năm 2013 với mức dự báo cuối năm khoảng 2,75%. Cùng với những nỗ lực tái thiết đất nước sau động đất, kinh tế Nhật Bản cũng đạt mức tăng trưởng 2,2%; Con số này dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 1% trong năm 2013. Trong khi đó tại khu vực đồng Euro, tăng trưởng dự báo giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng nhẹ khoảng 0,2% trong năm 2013. Do ảnh hưởng của đồng Euro, hầu hết các nền kinh tế ngoại vi sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, cán cân thương mại được các chuyên gia nhận định là sẽ ổn định và phát triển trở lại trong năm 2013.
Tại khu vực châu Á phát triển, GDP thực sẽ đạt trung bình 6,7% trong năm 2012. Trong khi đó, ở hầu hết các khu vực khác như Trung Đông và Bắc Phi, châu Mỹ Latin, Trung và Đông Âu và tiểu vùng Sahara (châu Phi), nền kinh tế dù có những biến động và không thực sự chắc chắn về sự bền vững, nhưng cũng được dự báo sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2013.
Để tránh những cú sốc
Nhận định về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới đối với Việt Nam, ông John Bluedorn - Kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) cho biết, Việt Nam chỉ là một quốc gia ngoại biên nên không chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến động của đồng Euro. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần chuẩn bị để đối diện với những cú sốc từ bên ngoài. Các quyết sách cần được minh bạch hóa và tiến hành nhanh, giống như cách thức mà những nền kinh tế Đông Âu như Liên Xô (cũ), Ba Lan, Slovenia… từng làm trong khủng hoảng kinh tế những năm 1990.
Ông Sanjay Kalra - Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam cho biết thêm: "Với các quốc gia đang phát triển, việc lựa chọn giữa tăng trưởng và lạm phát luôn rất khó khăn. Cá nhân tôi nghĩ, Việt Nam nên đảm bảo mức lạm phát của quốc gia không vượt quá ngưỡng 10%. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải chuẩn bị để đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn, mà rõ nét nhất hiện nay đó là tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm đối tượng. Điều này có thể gây nên những hệ lụy rất xấu về mặt an sinh xã hội".
TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư bày tỏ quan điểm, kinh tế Việt Nam không chỉ chịu tác động của một "kênh" mà từ nhiều "kênh" khác nhau. Chính vì vậy, cần nghiên cứu chuyên sâu để có hướng giải quyết từng yếu tố ngoại vi và nội tại có tác động tới nền kinh tế. Theo TS Võ Trí Thành, dù quan hệ thương mại Việt Nam - EU chỉ ở mức trung bình (chiếm khoảng 19% GDP), nhưng theo một báo cáo mới đây của IMF và Ngân hàng Thế giới, tác động của sụt giảm kinh tế thế giới tới nghèo đói của các quốc gia Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là rất nghiêm trọng. Điều này có liên quan mật thiết tới các vấn đề về lao động, việc làm và hàng rào kỹ thuật.
Trọng Tùng
Cháy lớn kèm tiếng nổ, một biệt thự ở Pháp Vân bị thiêu rụi
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 3h ngày 10.10, tại căn biệt thự 3 tầng số 4 CT2, N18 đô thị Pháp Vân (Hà Nội).
Theo một số người dân khu vực, ngọn lửa bốc cháy kèm theo những tiếng nổ phát ra từ biệt thự trong khuôn viên 300m2.
Nơi phát hỏa là tại góc tầng 1, sau đó lửa lan rộng lên tầng hai và tầng ba. Chủ nhà và bảo vệ của trường mầm non bên cạnh dùng bình cứu hỏa mini để khống chế đám cháy, nhưng bất thành. Nhiều người dân đã hỗ trợ chủ nhà đập kính để đẩy hai xe ôtô và 3 xe máy ra ngoài an toàn.
Khoảng 30 phút sau, hai xe cứu hỏa tới hiện trường, nhưng cũng phải đến 5h sáng mới khống chế được đám cháy. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi nhiều đồ đạc trong biệt thự. Cửa chính và bancông bằng gỗ, 4 bức tường nhà bị ám khói đen. Tại tầng 1, nhiều vật liệu bằng kính bắn tung tóe.
Vụ hỏa hoạn có thể do tủ lạnh gây ra. Cách đây hai ngày, chủ nhà phát hiện bình gas tủ lạnh bị hở, nhưng chưa kịp khắc phục.
Nơi phát hỏa là tại góc tầng 1, sau đó lửa lan rộng lên tầng hai và tầng ba. Chủ nhà và bảo vệ của trường mầm non bên cạnh dùng bình cứu hỏa mini để khống chế đám cháy, nhưng bất thành. Nhiều người dân đã hỗ trợ chủ nhà đập kính để đẩy hai xe ôtô và 3 xe máy ra ngoài an toàn.
Khoảng 30 phút sau, hai xe cứu hỏa tới hiện trường, nhưng cũng phải đến 5h sáng mới khống chế được đám cháy. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi nhiều đồ đạc trong biệt thự. Cửa chính và bancông bằng gỗ, 4 bức tường nhà bị ám khói đen. Tại tầng 1, nhiều vật liệu bằng kính bắn tung tóe.
Vụ hỏa hoạn có thể do tủ lạnh gây ra. Cách đây hai ngày, chủ nhà phát hiện bình gas tủ lạnh bị hở, nhưng chưa kịp khắc phục.
Nhận xét
Đăng nhận xét