Xây dựng nông thôn mới kiểu 'Thái Bình' 02/8/12


Ngày 02/8/12 thứ tư, tức 15/6/NT, VTH còn 145 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 5 vệ sỹ, hôm nay trời đã nắng trở lại; ông Cường bắt Capi đực về nuôi thay con vàng vào 7:00 AM, Trường gửi lại mươi ngày con cái xám cho già dặn
1.                             " Em, chỉ mình em mới tạo cho anh cảm giác đang sống...Những người đàn ông khác bảo đã gặp được thiên thần nhưng anh đã thấy em và thế là đủ. George Moore"
2.                             "Ly dị là căn bệnh gây ra bởi hôn nhân." Elisabeth Taylor  



                    ĐỢI

Sơn Tây năm tám năm, giải phóng
Đổi thay, chưa xứng tỉnh lỵ xưa
Tôi mong, tôi đợi, tôi chờ...
Rồi nước Việt, sáu tư tỉnh thành.


* Viết ngày 01/8/2012 hồi 15:07 PM tại 11 Phó Đức Chính, tg Vũ Tản Hồng

Suýt mất 33 tỉ đồng vì tin lời 'hàng xóm'

Bà Maureen Holt, 77 tuổi, ở  Anh suýt mất 1 triệu bảng (khoảng 33 tỉ VND) chỉ vì tin lời một người thu ngân cửa hàng gần nhà mình.

Vợ chồng bà Maureen Holt với tấm vé trúng thưởng 1 triệu bảng trên tay. Ảnh: Internet

Bà Holt đã nhờ Farrakh Nizzar, một người thu ngân trong cửa hàng ở gần nhà mình kiểm tra xem chiếc vé bà mua của công ty xổ số EuroMillions có trúng không. Tên Nizzar đã trả lời chiếc vé không trúng và còn nhiệt tình đề nghị vứt hộ chiếc vé đó vào sọt rác. Tuy nhiên, trên thực tế hắn biết chắc chiếc vé kia đã trúng giải thưởng 1 triệu bảng và chỉ chờ bà Holt đi khuất liền cầm tờ vé kia lên đi lĩnh giải.

Hắn đã gọi điện cho đường dây nóng của công ty xổ số EuroMillions để thông báo mình là người may mắn đã mua được vé trúng giải thưởng. Nizzar đã hí hửng xin ông chủ của mình nghỉ việc để đi du lịch cũng như lên môt danh sách các thứ cần mua.

Tuy nhiên các nhân viên công ty xổ số đã phát hiện điều khác thường khi Nizzar thông báo mua tấm vé kia ở một cửa hàng Best One, còn chiếc vé kia được bán ở gần một siêu thị ở Oldham. Ngay lập tức họ đã báo cho cảnh sát và tiến hành một cuộc điều tra. Không lâu sau họ đã tìm ra chân tướng sự thật cùng với việc Nizzar bị bắt giữ thì bà Maureen Holt được công nhận là chủ nhân đích thực của tấm vé trung thưởng trên.

Bà mẹ của 7 người con này thực sự hạnh phúc khi nhận được khoản tiền lớn trên và cho biết: “Tôi không thể tin hắn lại có thể làm như vậy, song ít nhất thì hắn đã bị bắt và số tiền này sẽ giúp vợ chồng tôi có thể yên vui tuổi già”.

L.H (theo dailymail)

Xây dựng nông thôn mới kiểu 'Thái Bình'


Sau 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Thái Bình đã cơ bản hoàn thành các hạng mục, trong đó có quy hoạch chi tiết hệ thống kênh mương nội đồng, thực hiện phân vùng sản xuất nông nghiệp gắn với dồn điền đổi thửa. 100% các xã trong tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chung. Từ những cánh đồng, con đường, ngõ xóm nhỏ hẹp trước đây, nay đã được chỉnh trang; những ngôi trường, nhà văn hóa đã khang trang hơn trước. Bộ mặt nông thôn đã có diện mạo mới, tạo sức sống mới trên quê hương “5 tấn”.


“Nghị quyết” từ thôn…

Thôn Đông Quách, xã Nam Hà (huyện Tiền Hải) dù không được chọn làm điểm, không được cấp kinh phí xây dựng NTM nhưng với sự đoàn kết, chung sức dưới sự lãnh đạo của chi bộ, cả thôn đã tự đóng góp tiền, vật liệu làm đường vào thôn...

Những ngôi trường được xây dựng khang trang hơn nhờ chương trình xây dựng NTM. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN

Với gần 1.000 hộ, trên 2.000 nhân khẩu, thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đông Quách là thôn đầu tiên xây dựng thành công cánh đồng năm tấn thóc/ha và sau đó là cánh đồng 10 tấn thóc/ha của huyện Tiền Hải. Ông Đoàn Thành Đô, Bí thư Chi bộ thôn Đông Quách, cho biết: Hệ thống đường giao thông của thôn được xây dựng cách đây đã mấy chục năm, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Từ khi có chủ trương xây dựng NTM, bà con rất phấn khởi, thấy nhiều nơi hiến đất, góp tiền mở đường, nên chúng tôi đã đưa vấn đề này ra họp bàn với bà con trong thôn làm đường vào các xóm, ngõ. Tháng 2 vừa qua, Chi ủy thôn đã ra Nghị quyết chuyên đề về nâng cấp đường giao thông nông thôn. Nghị quyết nêu rõ đường nông thôn phải đáp ứng tiêu chí xây dựng NTM nhưng phải phù hợp điều kiện kinh tế địa phương. Để có kinh phí xây dựng, mỗi đảng viên nộp ít nhất 500.000 đồng, người dân 300.000 đồng/hộ, con em quê hương đi công tác xa và những nhà hảo tâm chung tay góp sức xây dựng quê hương cùng với hỗ trợ của UBND xã...

Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, lãnh đạo thôn đã lập Ban quản lý dự án nâng cấp đường nông thôn gồm các tổ công tác: Tổ tài chính quản lý, tổ kỹ thuật, tổ vận động tài chính. Đồng chí Bí thư chi bộ trực tiếp làm trưởng ban.

Đến đầu tháng 4/2012, thôn đã vận động được 64 triệu đồng do đảng viên và người dân đóng góp. Ngoài khoản đóng góp tài chính, người dân trong thôn còn đóng góp bằng ngày công để phục vụ công tác xây dựng đường, như dọn vệ sinh, nấu cơm, đun nước, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng... Trong quá trình thi công, nhân dân tổ chức giám sát chất lượng bảo đảm tiêu chuẩn đúng thiết kế dài, dày, rộng của con đường.

Đánh giá về cách làm hay trong xây dựng giao thông nông thôn, lãnh đạo Phòng Giao thông huyện Tiền Hải, cho biết: Trước kia, chất lượng hệ thống giao thông nông thôn trong huyện đang xuống cấp. Sau hơn một năm thực hiện đề án kiên cố hóa giao thông nông thôn, toàn huyện đã nâng cấp 80% hệ thống đường, trong đó đường thôn, ngõ đạt tới 65%. Tổng kinh phí đã đầu tư để thực hiện chương trình này phần lớn do nhân dân đóng góp với số tiền hàng tỷ đồng.

Khi chương trình kiên cố hóa giao thông được triển khai, một số địa phương đã tự giải phóng mặt bằng, hiến đất để làm đường, huy động đóng góp công sức, tiền của bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư.

… đến các xã điểm


Xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà là một trong tám xã được chọn xây dựng mô hình điểm NTM của toàn tỉnh năm 2009. Vào thời điểm bắt đầu xây dựng NTM, Hồng Minh chưa hình thành được quy hoạch trong sản xuất. Nông nghiệp vẫn độc canh cây lúa, việc khai thác tiềm năng đất đai, lao động còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Bên cạnh đó, hệ thống “điện, đường, trường, trạm”, thủy lợi… cũng chưa hoàn thiện. Nhưng đến nay, sau 3 năm triển khai, bức tranh NTM ở Hồng Minh đã có nhiều bước chuyển đáng kể.

Ông Phạm Hồng Khanh, Chủ tịch UBND xã Hồng Minh, cho biết: Hiện nay, 12/19 tiêu chí xây dựng NTM ở Hồng Minh đã cơ bản hoàn thành. Đó là các tiêu chí về quy hoạch, thủy lợi, tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế... 7 tiêu chí còn lại cũng đã đạt ở mức trên 50 - 70%.

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lên tới gần 20 tỷ đồng. Hồng Minh đã tiến hành quy hoạch đồng ruộng thành các vùng sản xuất chính như: Vùng chuyên canh cây màu, vùng đất 2 lúa, vùng đất 2 lúa và 1 vụ đông. Hồng Minh đã xây dựng thí điểm mô hình cây vụ đông xuất khẩu, bước đầu đã cho hiệu quả cao. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng mở rộng diện tích thâm canh các giống lúa cho năng suất cao và chất lượng gạo ngon làm hàng hóa. Xã còn khuyến khích các hộ tận dụng tối đa quỹ đất để trồng cây màu xen giữa hai vụ lúa, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông các loại...

Để đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, xã Hồng Minh đã triển khai, thực hiện thành công việc dồn điền đổi thửa, đây là nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình NTM. Việc hoàn thành dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

Sau khi dồn điền đổi thửa, bình quân một hộ đạt 1,8 thửa ruộng. Do đó, diện tích đất canh tác được mở rộng, bờ vùng, bờ thửa to hơn tạo thuận lợi cho người nông dân đưa máy móc vào phục vụ sản xuất và áp dụng các hình thức thâm canh như: Gieo thẳng, gieo vãi, xạ hàng... giảm chi phí trong sản xuất, tăng năng suất lao động và thuận tiện cho công việc chăm bón.

Ông Phạm Anh Đức- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình:
Đối với công tác quy hoạch NTM, Thái Bình luôn xác định phải đi trước một bước. Bên cạnh đó phải lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm. Quy hoạch xây dựng NTM phải bảo đảm tính lâu dài, bền vững, kế thừa những yếu tố hợp lý, cảnh quan, nét đặc trưng văn hóa của từng địa phương. Quy trình xây dựng quy hoạch phải công khai, dân chủ, có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Ông Bùi Ngọc Hùng- Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Hưng Hà:
Hiện nay, nhiều địa phương ở Thái Bình còn gặp nhiều khó khăn trong công tác đào tạo nghề. Nhiều địa phương người dân còn chưa hiểu thế nào là nghề nông nghiệp, nhiều nơi vẫn còn loay hoay chưa biết phát huy đào tạo nghề cho nông dân như thế nào. Trong khi Thái Bình thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp, nhưng hiện diện tích ruộng tính trên bình quân đầu người thấp, ruộng nhỏ, manh mún trong khi đó xây dựng NTM hiện chủ yếu vẫn là tập trung vào làm bờ ruộng lớn, khiến cho việc đầu tư cũng như đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như áp dụng khoa học công nghệ vào để phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Bà Bùi Thị Phấn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Hồng Minh:
Ngay khi được chọn là 1 trong 8 xã điểm của tỉnh về xây dựng NTM, Đảng bộ xã Hồng Minh đã xác định đây là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi kinh phí lớn, do đó ngoài nguồn vốn từ các chương trình cần phải huy động sự đóng góp của nhân dân bằng ngày công lao động, hiến đất, công trình, theo phương châm "Lấy sức dân để lo cho dân”. Thực tế cho thấy, xây dựng NTM là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự đoàn kết cao, có bước đi vững chắc, lộ trình phải phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

Theo ông Khanh, có những tiêu chí căn bản, tưởng rất khó thực hiện nhưng đến nay xã cũng đã hoàn thành ở mức cao, điển hình là nội dung phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất. Với sự vào cuộc nỗ lực của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ, đầu tư của tỉnh, huyện và cả sự đóng góp của chính người dân, đến nay Hồng Minh đã triển khai nhiều dự án phát triển sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiệu quả từ việc xây dựng mô hình NTM đã và đang mang lại cho Hồng Minh một diện mạo mới, bộ mặt nông thôn khởi sắc từng ngày, đường làng, ngõ xóm phong quang sạch đẹp, văn minh, sản xuất nông nghiệp đang dần phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, ngành nghề phát triển, thu nhập bình quân của người dân cao hơn, mức sống tốt hơn...

Đến thời điểm này có thể thấy rõ ngoài xã Hồng Minh, tại các xã điểm xây dựng NTM của Thái Bình như: Thanh Tân (Kiến Xương), Nguyên Xá (Vũ Thư), Trọng Quan (Đông Hưng) hay An Ninh (Tiền Hải)... bước đầu đã có sự chuyển biến nhanh cả về sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là việc nhận thức và trách nhiệm của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng NTM được nâng cao, thể hiện bằng sự đồng tỉnh ủng hộ, góp ngày công, kinh phí, đất đai.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM ở các xã điểm này cũng đang nảy sinh nhiều khó khăn, bất cập đòi hỏi được tháo gỡ để Chương trình này thực sự thành công và có thể nhân ra diện rộng trong thời gian tới. Từ kết quả thực hiện ở các xã làm điểm, tỉnh Thái Bình sẽ rút kinh nghiệm để đề xuất cơ chế chính sách chung và nhân ra diện rộng trong toàn tỉnh vào những năm tiếp theo.

Toàn dân cùng vào cuộc

Thái Bình là tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng, có bề dày truyền thống yêu nước, cách mạng và truyền thống văn hóa. Người dân dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Thế hệ nối tiếp thế hệ, người Thái Bình đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong phát triển nông thôn, thâm canh nông nghiệp, đưa tỉnh trở thành vựa lúa trong khu vực.

Với gần 90% dân số sống ở vùng nông thôn và hơn 70% lao động nông nghiệp. Những năm trước đây, Thái Bình đã thực hiện việc dồn đổi các trại lẻ vào vùng quy hoạch dân cư nên hầu hết các thôn, làng đều tập trung, liền kề nhau, những cánh đồng được giải phóng mở rộng, thuận tiện cho quy hoạch phát triển giao thông, thủy lợi. Các HTX nông nghiệp ở Thái Bình được củng cố gắn liền với hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên quy mô toàn xã. 

Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Thái Bình đã tập trung thực hiện chương trình “điện, đường, trường, trạm, nước sạch và điện thoại”, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đến nay, mặc dù tỉnh đã tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp, dịch vụ nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng Thái Bình vẫn xác định đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh.


Lê Sơn



Tối nay Bắc bộ có mưa rào và dông

Hôm nay (2/8), Bắc bộ tiếp tục có nắng vào ban ngày, do hình thế thời tiết tác động lên khu vực này khá ổn định, trời hửng nắng đều trên toàn khu vực, nhiệt độ tăng lên ngưỡng 33 - 35 độ C, gây cảm giác oi bức. Tuy vậy, từ tối và đêm nay, rãnh áp thấp hoạt động mạnh hơn, một tâm xoáy thấp hình thành ngay trên Bắc bộ gây mưa rào và dông.

Gió mùa tây nam vẫn đang hoạt động với cường độ mạnh nên khu vực Tây Nguyên và Nam bộ thời tiết xấu vẫn tiếp diễn, mưa xảy ra ở khắp các khu vực này. Do mưa vẫn kéo dài cùng với cường độ gió mùa tây nam ít suy giảm nên cần đề phòng hiện tượng lốc xoáy vẫn có thể xảy ra.


Hình minh họa. Nguồn: Internet

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo thời tiết từng vùng trên cả nước ngày và đêm 2/8 như sau: Phía Tây Bắc bộ mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 22 - 25 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35 độ C.

Phía Đông Bắc bộ mây thay đổi, ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 33 - 36 độ C. Khu vực Hà Nội mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 26 - 29 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 33 - 36 độ C.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 33 - 36 độ C. Đà Nẵng đến Bình Thuận mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35 độ C.

Tây Nguyên nhiều mây, có mưa rào và có nơi có dông. Gió tây nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 27 - 30 độ C. Nam bộ nhiều mây, có mưa rào và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ C.


TTXVN/ Tin Tức 

Hơn 14.000 tàu cá TQ ùn ùn ra Biển Đông


Theo cơ quan ngư nghiệp địa phương, ngư dân tỉnh Hải Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) đang đồng loạt ra khơi sau khi lệnh cấm đánh cá (đơn phương của Trung Quốc) hết hiệu lực.




Tàu cá Trung Quốc. Ảnh: THX

Tờ Nhật báo Trung Quốc cho hay, tại Dương Giang - một thành phố cảng của Quảng Đông, hơn 1.000 tàu cá đang hướng ra biển. Theo Lưu Côn, phó tỉnh trưởng Quảng Đông, từ hôm qua (1/8), hơn 14.000 tàu cá đăng ký ở Quảng Đông sẽ bắt đầu hải trình ra Biển Đông đánh bắt cá.
Ở tỉnh Hải Nam, khoảng 9.000 tàu với 35.611 ngư dân sẽ đánh bắt ở Biển Đông. Lâm Lực Kim, thuyền trưởng tàu Qiong Sanya 11181, lên kế hoạch đánh bắt xa bờ từ một cảng ở Tam Á, Hải Nam vào thứ bảy. "Sau tháng 9, chúng tôi sẽ đánh bắt tại Quảng Tây, rồi ra quần đảo Tây Sa", Lâm nói. (Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là Tây Sa).
Chiều qua, hãng thông tấn của Trung Quốc là Tân Hoa xã chính thức dẫn lời giới chức hàng hải tỉnh Hải Nam thông báo gần 9.000 tàu cá đã "sẵn sàng" xuôi xuống Biển Đông vì lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa đã chấm dứt cùng ngày.
Thông tin của THX còn nói rõ các ngư dân tới Tây Sa (thực chất là Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) cần đề phòng có bão. Đây là một hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, tiếp theo hàng loạt sự kiện vừa qua khiến dư luận hết sức bất bình, đặc biệt là việc Trung Quốc cố tình hợp lý hóa cái gọi là "thành phố Tam Sa".
Tin của THX cũng nhắc lại việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", đồng thời dẫn lời một quan chức của thành phố được thành lập trái phép này rằng các ngư dân được khuyến khích "đóng tàu to và thăm dò vùng biển sâu" vì tỉnh Hải Nam định chuyển trọng tâm từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ.
Trước đó, chiều 15/7, một đội gồm 30 tàu cá xuất phát từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới một địa điểm đánh bắt cá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Ngày 24/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước việc ngày 19/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và việc ngày 21/7 phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Thái An tổng hợp
 

Đáng sợ nhất là người có chức quyền vô cảm

02/08/2012 11:55:43
- "Việc thấy người bị nạn nhưng làm ngơ là biểu hiện của thói vô cảm. Một phần do cơ chế pháp luật hiện nay đang khiến người ta dù có muốn làm việc tốt cũng thấy... ngại", GS.TS Lê Thị Quý, chuyên gia xã hội học, Đại học KH-XH&NV Hà Nội chia sẻ cùng phóng viên.

Dại gì đi vơ rắc rối về mình!

Gần đây, báo chí phản ánh những vụ việc thấy người bị nạn mà không cứu giúp. Phải chăng, con người ngày càng vô cảm, thưa bà?

Việc không cứu giúp người khi hoạn nạn cũng là biểu hiện của thói vô cảm. Tuy nhiên, nếu đổ hết lỗi cho sự vô cảm thì không chính xác lắm.

Vì sao bà nghĩ vậy?

Bởi lẽ, có những trường hợp tai nạn giao thông được người ta cứu giúp. Nhưng khi người nhà biết chuyện, vì quá bức xúc, không hiểu đầu đuôi câu chuyện lại đến gây gổ, đánh lộn hoặc gây rắc rối với người ta. Thêm nữa, trong trường hợp nạn nhân bị chết thì không có ai làm chứng cho chính người cứu giúp ấy, khiến họ gặp phiền phức, mất thời gian làm việc với công an, lập biên bản, làm chứng... Nhiều thủ tục thế nên tâm lý của một số người là dại gì lại đi vơ rắc rối về mình.

Nghĩa là, việc thấy người bị nạn không cứu giúp cũng là điều... dễ hiểu?

Đúng thế!

Nhưng chẳng lẽ chỉ vì sợ phiền hà mà thoái thác, làm ngơ với người bị nạn? Về mặt đạo đức, lương tâm thì điều đó liệu có chấp nhận được không?

Bản chất của con người là muốn giúp đỡ người khác. Thế nên, khi anh quay lưng lại với đồng loại đang gặp nạn nghĩa là anh đã không có lòng tự trọng, không có tình người. Về mặt đạo đức, lương tâm thì không thể chấp nhận chuyện đó.

Nhưng, cũng cần nhớ rằng, khi đứng trước một sự việc như thế, có người đã so đo, tính toán xem mình làm thế thì được cái gì? Vậy nên, họ đã tỉnh táo quá mức để làm ngơ, dù có thể trong lòng họ cũng có chút áy náy.
GS.TS Lê Thị Quý, chuyên gia xã hội học, Đại học KH-XH&NV Hà Nội.
GS.TS Lê Thị Quý, chuyên gia xã hội học, Đại học KH-XH&NV Hà Nội.

Bớt tỉnh táo để hành động theo bản năng

Theo bà, tại sao người ta lại có sự tính toán như thế?

Chính cơ chế thị trường đã tạo cho người ta suy nghĩ đó. Nếu xã hội bao cấp dạy người ta coi trọng cái đức hơn là tiền bạc, trọng nghĩa khinh tài, "ra đường thấy sự bất bình chẳng tha" thì khi bước vào kinh tế thị trường, con người dần dần đi theo quan điểm coi tiền là thứ có giá trị hơn cả, "tiền trao cháo múc". Đó chính là mặt trái của đồng tiền mang lại.

Thứ nữa, như tôi phân tích ở trên, chính những cơ chế pháp luật và thái độ xã hội hiện nay cũng khiến người ta thấy... ngại giúp đỡ người khác.

Nghĩa là hiện nay, để làm người tốt cũng khó, thưa bà?

Cái đó cũng có ý đúng, vì vậy muốn làm người tốt không chỉ có tâm tốt mà còn phải thông minh nữa.

Phải thông minh ư?

Đúng thế, khi giúp người bị nạn thì cần lôi kéo thêm người cùng giúp với mình, để họ cũng đồng thời làm chứng. Chúng ta cũng cần trình bày nhanh với những người có trách nhiệm như bác sĩ, công an, cho họ xem chứng minh thư chẳng hạn. Bạn có thể mất thời gian một chút nhưng đó là thời gian quý báu và cao thượng vì bạn đã góp phần cứu được một con người.

Còn trong trường hợp không thể huy động sự giúp đỡ từ người khác?

Thì hãy bớt sự tỉnh táo đi một chút để hành động theo bản năng. Tuy nhiên, cái này cũng khó và cần có sự giáo dục.

Tiền nhiều nhưng óc rỗng tuếch

Bà nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, thói vô cảm trong xã hội ngày càng nhiều lên?

Đúng thế nhưng chưa đủ, thói vô cảm đó còn là sản phẩm của giáo dục nữa.

Cụ thể, sản phẩm của giáo dục đó là thế nào, thưa bà?

Giáo dục ở đây không đơn thuần ở trong gia đình và nhà trường mà còn rộng ra trong toàn xã hội. Có một thời gian tương đối dài chúng ta chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến phát triển văn hóa. Vì thế, xã hội đã sản sinh ra một tầng lớp trọc phú ngày càng nhiều. Tiền nhiều đấy, ăn chơi xa hoa đấy nhưng đầu óc rỗng tuếch, trái tim giá lạnh. Những người này coi đồng tiền là mục đích sống thay vì chỉ là phương tiện. Thế nên nhiều khi họ chà đạp lên những giá trị đạo đức, văn hóa, tình người, coi khinh những người nghèo khó hơn mình. Những tấm gương xấu đó lại lây nhiễm sang một số bạn trẻ ít giáo dục, cứ thế những người vô cảm cứ tăng dần lên.

Phải chăng, khi kinh tế phát triển thì chúng ta buộc phải có sự đánh đổi như thế?

Tôi không cho là như vậy. Cứ nhìn vào các nước phát triển trên thế giới mà xem, có phải họ giàu có thì họ không có tình người, không có văn hóa không? Tôi đã từng sang Liên Xô cũ, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Đức... con người đối xử với nhau rất có văn hóa và tình người. Nam giới sẵn lòng nhường đường cho phụ nữ, xách hộ họ cái túi nặng, nhường ghế trên xe buýt... Đấy, văn hóa nó thể hiện ở chỗ đấy đấy. Đừng có đổ cho kinh tế này nọ, cái chính là ở giáo dục, ở trình độ văn hóa và kỹ năng sống. Hiện nay, chúng ta đã quan tâm phát triển văn hóa bên cạnh phát triển kinh tế. Đấy cũng là một sự điều chỉnh, dù muộn nhưng vẫn rất cần thiết.

Vô cảm trong chính sách thì cực kỳ nguy hiểm

Theo bà, sự vô cảm ở tầng lớp nào là đáng sợ hơn cả?

Sự vô cảm nào cũng đáng sợ, nhưng đáng sợ nhất vẫn là sự vô cảm trong chính sách, nghĩa là những người có chức có quyền.

Vì sao vậy?

Vì họ nắm trong tay quyền chức, những quyết định của họ ảnh hưởng tới rất nhiều người, thậm chí là hàng nghìn người trong xã hội. Ví như một ông chủ tịch xã ăn chặn tiền trợ cấp của Chính phủ cho những gia đình nghèo, gia đình thương binh liệt sĩ, làm cuộc sống của họ vốn đã khó khăn thì vẫn hoàn khó khăn. Đấy, sự vô cảm ấy không chỉ làm mất niềm tin của các nạn nhân mà còn làm suy sụp lòng tin của số đông.

Nhưng thực tế thì dường như những quan chức như thế thi thoảng vẫn có?

Ở ta không có một cơ quan độc lập kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách mà nhiều khi người đề ra chính sách cũng chính là người thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đó. Họ "vừa đá bóng vừa thổi còi". Thế nên, nhiều khi quan chức sai phạm nhưng chỉ bị xử dưới khung hình phạt đáng ra phải nhận.

Theo bà, để xử phạt những người vô cảm có khó không?

Thực ra, quy định thế nào là vô cảm, vô cảm ở mức nào để xử lý pháp luật thì cũng rất khó. Chỉ có những cái vô cảm mà gây hậu quả cụ thể mới xử lý được. Còn với những người dân, thấy người gặp nạn mà không cứu giúp thì cũng khó quy kết tội họ lắm.

Khó thế thì bây giờ phải giải quyết như thế nào, thưa bà?

Trước hết cần tăng cường công tác tuyên truyền dưới mọi hình thức, giáo dục từ chính trong gia đình, nhà trường và xã hội. Thứ nữa, Nhà nước cũng cần phải có cơ chế bảo vệ, khen thưởng, khuyến khích những người làm việc tốt trong xã hội để nhân rộng các gương điển hình. Đồng thời phải trừng trị mạnh hơn các hành vi gây hại cho xã hội. Nếu mỗi người đều có trách nhiệm công dân cao thì sẽ đẩy lùi được thói vô cảm.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!
"Khi đứng trước người bị nạn, có người sẽ hành động theo bản năng là cứu giúp họ. Tuy nhiên, nhiều người tỉnh táo đến mức họ sẽ bình tĩnh cân nhắc thiệt hơn, mặc cho tính mạng người bị nạn đang nguy kịch. Nhưng đáng trách hơn cả là có những người lợi dụng lúc người ta bị nạn thì nhảy vào "hôi" của, gây thêm tội ác với nạn nhân. Họ không ý thức được rằng, có thể ngày mai chính họ hoặc người thân của họ cũng sẽ là nạn nhân như thế".
GS.TS Lê Thị Quý
Vũ Thủy (Thực hiện)

Loài cá mập kỳ dị nhất thế giới

02/08/2012 13:52:21
Cá mập Greenland là loài cá mập chậm chạp nhất mà con người từng biết đến, với vận tốc di chuyển trong nước chỉ khoảng 1,6 km/giờ.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Sinh học Biển số tháng 9 cũng cho thấy, ngay cả khi bơi hết tốc lực, cá mập Greenland cũng chỉ có thể đạt tới vận tốc tối đa 2,7 km mà thôi.
Cá mập Greenland là loài cá bơi chậm nhất trong tất cả các loài cá mập và cá nói chung.
Cá mập Greenland là loài cá bơi chậm nhất trong tất cả các loài cá mập và cá nói chung.

Nhà nghiên cứu Yuuki Watanabe của Viện nghiên cứu Địa cực Quốc gia cho rằng chính nhiệt độ quá thấp của khu vực Bắc Băng Dương là nguyên nhân khiến cá mập Greenland chậm chạp.

Chính vì tốc độ bơi chậm mà phương thức săn mồi của cá mập Greenland cũng khác biệt. Khi phẫu thuật dạ dày của cá mập Greenland, người ta tìm thấy rất nhiều cá con và xác hải cẩu tươi chưa kịp phân hủy.

Và mặc dù rất chậm chạp, nhưng cá mập Greenland vẫn có không nhiều kẻ thù nhờ kích cỡ cơ thể khổng lồ của nó. Một số cá thể có thể dài tới 6,5 mét và nặng tới 997 kg. Cá voi sát thủ có thể ăn thịt cá mập Greenland, Watanabe giả định, song cá mập Greenland thường sống ở vùng nước sâu mà cá voi sát thủ hiếm khi lượn lờ.

(Nguồn: Vietnamnet)

Thông tin mới nhất về vụ "ông họ" hiếp, giết bé gái 11 tuổi

Thứ năm 02/08/2012 09:54
ANTĐ - Gã "ông họ" hiếp, giết bé gái 11 tuổi ở Hoành Sơn, Phi Mô, Lạng Giang, Bắc Giang đã khai nhận toàn bộ hành vi tàn độc và ghê tởm của mình.

Chiều qua, 1-8, Thượng tá Lê Văn Dũng, Phó tưởng phòng PX15- CA tỉnh Bắc Giang cho biết. Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án khởi tố bị can tạm giam đối tượng Hoàng Văn Minh - kẻ đồi bại hiếp, giết bé gái 11 tuổi ở Hoành Sơn, Phi Mô.

Thượng tá Lê Văn Dũng, Phó tưởng phòng PX15- CA tỉnh Bắc Giang
Cho đến chiều qua, đối tượng Hoàng Văn Minh đã khai nhận toàn bộ hành vi man rợ như sau. Sau khi dụ dỗ bé gái đi ra ngoài vào lúc khoảng 21 giờ tối 28-7, y đã bắt cóc bé gái vào nhà hoang tại thôn Hoành Sơn để thực hiện hành vi hiếp dâm. Sau khi hành sự xong, y đã bóp cổ bé gái cho đến khi chết rồi mang ra giếng nước đầu hồi căn nhà hoang ném xác phi tang.

Đối tượng Hoàng Văn Minh
Sau khi thực hiện hành vi ghê tởm xong, y đã lẩn trốn đi lang thang ngay trong đêm và sau đó trở về ngôi nhà hoang khác của y nằm tại vị trí Đồng Chún rồi chui vào đó lẩn trốn.

Căn nhà hoang nơi đối tượng Minh gây án
Y tưởng rằng mọi việc làm của mình đều đã kín kẽ và như vậy sẽ không ai biết. Ngay cả hành vi ném dép của bé gái mỗi nơi một chiếc cũng đã đủ thấy sự toan tính hèn hạ đến ghê tởm của con quỷ đội lốt hình người. Cơ quan công an phải rất vất vả, mất thời gian để tìm những tang vật trong vụ án như chiếc dép của nạn nhân, mảnh vải hay quần đùi của kẻ đốn mạt. Đôi dép của bé gái, một chiếc y ném ở góc vườn hoang rất xa nơi gây án và chiếc còn lại y ném xuống ao bèo ở phía sau hiện trường vụ án. 
Đức Tuấn
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm