Thị trưởng cướp siêu thị phát cho dân nghèo, 17/8/12


Ngày 17/8/12 thứ sáu, tức 01/7/NT, VTH còn 130 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 6 vệ sỹ, 2:45 AM Trời nổi cơn giông tố mưa lớn; Hòa TTr HN về làm việc TNMT rẽ vào...
1.                             "Khi ta chỉ mặt trăng, người ngu xuẩn nhìn ngón tay." Khuyết danh  
2.                             " Dù là Hoàng đế hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự yên ổn dưới mái gia đình là kẻ sung sướng nhất-Goethe.

 Lương tối thiểu dự kiến tăng 35%

Từ 1/1/2013, lương tối thiểu vùng tại mọi loại hình doanh nghiệp có thể tăng 700.000 đồng lên mức cao nhất 2,7 triệu đồng một tháng, theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Tăng lương sớm tại mọi loại hình doanh nghiệp
Tăng lương tối thiểu, lao động mừng doanh nghiệp lo

Lương tối thiểu hiện vẫn chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Lương tối thiểu hiện vẫn chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Trong dự thảo Nghị định về lương tối thiểu vùng công bố chiều 16/8, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án điều chỉnh. Với phương án thứ nhất, mức tối thiểu quy định cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I là 2,7 triệu đồng, tăng 700.000 đồng so với hiện hành. Các doanh nghiệp hoạt động ở vùng II, III và IV lần lượt áp dụng mức 2,4 - 2,13 - 1,93 triệu đồng một tháng.
Ở phương án thứ hai, Bộ đề xuất mức cao nhất cho vùng một là 2,5 triệu đồng và thấp nhất là 1,8 triệu đồng cho vùng IV.
(Đồng/tháng)
Nghị định này nếu được thông qua sẽ áp dụng từ 1/1/2013, cho các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Lương tối thiểu vùng là mức sàn cho doanh nghiệp và người lao động căn cứ để thỏa thuận tiền lương. Dự thảo khuyến khích các doanh nghiệp trả lương cho người lao động cao hơn quy định. Đồng thời, dự thảo quy định tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề, kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề, phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo quy định.
Trên thực tế, lương tối thiểu vùng chỉ mang tính chất tham chiếu để các doanh nghiệp xây dựng bảng lương và làm căn cứ tính bảo hiểm cho người lao động. Và thu nhập thực lĩnh của lao động tại nhiều doanh nghiệp đều cao hơn so với mức tối thiểu này.
Bản thân mức lương tối thiểu cũng được cho là lạc hậu so với đời sống thực tế. Khảo sát năm 2011 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, mức sống tối thiểu của người lao động từ vùng IV đến vùng I lần lượt là 2,47 - 2,66 - 2,86 và 3,04 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi mức cao nhất áp dụng trước 1/10/2011 là 1,55 triệu đồng và sau mốc này cũng chỉ là 2 triệu đồng một tháng.
Trong một hội thảo tổ chức tháng 5, ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nhân công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) phải thốt lên 20 năm qua lương tối thiểu chưa bao giờ đạt đến mức sống tối thiểu.
>> Danh mục các vùng áp lương tối thiểu

Song Linh

Thị trưởng cướp siêu thị phát cho dân nghèo
TPO-Ông Juan Manuel Sanchez Gordillo, 59 tuổi, thị trưởng thị trấn Marinaleda (Andalusia,Tây Ban Nha) là anh hùng trong mắt dân nghèo. Ông chỉ đạo cướp đồ ăn trong siêu thị, phát cho người nghèo.
Ông Juan Manuel Sanchez Gordillo, thị trưởng thị trấn Marinaleda
Ông Juan Manuel Sanchez Gordillo, thị trưởng thị trấn Marinaleda.
Ông Juan Manuel Sanchez Gordillo dẫn đầu một nhóm các thành viên của liên đoàn lao động tiến hành hai vụ cướp siêu thị. Ông không trực tiếp tham gia vào vụ cướp mà đứng bên ngoài “chỉ đạo” bằng loa và bảo lãnh cho những người này.
Ông Sanchez Gordillo cho biết, cấp dưới của ông chỉ cướp những nhu yếu phẩm như đậu, mì, dầu và bánh quy. Ông chia cho những người dân đang trong tình trạng khốn quẫn vì nghèo đói.
Bảy người tham gia vụ cướp bị bắt, trong đó có cả "ông thị trưởng". Tuy nhiên, ông được miễn truy tố trước pháp luật vì làm thị trưởng suốt 30 năm, đồng thời là thành viên của đảng cánh tả tại Andalusia. Ông Sanchez Gordillo cho biết, sẵn sàng rời khỏi vị trí này.
Chính phủ Tây Ban Nha cho rằng, đây là hành động coi thường luật pháp.
"Bạn không thể vừa là Robin Hood, vừa là Quận trưởng vùng Nottingham. Ông Sanchez Gordillo chỉ đang muốn gây chú ý”, người phát ngôn Alfonso Alonso của Đảng Nhân dân cầm quyền nêu ý kiến.
Tuy vậy, trong mắt những người dân nghèo, ông Sanchez Gordillo trở thành Robin Hood (nhân vật anh hùng chuyên cướp của người giàu chia cho người nghèo) của thời hiện đại.
Trả lời phỏng vấn Reuters, ông nói: “Nhiều người không có tiền mua thức ăn. Và trong thế kỉ 21 thì điều này thật nhục nhã”.
Ông cũng cho biết, đang cố gắng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với giá trị con người trong khủng hoảng kinh tế.
Andalusia là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Tây Ban Nha. Thống kê cho thấy, tỉ lệ thất nghiệp của nước này lên đến con số 34%, tỉ lệ nghèo đói tăng 15% so với năm 2007. Hàng chục ngàn người bị tịch thu nhà cửa vì nợ nần.
Phan Yến
Theo News

  

Tối nay bão đổ bộ vào Quảng Ninh

Bão Kai-tak tiếp tục có hướng di chuyển hơi chệch xuống phía nam so với dự báo và đổ bộ vào Móng Cái (Quảng Ninh) chiều tối nay, khiến các tỉnh miền Bắc bắt đầu có mưa do ảnh hưởng của bão.
Bão Kai-tak sẽ gây mưa lớn ở miền Bắc

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, sáng 17/8, tâm bão Kai-tak cách Móng Cái (Quảng Ninh) chưa tới 400 km về phía đông với sức gió mạnh nhất đạt cấp 12. Bão di chuyển nhanh theo hướng tây, chếch lên phía bắc với tốc độ 25 km. Chiều tối nay, tâm bão đổ bộ vào khu vực Móng Cái nhưng do quét qua bán đảo Lôi Châu và Hải Nam (Trung Quốc) nên sức gió giảm còn cấp 9.
Do quét qua bán đảo Lôi Châu và đi dọc ven biển phía nam Trung Quốc, cơn bão suy yếu nhiều trước khi tiến vào khu vực đông bắc Việt Nam. Ảnh: NCHMF.
So với đường đi dự báo trước đó, tâm bão đã di chuyển hơi chệch xuống phía nam, ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh miền Bắc. Tuy giảm cường độ, song bão không giảm tốc độ di chuyển. Sáng 18/8, bão suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực miền núi phía Bắc.
Trên đường đi của bão, vùng biển phía đông nam Quảng Đông (Trung Quốc) hôm nay còn có gió mạnh cấp 9 tới cấp 12. Vùng biển phía bắc vịnh Bắc Bộ (gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) từ trưa nay gió sẽ mạnh dần lên từ cấp 7 tới cấp 10. Ở các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng từ chiều tối và đêm nay có gió mạnh cấp 7-8. Các tỉnh Bắc Bộ mưa lớn.
Tâm bão Kai-tak trên khu vực bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam lúc 9h sáng nay (giờ Việt Nam). Ảnh: HKO.
Tâm bão Kai-tak trên khu vực bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam lúc 9h sáng nay. Ảnh: HKO.
Ban chỉ đạo PCLB trung ương yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm công điện về bão Kai-tak; kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng vào nơi trú, tránh bão; hướng dẫn neo đậu tại bến và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè, ao đầm nuôi trồng thủy sản.
Riêng tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng tùy theo diễn biến của bão chủ động lựa chọn thời điểm cấm biển, không cho tàu cá, tàu du lịch ra khơi, sơ tán dân và không để người trên các tàu và lồng bè tại nơi neo đậu. Các tỉnh, thành phố ven biển Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tiếp tục theo dõi chặt chẽ, giữ thông tin liên lạc, hướng dẫn các tàu, thuyền đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa di chuyển tránh bão. Miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ cần đề phòng mưa lớn, sạt lở đất, tránh ngập úng.
Nguyễn Hưng
* Độc giả chia sẻ hình ảnh phòng chống bão tại đây.
Chó mẹ lao vào ngôi nhà rực lửa để cứu 5 cún con
Trong khi lực lượng cứu hỏa cùng gia chủ đang tập trung dập đám cháy đang thiêu rụi ngôi nhà thì chú chó nuôi của chủ nhà đã lẳng lặng xông vào bên trong cứu năm chú cún con mới sinh của mình ra ngoài.
Amanda đặt các con lên xe cứu hỏa sau khi đưa chúng ra khỏi đám cháy. Nguồn: Internet
Amanda đặt các con lên xe cứu hỏa sau khi đưa chúng ra khỏi đám cháy. Nguồn: Internet.
Câu chuyện về tình mẫu tử và sự dũng cảm của Amanda, tên của con chó mẹ trên, xảy ra ở thành phố Temuco của Chile đã gây xúc động cho nhiều người, nhất là khi những hình ảnh Amanda cặp từng con chó con đưa ra khỏi đám cháy được báo chí Chile đăng tải.
Một lính cứu hỏa có mặt tại hiện trường cho biết không ai để ý tới việc Amanda chạy vào bên trong cứu các con cho tới khi nó đưa được tới bốn chú chó con ra ngoài và đặt vào xe cứu hỏa.
Lúc đó ngọn lửa đang bùng phát dữ dội nhưng Amanda đã bất chấp hiểm nguy, tiếp tục lao vào trong ngôi nhà rực lửa để đưa nốt chú cún con còn lại ra ngoài.
Ngay sau đó, Amanda và đàn con đã được đưa tới cấp cứu ở một bệnh viện thú y trong thành phố, tuy nhiên đáng buồn là chú cún cuối cùng được Amanda cứu ra ngoài đã không qua khỏi do những vết bỏng nặng ở ngực và chân.
Theo Hoài Nam
Vietnam+

Tại sao Tây Tạng ?

Thanh Niên ngày 31.7.2012 đăng tin chính quyền Trung Quốc cấm du khách 6 nước: Anh, Na Uy, Áo, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đến Tây Tạng mà không cho biết lý do vì sao đưa ra lệnh cấm này.

Câu hỏi được đặt ra là, trên thế giới có hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng vì sao chỉ có 6 nước nêu trên bị cấm, và cấm đến Tây Tạng chứ không một vùng đất nào khác trên lãnh thổ rộng mênh mông của Trung Quốc?
Tây Tạng là một vùng đất “nhạy cảm” xét về lịch sử trong quá khứ và cả những gì diễn ra hiện nay. Trung Quốc thế kỷ 21 có khá nhiều “vùng nhạy cảm” chứ không riêng gì Tây Tạng. Tân Cương với thủ phủ Urumqui là một ví dụ. Những cuộc đụng độ sắc tộc nảy lửa diễn ra giữa cư dân bản xứ theo đạo Hồi với người Hán ở Urumqui trước đây cũng khiến cho chính quyền Trung Quốc ra quyết định cấm du khách bén mảng đến vùng đất này, nhất là nhà báo. Tôi chưa có dịp đến Tân Cương, nhưng Tây Tạng thì có. Bất kể du khách vào Tây Tạng bằng đường nào cũng đều phải có giấy phép đặc biệt do cơ quan chuyên trách ở Bắc Kinh cấp. Nếu một người ngoại quốc vào được Tây Tạng mà chưa có giấy phép, khi bị phát hiện sẽ gặp rắc rối to, thậm chí bị coi là gián điệp. Tây Tạng vốn là vùng đất Phật mà nay ra nông nỗi như vậy há phải có nguyên nhân?
Ngày 25.7.2012, TS Mai Hồng - nguyên Trưởng phòng Tư liệu thuộc Viện Hán Nôm đã tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ xuất bản ở Thượng Hải năm 1904 và tái bản 1910 dưới triều đại nhà Thanh. Tấm bản đồ ấy chỉ rõ: cực nam đất nước Trung Hoa thời bấy giờ là Nhai Châu, một địa danh thuộc đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Thế rồi một ngày nọ, Trung Quốc trưng ra tấm bản đồ lạ hoắc có 9 đoạn bao gần hết biển Đông, còn gọi là đường lưỡi bò, “liếm” luôn 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chuyện chưa dừng lại ở đó. Căn cứ vào những tấm bản đồ địa chính trị xuất bản vào đời nhà Thanh đầu thế kỷ 20 ở Trung Hoa, Tây Tạng với thủ phủ Lhasa vẫn còn là một quốc gia độc lập.
 
Một góc thủ phủ Lhasa của Tây Tạng - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
 
Nguyện cầu trước cung điện Potala - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Nỗi đau Lhasa
Ngày 22.2.1940, cậu bé 5 tuổi tên Tenzin Gyatso xuất thân trong một gia đình nông dân miền bắc Tây Tạng - hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, đã được tôn lên ngôi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong một nghi thức trang trọng ngay tại thánh địa Lhasa. Tây Tạng lúc ấy chịu ảnh hưởng của đế quốc Anh, đang thâu tóm một vùng rộng lớn bao gồm cả Ấn Độ, Nepal, Butan và Miến Điện (Myanmar) - những quốc gia sát nách Tây Tạng. Năm 1947, Ấn Độ tuyên bố độc lập, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh. Kể từ đây, người Anh mất dần ảnh hưởng ở Tây Tạng. Thời điểm này cũng bước vào giai đoạn cuối của cuộc nội chiến Trung Hoa giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, Mao Trạch Đông giải phóng Trung Hoa lục địa, đuổi Quốc dân đảng và Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan cho đến tận ngày nay. Theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc hiện nay, Đài Loan là “vùng đất không thể tách rời” đối với Trung Hoa lục địa. Theo lịch sử địa chính trị thì Đài Loan thuộc Trung Hoa từ thời xa xưa, vấn đề ở chỗ “sáp nhập” theo cách nào mà thôi. Thế còn Tây Tạng?
Tháng 10.1950 tức là chỉ mới 1 năm sau khi giải phóng Trung Hoa lục địa, 80.000 binh lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua và chỉ đúng 1 năm sau, tháng 10.1951, Mao Trạch Đông đã kiểm soát thủ phủ Lhasa - trái tim của Tây Tạng. Trước tình cảnh đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 vẫn theo đuổi chính sách biến Tây Tạng thành vùng đất trung lập nhưng có vẻ khó thành hiện thực. Năm 1954, Đạt Lai Lạt Ma thân chinh đến Bắc Kinh để diện kiến lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông. Ngài lưu trú ở Bắc Kinh cả tháng trời để tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho vùng đất Tây Tạng thời hiện đại vốn xa lạ với chuyện binh đao, giết chóc.
Chuyến đi ấy của vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng chẳng hứa hẹn điều gì sáng sủa cho số phận của vùng cao nguyên lạnh giá. Đạt Lai Lạt Ma về đến Tây Tạng với tâm trạng nặng trĩu, bất an vì lúc này người ta có thể ngửi thấy “mùi chiến tranh” phảng phất khắp thủ phủ Lhasa. Và chuyện gì đến cũng đã đến. Tháng 3.1959, binh lính Trung Quốc với số đông áp đảo đã đồng loạt nổ súng và làm chủ hoàn toàn Lhasa trước sự kháng cự yếu ớt của binh sĩ “nghiệp dư” Tây Tạng. Trước khi chiến sự nổ ra, Đạt Lai Lạt Ma 14 đã kịp cải trang và cùng đoàn tùy tùng rời khỏi Lhasa. Sau nửa tháng di chuyển bằng đường bộ băng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngài đến Dharamsala, vùng đông - bắc Ấn Độ sống lưu vong cho đến ngày nay. Có người gọi Dharamsala là “Little Lhasa”.
Đoàn Xuân Hải

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm