Hai cấp tối cao thờ ơ với vi phạm của cấp dưới? Cập nhật 06/08/2012 06:26 (GMT+7)


Ngày 06/8/12 thứ hai, tức 19/6/NT, VTH còn 141 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 6 vệ sỹ, trời mưa dầm cả đêm hôm qua sang ngày hôm nay...Khu PĐC bị cắt điện từ 6:00 AM->15:30 PM cấp trở lại, lại bị hắccơ quấy phá tên miền VTH, riêng Maxthon3 không bị.
1.                              Sự cao cả là ở chỗ không cảm thấy ghen tỵ khi nhìn những người khác đạt được những thành công mà bản thân mình khao khát-M.E.E-Sen-bac"
2.                             "Ðàn ông yêu chiều sâu của đàn bà, nhưng là chiều sâu của cái cổ áo hở." Mae West  

Bình Định: Cậu học trò huyện miền núi đỗ thủ khoa “kép”

Không chỉ đỗ thủ khoa khoa Y, ĐHQGTPHCM với 29 điểm, Trần Hữu Chí là 1 trong 3 thủ khoa đồng 25 điểm của khối V, ĐH Kiến trúc TPHCM. Cậu học trò ở ngôi trường THPT Vĩnh Thạnh thuộc huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định) đang băn khoăn không biết lựa chọn trường nào.

Thủ khoa “kép” Trần Hữu Chí. Không chỉ học giỏi, Chí còn là vận động viên bắn nỏ rất cừ.
Thủ khoa “kép” Trần Hữu Chí. Không chỉ học giỏi, Chí còn là vận động viên bắn nỏ rất cừ.
Mấy ngày nay, tin cậu học trò nghèo Trần Hữu Chí, học sinh Trường THPT Vĩnh Thạnh (cách TP Quy Nhơn 80km) đỗ thủ khoa đại học đã làm xôn xao cả huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đó không chỉ làniềm vui của Chí và gia đình, họ tộc mà là niềm vinh dự cho cả thầy cô giáo đang công tác ở ngôi trường có bề dày 30 năm.Đây là lần đầu tiên Trường THPT Vĩnh Thạnh học sinh đỗ thủ khoa đại học.
Thi vào khoa Y, ĐHQuốc gia TPHCM, Trần Hữu Chí đạt 29 điểm (trong đó Sinh 9,25điểm; Toán 10 và Hóa 8,75) và trở thành thủ khoa của khoa này. Chí cũng là đồng thủ khoa cùng 2 thí sinh khác khi thi khối V, ĐH Kiến trúc TPHCM với số điểm 25 (Toán 8,75; Lý 9,75 và Vẽ 6,5).
“Lúc đầu nghe bạn bè nói em đậu thủ khoa, em rất vui nhưng không dám tin, em liền lên mạng tìm kiếm, khi thấy chắc chắn tên mình khi đó em mới tin đó là sự thật” - Chí xúc động nói.
Để có thành tích ngày hôm nay đối với một cậu học trò ở trường huyện, lại là một huyện miền núi khó khăn như Vĩnh Thạnh thì thật là hiếm. Đạt thành tích đó là sự nỗ lực không ngừng, là kết quả của nhiều đêm thức đến 2, 3 giờ sáng học bài. Suốt 12 năm học, Chí luôn là học sinh giỏi toàn diện, kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi Chí đạt 51 điểm.
Chia sẻ về kinh nghiệm học tập, Chí tâm sự: “Ngoài lượng kiến thức học được từ thầy cô trên lớp, về nhà em không ngừng tự học ở mọi lúc mọi nơi. Em luôn đặt cho mình một lịch học cụ thể và cố gắng hoàn thành. Ngoài ra, em lên mạng tìm các đề thi của các trường chuyên để giải và học hỏi thêm…”.
Không chỉ học giỏi, thủ khoa Trần Hữu Chí còn là một vận động viên bắn nỏ rất cừ. Trong 3 năm THPT, Chí đã giành được 2 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc môn bắn nỏ tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, 2 huy chương Bạc môn bắn nỏ tại Đại hội TDTT tỉnh Bình Định.
Nói về tân thủ khoa Trần Hữu Chí, thầy Trương Tử Trang - giáo viên dạy toán 3 năm liền của em Chí cho biết: “Là một học sinh giỏi, một cán bộ đoàn năng động, Chí cũng thường xuyên giúp đỡ bạn bè. Chí là một tấm gương để các thế hệ học trò của trường sau này noi theo”.
Được biết, bố Chí - ông Trần Hữu Chỉnh giáo viên dạy môn Địa lý của Trường THPT Vĩnh Thạnh, mẹ làm nhân viên cấp dưỡng hợp đồng tại trường nội trú huyện Vĩnh Thạnh. Các anh chị của Chí đều học giỏi. Chị gái Trần Thùy Giang đang học năm thứ 3 ĐH Kinh tế TPHCM, anh trai Trần Thạch Ý đang học năm 2 ĐH TDTT TPHCM.
Với đồng lương giáo viên ít ỏi, hàng tháng bố Chí phải gửi 5 triệu đồng cho 2 con học ĐH tại TPHCM nên kinh tế gia đình lại thêm khó khăn. Thấy hoàn cảnh khó khăn, ngoài giờ học Chí cũng cố gắng tranh thủ thời gian phụ giúp cha mẹ việc nhà.
Thủ khoa Trần Hữu
Thủ khoa Trần Hữu Chí và bố bên những tấm giấy khen mà Chí giành được trong 12 năm học phổ thông.
Ông Chỉnh tâm sự: “Biết con đậu thủ khoa, tôi cũng rất vui mừng, phấn khởi và tự hào nữa nhưng vui bao nhiêu thì mình cũng lo bấy nhiêu. Phải lo cho 2 con đang học đại học ở xa nhà, đến giờ lại thêm Chí nữa nên vợ chồng càng lo lắng không biết sẽ xoay xở thế nào đây”.
Dù đang dạy trường gần nhà nhưng vì khó khăn nên ông Chỉnh mong muốn xin Phòng Giáo dục huyện, nhà trường chuyển công tác lên trường phổ thông dân tộc nội trú huyện để được hỗ trợ thêm lương dạy ở trường miền núi.
“Có như vậy may ra mới đủ nuôi 3 đứa ăn học, chứ giáo viên dạy Địa chỉ có đồng lương thôi thì không đủ” - ông Chỉnh giãi bày.
Học khoa Y theo ý muốn của gia đình
Nói về sở thích, ngay từ hồi cấp 2, Trần Hữu Chí đã có ước mơ trở thành một kiến trúc sư để mang niềm vui đến cho mọi người, mọi nhà với những công trình mới. Lên cấp 3 Chí càng nung nấu theo đuổiước mơ đó. Tuy nhiên, mong muốn của cha mẹ và người thân muốn em theo nghề bác sĩ. Nhưng tôn trọng sự lựa chọn của con, bố mẹ em vẫn cho Chí nộp hồ sơ vào cả hai trường, khối V, ĐH Kiến trúc TPHCM và khối B, Khoa Y, ĐHQuốc gia TPHCM.
Đậu thủ khoa cùng lúc 2 trường, trước mắt chàng tân thủ khoa Trần Hữu Chí đang đứng trước sự lựa chọn đi ngành Kiến trúc theo đam mê hay là ngành Y theo nguyện vọng của cha mẹ.
Bà Nguyễn Thị Dần - mẹ em Chí nói: “Mình luôn tôn trọng sở thích con nhưng dù sao nhà có bác sĩ sau này người thân có ốm đau cũng dễ dàng. Dù biết học y phải mất 6 năm tốn kém nhưng mình phải cố gắng”.
“Nguyện vọng của em vẫn là ngành Kiến trúc nhưng cha mẹ, các bác các cô trong gia đình thì muốn theo học ngành Y nên em đang đắn đo nhưng chắc em sẽ theo học ngành Y để cha mẹ được vui” - tân thủ khoa “kép” Trần Hữu Chí chia sẻ.
Hi! Tản Hồng Vũ. Tặng quà..
On Facebook. Bạn đang chia sẻ bài này.
Hoạt động «.
Chia Sẻ: Bật | Tắt

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=446952#ixzz22l1f1GDX
http://www.xaluan.com/

Kẻ trực tiếp giết voọc quý hiếm khai gì?

Hùng khai: Sáng 11/7, Hùng cùng Hà Văn Tú, Hà Văn Quế (đã bị bắt) vào rừng săn bắn. Hùng là người cầm súng. Khi đang kiểm tra bẫy đặt, Hùng phát hiện có một đàn voọc.

Sau một thời gian lợi dụng vùng đồi núi của Gia Lai và Đăk Lăk để lẩn trốn sự truy bắt của cơ quan chức năng, cuối cùng Bùi Văn Hùng (SN 1977, trú xã Ngọc Khê, Ngọc Lặc, Thanh Hóa) - đối tượng trực tiếp giết voọc chà vá tại địa bàn xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum, đã sa lưới.

Kẻ trực tiếp giết voọc quý hiếm khai gì?
Bùi Văn Hùng - kẻ trực tiếp săn giết voọc chà vá ở xã Mo Rai, Sa Thầy, Kon Tum. 
Biết đối tượng Bùi Văn Hùng đang mang theo súng và rất liều lĩnh, để hoàn thành tốt nhiệm vụ và bảo đảm an toàn tính mạng, rạng sáng 4/8, tổ trinh sát Quân đoàn 3 giả trang công nhân cạo mủ cao su để bí mật tiếp cận ngôi nhà mà tên Hùng đang trú ẩn tại Sa Thầy.

Sau một thời gian quan sát và theo dõi, biết chắc Hùng đang trốn trong nhà, các trinh sát đã ập vào và lập tức bắt giữ khi y không kịp cất giấu các tang vật của vụ án giết voọc chà vá tại địa bàn xã Mo Rai.

Bùi Văn Hùng - kẻ trực tiếp săn giết voọc chà vá ở xã Mo Rai, Sa Thầy, Kon Tum.

Tại cơ quan điều tra, Hùng khai: Sáng 11/7, Hùng cùng Hà Văn Tú, Hà Văn Quế (đã bị bắt) vào rừng săn bắn. Hùng là người cầm súng. Khi đang kiểm tra bẫy đặt, Hùng phát hiện có một đàn voọc.

Ngay lập tức Hùng nhằm con gần nhất bắn con voọc rơi xuống đất chết.

Hùng đi lại nhặt con voọc vừa bắn chết thì thấy một con voọc con đang bám gần đó nên bắt luôn. Đi thêm một đoạn nữa, phát hiện thấy thêm mấy con voọc đang leo lên cây, Quế đã bắn chết thêm một con. Hai con voọc bị bắn chết được 3 đối tượng trên đem bán cho một số chiến sĩ Quân đoàn 3 đang công tác trên địa bàn xã Mo Rai.

Cũng theo Hùng, khẩu súng dùng để bắn 2 con voọc trên là của Quế bán cho Hùng với giá 1,5 triệu đồng. Hiện nay khẩu súng đó đã bị cơ quan chức năng thu giữ cùng một số đạn chì và đèn soi…

Liên quan đến vụ án này, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã đã tiến hành xử lý kỷ luật tước danh hiệu quân nhân đối với 3 quân nhân gồm: Nguyễn Văn Quang, Phạm Ngọc Quốc, Trương Văn Thanh Hưng - đều là binh nhất, chiến sĩ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7 (ba người này đã chụp ảnh giết voọc rồi đưa lên mạng xã hội Facebook).

Quân đoàn 3 còn kỷ luật đối với 8 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp ở Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7 là những người đã góp tiền để mua 2 con voọc nói trên.

Theo Dân Việt

Trung - Mỹ căng thẳng vì biển Đông

Cập nhật 06/08/2012 06:19 (GMT+7)
Sau khi Mỹ chỉ trích quyết định của Trung Quốc thành lập một đơn vị quân đội đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”, Trung Quốc đã ra thông báo và triệu đại diện Mỹ để phản đối.
Ông Robert S. Wang. Ảnh: ĐSQ Mỹ tại TQ
Ông Robert S. Wang. Ảnh: ĐSQ Mỹ tại Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một tuyên bố cho biết, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Trương Côn Thịnh ngày 4/8 triệu Phó sứ Mỹ là ông Robert S. Wang để phản bác những tuyên bố của phía Mỹ về những hành động đơn phương vô lý của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm của Việt Nam.
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã lên tiếng chỉ trích Bộ Ngoại giao Mỹ. Các động thái nói trên diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3/8 tuyên bố việc Trung Quốc chính thức thành lập “thành phố Tam Sa” và cho quân đồn trú tại đó là “nguy cơ làm leo thang căng thẳng”.
Ngoài ra, Mỹ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thực hiện những biện pháp cần thiết để hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, đồng thời khẳng định ủng hộ nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông của ASEAN.
Ngoài biển Đông, Washington đã bộc lộ sự không đồng tình với Bắc Kinh về nhiều vấn đề như giá trị đồng nhân dân tệ, đầu tư ... Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến công du 6 nước châu Phi cũng đã khuyến cáo các quốc gia này về hiểm họa tiềm tàng từ đầu tư Trung Quốc – mà theo nhiều chuyên gia là đã giúp Trung Quốc làm giàu trên sự kiệt quệ của lục địa đen.
Thanh Tâm (theo AFP, WSJ)
 

Hai cấp tối cao thờ ơ với vi phạm của cấp dưới?

Cập nhật 06/08/2012 06:26 (GMT+7)
Một vụ án sai xảy ra đã 10 năm nay khiến không chỉ người dân bức xúc khiếu nại, mà nhiều ý kiến của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội liên tục lên tiếng đề nghị TAND tối cao và VKSND tối cao xem xét lại, nhưng chỉ nhận được sự thờ ơ, im lặng khó hiểu.
Bà Lan ra tận TANDTC tại Hà Nội kêu oan và công văn của  Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai
Bà Lan ra tận TANDTC tại Hà Nội kêu oan và công văn của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai
Vụ án không phức tạp
Năm 1989, bà Lê Thị Mỹ nhờ ông Nguyễn Thanh Quang, cán bộ địa chính xã Vĩnh Thanh, huyện Long Thành, Đồng Nai mua giúp 2 ha đất với giá 320.000 đồng và đưa cho ông Quang 100.000 đồng thuê cày đất và mua cây tràm giống.
Nhưng do bà Mỹ không thanh toán đủ chi phí nên tháng 1/1991 ông Quang sang nhượng đất cho vợ chồng ông Nguyễn Xuân Phong, Trần Thị Lan (ở ấp Vĩnh Tuy, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch) nhưng không nói cho vợ chồng ông Phong biết nguồn gốc. Vợ chồng ông Phong đã cải tạo diện tích đất này để trồng cao su.
Biết chuyện ông Quang chuyển nhượng đất cho gia đình ông Phong, năm 1992 bà Mỹ yêu cầu VKSND huyện Long Thành giải quyết. Ngày 19/5/1992, tại VKSND huyện Long Thành, kiểm sát viên Phan Văn Lương đã mời bà Mỹ, ông Quang và vợ chồng ông Phong đến hòa giải. Tại đây, ông Quang đồng ý trả cho bà Mỹ số tiền mua đất, tiền cày cấy, cây giống, tổng cộng là 5,7 chỉ vàng. Bà Mỹ chấp nhận cho ông Quang trả dần trong vòng 1 năm. Biên bản hòa giải thành được lập có chữ ký các bên.
Như vậy, vụ việc đã được giải quyết, không có liên quan gì đến gia đình ông Phong. Do đó, ngày 19/4/1997, UBND huyện Nhơn Trạch (tách ra từ huyện Long Thành) đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Phong đối với 2 ha đất này.
Do hơn 4 năm mà ông Quang không có điều kiện thanh toán số vàng nên bà Mỹ có đơn tố cáo và Công an huyện khởi tố, tạm giam ông Quang 3 tháng. Nhưng xác định đây là tranh chấp dân sự nên ông Quang được trả tự do. Đòi tiền ông Quang không được, bà Mỹ quay sang đòi vợ chồng ông Phong thanh toán thay ông Quang và được Tòa án ủng hộ khi Bản án sơ thẩm buộc vợ chồng ông Phong trả cho bà Mỹ 900 triệu đồng.
Bản án Dân sự phúc thẩm số 152/DSPT ngày 28/11/2002 của TAND cũng: “Buộc anh Nguyễn Xuân Phong và chị Trần Thị Lan phải thanh toán giá trị 2 ha đất cho chị Lê Thị Mỹ là 900.000.000 đồng. Anh Nguyễn Xuân Phong và chị Trần Thị Lan được quyền sử dụng 2 ha đất… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 19/4/1997”…
Quốc hội hỏi, hai cấp tối cao "phớt lờ"
Nhận được đơn kêu cứu của vợ chồng ông Phong và nhận thấy bản án có dấu hiệu oan sai nghiêm trọng nên nhiều lần Quốc hội, các cơ quan và đại biểu Quốc hội đã lên tiếng. Ngày 15/5/2004 Ủy ban Pháp luật Quốc hội khóa XI đã có Công văn số 551/UBPL11 do Phó Chủ nhiệm Trần Thế Vượng gửi Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC nêu: Thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu, Ủy ban Pháp luật gửi tới các đồng chí đơn của ông Phong và bà Lan; đề nghị các đồng chí xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, trả lời ông Phong và bà Lan, đồng thời thông báo kết quả giải quyết đến Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để báo cáo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu.
Tại Công văn 181 ngày 28/4/2006 do Phó trưởng đoàn Lê Hồng Phương ký gửi Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC nêu: Về nội dung khiếu nại của bà Lan, ngày 13/1/2006 Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai (ĐBQH) đã có Công văn số 30 gửi Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC kiến nghị giám đốc thẩm bản án số 152/DSPT ngày 28/11/2002 của TAND tỉnh Đồng Nai vì có sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định tư cách người tham gia tố tụng của người được Tòa coi là bị đơn, từ đó bản án đưa ra quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan gây thiệt hại cho bà Lan…
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Nghị quyết số 228 ngày 15/11/1999 về đôn đốc theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai một lần nữa kính đề nghị Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC sớm xem xét vụ án để ra quyết định kháng nghị…
Bán án vẫn không được kháng nghị, vợ chồng ông Phong tiếp tục kêu oan. Do đó, Ủy ban Tư pháp Quốc hội lại có Công văn số 4765/UBTP12 ngày 18/3/2011 do Phó Chủ nhiệm Hoàng Văn Minh ký, gửi Chánh án TANDTC nêu rõ: “ TAND tỉnh Đồng Nai đã xét xử không đúng quy định của pháp luật và phát hiện ra tình tiết mới làm thay đổi căn bản nội dung bản án dân sự phúc thẩm nêu trên” nên đề nghị “Chánh án xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, trả lời đương sự, đồng thời thông báo kết quả giải quyết đến Ủy ban Tư pháp của Quốc hội”.
Tiếp tục chờ đợi nhưng không có kết quả, nên cuối năm 2011, bà Lan đã lặn lội ra thủ đô trực tiếp nộp đơn kêu oan đến TANDTC, VKSNDTC, trụ sở tiếp nhận đơn thư của công dân của Đảng và Nhà nước, gặp trực tiếp ông Dương Trung Quốc, ĐBQH tỉnh Đồng Nai để nhờ giúp đỡ nhưng vụ án vẫn dẫm chân tại chỗ. Vì vậy, ngày 22/3/2012 Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lại có Công văn số 22 gửi Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đề nghị xem xét giải quyết theo thẩm quyền, trả lời đương sự và thông báo cho Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai biết kết quả giải quyết theo quy định của pháp luật.
Lại 5 tháng nữa trôi qua, khiếu nại của vợ chồng ông Phong, kiến nghị của Đoàn ĐBQH Đồng Nai vẫn chưa có hồi âm.
Chờ đến khi nào?
Nhiều luật sư cho rằng, vụ án khá đơn giản, các cơ quan tư pháp địa phương đã sai ở chỗ vụ việc đã được giải quyết ngày 19/5/1992 tại VKSND huyện Long Thành, vợ chồng ông Phong đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lẽ ra, khi ông Quang không trả nợ bà Mỹ có thể khởi kiện dân sự. Thay vì hành xử đúng pháp luật như vậy thì bà Mỹ lại yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. không được thì quay sang đòi nợ vợ chồng ông Phong, trớ trêu là Tòa án lại chấp nhận yêu cầu vô căn cứ đó dẫn đến oan sai.
Đáng nói hơn là thái độ thờ ơ, phớt lờ và của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKDNDTC trước những dấu hiệu oam sai và ý kiến của người dân cũng như của các cơ quan chuyên môn Quốc hội?.
An Bình
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm