NHỚ NGÀY KỴ NHẬT CỤ VŨ THỊ BÉ, ngày 11/8/12 thứ bảy



NHỚ NGÀY KỴ NHẬT CỤ VŨ THỊ BÉ, ngày 11/8/12 thứ bảy, tức 24/6/NT, VTH còn 136 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 6 vệ sỹ, trời đã hửng nắng; Thao sáng nay GẶP MẶT ở 01 Phùng Khắc Khoan & 11/8/12 nhận đăng ký 07502. Theo chị Đinh Ngân Hoa, thứ bảy này ngày 18/8/12 hội nghị giữa kỳ Công đoàn BQL, mình chúc thành công; Giang không nhất trí với việc BCH không mời dự HN...nhờ Hoa nói Nguyệt mình hỏng PHÍCH NƯỚC NÓNG...Cậu trưởng tiếp tục lấy nước nong như thường nhật...In tiếp cho anh Chung-Dũng 1 QĐ 19/UBND -HN về đất ở mới...Tổng vệ sinh 15PĐC.
1.                             " Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn im lặng-Stephen Gosson"
2.                             "Phần thứ nhất của cuộc đời ta bị bỏ phí là do cha mẹ ta, phần thứ hai là do con ta." Clarence Darrow  


"Nhiệt liệt chào mừng Ngày Thương binh - Liệt sĩ" - Một khẩu hiệu phản cảm

31/7/2012 22:31

“Nhiệt liệt chào mừng 65 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ”. Khẩu hiệu phản cảm này được treo ở nhiều nơi trung tâm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong những ngày qua làm không ít người bức xúc!

Bà con các huyện Ân Thi, Kim Động, Mỹ Hào, thành phố Hưng Yên và nhiều nơi khác trong tỉnh cho hay: Từ ngày 24-7 đến nay, đi đến các trung tâm huyện lỵ nơi công cộng, công sở đều đập vào mắt những băng rôn, khẩu hiệu "Nhiệt liệt chào mừng 65 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ". Không hiểu chỉ đạo từ đâu mà lại có khẩu hiệu này. Một số người ngơ ngác: "Tại sao lại thế?". Ngày 27-7 là ngày cả dân tộc tưởng nhớ tri ân những mất mát đau thương của hàng vạn gia đình có những người con đã hy sinh xương máu vì nền độc lập tự do cho dân tộc. Các ngành, các cấp và mọi tổ chức xã hội đã nỗ lực làm mọi việc để bù đắp, chia sẻ động viên thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Vậy mà lại xuất hiện hàng loạt khẩu hiệu "nhiệt liệt chào mừng" - thật là vô cảm ! 
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Một số thương binh huyện Ân Thi và thành phố Hưng Yên buồn rầu: sự hy sinh của chúng tôi đã được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền chăm lo, bù đắp rất nhiều. Nhưng lẽ nào, người sáng tác khẩu hiệu lại "nhiệt liệt chào mừng" những mất mát và hy sinh ấy?
Cán bộ các huyện cho biết: Việc treo khẩu hiệu như vậy là làm theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 1010 ngày 26-6-2012 của UBND tỉnh Hưng Yên. Chiểu theo văn bản này một số huyện đã làm văn bản hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương đơn vị "copy" nguyên bản. 
Ông Vũ Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hưng Yên bức xúc cho biết: Việc tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu lẽ ra phải thông qua ngành tuyên giáo để thẩm định cho chuẩn xác và bảo đảm tính chính trị, nhưng ngành chuyên môn và cấp có thẩm quyền đã bỏ qua việc này nên mới có hiện tượng treo băng rôn phản cảm như vậy. 
Dù ngay sau khi nhận được thông tin các nơi treo khẩu hiệu "Nhiệt liệt chào mừng Ngày Thương binh - Liệt sĩ" Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hưng Yên đã lập tức yêu cầu các huyện, thành phố chỉnh sửa và thay thế bằng khẩu hiệu "Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ". Một số huyện đã tháo gỡ, nhưng đến ngày 27-7 tại trung tâm huyện Ân Thi và một số nơi trong tỉnh Hưng Yên khẩu hiệu "Nhiệt liệt chào mừng" vẫn được để nguyên. Cán bộ huyện vẫn khẳng định không làm sai mà theo đúng hướng dẫn của tỉnh. 
Việc các huyện, thành phố ở Hưng Yên trưng khẩu hiệu "nhiệt liệt chào mừng" là chuyện đã rồi. Dù rằng nhiều người vẫn biện minh rằng đây chỉ là sơ suất nhỏ. Nhưng dư luận lại buồn lòng vì nó bộc lộ sự "nông sâu" trong trình độ văn hóa, nhận thức, nhãn quan chính trị của cán bộ!
Mai Ngoan
 
Trang bị cơ sở vật chất ngành Tòa án và Kiểm sát phù hợp điều kiện đất nước 
10/08/2012 16:55
| Từ khóa : Tòa án , Kiểm sát

Ngày 10/8, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp lần thứ 6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo, để cho ý kiến về 2 đề án tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cho ngành Tòa án và ngành Kiểm sát.

Tham dự phiên họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh việc tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cho ngành Tòa án và ngành Kiểm sát là vấn đề cần thiết trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay nhưng cần có bước đi, lộ trình cụ thể, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước .

Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao và Ban Cán sự Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã trình Ban Chỉ đạo cho ý kiến với các nhóm lĩnh vực lớn như: tăng thêm biên chế cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, tăng cường cơ sở vật chất, tăng độ tuổi nghỉ hưu, nhiệm kỳ của thẩm phán và kiểm sát viên, chế độ đãi ngộ, ứng dụng công nghệ thông tin…

Đề án của hai ngành đều cho rằng trong thời gian tới cần tăng mạnh số lượng cán bộ biên chế, xây dựng cơ sở vật chất như trụ sở, cơ quan làm việc, tin học hoá cho ngành Kiểm sát. Bên cạnh đó, hai ngành cũng kiến nghị được xây dựng các học viện chuyên ngành để đào tạo cán bộ đầu vào và bồi dưỡng nhân lực hiện có.

Đề án cũng kiến nghị cấp có thẩm quyền tăng tuổi nghỉ hưu (hơn 60 tuổi) đối với một số chức danh như Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Kiểm sát viên cao cấp… nhằm tận dụng kinh nghiệm, uy tín, phẩm chất đối với đặc thù của hai ngành trên…

Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương cho rằng, đây là 2 đề án lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, các Kết luận, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về vấn đề này.

Do đó, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đề nghị cần xem xét 2 đề án này một cách thấu đáo, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước ta, nhất là các vấn đề tăng thêm biên chế, xây dựng trụ sở… trong tiến trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế và không làm lãng phí tài sản công.

Qua thảo luận, nhiều thành viên đồng tình với quan điểm của Thường trực Ban Chỉ đạo và cho rằng đây là những vấn đề lớn, “đụng” đến nhiều quy định pháp luật như độ tuổi nghỉ hưu, chế độ đãi ngộ và tiền lương, bổ nhiệm suốt đời hay theo nhiệm kỳ, khen thưởng, kỷ luật sao cho công bằng, nghiêm minh, kinh phí xây dựng trụ sở và tăng thêm biên chế… Vì vậy, cần phải được cân nhắc, xem xét của nhiều cấp có thẩm quyền khác nhau.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo, nhấn mạnh đây là vấn đề cần thiết trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay nhưng cần có bước đi, lộ trình cụ thể, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước. Do vậy, trước mắt hai ngành cần sớm hoàn thành xong đề án Tòa án khu vực, Viện kiểm sát khu vực để trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến trên cơ sở đó xây dựng Đề án trên một cách tổng thể. Từ đó, xem xét việc tính toán việc xây dựng cơ sở vật chất cho ngành Tòa án và Kiểm sát hài hoà chung với sự phát triển của đất nước, nhưng bảo đảm sự tôn nghiêm của ngành Tòa án và Kiểm sát.

Việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ phải bảo đảm đủ trình độ, số lượng với yêu cầu là xác định rõ từng vị trí việc làm của mỗi cán bộ, trên cơ sở đó mới đưa ra tổng biên chế cho từng ngành, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của từng ngành.

 Theo VGPNEWS

Trung Quốc kích động dư luận, vu cáo Việt Nam

Cập nhật 11/08/2012 11:47 (GMT+7)
Để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, khẳng định yêu sách chủ quyền biển, báo chí Trung Quốc đang đăng tải các bài viết kích động dư luận, vu cáo các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
Trong sách "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" vừa ra mắt, tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, đã phân tích mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết này.
Để thực hiện chiến lược biển cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông, trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã ráo riết triển khai nhiều biện pháp đối nội và đối ngoại, trên bàn đàm phán và trên thực địa hòng khẳng định chủ quyền của mình.
Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” vào tháng 5/2009 bằng cách đính kèm một bản đồ vẽ đường yêu sách này kèm theo công hàm gửi Liên Hợp quốc phản đối báo cáo của Việt Nam và báo chung Việt Nam - Malaysia về ranh giới thềm lục địa được vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Theo đó, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền 2 quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng của hai quần đảo này.
Trung Quốc đã vận dụng Quy chế quốc gia quần đảo của Công ước Luật Biển 1982 để vạch đường cơ sở quần đảo cho Hoàng Sa, tuyên bố sẽ vạch tiếp cho Trường Sa, để từ đó đòi hai quần đảo này cũng có vùng “đặc quyền kinh tế” và “thềm lục địa” riêng, tạo bộ mặt pháp lý hợp thức hơn cho yêu sách chủ quyền. Tuy nhiên, việc quy định "đường cơ sở quần đảo" và yêu sách vùng biển này trái với các quy định của Công ước cho nên nhìn chung các nước không công nhận yêu sách này của Trung Quốc.
Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) Trung Quốc gửi kèm công hàm lên Liên Hợp quốc năm 2009 phản đối báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, giáo dục ý thức “quốc gia hải dương”, khẳng định các yêu sách chủ quyền biển, báo chí Trung Quốc đăng tải một cách có hệ thống các bài viết kích động dư luận, vu cáo các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, chiếm đoạt tài nguyên biển của Trung Quốc. Trung Quốc nhiều lần xuất bản các loại bản đồ, ấn phẩm, tổ chức thi quốc tế và cung cấp bản đồ trên Internet liên quan đến chủ quyền biển của Trung Quốc. Trung Quốc cũng tích cực thu thập các loại tài liệu, bản đồ liên quan đến Biển Đông từ khắp các kho lưu trữ trên thế giới, xây dựng các chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.
Đặc biệt, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách, viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền lịch sử đối với “Tây Sa” và “Nam Sa”.
Tuy nhiên, các tham vọng của Trung Quốc mâu thuẫn bởi chính các nguồn tư liệu của nước này. Theo đó, nhiều tài liệu địa lý cổ mô rả và nói rõ lãnh thổ của nước này có điểm tận cùng ở phía nam là đảo Hải Nam. Trong đó, đáng chú ý là cuốn địa chí phủ Quỳnh Châu cũng như cuốn địa chí tỉnh Quảng Đông năm 1731. Điều này cũng được ghi trong Hoàng triều nhất thống Dư địa tổng đồ, phát hành năm 1894. Ngoài ra, quyển Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng: “Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu đảo Quỳnh Châu, ở vĩ tuyến 18 độ 13 phút bắc”.
Hoàng triều trực tỉnh dư địa toàn đồ - tấm bản đồ in năm 1904 nói rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập, chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc cho biết: “Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí nhưng chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là điểm để người ta nhận ra rằng, Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Các phần địa lý chí đều có mục xác nhận đơn vị hành chính nước này đến huyện Nhai, phủ Quỳnh Châu, tức là đảo Hải Nam”.
Qua việc xem xét kỹ các tư liệu do người Trung Quốc đưa ra, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Châu Âu kết luận: Người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác, nhưng chúng không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này.
Theo VnExpress

.
.

6 mẹo nhỏ để giảm căng thẳng
TP - Sự kéo dài của stress có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Dưới đây là những cách đơn giản để loại trừ Stress - kẻ được ví như kẻ thù đối với sức khỏe.
“Trốn” trong nhà vệ sinh
Đơn giản bởi vì đó là một nơi mà tại nơi làm việc hoặc ở nhà không có ai có thể làm phiền bạn. Nếu đang bị áp lực hay căng thẳng, hãy giành 5 phút để ngồi yên tĩnh tại nơi nào đó không ai có thể làm phiền bạn.
Bạn nên hít sâu để giúp lồng ngực mở rộng hoàn toàn và cố gắng tập trung vào hơi thở của mình. Bạn sẽ thấy bình tĩnh hơn, thậm chí có thể trở nên năng động hơn. Ngồi thiền cũng có tác dụng giảm căng thẳng và cải thiện khả năng tập trung của bạn.
Đi làm sớm
Mọi người đều biết đến cảm giác căng thẳng như muốn nổ tung khi trên đường, xe chạy chậm, bạn bị mắc kẹt trong giao thông, giờ họp đã đến và bạn không ngừng liếc nhìn đồng hồ mỗi 30 giây trong sự thất vọng, căng thẳng và mệt mỏi. Vì vậy, hãy tự tạo thêm thời gian cho chính bạn để có thể đến bất cứ nơi nào mình muốn một cách đúng giờ.
Chỉ cần luôn xuất phát sớm 10 phút mỗi khi đến một nơi nào đó, bạn đã có thể loại bỏ những căng thẳng khi tham gia giao thông do vội vàng.
Thay đổi chế độ ăn uống
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng những thứ bạn ăn sẽ quyết định tâm trạng của bạn. Một số loại quả sau sẽ giúp bạn chống lại căng thẳng một cách hiệu quả:
Quả Việt Quất: Loại quả tự nhiên giàu vitamin C giúp chống lại sự gia tăng mức độ cortisol - hormone gây căng thẳng.
Hạt dẻ: Có tác dụng làm giảm huyết áp cũng như giảm mức độ adrenaline. Adrenaline được biết đến là hormone gây stress được sản sinh trong não. Ngoài ra, ăn một nắm hạt dẻ mỗi ngày có thể giúp giảm cholesterol, ngừa bệnh tim mạch và ung thư.
Vì thế hãy luôn để trong túi của bạn một ít quả và hạt để ăn một chút khi bạn thấy mức độ căng thẳng của mình tăng lên.
Tập thể dục
Căng thẳng làm cho cơ thể của bạn sản sinh hai loại hoóc môn là cortisol và adrenaline - hai hormones có ảnh hưởng chính tạo nên stress. Những hormones này tạo nên những thay đổi bất lợi cho cơ thể của bạn, chúng làm cho hệ thống tim mạch bị ảnh hưởng như huyết áp lên cao, tim đập mau hơn, mạch máu co thắt rồi lâu dài sẽ gây ra chứng cao huyết áp, đau tim, tai biến mạch máu não.
Tập thể dục sẽ mang lại cho bạn lối thoát để chống lại căng thẳng cũng như giúp cơ thể sản sinh chất endorphins - một chất trong não kích thích và tạo cảm giác dễ chịu.
Cười
Các nhà nghiên cứu nói rằng nụ cười có tác dụng rất tốt đối với các thay đổi trong cơ thể thông qua việc giảm mức độ của các hormone gây căng thẳng. Điều này sẽ làm giảm các chứng bệnh như béo phì, tim mạch, suy giảm trí nhớ...
Tận hưởng cuộc sống cùng bạn bè
Hormone oxytocin loại hormone có thể giúp chống lại các hormones tạo nên stress và giúp hạ huyết áp. Chúng thường được sản sinh trong bối cảnh của các mối quan hệ xã hội.
Các mối quan hệ này có thể được tạo ra khi tham gia các câu lạc bộ như câu lạc bộ những người yêu thích chó; câu lạc bộ sách với bạn bè, anh (chị) em … tóm lại đó có thể là bất cứ điều gì bạn thích để bạn cảm nhận được rằng không phải chỉ có mình bạn trên con đường chống lại sự căng thẳng.
Đào Thanh Dung
Theo OPRAH

Trung Quốc 'vỡ mộng' cái gọi là 'thành phố Tam Sa'

(VTC News) – Việc quản lý và phát triển cái gọi là “thành phố Tam Sa” có thể sẽ mang tới nhiều thách thức ngoài dự kiến đối với chính phủ Bắc Kinh sau khi tuyên bố khánh thành trái phép thành phố này vào cuối tháng 7, tờ Wantchinatimes đưa tin hôm 10/8.
Trên thực tế, cái mà Trung Quốc gọi là “thành phố Tam Sa” không hề được công nhận bởi bất cứ quốc gia nào trong khu vực và vì vậy, nó “không đủ tư cách” để tham gia bất cứ hoạt động giao dịch, hợp tác hay liên kết quốc tế nào, các chuyên gia quốc tế nhận định.

“Thành phố Tam Sa” nằm trên đảo Phủ Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và được chính phủ Bắc Kinh tuyên bố khánh thành trái phép vào ngày 24/7.

Theo Cơ quan Giám sát Kinh tế Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh, mặc dù Tam Sa chỉ là một thành phố cấp quận với diện tích bề nổi rất nhỏ cùng bộ máy chính quyền đơn giản, dân số chỉ khoảng 1.000 người nhưng lại là thành phố có diện tích vùng biển bao quanh lớn nhất Trung Quốc. 

Đây có thể là lý do khiến Bắc Kinh cương quyết thành lập cho bằng được cái gọi là “thành phố Tam Sa” bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế khiến mâu thuẫn chủ quyền trên Biển Đông ngày càng leo thang.

Trung Quốc 'vỡ mộng' cái gọi là 'thành phố Tam Sa'
Lễ khánh thánh trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" của Trung Quốc diễn ra hôm 24/7 trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

Trung Quốc kỳ vọng nhờ Tam Sa để phát triển hoạt động du lịch, đánh bắt hải sản và đẩy mạnh ngành công nghiệp dầu khí, đưa Bắc Kinh vươn xa hơn ra Biển Đông.

Chính vì vậy, ngay sau khi tuyên bố thành lập Tam Sa, Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện các thủ tục nhằm “hợp thức hóa” thành phố gây tranh cãi này bằng việc tổ chức bầu hội đồng nhân dân, bầu thị trưởng thành phố, đưa quân đội ra đồn trú hay xây dựng các cơ sở “dân sự”…

Tuy nhiên, với sự chuẩn bị “chu toàn” nhằm mục đích phát triển thành phố mới với 3 mũi chiến lược là:du lịch – hải sản – dầu khí, chính quyền Bắc Kinh đã không thể lường trước những thách thức sẽ gặp phải tại một thành phố còn chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng như Tam Sa.

Về hoạt động đánh bắt, do số lượng tàu bè còn hạn chế cùng với sự quản lý chưa chặt chẽ của chính phủ, hàng năm ngư dân Trung Quốc chỉ đánh bắt được khoảng 80.000 tấn cá trên vùng biển gần Tam Sa, Wantchinatimes dẫn lời nguồn tin trong nước.

Trong khi trước đó, chính quyền tỉnh Hải Nam từng tuyên bố sản lượng đánh bắt ở khu vực này có thể lên tới 2 triệu tấn.

Ngoài ra, tuyến đường viện trợ cho các tàu cá cũng được coi là một trong những trở ngại lớn nhất đối với ngành công nghiệp đánh bắt của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Theo ước tính, hoạt động tiếp lương thực và nhu yếu phẩm cho một tàu cá trên vùng biển gần “thành phố Tam Sa” sẽ mất ít nhất là một ngày và một đêm. 

Chình vì vậy, ngư dân Trung Quốc được khuyến khích phải tự đảm bảo cho hoạt động của mình trên biển khiến khả năng đánh bắt xa bờ rất hạn chế.

Trung Quốc 'vỡ mộng' cái gọi là 'thành phố Tam Sa'
 Hình ảnh một đoàn tàu cá Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông

Trước thách thức này, Bộ Ngư nghiệp Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch xây dựng trạm tiếp tế trên biển và điều tàu hỗ trợ cỡ lớn tới thành phố Tam Sa để giúp ngư dân khắc phục khó khăn.

Tuy nhiên, hành động này của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các nước có tuyên bố chủ quyền chung trên Biển Đông bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Trong khi đó, vấn đề phát triển du lịch ở thành phố Tam Sa cũng đang gặp không ít khó khăn.

Vì thành phố mới được Trung Quốc thành lập này nằm trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa – đang là tâm điểm tranh chấp của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á nên trước hết, về mặt chính trị, thành phố này “chưa đủ tư cách”, cũng như không đảm bảo được yếu tố “an toàn” cho du khách.
Chưa kể cơ sở vật chất ở thành phố Tam Sa còn quá thô sơ. Trên toàn đảo Phú Lâm nơi Trung Quốc khẳng định chủ quyền và đưa quân đội ra quản lý chỉ có duy nhất một nhà nghỉ gồm 40 phòng. Vì vậy, đối với khách du lịch muốn nghỉ qua đêm trên đảo, số lượng không thể vượt quá 100 người.

Việc du khách không thể lưu lại qua đêm đồng nghĩa với việc họ không có thời gian để mua sắm hay sử dụng các dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí trên đảo, và vì vậy, doanh thu từ du lịch là yếu tố không mấy khả quan.

Trong khi đó, các quan chức trong ngành ở Trung Quốc lại cho rằng khách du lịch có thể nghỉ qua đêm ngay trên thuyền, vừa đảm bảo lịch trình lại giúp giảm bớt lượng rác thải trên đảo.

Tuy nhiên, dù sao thì việc phát triển du lịch ở một thành phố mà cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo vẫn là vấn đề không đơn giản và chưa thể khắc phục một sớm một chiều theo kiểu “nóng sốt” của Trung Quốc.

Trung Quốc 'vỡ mộng' cái gọi là 'thành phố Tam Sa'
 Đảo Phú Lâm thuộc quần Đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ

Ngoài những thách thức trong lĩnh vực đánh bắt và du lịch, hoạt động khai thác dầu khí trên vùng biển bao quanh cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng khiến Bắc Kinh phải “đau đầu”.

Trong điều kiện hiện nay, Tam Sa chưa được trang bị công nghệ thăm dò và khoan khai thác dầu khí trong khu vực giàu tài nguyên trên Biển Đông. 

Vì thế, chính quyền “thành phố trẻ nhất Trung Quốc” này cần sự giúp đỡ của các công ty dầu khí quốc doanh. 

Thế nhưng, một khi để các công ty này tham gia khai thác, chính quyền thành phố Tam Sa lại lo ngại lợi ích của mình trên biển sẽ bị “tước đoạt” vì chưa thể làm chủ được công nghệ và hoàn toàn phụ thuộc vào bên ngoài.

Theo đó, để khắc phục vấn đề này, chính quyền Tam Sa cho biết có khả năng sẽ ban hành một loại thuế nhằm đảm bảo lợi ích được phân chia công bằng từ hoạt động khai thác dầu khí quanh đảo, Zheng Gangsheng – giám đốc nghiên cứu kinh tế hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông nói.

Thành phố Tam Sa được Bắc Kinh tuyên bố thành lập hôm 24/7 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trên Biển Đông ngày càng căng thẳng. 

Việt Nam, Philippines cùng các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực kiên quyết phản đối “thành phố Tam Sa”, trong khi Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh đã “hành động một cách đơn phương và mang tính gây hấn”.

Mặ dù vậy, bất chấp dư luận quốc tế và khu vực, Trung Quốc vẫn liên tiếp có những hành động ngông cuồng, xâm phạm nghiêm trọng tới chủ quyền của nhiều nước cũng như tỏ thái độ “thiếu hợp tác” trong đối thoại khiến cho mâu thuẫn trên Biển Đông ngày càng khó giải quyết bằng biện pháp hòa bình, theo tờ Wantchinatimes hôm 10/8.
Hạ Giang

Dân mạng xôn xao vì hình ảnh đẹp của CSGT

Thứ Bẩy, 11/08/2012, 12:00 PM (GMT+7)
(Tin tuc) - Một tấm ảnh chụp hai cảnh sát giao thông đã được đăng tải trên nhiều diễn đàn và lan truyền trên mạng xã hội Facebook với một tốc độ chóng mặt.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Tấm ảnh được đăng tải lần đầu tiên trên diễn đàn Sơn La Online, được cho là ghi lại cảnh hai CSGT của huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) đẩy xe máy giúp một gia đình có con nhỏ vượt qua đoạn đường ngập nước do lũ lụt.
Sau khi xem ảnh, nhiều thành viên mạng đã bày tỏ sự cảm phục trước hành động giúp người dân của hai CSGT. “Đáng khen hai anh công an. Tuy người ngồi trên xe không đội nón, nhưng vì hoàn cảnh như thiên tai như vậy mà hai anh sẵn lòng bỏ qua để phục vụ nhân dân. Thật đáng kính phục", thành viên nick Huỳnh Khùng bình luận trên Facebook.
Dân mạng xôn xao vì hình ảnh đẹp của CSGT, Tin tức trong ngày,
Hình ảnh khiến cộng đồng mạng xôn xao
“Nghề nào cũng vậy thôi, cũng phải có người này người nọ chứ. Mặc dù đôi khi mình bị phạt những lỗi rất vô lý, nhưng nhìn cảnh này thì cảm động thật”, thành viên Vân Hoàng chia sẻ.
Nhiều thành viên bày tỏ sự ngạc nhiên vì không nghĩ CSGT lại có thể… tốt như vậy. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là một bức ảnh photoshop. Nhưng những ý kiến như vậy đã bị nhiều người phản bác.
Thành viên nick Nothing2820 cho biết: “Mấy cảnh này bình thường mà. Mấy chú giúp đẩy xe với dắt xe qua chỗ ngập trên Sơn La mình thấy nhiều lắm”.
Thành viên nick Phaohoa (Linkhay) chê trách sự thiếu thực tế của nhiều bạn trẻ: “Các thanh niên mạng có vẻ ngạc nhiên với cảnh này nhỉ. Nhởn nhơ trên bàn phím, trà chanh chém gió quen thân nên thấy lạ chứ ở vùng lũ như bọn mình thì cảnh này là chuyện thường tình. Nói chung tiêu cực ở đâu cũng có, tính cực thì không phải ai cũng có cơ hội được chứng kiến”.
“Cần nhiều hơn những bức ảnh như thế này”, thành viên knjght113 (Vietyo) nhận xét.
Qua bức ảnh và phản ứng của cư dân mạng, có thể nhận thấy người Việt Nam đang mong mỏi những nghĩa cử tốt đẹp, dù là nhỏ bé, của người CSGT đến mức nào.
Theo Quốc Lê (Đất Việt)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy