Đang ăn trưa thì rắn hổ mang bò vào nhà 05/08/2012 15:48:37
Ngày 05/8/12 thứ sáu, tức 18/6/NT,
VTH còn 142 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 6 vệ sỹ, hôm nay trời đã
nắng gắt trở lại; Hạnh & Hải đi chơi và về nhà ăn trưa 15:00 PM lại tiếp
tục chương trình, chưa chắc tối đã ăn cơm nhà... Trong khi đó Thao đi làm không
ăn cơm nhà buổi trưa, mình vào cự Tư nghỉ trưa...Tin BBC vỉa hè Xim đưa cho hay
nhà PCA NQ Ngọc Anh bị trộm hai lồng chim quý...
1.
"Những
cuộc tình như nấm, khi ta khám phá chúng bị nhiễm độc thì đã trễ." Tristan Bernard
2.
" Đàn bà sống lâu hơn đàn ông, nhất là khi
họ góa chồng. Georges Clemenceau
3.
"Chúng tôi luôn
luôn yêu những người ngưỡng mộ chúng tôi, chúng tôi không phải luôn luôn yêu thươngnhững người mà chúng ta ngưỡng mộ ~ Francoisde La Rochefoucauld
CHỜ
Năm nay Giôn đẻ bốn con
Có đực, có cái, không còn như xưa
Hoa thì cũng chẳng phải mơ
Đã thi đua nở, để chờ lời khen
Sân nhà đã được nâng lên
Mùa Xoài thu hái, giữ yên cõi bờ
Ngoài nhà SÓI cũng thi đua
Bệnh nặng tưởng chết, bây giờ lớn khôn
Mười chín tháng ba, ngày buồn
Phúc thẩm y án, với liền bốn năm
Mọi người họ đều nghĩ rằng
Gặp lại tôi với bốn năm xa vời
Mẹ để cho ai chăm nuôi
Cửa nhà ai quản, lương thời ai cho...
"Lênh đên qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm"
Vâng, tôi không thể ngồi yên
Nói lên tiếng nói, đến miền xa xôi
Quốc hội ơi, Tối cao ơi!
Hãy đưa vụ án, về nơi khởi nguồn
Tháng năm, nhận giấy báo luôn
Tôi chờ bốn tháng, lời tuôn đơn này*
Tiên lượng hai tám lăm đây
Khoản ba, để có tháng ngày như xưa
Điều tra lại, chúng tôi chờ...
Vũ Tản Hồng
* Đơn dự thảo
đánh giá quá trình 7 năm của vụ án cháy chợ Nghệ, với 5 điểm đề nghị cùng các
cơ quan thị xã từ viết xong ngày 03/8/12 cùng Thư cám ơn gửi hai phường Lê Lợi
- Ngô Quyền & nhân dân thị xã...
* Viết tại 11
Phó Đức Chính ngày 05 tháng 8 năm 2012 hồi 16:18 PM, tg Vũ Tản Hồng.
* Cửa biển Thần Phù xưa ở giữa Ninh Bình và Thanh Hóa. Nơi đây sóng gió dữ nên có câu ca dao: "Lênh đênh qua cửa Thần Phù, Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm". Cửa biển nay đã bị bồi lấp. Vua làm bài thơ này trên đường đi đánh Chiêm Thành vào năm 1471.
Đám cháy bùng phát dữ dội (Ảnh CTV)
Nhận được tin báo cháy, Cảnh sát PCCC đã điều động nhiều xe cứu hỏa
đến hiện trường tổ chức cứu chữa, tuy nhiên, do đám cháy quá lớn, phải 3
giờ sau đó, lửa mới được khống chế và dập tắt. Được biết, hỏa hoạn xảy
ra vào ngày nghỉ nên không làm ai thương vong.
Cột khói đen cao hàng chục mét (Ảnh CTV)
Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Về vấn đề này, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: “Hiện tượng
quảng cáo mà nội dung ghi tên tuổi, chức danh các lãnh đạo nói trên đây
không phải là lần đầu tiên. Trong website của một số công ty, doanh
nghiệp cũng thấy xuất hiện những quảng cáo loại này, trong đó giới thiệu
vị này chức danh này, vị kia chức danh nọ… Chưa xét đến góc độ pháp lý
là quảng cáo như vậy có đúng luật hay không, nhưng trước hết khi nhìn
vào sẽ thấy rất phản cảm”.
Luật sư Trần Đình Triển - Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân (Hà Nội) cho biết: “Xét theo góc độ pháp lý, căn cứ theo Luật Quảng cáo thì việc một số lãnh đạo địa phương của tỉnh Thanh Hóa treo banner quảng cáo như trên cũng không thể coi là vi phạm được. Tuy nhiên, nhiều người sẽ nghĩ lãnh đạo địa phương tự lăng xê cho mình quá. Nếu lãnh đạo địa phương làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, có nhiều thành tích đáng để biểu dương thì không sao, còn nếu cũng như bao địa phương khác trong cả nước mà đi treo quảng cáo thế thì hơi… vô duyên”.
* Cửa biển Thần Phù xưa ở giữa Ninh Bình và Thanh Hóa. Nơi đây sóng gió dữ nên có câu ca dao: "Lênh đênh qua cửa Thần Phù, Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm". Cửa biển nay đã bị bồi lấp. Vua làm bài thơ này trên đường đi đánh Chiêm Thành vào năm 1471.
Cháy công ty giầy rộng hàng nghìn mét vuông
Chủ nhật 05/08/2012 13:46
ANTĐ - Vụ cháy xảy ra khoảng 7h hôm nay (5-8), tại kho thành phẩm - Nhà máy sản xuất giầy Andora (Tam Điệp, Ninh Bình).
Theo nhân chứng, lửa bùng phát ở kho
thành phẩm - công ty sản xuất giầy Adora Việt Nam với vận tốc rất
nhanh. Do là ngày nghỉ, không có công nhân làm việc nên hỏa hoạn không
được cứu chữa kịp thời ban đầu.
Đám cháy bùng phát dữ dội (Ảnh CTV)
Cột khói đen cao hàng chục mét (Ảnh CTV)
Được biết, Công ty TNHH Giày ADORA Việt Nam thuộc tập
đoàn Hồng Phúc - Đài Loan, là công ty sản xuất giày độc quyền của
Converse - Nike. Nhà máy đóng tại thị xã Tam Điệp, Ninh Bình với số
lượng công nhân viên lên tới 6.000 người. |
Hồi ức Hoàng Sa của cựu nhân viên Nha khí tượng
(VTC
News) - Những cảm xúc thời trai trẻ khi đặt chân đến Hoàng Sa và những
ngày sống và làm việc miệt mài trên quần đảo này vừa được cựu nhân viên
nha khí tượng Võ Như Dân (SN 1937) bồi hồi kể lại.
Vui sống với ký ức về Hoàng Sa
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Hoàng Diệu (P.Bình Hiên, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng),
dù đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy", mắt đã mờ, tai đã điếc, nhưng
ông Dân vẫn còn rất minh mẫn, bồi hồi kể lại ký ức một thời sống và làm
việc ở Hoàng Sa.
Hồi ấy, khi là nhân viên Trạm quan trắc đảo Hoàng Sa, thuộc Nha Khí tượng Sài Gòn (trước năm 1975), ông Võ Như Dân chỉ mới là thanh niên 19 tuổi. Vào làm việc tại Nha Khí tượng Sài Gòn từ tháng 2/1955, đến năm 1956, thì ông Dân được điều luân phiên ra làm việc tại Hoàng Sa.
Hồi ấy, khi là nhân viên Trạm quan trắc đảo Hoàng Sa, thuộc Nha Khí tượng Sài Gòn (trước năm 1975), ông Võ Như Dân chỉ mới là thanh niên 19 tuổi. Vào làm việc tại Nha Khí tượng Sài Gòn từ tháng 2/1955, đến năm 1956, thì ông Dân được điều luân phiên ra làm việc tại Hoàng Sa.
Ông Võ Như Dân, nguyên nhân viên Trạm Quan trắc đảo Hoàng Sa, thuộc Nha Khí tượng Sài Gòn (trước năm 1975) kể lại những kỷ niệm khó quên trong thời gian hơn 10 năm ở Hoàng Sa |
Ông
kể, Trạm quan trắc đảo Hoàng Sa được Pháp xây dựng từ năm 1932 mang số
hiệu 48860. Ông nhớ như in những ký hiệu về nhóm 48 là chỉ vùng Đông Nam
Á, số 860 dùng cho trạm Hoàng Sa.
Trạm chính thức hoạt động vào năm 1938.
Trạm được xây rất kiên cố, tường dày 40-50cm, mái đúc bê tông, xung quanh có hành lang đi bộ. Trên Trạm có 5 nhân viên, gồm 3 quan trắc viên, 1 nhân viên vô tuyến điện và 1 nhân viên phục vụ.
"Mỗi nhiệm kỳ công tác từ 3 tháng đến 3 tháng rưỡi, có khi đến 4-5 tháng mới về. Ba người của tổ phục vụ là tôi, ông Miểu và ông Yên cứ người xoay vòng luân phiên nhau. Nên có năm tôi ra đảo đến 2 lần. Nhiệm vụ của chúng tôi là tham gia đo đạc các thông số khí tượng, đặt bóng, phục vụ đời sống cho các quan trắc viên của trạm.
Trạm chính thức hoạt động vào năm 1938.
Trạm được xây rất kiên cố, tường dày 40-50cm, mái đúc bê tông, xung quanh có hành lang đi bộ. Trên Trạm có 5 nhân viên, gồm 3 quan trắc viên, 1 nhân viên vô tuyến điện và 1 nhân viên phục vụ.
"Mỗi nhiệm kỳ công tác từ 3 tháng đến 3 tháng rưỡi, có khi đến 4-5 tháng mới về. Ba người của tổ phục vụ là tôi, ông Miểu và ông Yên cứ người xoay vòng luân phiên nhau. Nên có năm tôi ra đảo đến 2 lần. Nhiệm vụ của chúng tôi là tham gia đo đạc các thông số khí tượng, đặt bóng, phục vụ đời sống cho các quan trắc viên của trạm.
Lần
đầu tiên tôi ra Hoàng Sa thay cho ông Miểu, lúc đó đứa con đầu lòng của
tôi mới tròn 1 tuổi, nhưng cũng phải xin mãi chủ Tây mới cho đi.
Lần nớ, tôi ra đảo bằng 1 chiếc tàu há mồm đổ bộ của hải quân Pháp. Tàu to lắm, mang số hiệu 401 hay 402, 403 chi đó. Tàu đi từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, mang theo rất nhiều lương thực, sữa, gạo… rồi đón tụi tôi ra Hoàng Sa. Vì vừa đi, vừa tuần tra nên từ chiều tối hôm ni đến mờ sáng hôm sau mới đến nơi".
Lần nớ, tôi ra đảo bằng 1 chiếc tàu há mồm đổ bộ của hải quân Pháp. Tàu to lắm, mang số hiệu 401 hay 402, 403 chi đó. Tàu đi từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, mang theo rất nhiều lương thực, sữa, gạo… rồi đón tụi tôi ra Hoàng Sa. Vì vừa đi, vừa tuần tra nên từ chiều tối hôm ni đến mờ sáng hôm sau mới đến nơi".
Hình ảnh Trạm quan trắc khí tượng trên đảo Hoàng Sa do người Pháp xây dựng năm 1932 |
Lần
khác ra Hoàng Sa thì đi bằng tàu nhỏ, mũi nhọn dạng tàu tuần tra, tàu
này chạy nhanh, chỉ khoảng 5 tiếng là ra tới nơi. Mà tàu "chi cũng rứa",
muốn xuống đảo phải tăng bo tàu nhỏ qua bãi cạn, vì từ bờ ra biển đến
hàng trăm mét vẫn cạn. Từ tàu nhìn vào đảo chỉ thấy mấy cây cần ăng ten
như cái cột buồm mờ mờ, ảo ảo.
“Tôi
nhớ như in, Hoàng Sa lúc bấy giờ chỉ có một bãi thông cao, chủ yếu là
cây nhào thấp lúp xúp nên không thể ngăn gió bão. Xung quanh đảo có 4
cái lô cốt, 1 cái miếu Bà xây hướng về Đà Nẵng.
Trước đầu cầu dẫn lên đảo có 1 cái đồn để Vua ở. Trong đảo có 4 cái nhà, một nhà thờ, nhà bếp, giếng nước, cầu tàu bị sóng đánh toạc một bên, còn lại là toàn bãi trống, cây lúp xúp đến hàng km2” - Dân nhớ lại
Trước đầu cầu dẫn lên đảo có 1 cái đồn để Vua ở. Trong đảo có 4 cái nhà, một nhà thờ, nhà bếp, giếng nước, cầu tàu bị sóng đánh toạc một bên, còn lại là toàn bãi trống, cây lúp xúp đến hàng km2” - Dân nhớ lại
Trên
đảo, ngoài nhân viên Trạm khí tượng còn có lính Pháp đồn trú ở cạnh đó,
"nên cũng vui". Theo ông Dân, mọi người còn cùng nhau bắt cá, chia sẻ
nhau nước ngọt để uống…
"Nước trên nớ hiếm lắm, phải hứng nước mưa trữ trong hầm để dùng dần. Ngoài ra cũng có nước ngầm, nhưng hơi lợ. Nhiều tàu cá bị nạn, hết nước cũng hay chạy vô đảo xin nước ngọt".
"Nước trên nớ hiếm lắm, phải hứng nước mưa trữ trong hầm để dùng dần. Ngoài ra cũng có nước ngầm, nhưng hơi lợ. Nhiều tàu cá bị nạn, hết nước cũng hay chạy vô đảo xin nước ngọt".
Mặc
dù mỗi chuyến tàu từ đất liền ra đảo đều chở rất nhiều lương thực,
nhưng có nhiều tháng trời, mọi người phải đối diện với tình trạng thiếu
lương thực khi tàu tiếp viện không đến kịp.
Vì vậy, những ngày thời tiết tốt, ngoài giờ làm thì mọi người đi câu cá, bắt ốc về ăn. Những lúc bắt được nhiều thì phơi khô để dành cho những ngày mưa bão, còn nữa thì mang về cho vợ con.
Vì vậy, những ngày thời tiết tốt, ngoài giờ làm thì mọi người đi câu cá, bắt ốc về ăn. Những lúc bắt được nhiều thì phơi khô để dành cho những ngày mưa bão, còn nữa thì mang về cho vợ con.
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa cũng do người Pháp xây dựng |
Vẫn
theo hồi ức của ông Dân, mùa mưa bão ở Hoàng Sa "khắc nghiệt khỏi nói,
mưa gió không thể làm được cái chi mà chỉ có ngồi nhìn về đất liền". Khi
lương thực dự trữ cạn dần thì bắt những con chim trú bão bay lạc vào
trạm để ăn sống qua ngày chờ cứu viện.
Mơ một ngày được trở lại Hoàng Sa
Cầm
trên tay cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa, ông Dần bần thần nói: “Từ khi vào làm ở
Nha khí tượng cho đến khi xin nghỉ về vì bệnh, không năm nào tui không
ra đảo.
Hơn 10 năm đi về ở Hoàng Sa chớ ít đâu. Ra đảo hoài nên khi về nhà đâm nhớ đảo. Nhớ ghê lắm. Nhớ từng ngóc ngách của Trạm, từng mép sóng, từng bãi cạn, từng con nước lên xuống... Nhớ cả những người còn sống cho đến những người xấu số lạ mặt phải nằm lại trên đảo…”.
Hơn 10 năm đi về ở Hoàng Sa chớ ít đâu. Ra đảo hoài nên khi về nhà đâm nhớ đảo. Nhớ ghê lắm. Nhớ từng ngóc ngách của Trạm, từng mép sóng, từng bãi cạn, từng con nước lên xuống... Nhớ cả những người còn sống cho đến những người xấu số lạ mặt phải nằm lại trên đảo…”.
Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng ông Dân luôn đau đáu mơ ước được trở lại Hoàng Sa một lần trước khi ông về với đất. |
“Nói
thiệt hồi nớ, đi là đi, chớ cũng nhớ nhà lắm, nhưng cứ công việc làm
riết cũng quen, bớt nhớ nhà. Rứa chớ về nhà là lại nhớ đảo. Nhiều khi
nhớ Hoàng Sa mà đêm khi ngủ cứ nằm mơ thấy mình đang ở Hoàng Sa, đang
cùng các anh em làm việc, đánh điện, gửi báo cáo về Sài Gòn” - ông Dân
xúc động.
Người
cựu nhân viên nha khí tượng bồi hồi: "Anh em trong đội thì dần dần cũng
ra đi. Bây giờ tôi già rồi, sống cùng con cháu nhưng tôi vẫn mơ một
ngày gần nhất được thăm lại Hoàng Sa yên bình - trước khi tôi về với
đất. Tôi nhớ Hoàng Sa lắm”.
Bửu Lân
Quảng cáo "lạ” về lãnh đạo Thanh Hóa: Vô duyên, phản cảm
05/08/2012
14:53:42
(Kienthuc.net.vn) -
"Cần làm rõ hơn việc các địa phương nói trên treo banner quảng cáo là
nhằm mục đích gì, nguồn kinh phí đó lấy ở đâu ra, có nằm trong khả năng
kinh phí của địa phương và được phép không, vấn đề hợp đồng quảng cáo
với cơ quan đăng quảng cáo…" - LS Trần Đình Triển.
Như Kienthuc.net.vn
đã đưa tin ngày 3/8, khi truy cập vào website của một tờ báo trong
ngành pháp luật, bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều
banner ghi họ tên, chức danh của nhiều vị cán bộ địa phương từ chủ tịch
huyện, trưởng phòng cho đến chủ tịch UBND xã của tỉnh Thanh Hoá. Đây
được xem như là một “quảng cáo lạ”.
Các chức danh được treo lên banner. Ảnh chụp màn hình |
Luật sư Trần Đình Triển - Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân (Hà Nội) cho biết: “Xét theo góc độ pháp lý, căn cứ theo Luật Quảng cáo thì việc một số lãnh đạo địa phương của tỉnh Thanh Hóa treo banner quảng cáo như trên cũng không thể coi là vi phạm được. Tuy nhiên, nhiều người sẽ nghĩ lãnh đạo địa phương tự lăng xê cho mình quá. Nếu lãnh đạo địa phương làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, có nhiều thành tích đáng để biểu dương thì không sao, còn nếu cũng như bao địa phương khác trong cả nước mà đi treo quảng cáo thế thì hơi… vô duyên”.
“Việc công khai đầy đủ tên tuổi, chức
danh, chức năng, hệ thống các ban ngành của địa phương theo tôi nghĩ là
rất cần thiết. Điều đó giúp cho người dân có thêm thông tin để tiện cho
việc theo dõi, giám sát hay liên lạc khi cần. Việc minh bạch hóa thông
tin về lãnh đạo là nên làm, nhưng nên làm theo cách khác, ví dụ như lập
ra các trang website riêng về địa phương chẳng hạn, chứ treo quảng cáo
trên báo như trường hợp vừa rồi thì không nên vì có khi lại tạo ra hiệu
ứng ngược lại”.
Ngoài ra, cũng theo LS Trần Đình Triển,
góc độ pháp lý trong trường hợp trên có thể được xét theo các nội dung
như: cần làm rõ hơn việc các địa phương nói trên treo banner quảng cáo
là nhằm mục đích gì, nguồn kinh phí đó lấy ở đâu ra, có nằm trong khả
năng kinh phí của địa phương và được phép không, vấn đề hợp đồng quảng
cáo với cơ quan đăng quảng cáo…
Hoàng Sơn
TIN LIÊN QUAN |
---|
Người đồng tính diễu hành trên đường phố Thủ đô
05/08/2012
16:02:21
-
Cộng đồng LGBT (cách gọi tắt của những người đồng tính, song tính và
chuyển giới) đã công khai đạp xe diễu hành quanh các tuyến phố của Thủ
đô.
Khoảng 8h ngày 5/8, tại Sân vận động
quốc gia Mỹ Đình (huyện Từ Liêm, Hà Nội), hàng trăm người đạp xe đạp
xuất phát từ đây đi qua các tuyến đường Cầu Giấy, Liễu Giai, Hoàng Hoa
Thám và kết thúc tại cổng công viên Bách Thảo.
Ngày hội đã thu hút rất nhiều bạn trẻ Việt Nam và người nước ngoài tham gia.
Bà Nguyễn Thanh Tâm, người điều phối
chương trình Liên hoan bình đẳng giới (Việt Pride 2012), cho biết: Đây
là lần đầu tiên chương trình này được tổ chức tại Việt Nam (bắt đầu từ
ngày 3 đến 5/8) nhưng Ban tổ chức đã nhận được phản hồi tích cực từ
những người tham gia.
Hàng trăm người thuộc cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới đã tới Viện Goethe (Hà Nội) để tham dự các chương trình nằm trong khuôn khổ của Việt Pride.
Hàng trăm người thuộc cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới đã tới Viện Goethe (Hà Nội) để tham dự các chương trình nằm trong khuôn khổ của Việt Pride.
Việt Pride là một chương trình thu nhỏ
của Pride festival, hưởng ứng sự đa dạng về xu hướng tình dục có quy
mô khắp các châu lục.
Kéo khẩu hiệu trên đường |
Thể hiện tình cảm với nhau |
Họ không ngần ngại tiếp xúc với PV ảnh |
Tập kết bằng xe đạp để bắt đầu xuất phát |
Đoàn người đạp xe trên phố |
Vừa đi xe đạp, vừa kéo khẩu hiệu |
Có rất đông người nước ngoài tham dự |
Tiến Dũng
Đang ăn trưa thì rắn hổ mang bò vào nhà
05/08/2012
15:48:37
- Khi cả nhà đang ăn cơm trưa thì bỗng nhiên một con rắn khá lớn từ ngoài cửa bò vào khiến mọi người bị một phen hoảng hồn.
Ông Bùi Văn Luân (58 tuổi, trú tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình), người vừa bắt được con rắn, cho biết: “Trưa hôm qua (4/8), khi cả nhà tôi đang ngồi ăn cơm thì bỗng nhiên thấy một con rắn rất to từ ngoài cửa trườn vào. Cả nhà ai cũng hốt hoảng, buông vội bát đũa xuống để chạy”.
“Con rắn chui vào trong gầm giường, tôi cùng với con trai dùng gậy xua mãi nó mới chịu trườn ra, sau đó dùng vợt mới bắt được."
"Cũng may là vào buổi trưa, mọi người đang ăn cơm nên mới phát hiện ra, chứ nó mà trườn vào nhà buổi tối thì nguy hiểm lắm. Nhà toàn trẻ con, loăng quăng rất dễ đụng phải con rắn”, ông Luân nói.
Con rắn mà ông Luân bắt được sau đó được xác định là rắn hổ mang bành, có chiều dài khoảng 1,5m, cân nặng 1,2 kg.
Sáng ngày 5/8, một thương lái khi biết tin đã đến hỏi mua và ông Luân đã đồng ý bán với mức giá là 460.000 đồng.
Ngoài ra, cũng theo ông Luân, từ trước đến nay, ông chưa gặp trường hợp rắn hổ mang trườn vào nhà bao giờ. “Có thể con rắn này vốn ở ngoài núi bò vào nhà để tìm kiếm thức ăn”.
Tuấn Linh – Bùi Sự
Ông Bùi Văn Luân (58 tuổi, trú tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình), người vừa bắt được con rắn, cho biết: “Trưa hôm qua (4/8), khi cả nhà tôi đang ngồi ăn cơm thì bỗng nhiên thấy một con rắn rất to từ ngoài cửa trườn vào. Cả nhà ai cũng hốt hoảng, buông vội bát đũa xuống để chạy”.
Con rắn hổ mang sau khi ông Luân bắt được được thả ra sân cho thương lái xem để trả giá. (Ảnh: Bùi Sự). |
"Cũng may là vào buổi trưa, mọi người đang ăn cơm nên mới phát hiện ra, chứ nó mà trườn vào nhà buổi tối thì nguy hiểm lắm. Nhà toàn trẻ con, loăng quăng rất dễ đụng phải con rắn”, ông Luân nói.
Con rắn mà ông Luân bắt được sau đó được xác định là rắn hổ mang bành, có chiều dài khoảng 1,5m, cân nặng 1,2 kg.
Sáng ngày 5/8, một thương lái khi biết tin đã đến hỏi mua và ông Luân đã đồng ý bán với mức giá là 460.000 đồng.
Ngoài ra, cũng theo ông Luân, từ trước đến nay, ông chưa gặp trường hợp rắn hổ mang trườn vào nhà bao giờ. “Có thể con rắn này vốn ở ngoài núi bò vào nhà để tìm kiếm thức ăn”.
Tuấn Linh – Bùi Sự
Nhận xét
Đăng nhận xét