Thứ Năm, 30/08/2012 - 15:13 Tiền Giang: Bé 4 tuổi chưa biết nói bỗng đọc chữ vanh vách


Sáng 30/8/12 thứ năm, tức 14/7/NT, VTH còn 117 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ, trời nắng ngay từ sáng sớm, cảnh sát GT trực cổng ĐTT->1 LL. Tranh thủ sao 8 phai W vào USB chuyển về 05 HN hôm nay, tổng vệ sinh 11->15 PĐC...
1.                             " Nếu ta xây nhà hạnh phúc, phòng rộng lớn sẽ là phòng đợi" Jule Rennard.
2.                             " Những quan điểm cũng giống như những chiếc đồng hồ vậy. Mỗi cái chỉ một kiểu nhưng mỗi người trong chúng ta lại chỉ tin vào cái của mình- A.Poup".

Giây phút bầu Kiên nghe lệnh bắt

Từ khi nghe lệnh khởi tố bị can, chứng kiến khám xét nhà và nơi làm việc đến lúc bị đưa về trại tạm giam, tỷ phú đầu bạc Nguyễn Đức Kiên luôn bình tĩnh, nói: "Tôi luôn chấp hành pháp luật".
Bầu Kiên bị bắt vì 'sai phạm tại 3 công ty'

Các quyết định tố tụng với ông Kiên để phục vụ điều tra tội Kinh doanh trái phép được thực thi trong chiều tối 20/8.
Theo An ninh thủ đô, ít giờ trước đó, ông Kiên đi dự và trả lời phỏng vấn báo chí về nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam. Khoảng 17h30, nhiều cảnh sát xuất hiện tại căn biệt thự hoành tráng nằm ở "khu đất vàng" nhìn ra hồ Tây của bầu Kiên. Lúc này đã trở về nhà, người được mệnh danh "ông trùm" ngân hàng nghe đọc quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam.
Bà Ngô Thị Bạch Yến (Tổ trưởng dân phố số 25, phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết được cơ quan điều tra mời sang chứng kiến theo đúng thủ tục tố tụng hình sự. Trong nhà lúc này có vợ và con trai nhỏ của ông Kiên. Việc khám xét biệt thự rộng chừng 500 m2 diễn ra trong hơn một tiếng đồng hồ. Nhiều tài liệu bị thu giữ để phục vụ điều tra cáo buộc "kinh doanh trái phép" với người đàn ông này.
Biệt thự của ông Kiên tại đường Xuân Diệu, Hà Nội.
Ngay sau đó, cơ quan điều tra tiếp tục khám xét một căn phòng tại trụ sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) trên đường Nguyễn Du, nơi ông Kiên từng là Phó chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập. Chứng kiến quá trình khám xét có đại diện lãnh đạo của ngân hàng.
Theo một cán bộ điều tra, suốt quá trình trên, ông Kiên tỏ ra khá bình tĩnh và có nói: “Tôi luôn chấp hành pháp luật…”. Khoảng 20h, lệnh khám xét được thực hiện xong, ông Kiên được đưa lên ôtô về trại tạm giam của Bộ Công an.
Ngày 21/8, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Nguyễn Đức Thịnh thông báo, tỷ phú Kiên bị điều tra sai phạm tại 3 công ty do ông làm Chủ tịch HĐQT, không liên quan tới ngân hàng vì từ lâu "ông Kiên không còn tham gia quản lý, điều hành ACB".
ông Kiên không thực sự đứng tên điều hành một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, vị tỷ phú đầu bạc này được cho là đang nắm nhiều cổ phiếu ngân hàng.
Ông Kiên không thực sự đứng tên điều hành doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, vị tỷ phú đầu bạc này được cho là đang nắm nhiều cổ phiếu ngân hàng. Ảnh: Hoàng Hà
Ông Kiên trông vẻ ngoài già hơn tuổi 48 vì mái đầu bạc trắng. Năm 2010, trong danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của ông Kiên được đánh giá là 805 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu ACB mà gia đình ông Kiên nắm giữ tính tới cuối 2010 đạt giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.
Ngoài tài chính - ngân hàng và bóng đá, ông Kiên đầu tư vào du lịch, may mặc, dầu khí, dịch vụ… Ông Kiên từng là Chủ tịch của Liên doanh nhựa đường Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam...
Doanh nhân này còn được biết đến như người đầu tiên đầu tư mạnh tay vào bóng đá. Hiện, ông là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội ACB và là Phó chủ tịch Công ty cổ phần bóng đá VPF.
Xuân Hoa

Đề án hạn chế xe cá nhân:
Cần bỏ yêu cầu đăng kiểm xe máy
TP - Nhiều chuyên gia đề nghị cần bỏ danh mục đăng kiểm xe máy ra khỏi đề án hạn chế xe cá nhân.
Đề án hạn chế xe cá nhân nhằm vào xe máy đang gây ra nhiều luồng ý kiến khác nhau.  Ảnh: Hồng Vĩnh
Đề án hạn chế xe cá nhân nhằm vào xe máy đang gây ra nhiều luồng ý kiến khác nhau. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Đây là một trong những nội dung được nhiều chuyên gia, hiệp hội đưa ra tại cuộc họp lấy ý kiến về Đề án hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn được Hiệp hội Vận tải Hà Nội tổ chức sáng 29-8.
Xe máy không liên quan
Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, tại mục 4.2 của đề án hạn chế phương tiện cá nhân tại các đô thị lớn vừa được Bộ GTVT đưa ra có quy định về việc đăng kiểm đối với xe máy.
Cụ thể, nếu đề án triển khai hằng năm, thậm chí hằng quý cơ quan chức năng sẽ triển khai việc đăng kiểm xe máy cho người dân tại các thành phố lớn. Theo ông Liên, 80% dân số tại các đô thị lớn hiện đi lại bằng xe máy, do vậy nếu triển khai đăng kiểm sẽ rất khó khăn và tốn kém cho nhân dân và ngân sách Nhà nước, trong khi hiệu quả lại không cao vì xe máy chiếm đường chỉ bằng 1/5 ô tô và đây cũng là phương tiện mưu sinh chính của đại bộ phận dân cư.
“Theo tôi trước mắt từ nay đến năm 2015 các đô thị lớn chỉ thực hiện hạn chế ô tô, sau khi đường sá được đầu tư, vận tải công cộng phát triển, người dân có phương tiện thay thế thì mới nên tính đến hạn chế xe máy”, ông Liên nói.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng không đồng tình việc đưa nội dung đăng kiểm xe máy vào đề án hạn chế xe cá nhân.
Theo ông Hùng, sau khi nghiên cứu đề án, mục đăng kiểm xe máy không liên quan gì đến hạn chế xe cá nhân, vì mục tiêu chính được nói ở đây là đăng kiểm xe máy để bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý... Chưa cần nói đến tính pháp lý (các phương tiện xe máy hiện nay đã đóng phí môi trường qua giá xăng), việc đưa vấn đề bảo vệ môi trường trong đề án hạn chế xe cá nhân là hoàn toàn không phù hợp.
Vì vậy, việc đăng kiểm đối với xe gắn máy cần được nghiên cứu lại và nếu cần thì đưa vào nội dung của dự án khác. “Mục tiêu chính là hạn chế xe cá nhân tham gia giao thông đường bộ, việc đăng kiểm xe gắn máy không liên quan trực tiếp đến hạn chế phương tiện cá nhân do đó cần bỏ việc đăng kiểm đối với xe gắn máy trong đề án hạn chế xe cá nhân”, ông Hùng đề nghị.
Taxi là phương tiện cá nhân hay công cộng?

Hình ảnh xe máy thường thấy trên đường phố Hà Nội.  Ảnh: Trọng Đảng
Hình ảnh xe máy thường thấy trên đường phố Hà Nội.               Ảnh: Trọng Đảng.
Đại diện nhiều hãng taxi trên địa bàn Hà Nội cho rằng, trong văn bản Bộ GTVT gửi Hiệp hội Vận tải mới đây đã khẳng định taxi là phương tiện vận tải hành khách công cộng.
Tuy nhiên, trong đề án hạn chế xe cá nhân thì bộ này vẫn xem taxi là phương tiện cá nhân, thậm chí tại Hà Nội phương tiện chở khách phổ biến này lại không được xếp vào loại phương tiện nào.
“Cùng là một cơ quan nhà nước nhưng văn bản sau lại nói khác văn bản trước là điều cần phải nhìn nhận lại. Taxi là phương tiện cá nhân hay công cộng chúng tôi cần được làm rõ”, đại diện hãng taxi Trung Việt nói.
Chủ tịch HĐQT hãng taxi Sao Mai cũng cho rằng, đối tượng được điều chỉnh của đề án là phương tiện cá nhân tham gia giao thông, nhưng khái niệm về phương tiện này lại chưa được làm rõ trong bất kỳ văn bản, điều luật nào, thậm chí cả đề án hạn chế xe cá nhân vừa được đưa ra.
Do đó, đề án phải làm rõ được khái niệm này. Với loại hình vận tải taxi cũng phải rõ đây là phương tiện công cộng hay xe cá nhân. Nếu là loại hình công cộng thì taxi có được hưởng các quyền lợi như xe buýt? “Trong đề án taxi ở TPHCM, Hải Phòng được đưa vào một loại hình phương tiện cụ thể, còn tại Hà Nội taxi lại không được đưa vào bất kỳ loại hình phương tiện nào. Điều này khiến hoạt động của chúng tôi cũng sẽ rất khó khăn nếu việc này cứ tiếp diễn”, đại diện hãng taxi Sao Mai nói.
Theo ông Bùi Danh Liên, Bộ GTVT cần xác định rõ các loại hình phương tiện đang tham gia giao thông trên đường. Đây là việc làm đầu tiên khi muốn thực hiện các giải pháp hạn chế xe cá nhân.
Tuy nhiên trong đề án hạn chế phương tiện cá nhân tại các đô thị lớn, Bộ GTVT vẫn chưa đưa ra được nội dung trên.
Hiệp hội Vận tải Hà Nội sẽ có văn bản kiến nghị những nội dung này, cùng với đó lộ trình thực hiện đề án từ năm 2013 là quá sớm, Hiệp hội đề nghị cần phải xem xét lại, nhất là trong bối cảnh vận tải công cộng và hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp.
Trọng Đảng
Thứ Năm, 30/08/2012 - 15:13
Tiền Giang:

Bé 4 tuổi chưa biết nói bỗng đọc chữ vanh vách

(Dân trí) - Một cậu bé lên 4 vẫn chưa nói sõi, nói chuyện ngô ngọng không ai hiểu, bỗng một ngày đọc chữ thành thạo trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

Cậu bé đó là Nguyễn Thành Phát, sinh ngày 16/3/2008, nhà ở số 65 tổ 1, khu 1, thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, hiện mới vào học mẫu giáo được hơn 1 tuần tại trường Mẫu Giáo xã Tân Bình, huyện Cai Lậy.

4 tuổi nói chuyện không ai hiểu

Mẹ của cháu Phát là chị Nguyễn Thị Như Nguyên kể: "Cháu 4 tuổi rồi mà phát âm không rõ, nói chuyện không ai hiểu gì nên gia đình cũng sợ. Tui định bụng đưa cháu lên BV Nhi Đồng để khám, xem cháu có phát triển bình thường không". Nhưng thời gian gần Tết năm ngoái, do công việc buôn bán bận rộn nên chị vẫn chưa đưa con đi khám được. Một hôm, Bé Phát theo các cháu hàng xóm qua tiệm tạp hóa chơi, nhìn thấy chiếc ghế đá có viết tên cửa hàng vật liệu xây dựng, Phát chỉ tên từng chữ và đọc vanh vách. Ngạc nhiên, chủ cửa hàng tạp hóa “thử tài” cháu bằng cách chỉ vào bảng tính tiền ghi tên các mặt hàng, Phát cũng đọc làu làu. Anh chủ cửa hàng tạp hóa Hai Thao liền chạy qua báo cho vợ chồng chị Nguyên biết. 

Từ một cậu bé nói không sõi, Phát bỗng đọc sách báo vanh vách
Từ một cậu bé nói không sõi, Phát bỗng đọc sách báo vanh vách

Không dám tin, vợ chồng chị Như Nguyên lấy một tờ báo ra, chỉ ngẫu nhiên từng chữ, từng đoạn để con đọc thử, không ngờ cháu đọc ngay và đọc đúng không sai chữ nào. Từ đó hễ đi đâu, găp các khẩu hiệu, bảng tên chỉ đường,... cháu đều đọc cho cha mẹ nghe. Cháu Phát rất thích xem tivi, nhất là chương trình “Ai là triệu phú”, mỗi lần có câu hỏi được đặt ra, cháu đọc rành mạch từng đáp án.

Theo quan sát của PV Dân trí, nhìn vẻ ngoài nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa, đã hơn 4 tuổi nhưng chỉ nặng 14kg. Ngoài việc chậm nói ra, những biểu hiện khác của cháu Phát đều bình thường, cháu khá hiếu động, nghịch ngợm. Đầu năm học này gia đình mới đăng ký cho cháu đi học mẫu giáo.
Bà con hàng xóm đến thử tài cháu Phát
Bà con hàng xóm đến thử tài cháu Phát

Nói về khả năng đọc của cháu Phát, cô Thúy - phụ trách lớp chồi 4 trường Mầm non Tân Bình - xác nhận cháu đã đọc cho cô nghe từng chữ trên bảng thông báo của nhà trường, không sai sót từ nào. Điều này khiến cô và các cô giáo khác trong trường rất ngạc nhiên.

Cha mẹ miền Nam, con đọc giọng miền Bắc

Gia đình cho biết, trước Tết Nguyên đán 2012 cháu Phát vẫn phát âm kiểu "không ai hiểu gì". Từ sau Tết đến nay thì phát âm tương đối chuẩn và đọc được tất cả các từ mà không cần đánh vần. Đặc biệt cha mẹ cháu đều là người miền Nam nhưng cháu Phát lại phát âm giọng miền Bắc.

Để kiểm chứng khả năng của cháu Phát, chúng tôi thử cho cháu đọc bài thơ “Câu cá mùa thu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong sách Ngữ Văn lớp 11, cháu đọc không sai chữ nào. Sau đó chúng tôi đưa tiếp đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, cháu cũng đọc rành mạch, mặc dù đoạn trích này có những từ cổ rất khó đọc. Giọng cháu là giọng Bắc chuẩn, trong trẻo, đúng ngữ điệu.

 

Riêng về con số, cháu Phát nhận biết và đọc được hết từ 0 đến 1.000.


Riêng về con số, cháu Phát nhận biết và đọc được hết từ 0 đến 1.000.

Được biết, ba của cháu Phát là anh Nguyễn Thành Út chạy xe ôm, còn chị Nguyên bận buôn bán suốt ngày nên không có điều kiện dạy con học. 

Diệu Hiếu - Nguyễn Hành  

Nhiều "khuất tất" sau vụ “bức tử” ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi

30-08-2012 | 13:15
(Nguoiduatin.vn) - Hàng loạt hiện vật quý giá của chùa đã biến mất hoặc bị đập phá qua các lần trùng tu trước đây. Sau câu chuyện trùng tu ngôi chùa nghìn tuổi, nhiều câu chuyện "khuất tất" đã được hé lộ.
Sự việc Nhà Tổ và Gác Khánh của chùa Trăm Gian bị "bức tử" khiến dư luận bức xúc đã được xác định là hành vi xâm hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Người đưa tin, thì ngoài hai địa điểm nói trên, hàng loạt di vật quý giá nằm trong nhiều hạng mục khác thuộc quần thể di tích nghìn tuổi này, từ khu thờ Phật Thánh (Tam Bảo), bảy gian Tiền đường cho đến hai dãy hành lang Thập bát La hán, đều bị mất mát, huỷ hoại khiến người dân địa phương bức xúc kêu trời.
Di vật quý giá tại các hạng mục nằm trong quần thể chùa Trăm Gian bị vứt ngổn ngang
Nhiều hiện vật quý không còn
Vụ việc ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi được Nhà nước xếp hạng di tích đặc biệt quý giá cấp Quốc gia bỗng nhiên bị "khai tử" đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một công trình được xây dựng từ đời Lý, nức tiếng với kiến trúc cổ kính và độc đáo mà ít ngôi chùa nào có được về cả tuổi đời và đường nét hoa văn tinh xảo hiện đã bị xâm hại đến mức khó bề khắc phục nổi. Sự việc ngôi chùa nghìn tuổi b? "b?c t?" vỡ l? khiến nhiều người dân trong cả nước vô cùng bức xúc về sự hiểu biết về Luật Di sản cũng như sự thiếu hiểu biết về giá trị của một công trình đặc biệt quý giá này. Điều đáng nói là không chỉ dừng lại ở việc Gác Khánh và Nhà Tổ bị "đập đi" xây mới, mà nhiều vấn đề liên quan đến việc trùng tu của ngôi chùa này trước đó cũng còn nhiều điều khuất tất.
Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Nguyễn Quốc Ân, một cán bộ hưu trí, có thâm niên 10 năm làm chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Dù tượng cũ cũng còn nhiều, nhưng một số đã mất đi như tượng đồng đen Thích ca (nằm trong toà Cửu Long Châu). Người dân hỏi thì nhà chùa bảo rằng chôn dưới bệ để không bị mất trộm. Hay như toà Cửu long Châu  có 9 vị thánh cũng vừa được làm mới. Không hiểu sao những giá trị vô giá như thế lại được thay bằng cái mới. Án gian (trước cửa gian Tiền đường)  cũng không thể tránh khỏi "số phận cũ kỹ" và thay bằng Ô Sa cải tiến của nước ngoài. Như vậy làm gì còn là đồ cổ, còn gì là giá trị văn hóa nữa. Những cái đèn thắp nến cổ đồng và gỗ cũ bốn mặt kính, kiểu đèn lồng hộp cũng biến đâu mất, thay vào đó nhà chùa cho lắp đèn điện nhấp nháy xanh đỏ.
Đặc biệt, cũng theo ông Ân trong chùa có một di vật vô cùng quý giá đó chính là Đài sen xếp bằng gạch đất không nung (nằm ở khu thờ Phật Thánh), khi xếp vào nhau sẽ ra hình 12 con giáp. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trước thầy Khoa cũng cho đập đi và xây lại nhưng vẫn không thể được như cũ. Hơn nữa, nhà chùa còn tự ý cho đào một nhà hầm sâu dưới đất chỉ dùng với mục đích sinh hoạt mà không hề xin ý kiến của các cụ. Bên cạnh đó còn nhiều tượng và di vật khác trong chùa được sơn lại cho mới nhưng theo kiểu khác hoàn toàn với cái cũ. Bởi vậy không thể nói đây là tượng cũ đã được sơn lại mà là tượng mới hoàn toàn, chỉ cần nhìn qua là biết ngay. Những di vật đó bây giờ đi đâu về đâu thì chỉ có… trời mới biết. nhà chùa "tự tung tự tác" như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai"?
Cùng chung nỗi bức xúc và tâm trạng như ông Ân, một cán bộ địa phương về hưu cho biết: "Trong chùa từ cái chân cột, đến bức tường cổ bị đào tung lên thay vào những vật liệu mới. Trước đó khoảng gần chục năm, nhà chùa cũng cho đào tung lên để lát gạch hoa Trung Quốc, nhưng sau đó dân làng phản đối và yêu cầu nhà chùa cạy lên lát lại, nhưng mãi đến vừa rồi mới lát lại loại gạch đỏ mới. Đến bây giờ thì di tích không còn là di tích nữa rồi, bởi  mọi thứ đổi mới hết, tượng phật được… tô son điểm phấn đến khác lạ. Chúng tôi đặt câu hỏi về những điều nhà chùa đã làm rằng, liệu có việc lợi dụng ngôi chùa để trục lợi cá nhân không? Điều này phải chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận.
Nhà chùa “tự tung tự tác”?
Theo người dân nơi đây, việc trùng tu và tu bổ ngôi chùa Trăm Gian đã được tiến hành nhiều lần với số tiền tài trợ "khủng" nhờ vào các mối quan hệ" của vị trụ trì chùa. Nhưng dường như mọi cố gắng của nhà chùa đều đi ngược lại với mong muốn của người dân, khi thay việc trùng tu bằng việc xây mới.
Để biện minh cho sự cố ý "làm trái" của mình, sư thầy Thích Đàm Khoa bày tỏ: "Thật ra công trình đã được sửa chữa nhiều lần đến nay không thể chống đỡ được nữa, nên nhà chùa phải cho "tu sửa" lại để đảm bảo an toàn cho người dân đến lễ Phật, tham quan được an toàn khi mùa mưa bão đang đến gần".
Hiện, Nhà Thờ Tổ và Gác Khánh tại chùa Trăm Gian gần như sắp hoàn thành, chỉ còn một vài hạng mục nhỏ chờ thi công nốt. Nằm sát bên ngoài công trình "một vài ngày tuổi" này là những cột gỗ lim vững chắc, tảng đá xanh, đá gạch cổ viền quanh, cấu kiện cũ, rui, kèo..., nằm ngổn ngang. Đống ngói hai mặt âm dương cũng bị xếp vào một đống không khác gì rác vật liệu xây dựng đang chờ để vứt đi. Cùng với đó là những người không hiểu vì kém hiểu biết về di sản hay đồng tình với nhà chùa để được "chân râu ria" quanh chùa như trông xe, bán nước hay bán hương, đồ lễ,  sẵn sàng "khai tử", rũ bỏ những giá trị văn hóa nghìn năm tuổi này.
Thiết nghĩ, công trình này dù có được tiếp tục hoàn thành nốt hay phục dựng lại nguyên trạng thì chùa Trăm Gian cũng mãi mãi không thể trở lại như trước được nữa. Nếu không xử lý nghiêm vụ việc này thì những di tích tiếp theo khó thoát khỏi "số phận" như chùa Trăm Gian.            
 Yêu cầu đình chỉ thi công
Trước bức xúc của dư luận về vụ "bức tử" chùa Trăm Gian, thứ trưởng Bộ VH -TT&DL Lê Khánh Hải đã ký văn bản gửi UBND TP. Hà Nội. Văn bản yêu cầu đình chỉ việc thi công tại di tích chùa Trăm Gian và có biện pháp xử lý vi phạm; Bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp cũ trước sân tiền đường; nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp sân trước tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình và thiết kế đã được thỏa thuận; thực hiện các thủ tục để tu bổ di tích theo quy định. Sư trụ trì chùa Trăm Gian nhận trách nhiệm tự ý tháo dỡ, thi công nhà tổ, Gác Khánh và bậc cấp phía trước tiền đường khi chưa được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền.
 Trụ trì chùa Trăm Gian vừa "trượt" bầu cử Hội đồng nhân dân
Ghi nhận của PV Người đưa tin tại xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội): Người dân nơi đây ít ai thiện cảm đối với "phong cách sống" của sư thầy Thích Đàm Khoa. Theo một cán bộ hưu trí trong xã, thầy Khoa sống khép kín và không quan hệ với ai trong xóm. Đợt bầu cử Hội đồng nhân dân xã vừa qua, cả xóm không ai bầu thầy và đương nhiên là không trúng HĐND xã. Nhưng không hiểu sao, cấp địa phương không trúng cử nhưng cấp Huyện lại trúng?  

Thiên Vũ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm